Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4700 người đang online, trong đó có 343 thành viên. 17:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43231 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Giải trí khoa học

    Những điều bí ẩn về cận tử


    [​IMG] Robert Mays trình bày lý thuyết của ông về kinh nghiệm cận tử tại hội nghị của Hiệp hội Nghiên cứu Cận tử Quốc tế 2011 (Stephanie Lam / Thời báo Đại Kỷ Nguyên)

    Trong một ví dụ khác, một đứa trẻ trải qua NDE đã rời khỏi thân xác của mình và bay lượn gần một con chó trong một sân chơi, và con chó đã ve vẩy đuôi, nhảy lên, và sủa vào đứa trẻ. Robert cho rằng “thân thể tinh thần” có thể là hữu hình đối với chó bởi vì quang phổ thị giác của chó là khác với chúng ta.
    NDE cho chúng ta biết điều gì?
    Durham, Bắc Carolina nước Mỹ – Suốt nhiều thế kỷ, người ta đã suy nghĩ mãi về vấn đề quan hệ giữa tinh thần và bộ não mà không có kết quả. Một số người nghĩ rằng não bộ là tinh thần, trong khi những người khác nghĩ rằng chúng là hai thực thể riêng biệt.
    Trong khoảng 50 năm qua, một hiện tượng gọi là kinh nghiệm cận tử (NDE) bắt đầu thu hút sự chú ý của người ta. Những người được tuyên bố là đã chết, hoặc những người cận kề cái chết, đã nói về những kinh nghiệm như rời khỏi thân xác của họ, đi đến các cảnh giới khác, hoặc gặp những người đã chết, làm nổi lên ý kiến ​​cho rằng tinh thần là độc lập với bộ não.
    Trước đây trong loạt bài này, chúng ta đã khám phá các khía cạnh khác nhau của kinh nghiệm cận tử. Sau hơn 30 năm nghiên cứu, những khám phá này đều đưa đến quan niệm rằng NDE là những kinh nghiệm thực tế và là một cái gì đó vượt ra ngoài hiểu biết hiện tại của khoa học. Vậy, NDE tiết lộ cho chúng ta những gì? Chúng ta có thể học hỏi được gì từ chúng?
    Các nhà nghiên cứu NDE, Robert và Suzanne Mays đã phát triển một lý thuyết để giải thích hiện tượng này. Lý thuyết này từng được đệ trình xuất bản trên một tạp chí khoa học, đã được trình bày bởi Robert Mays tại hội nghị IANDS năm nay.
    Phân tích các đặc điểm của NDE, Robert và Suzanne Mays đề xuất rằng tinh thần là một thực thể độc lập với bộ não, có lẽ tồn tại như một trường năng lượng mà có thể tương tác với các tế bào thần kinh trong vỏ não thông qua các trao đổi điện. Robert và Suzanne Mays tin rằng trong khi NDE, tinh thần rời khỏi bộ não, và khi những người từng có kinh nghiệm cận tử trở lại với cuộc sống, tinh thần lại kết hợp với bộ não một lần nữa, nhưng kết nối này không mạnh mẽ như trước.
    Phù hợp với hiện tượng cận tử và nghiên cứu hiện đại liên quan đến bộ não, họ cho rằng tinh thần là gốc của ý thức, nhưng khi kết nối với thân xác, tinh thần cần hoạt động điện trong bộ não để trở thành ý thức.
    Sau đó, để giải thích lý do tại sao người ta có thể nhìn thấy chính mình như là có một thân xác khác so với thân xác vật chất đang nằm trên giường, họ đề xuất rằng tinh thần cũng khoác lên nó hình thức của một thân xác, và điều đó cũng sẽ giải thích hiện tượng chân tay ảo, khi người mất chân tay vẫn có thể cảm thấy sự tồn tại của các chi bị mất.
    Ủng hộ lý thuyết của Robert và Suzanne, các nhà nghiên cứu đã báo cáo trường hợp của M.G., một đối tượng có bàn tay trái bị thiếu ngón từ khi mới sinh, nhưng lại có cảm giác của những ngón tay vô hình. Khi cô “chạm” vào người khác bằng những ngón tay vô hình này, những người khác có thể cảm nhận được cú chạm ấy. Khi cô chạm vào gáy của những người khác, cô thậm chí có thể “thấy” được những hình ảnh trong tâm trí của họ.
