Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2768 người đang online, trong đó có 33 thành viên. 03:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43264 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Tạm biệt các bạn , tui đi làm bát mì Quảng đã .
    Bác Thái Dương và cô Tuyết ở lại chơi với dái cà nhỏ , lé ngốc trảm và hoạ tim bằng láng nhé ! [:D]

    Bái bai :-h:-h:-h
  2. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    =D>=D>=D>

    Mời bạn vào đây để ngắm người đẹp trong vườn nhà của NHT :

    http://f319.com/giaoluu/1407798
    http://f319.com/giaoluu/1347462
    http://f319.com/giaoluu/1345901
    http://f319.com/giaoluu/1336205
    http://f319.com/giaoluu/1343561
    http://f319.com/giaoluu/1344351

    Bạn muốn đọc thơ Thái Dương thì vào đây :
    Trang thơ , rap chứng khoán :

    http://f319.com/giaoluu/1416944
    http://f319.com/giaoluu/1305231
    http://f319.com/home/1264922

    Trang " Màu tím thuỷ chung và tình yêu của nhà đầu tư chứng khoán "
    http://f319.com/giaoluu/1319725


    Còn tôi thì thích sưu tầm siêu xe thể thao và ưa hài hước thôi !

    http://f319.com/giaoluu/1383022

    Bạn muốn cười thoải mái thì vào đây :


    http://f319.com/giaoluu/1469548
    http://f319.com/giaoluu/1388508

    Chúc bạn dạo chơi thoải mái trong khu vườn tràn ngập hoa thơm và đầy ắp tiếng cười của thầy trò chúng tôi nhé ! [};-[};-[};-
  3. khoihoanggia

    khoihoanggia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/06/2010
    Đã được thích:
    0
    BIỂN ĐÔNG SẼ LÀ NƠI ĐỐI ĐẦU GIỮA MỸ VÀ TRUNG QUỐC?