    Còn có một trường hợp mà một người bị thương nặng trong một tai nạn xe hơi vào một đêm sương mù thoát ra khỏi thân xác của mình, bay trên một ngôi nhà, rồi nhảy lên nhảy xuống và la hét cầu cứu bên ngoài cửa sổ tầng hai của ngôi nhà ấy. Một người đàn ông trên tầng hai nghe được và gọi cảnh sát. Sau khi cảnh sát đến, người đàn ông báo cáo rằng đã nhìn thấy một đám sương mù có hình dạng của một người đang nhảy nhót bên ngoài cửa sổ.
    Trong một ví dụ khác, một đứa trẻ trải qua một NDE đã rời khỏi thân xác của mình và bay lượn gần một con chó trong một sân chơi, và con chó đã ve vẩy đuôi, nhảy lên, và sủa vào đứa trẻ. Robert cho rằng “thân thể tinh thần” có thể là hữu hình đối với chó bởi vì quang phổ thị giác của chó là khác với chúng ta.
    Đứa trẻ còn báo cáo là trong NDE nó có cù vào mũi của một bệnh nhân khác 3 lần, và lần nào bệnh nhân kia cũng đều hắt hơi.
    Robert tiếp tục kể lại các trường hợp những người từng có kinh nghiệm cận tử báo cáo là họ từng đi vào thân xác vật lý của những người khác. Ví dụ, một người đàn ông cố gắng tự tử bằng cách treo cổ, nhưng hối tiếc trong khi NDE, vì vậy ông đã đi vào thân xác của vợ mình để giao tiếp và cầu cứu vợ. Sau khi liên lạc, người vợ nói “Ôi trời ơi” rồi cầm một con dao, chạy thẳng đến nơi mà người chồng tự tử và cắt dây đưa ông ta xuống.
    Một trường hợp khác đã được ghi nhận liên quan đến Bác sỹGeorge Rodonaia, Tiến sỹ ngành Bệnh học thần kinh, người từng bị tuyên bố là đã chết trong 3 ngày. Trong khi ở trạng thái này, ông đã trải qua một NDE. Trong NDE của mình, ông đi vào trong đầu của vợ mình và đọc được tư tưởng của người vợ: bà ta tin rằng ông đã chết, nghĩ về những người đàn ông mà bà ta có thể hẹn hò và những người có thể trở thành chồng tương lai của mình. Vợ ông xác nhận là thực sự đã có những suy nghĩ như thế trước khi ông sống lại.
    Lý thuyết này tiếp tục chỉ ra rằng nó có thể giải thích được các hậu quả của NDE. Nếu tinh thần thực sự là một trường năng lượng mà sau khi NDE không còn kết hợp với bộ não chặt chẽ như trước đây, thì nó có thể ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử bên ngoài thân xác của người đó, cảm giác được những suy nghĩ của người khác (thần giao cách cảm), và có các khả năng dị thường khác.
    Bởi vì các hoạt động thần kinh liên quan với ý thức chủ yếu nằm ở chất xám của vỏ não, Robert và Suzanne đã đề xuất rằng một bề mặt tương tác giữa tinh thần và thân xác vật lý tồn tại ở đó, cụ thể là ở các đỉnh hình nhánh cây của các tế bào hình tháp.
    Điều này phù hợp với lý thuyết được đưa ra bởi David LaBerge thuộc trường đại học Simon’s Rock và Ray Kasewich tại Phòng thí nghiệm Điện Vật lý Stanley, rằng hoạt động cao của các đỉnh hình nhánh cây này là nền tảng cho cơ sở thần kinh của ý thức. Lý thuyết này đã được công bố trên tạp chí Neural Networks vào năm 2007.
    Hiện tại, chúng ta không biết lý thuyết này là đúng đắn đến đâu. Đúng như bác sỹ Bruce Greyson đã cho biết tại hội nghị IANDS năm nay: “Chúng ta mới chỉ nghiên cứu được bề mặt của NDE”. Nhưng cho đến nay, lý thuyết này phù hợp với những phát hiện hiện tại, và đó là điểm khởi đầu của việc giải thích khoa học cho hiện tượng NDE.
  2. T4TApril

    T4TApril Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Đã được thích:
    5
    99% dân trung quóc không biết đọc tiếng Việt và họ dc đọc các tài liệu của các học giả TQ nói hay cho TQ nên mình có trao đổi thì cg ko tác dụng gì, với Thanh niên TQ hộ luôn coi TS,HS là của họ cũng như mình vậy :D
  3. meomapqua

    meomapqua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/06/2010
    Đã được thích:
    0


    Các cụ có mở pic gào thét cũng vô ích, có ai chứng minh được lợi ích của việc mở pic hay vào reply hùng hùng hổ hổ không ?

    Giả sử bây giờ có khoảng chục người công khai hẹn gặp ở nơi nào đó để bày tỏ lòng yêu nước, phê phán TQ thì có bị mấy chú an ninh tới hỏi thăm sức khỏe không ?
  4. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1

    Nhìn aiva kìa, chuột chết.
  5. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Trung Quốc: Nước lẩu được chế thêm vỏ quả thuốc phiện


    Vỏ quả thuốc phiện làm cho nước lẩu ngon hơn và tạo cảm giác ngon miệng.
    Để làm cho nước lẩu ngon hơn và tạo cảm giác ngon miệng nhiều nhà hàng ở Thượng Hải (Trung Quốc) đã cho thêm vào nước lẩu vỏ quả thuốc phiện (Anh Túc).
    Cơ quan quản lý Dược và thực phẩm (FDA) ở Thượng Hải đã bắt đầu đợt kiểm tra mới đối với các nhà hàng bán lẩu trên toàn thành phố sau khi vụ việc thêm vỏ quả của cây thuốc phiện (anh túc) vào món lẩu được phát hiện ở các thành phố khác ở Trung Quốc.
    Theo ông Du Bing, một quan chức của FDA ở Thượng Hải (Trung Quốc) cho hay, nhiều nhà hàng đã bỏ thêm vỏ quả thuốc phiện cùng với nhiều chất phụ gia khác vào món lẩu để nước dùng ngon hơn và tạo cảm giác ngon miệng, như vậy sẽ kéo khách ghé lại thường xuyên và đông hơn.

    Ông Du Bing cũng nói thêm rằng việc các nhà hàng sử dụng vỏ quả thuốc phiện để làm chất phụ gia kích thích trong nhiều năm. FDA sẽ thanh tra các nhà hàng bán lẩu ở thành phố Thượng Hải, bằng cách yêu cầu các nhà hàng đưa ra các sổ ghi chép về địa điểm thu mua các thành nguyên liệu, các loại gia vị. Nếu phát hiện ra nhà hàng, hay cửa hàng kinh doanh ăn uống nào sử dụng vỏ cây thuốc phiện trong chế biến thực phẩm sẽ đóng cửa ngay lập tức, CNN dẫn tin.
    Ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, nhiều nhà hàng và cửa hàng bán đồ ăn đã được phát hiện sử dụng bất hợp pháp các chất phụ gia, hóa chất và các hợp chất tổng hợp để làm tăng hương vị, độ cay và làm cho nước lẩu có màu đỏ tươi ngon. Tuy nhiên những chất phụ gia này lại gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.