    Trang mạng BBC mới đây đã đăng bài phân tích của tác giả Abraham Zamorano, liên quan đến thoả thuận vừa qua giữa Việt Nam và Trung Quốc về Biển Đông. Bài báo viết Bắc Kinh và Hà Nội vừa cam kết đảm bảo hoà bình tại Biển Đông, với những lời tốt đẹp nhưng rất khó trở thành hiện thực trong một khu vực hội đủ các yếu tố có thể châm ngòi kho thuốc nổ địa chính trị thế giới nay mai. Và đây sẽ là nơi – theo ý kiến của giới phân tích – diễn ra sự đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ.
    Thoả thuận Trung Quốc-Việt Nam đưa ra một số giải pháp, như thiết lập một “đường dây nóng” đối với các trường hợp khẩn cấp hoặc cam kết gặp gỡ hai lần trong năm nhằm giải quyết những bất đồng, cũng như các thoả thuận về hợp tác khoa học và phân định ranh giới theo luật pháp quốc tế. Biển Đông là khu vực giao thương quan trọng của hàng hải quốc tế, là nơi – theo ước tính – có nguồn trữ lượng dầu khí khá lớn hiện chưa rõ thuộc về quốc gia nào, và là tâm điểm của sự đối đầu của Trung Quốc đối với quyền bá chủ của Mỹ.
    Theo nhà phân tích Robert D. Kaplan, thế kỷ XXI có thể sẽ đánh dấu sự đụng độ về quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ tại khu vực Biển Đông. Ông nhận định, nếu đó không phải là một cuộc chiến với qui mô lớn, thì cũng sẽ là một loạt cuộc chiến tranh lạnh. Cũng theo Kaplan, cuộc chiến giành vị thế trong khu vực không nhất thiết phải sử dụng giao tranh. Phương ngôn Trung Quốc có câu: “Người chinh phục vĩ đại nhất chính là người chiến thắng kẻ thù không cần một quả đấm”. Bắc Kinh là như vậy, tạm thời, họ áp dụng cái gọi là ngoại giao thương mại, tức là thắt chặt mối quan hệ kinh tế và luôn miệng tuyên bố rằng “không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực”. Thoả thuận vừa ký với Việt Nam là nằm trong định hướng đó.
    Mặt khác, Trung Quốc đang khẩn trương cho một cuộc chạy đua hiện đại hoá công nghệ-vũ khí. Việc hạ thuỷ tàu sân bay đầu tiên, các cuộc bay thử của chiếc máy ba tàng hình là một vài ví dụ. Đồng nhất với quan điểm trên, giám đốc cơ quan Giám sát về Chính sách Trung Quốc của Tây Ban Nha, ông Xulio Rios cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách một bên tham gia quốc tế là một vấn đề thách thức đối với Mỹ, bởi điều này có thể dẫn đến tranh chấp quyền lực bá chủ của họ trên phạm vi toàn cầu. Trong khi đó, Mỹ, mặc dù có lần tuyên bố rõ Biển Đông là khu vực “lợi ích quốc gia”, vẫn kêu gọi bất kỳ cuộc tranh chấp nào cũng cần được giải quyết bằng con đường đối thoại. Vấn đề là ở chỗ người Mỹ sẽ để cho Trung Quốc xiết dây thòng lọng đến đâu đối với người Việt Nam và Philippin trước khi họ can thiệp, nếu như điều đó có thể xảy ra.
    Mối đe doạ từ Trung Quốc
    Cách đây mười năm, thế giới dự báo với đà tăng trưởng chóng mặt, Trung Quốc sẽ vươn lên vị trí nền kinh tế đứng thứ hai của thế giới vào năm 2020. Tuy nhiên, những dự báo đó đã nhầm trong tình hình hiện tại. Cùng với đà phát triển trở thành siêu cường về kinh tế, Trung Quốc đã thực sự bước vào quá trình hiện đại hoá một cách sâu rộng các lực lượng vũ trang của mình. Ngân sách dành cho quốc phòng không ngừng tăng, đặc biệt kể từ khi cuộc chiến Côxôvô đã chỉ cho họ thấy tầm quan trọng của khả năng công nghệ trong lĩnh vực quân sự. Năm 2011, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc ước khoảng 91,5 tỷ USD, tăng 12,7%, mặc dù còn xa mới đạt tới con số trên 140 tỉ USD mà Mỹ đã đầu tư cho chi phí quốc phòng.
    Bắc Kinh luôn khẳng định sẽ giải quyết bằng con đường hoà bình các mối quan hệ quốc tế. Song, việc ráo riết đầu tư cho kho vũ khí của họ không ngoài mục đích đang nhắm tới ý nghĩa sâu xa trong câu thành ngữ Latinh nổi tiếng “Si vis pacem, para bellum” (Nếu người muốn hoà bình, thì hãy chuẩn bị chiến tranh). Một ví dụ mà ông Kaplan đưa ra là việc Trung Quốc đầu tư khá lớn cho tàu ngầm kể cả loại chạy bằng diezel và tàu ngầm hạt nhân. “Đây là một dấu hiệu cho thấy họ không chỉ nhằm bảo vệ các bờ biển của họ, mà còn muốn bành trướng ảnh hưởng xa hơn nữa trong khu vực Thái Bình Dương”, ông Kaplan nhận xét.
    Vùng biển Đông từng là nơi diễn ra những biến cố giữa các tàu Trung Quốc và tàu Việt Nam, đồng thời là trung tâm nổ ra các cuộc khẩu chiến ngoại giao giữa các bên có liên quan. Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, tướng Trần Bính Đức từng phàn nàn trước các cuộc tập trận chung của Mỹ và Philippin trong khu vực. Ông nói: “Chín quốc gia trong khu vực Biển Đông ít nhiều đang cấu kết với nhau chống lại Trung Quốc, và vì thế, họ phụ thuộc vào sự hậu thuẫn về ngoại giao và quân sự của Mỹ”.
    Thực vậy, việc nhìn nhận Trung Quốc như một mối đe doạ đã đẩy các nước trong khu vực tiến gần với Mỹ hơn. Điển hình là Việt Nam, từng một thời là kẻ thù của Oasinhton, thì giờ đây đang trở thành một đồng minh mới của họ. Nhân dịp diễn ra các cuộc tập trận chung giữa Việt Nam và Mỹ tháng 8/2010, ông Nguyễn Mạnh Hùng, giáo sư ngành Quan hệ quốc tế thuộc trường Đại học Mason (Mỹ), đã phát biểu rằng sợi dây nối liên minh này chủ yếu là dầu khí. “Mặc dù chưa ai có thể khẳng định liệu trữ lượng dầu có nhiều như ở Arập Xêút hay không, ngoại trừ nền khoa học chính xác” , ông Hùng nói. Còn theo nhận định của nhà phân tích gốc Hoa, ông Minxin Pei, thì sự phản ứng chính tức của Oasinhton trước căng thẳng ngày một leo thang ở Đông Nam Á cho đến thời điểm này là trung lập. Mặc dù Ngoại trưởng Hillary Clinton có lần đã chỉ rõ những gì đang diễn ra tại khu vực Biển Đông liên quan đến “lợi ích quốc gia” của Mỹ, nhưng theo ông Minxin, điều đó không thể tách rời lập trường mang tính lịch sử của họ.
    Khởi chiến thì dễ, nhưng kết thúc thì khó
    Theo giới phân tích, khởi chiến với Trung Quốc là điều khá dễ và có trăm nghìn lý do để châm ngòi thùng thuốc nổ, không chỉ vấn đề liên quan đến Đài Loan. Song, vấn đề đặt ra là sẽ kết thúc cuộc chiến đó như thế nào với cường quốc có trên 1,3 tỉ dân này? Michael Vickens, cựu nhân viên thuộc lực lượng đặc biệt và Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), hiện đang làm cho Trung tâm Cố vấn Chiến lược và Ngân sách tại Oasinhton, nói rằng để kết thúc một cuộc chiến đòi hỏi phải áp đặt một sự thay đổi chế độ, và điều này không đơn giản đối với người Trung Quốc.
    Mặt khác, Trung Quốc có nhiều lý do để không muốn bùng nổ một cuộc đụng độ vũ trang với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Con số 230 tỉ USD trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và các nước thành viên trong khối ASEAN là vô cùng lớn đối với cả hai bên, và là khu vực lớn thứ ba về thương mại tự do của thế giới. Chỉ tính riêng xuất khẩu của Trung Quốc sang các nước trong khu vực tới đầu năm 2011 đạt khoảng gần 118 tỉ USD, tăng 21,8% tính từ tháng 8/2010.
    Tóm lại, dù nguồn lợi về buôn bán có lớn đến đâu, nếu các cuộc tranh chấp hải đảo giữa Trung Quốc và Việt Nam tăng lên tới mức độ nguy hiểm, thì Mỹ sẽ không thể tránh khỏi rơi vào một tình huống hết sức phức tạp. Và không ai nghĩ rằng sau những biến cố có tính nhạy cảm trong quan hệ hai nước, giờ đây Trung Quốc và Việt Nam đang bắt tay nhau để cùng chia sẻ nguồn dầu khí trong khu vực. Thoả thuận song phương vừa ký kết có thể là một điểm xuất phát đầy hứa hẹn./.
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Trung Quốc sắp hết kiên nhẫn với Philíppin về vấn đề Biển Đông?

    Thứ tư, 26 Tháng 10 2011 13:57
    Theo tin từ mạng “Đa Chiều” (Hồng Công) gần đây, do thế lực thứ ba không ngừng can thiệp, tình hình Biển Đông diễn biến ngày càng phức tạp. Trước tình huống này, nhiều bài viết Đại lục hô hào giới cầm quyền Trung Quốc cần “nhanh chóng áp dụng các hành động quyết đoán” ở Biển Đông, và hành động quyết đoán rõ ràng là chỉ việc sử dụng vũ lực, mục tiêu rõ ràng là nhắm vào Philíppin.


    Một bình luận viên thời sự có điều kiện tiếp cận với giới quân sự Trung Quốc cho “Đa Chiều” biết, xét tới tình hình thực tế, sự can thiệp của Nhật Bản và Ấn Độ chỉ là bày tỏ thái độ, làm ra vẻ mà thôi, thực chất là muốn phối hợp với Mỹ kiềm chế sức ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương. Trong chuyến thăm Nhật Bản mới đây, Tổng thống Philíppin Benigno Aquino đã thông qua tuyên bố chung Nhật Bản-Philíppin về Biển Đông. Và Nhật Bản đã tích cực bày tỏ giúp đỡ, huấn luyện Hải quân Philíppin và thu thập tin tức tình báo ở Biển Đông.

    Trong bối cảnh lớn này, nếu vấn đề Biển Đông chủ yếu là ở kinh tế và khai thác tiềm năng thì vẫn có thể thương lượng giải quyết, song hiện đã xuất hiện các biện pháp thông qua hợp tác quân sự, điều này khiến Trung Quốc ngày càng mất đi sự nhẫn nại. Nhà bình luận thời sự trên cho rằng sau khi Tổng thống Philíppin Aquino thăm Trung Quốc, Philíppin vẫn không ngừng các hành vi khiêu khích trước kia, thêm vào đó, Philíppin tiếp tục lôi kéo các nước có lợi ích không trực tiếp như Mỹ, Nhật Bản cùng nhau gây khó khăn cho Trung Quốc.

    Những hành vi khiêu khích của Philíppin cũng đã gián tiếp làm thay đổi thái độ của các nước có liên quan tới vấn đề Biển Đông. Trước tình huống này, có không ít nhân sĩ Đại lục hô hào giới cầm quyền Trung Quốc cần “nhanh chóng áp dụng các hành động quyết đoán” ở Biển Đông, và hành động quyết đoán rõ ràng là chỉ việc sử dụng vũ lực, mục tiêu rõ ràng là nhắm vào Philíppin.