    Ngoài việc dùng vỏ quả anh túc, các nhà hàng cũng tận dụng hạt của nó như một loại gia vị trong các món nướng và làm bánh vì giúp làm dậy mùi cũng như cho hương vị hấp dẫn.


    Các quan chức FDA ở Thượng Hải đã khuyến cáo những người ghiền lẩu nên tránh xa các nhà hàng hay các cửa hàng bán thức ăn quy mô nhỏ mà phục vụ món lẩu nếu nhận thấy sự bất thường nào đó để đảm bảo vấn đề an toàn sức khỏe.

    Theo Vũ Kiều
  6. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    po tay với thực phẩm của tàu khựa ^:)^ ^:)^ ^:)^
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Hoàn Cầu Thời báo lại dọa nữa: Don’t take peaceful approach for granted (Global Times). “If these countries don’t want to change their ways with China, they will need to prepare for the sounds of cannons. We need to be ready for that, as it may be the only way for the disputes in the sea to be resolved.” Tạm dịch: Nếu những nước đang tranh chấp muốn thay đổi cách [giải quyết] với Trung Quốc, họ cần chuẩn bị chiến tranh (nguyên văn: the sounds of cannons). Chúng ta cần sẵn sàng cho điều đó, khi có lẽ đó là cách duy nhất để giải quyết tranh chấp trên biển.
  8. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    GẦN LẮM TRƯỜNG SA
    Lê Thị Kim
    Biết rằng xa lắm Trường Sa
    Trùng dương ấy tôi chưa ra lần nào
    Viết làm sao, viết làm sao
    Câu thơ nào phải con tàu ra khơi

    Thế mà đã có lòng tôi
    Ở nơi cuối bến, ở nơi cùng bờ
    Phải đâu chùm đảo san hô
    Cũng không như một chùm thơ ngọt lành

    Hỡi quần đảo cuối trời xanh
    Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con
    Sóng bào mãi vẫn không mòn
    Vẫn còn biển cả vẫn còn Trường Sa

    Lời anh kể dẫn tôi ra
    Bước lên ghềnh đá chim sa xuống đầu
    Những loài chim biển hải âu
    Tưởng người là loại chim đâu mới về

    Sóng ù đặc cả tai nghe
    Gió thường là trận bão ghê tốc nhà
    Gặp hầm hào ở Trường Sa
    Những người lính trẻ vừa xa đất liền

    Anh ngồi kể rất bình yên
    Mà sao sóng gió lại truyền sang tôi
    Mà sao chùm đảo xa khơi
    Nở tung toé tựa sao trời vụt lên

    Nụ cười tôi giấc mơ đêm
    Với quần đảo ấy đã liên quan nhiều
    Những người lính đảo tiền tiêu
    Chiều nay tiếng biển có kêu đầy hầm

    Tay tôi tựa có ai cầm
    Thì ra một lá me nằm trong tay
    Sài Gòn cây sóng đôi cây
    Trường Sa ngoài ấy người hay nhớ nhà

    Nơi nào cũng đất ông cha
    Sá chi sóng lạ là đà cơn say
    Hỡi chùm đảo cuối chân mây
    Đâu như chùm trái trên cây mà nhìn

    Ở nơi sừng sững niềm tin
    Hỡi quần đảo của bốn nghìn năm qua
    Tấm lòng theo mũi tàu ra
    Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần



    Nguồn LeThiKim.Com
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Xung đột trên Biển Đông chăng? Không thể nào


    Ngày 23-10-2011

    Một số người đang đề nghị Ấn Độ đóng vai trò chủ động hơn trên Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam). Không cần. Trung Quốc có quá nhiều thứ để mất nếu họ đẩy tranh chấp chủ quyền leo thang.

    Vấn đề Biển Đông và lập trường của Trung Quốc đã là chủ đề của nhiều cuộc bàn cãi, đặc biệt kể từ Hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội tháng 7 vừa qua. Quả thật, rất nhiều người tin rằng Biển Đông chắc chắn sẽ nổi lên như một điểm xung đột nóng bỏng trong những năm tới.

    Có thể thấy bằng chứng của việc này trong những lời lẽ cứng rắn mà các bên trao qua đổi lại trong cuộc tranh chấp, với ba bên đáng chú ý nhất là Trung Quốc, Việt Nam và Philippines. Tuyên bố của Mỹ – rằng Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” trong khu vực – được coi như lời cam kết sẽ đóng vai trò chủ động, làm Trung Quốc rất phiền lòng. Mấy tuần qua, các tuyên bố của giới chức Trung Quốc tái khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc ở Biển Đông, cùng những lời cảnh cáo Ấn Độ, không cho Ấn Độ đầu tư vào khu vực, được coi như dấu hiệu bộc lộ thái độ hung hăng của Trung Quốc, có thể đẩy nhanh sự xung đột.

    Đề xuất Ấn Độ tham gia nhiều hơn vào tranh chấp Biển Đông được đưa ra trên cơ sở là Ấn Độ phải mạnh mẽ trong quan hệ với Trung Quốc. Việc công ty trách nhiệm hữu hạn ONGC Videsh (OVL) tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực năng lượng ở Việt Nam chắc chắn là việc nên làm. Trên thực tế, cũng không có gì cho thấy chính phủ Ấn Độ đang nghĩ khác. Sự hiện diện của OVL ở Việt Nam không phải là hiện tượng mới mẻ gì. Liên doanh đầu tiên của họ với Petro Vietnam và BP, nhằm thăm dò khai thác dầu và khí ở mỏ Lan Tây của Việt Nam, đã bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2003. Những thỏa thuận đầu tư mà giờ đây trang nhất các báo đang đăng tải thực ra đã được ký từ tháng 5 năm 2006; đây là một dự án sẽ không thể bị đình lại chỉ vì những tuyên bố quanh co của Trung Quốc.

    Nhưng đề xuất gây lo ngại ở chỗ, theo đó, Ấn Độ nên tăng cường tham gia để giữ một vai trò chủ đạo ngay trong các tranh chấp chủ quyền, và Ấn Độ nên chủ động mở rộng sự hiện diện của hải quân – để bảo vệ tiền đầu tư của OVL hoặc bảo vệ tuyến đường thông thương trên biển. Một mối quan hệ song phương thân thiết hơn với Việt Nam, những lời lẽ của Việt Nam về tranh chấp Biển Đông và cả một quá khứ chiến đấu chống các siêu cường của họ được coi như lý do hợp lý để Ấn Độ cùng tham gia và trang bị vũ khí cho Việt Nam để thắng cuộc chiến trên Biển Đông.

    Những đề xuất cho rằng Ấn Độ cần điều chỉnh lại chính sách đối với Biển Đông và quan hệ với Việt Nam, trong trường hợp tốt nhất, cũng là quá sớm. Bất chấp mọi luận điệu của các bên, xung đột trên Biển Đông có lẽ không phải là tất yếu sẽ xảy ra. Nếu lịch sử đối thoại giữa các bên có thể cho chúng ta thấy điều gì đó, thì đó là, căng thẳng hiện tại chắc chắn sẽ đem tới những tiến triển mới. Sau những tuyên bố của Mỹ, và sau những va chạm tàu đánh cá, ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí về các Nguyên tắc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông, tại hội nghị thượng đỉnh Bali hồi tháng 7. Và những căng thẳng gần đây có thể sẽ thúc đẩy các bên đi tới một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc hơn. Điều này không hàm ý là các yêu sách về chủ quyền và vấn đề chủ quyền có thể sẽ được giải quyết, nhưng chắc chắn chúng sẽ trở nên dễ xử trí hơn, nhờ đó ngăn chặn được xung đột quân sự.

    Các bên sẽ được lợi chung nếu các cuộc tranh chấp trở nên dễ xử trí. Lý do căn bản là vì, mặc dù còn tồn tại những luận điệu dân tộc chủ nghĩa, nhưng các bên trong tranh chấp cũng ý thức được rằng họ có thể có lợi ích vật chất thực sự. Đường giao thương hàng hải xuyên Biển Đông nếu bị gián đoạn sẽ kéo theo thiệt hại về kinh tế – và không chỉ cho các quốc gia ven biển mà thôi. Do đó, cho tới nay, không bên nào trong cuộc tranh chấp, kể cả Trung Quốc, dám chống lại nguyên tắc “tự do hàng hải vì thương mại toàn cầu trên Biển Đông”. Các nước trong khu vực đã ký UNCLOS, theo đó “Các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý, được khai thác tài nguyên thiên nhiên và thực hiện các hoạt động kinh tế nhất định; và được thực thi quyền tài phán trong nghiên cứu hàng hải và bảo vệ môi trường”. Song UNCLOS cũng quy định “Tất cả các nước khác có quyền tự do hàng hải và tự do bay qua EEZ, cũng như quyền đặt cáp ngầm, đường ống ngầm dưới biển”. Do vậy, những nguy cơ đe dọa tuyến thông thương trên biển (SLOC – sea lines of communication) có lẽ đã bị thổi phồng ít nhiều.

    Chúng ta cũng nên nhớ lại rằng, các quốc gia có liên quan coi tranh chấp chỉ là một thành tố trong những mối quan hệ song phương rộng lớn hơn thế nhiều. Biển Đông hoàn toàn không phải là con tính duy nhất để qua đó các nước nhỏ xem xét quan hệ của họ với Trung Hoa. Chẳng hạn như Tổng thống Philippines, ông Benigno Aquino đã nói rằng tranh chấp trên Biển Đông chỉ là một khía cạnh trong quan hệ với Trung Quốc.

    Việt Nam cũng vậy, đã không để quan hệ Việt-Trung bị cản trở vì những tranh chấp trên Biển Đông. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản cầm quyền, ông Nguyễn Phú Trọng, tháng trước đã đi thăm Bắc Kinh. Tuyên bố chung trong chuyến thăm nêu rõ rằng hai bên sẽ “chủ động thúc đẩy hợp tác” trong thăm dò khai thác dầu khí ngoài khơi. Đôi bên cũng nhất trí sẽ xúc tiến đàm phán để tìm ra giải pháp hòa bình cho các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, sẽ đẩy mạnh hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam, lập đường dây nóng giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước, và tăng cường giao thiệp giữa các quan chức cấp cao. Kể từ tháng 7-2011, Trung Quốc – đứng thứ 14 trong danh sách các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam – đã có 805 dự án đang hoạt động ở Việt Nam với tổng số vốn 4,2 tỷ USD. Hơn thế nữa, Trung Quốc còn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam kể từ năm 2004 tới nay. Mậu dịch song phương giữa hai nước đạt giá trị 27 tỷ USD năm 2010. Nếu nảy sinh đụng độ quân sự, tai họa đầu tiên xảy đến sẽ là ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế, một hậu quả mà cả hai nước đều muốn tránh.

    Cho dù những bài xã luận trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo có nói gì đi nữa, vẫn có lý do để mơ hồ tin rằng, Trung Quốc không muốn đẩy xung đột trong khu vực leo thang. Mặc dù bình luận từ phía Mỹ cho thấy Trung Quốc coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, nhưng không có văn bản chính thức nào của Trung Quốc củng cố luận điểm này. Bên cạnh đó, có thể coi sự thận trọng của Trung Quốc cũng là một tín hiệu phản ánh năng lực quân sự của Trung Quốc, vốn không được coi là đủ mạnh để chiến thắng trong một cuộc chiến trên Biển Đông. Trên thực tế, tờ Tin Quốc Phòng Trung Hoa của Tổng cục Chính trị Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã so sánh việc Trung Quốc sử dụng vũ lực trên Biển Đông với hành động tự bắn vào chân mình. Sử dụng vũ lực không chỉ kích động ASEAN đoàn kết lại với nhau trong vấn đề Biển Đông, mà có thể còn kéo cả Mỹ và Nhật Bản tham gia chuyện này, làm chệch hướng kế hoạch duy trì tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và phá hỏng ngoại giao của Trung Quốc. Do vậy những tuyên bố của Trung Quốc về Biển Đông có thể được xem như nỗ lực thổi phồng các yêu sách của họ, nhằm giành được vị thế tốt hơn trong đàm phán.

    Còn Ấn Độ, nếu họ xem xét lại chính sách trên Biển Đông của mình trong một bối cảnh như thế thì sẽ là liều lĩnh một cách dại dột, nhất là khi còn chưa rõ một đối tác như Việt Nam sẽ tỏ thái độ quyết tâm đến mức nào trong một cuộc leo thang quân sự với Trung Quốc. Cứ cho là leo thang như vậy không có lợi cho Trung Quốc, thì cũng chưa biết chắc được liệu Trung Quốc có sử dụng sức mạnh quân sự để ngăn chặn các hoạt động của công ty OVL hay không.

    Tất cả những điều ấy cho thấy Ấn Độ không cần phải có lập trường trong các tranh chấp chủ quyền mà họ không tham gia. Về vấn đề này, có lẽ Ấn Độ nên bắt chước Mỹ: Mặc dù tuyên bố có “lợi ích quốc gia” trong vấn đề Biển Đông, nhưng Mỹ đã thẳng thừng nói rằng họ chẳng đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền. Việc xem xét, nhìn nhận lại chính sách của Ấn Độ cần phải được dựa trên cơ sở là sự hiểu biết rõ ràng về những gì Ấn Độ muốn đạt được, và lợi ích quốc gia của Ấn Độ có thể được tối ưu hóa như thế nào. Quan hệ của Ấn Độ với các nước Đông Nam Á không phải là quan hệ đơn chiều, và không được định hướng chỉ để theo dõi xem Trung Quốc có ảnh hưởng gì tới khu vực.

    Còn chuyện ủng hộ về mặt quân sự cho các hoạt động của công ty OVL thì cần được xem xét một cách nghiêm túc. Xây dựng năng lực để ngăn chặn mọi rủi ro là một việc, hỗ trợ các nhà đầu tư bằng sức mạnh quân sự là một việc khác. Đây là chuyện sẽ ảnh hưởng tới các công ty liên doanh của Ấn Độ trên toàn cầu. Liệu Ấn Độ đã chuẩn bị kỹ – cả về phương diện quân sự lẫn chính sách – để có thể hỗ trợ bằng quân sự cho tất cả các liên doanh đó chưa? Có một điểm quan trọng hơn chuyện quan hệ của Ấn Độ với Việt Nam hay là Trung Quốc – đó là vấn đề các giá trị và tầm nhìn của Ấn Độ.

    Tác giả: Ông Rukmani Gupta là nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng, New Delhi. Đây là bản rút gọn và có biên tập của một bài viết của ông mà tổ chức này đã xuất bản trước đây.

    Đỗ Quyên dịch từ The Diplomat
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Topic này cung cấp các tư liệu thông tin nhiều chiều liên quan đến tranh chấp ở biển đông để mọi người nghiên cứu và định hướng cho mình trong việc bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc.
    Mọi thông tin đều là hữu ích.
    Những ai không thấy sự hữu ích của những thông tin này, hoặc thấy đây là một sự nhàm chán, vô bổ thì xin mời ...biến .........
    Đây cũng không có chỗ cho những kẻ cơ hội!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này