    Trên phương tiện truyền thông chính thức, đã có nhân sĩ và cơ quan công khai cổ súy dùng vũ lực đối với vấn đề Biển Đông, họ cho rằng nguy cơ chiến tranh ở khu vực Biển Đông đang tích tụ, thời gian không còn ủng hộ Trung Quốc, Trung Quốc cần sử dụng tư thế người chủ đạo khai thác và hợp tác tài nguyên, đưa ra nhiều điều kiện ưu đãi hơn để cạnh tranh với các công ty dầu khí phương Tây.

    Luận điệu này cho rằng, Biển Đông là chiến trường tốt nhất của Trung Quốc hiện nay. Không phải lo lắng về một cuộc chiến quy mô nhỏ, đó chính là phương thức tốt nhất để giải phóng năng lượng chiến tranh, đánh vài trận nhỏ thì có thể tránh xảy ra trận lớn, “Trung Quốc nên dùng quyết tâm đánh trận lớn và chuẩn bị thực tế cho đánh trận nhỏ, đẩy quyền lựa chọn chiến tranh và hòa bình cho đối phương”. Nếu Trung Quốc dùng vũ lực ở Biển Đông thì nên thu nhỏ mặt trận, có thể khóa chặt Philíppin, nước đang hung hăng nhất, để thực hiện kế "giết gà dọa khỉ" có hiệu quả. Còn quy mô chiến tranh, nên lấy tiêu chuẩn là trừng phạt, không cần giống mô hình của Mỹ, Pháp tại Irắc, Ápganixtan hay Libi.

    Về việc chiến tranh có thể dẫn tới sự phản đối của quốc tế, người bình luận thời sự cho rằng, năm 2008, kinh nghiệm của Nga “ra tay quyết đoán”, nhanh chóng ổn định tình hình Grudia đã cho thấy, hành động của nước lớn tuy có thể gây chấn động quốc tế trong một thời gian, nhưng nói về lâu dài thì về cơ bản, vẫn thực hiện ổn định khu vực và giải quyết chiến lược nước lớn.

    Theo mạng Đa chiều (Hong Kong)
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Chính sách Biển Đông của Việt Nam và Trung Quốc

    Thứ ba, 25 Tháng 10 2011 00:00
    Phỏng vấn của BBC với Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông, Nhà nghiên cứu duy nhất của Việt Nam tại hội thảo Biển Đông ở Manila ngày 16-17/10, về những thay đổi gần đây trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc và Việt Nam.

    Tiến sĩ Trần Trường Thủy: Từ khi ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 giữa Trung Quốc và Asean, Trung Quốc đã thi hành chính sách gây cảm tình (charm offensive) để thu phục nhân tâm các nước Asean theo chiến lược láng giềng tốt.
    Nhưng hai, ba năm gần đây, Trung Quốc có điều chỉnh vì họ mạnh lên và cũng vì nhân tố chính trị nội bộ. Tình hình nóng lên, ví dụ việc cấm đánh bắt cá, ngăn tàu khảo sát. Trung Quốc công khai hóa đường lưỡi bò không chỉ về ngoại giao, trên giấy tờ mà cả trên thực tế là thi hành kiểm soát theo phạm vi đường lưỡi bò. Họ tăng cường các biện pháp đơn phương như cấm đánh bắt cá, công bố dự án đầu tư thăm dò dầu khí 30 tỷ đôla, đầu tư dàn khoan nước sâu. Mà những vùng nước sâu ở Biển Đông chắc chắn không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Hải Nam.
    Các bước đi của Trung Quốc mang tính thử và đẩy. Họ điều chỉnh chính sách và xem phản ứng các nước thế nào. Nếu thuận thì đẩy tiếp, nếu bị phản ứng thì điều chỉnh. Sau Diễn đàn An ninh khu vực (ARF) 17, khi Ngoại trưởng Mỹ Clinton can thiệp vào vấn đề Biển Đông, Trung Quốc phản ứng mạnh một thời gian nhưng sau đó cũng điều chỉnh lại cho mềm mỏng hơn.
    Điều chỉnh một giai đoạn ngắn, nhưng các sự kiện sau đó cho thấy Trung Quốc cứng rắn trở lại như vụ cắt cáp và các vụ việc về tàu cá, dầu khí khác. Đến khi gặp phản ứng của các nước liên quan và của cộng đồng quốc tế, TQ lại tiếp tục điều chỉnh. Trong hai, ba tháng gần đây, đã ít sự kiện xảy ra hơn. Trung Quốc đồng ý ký với Asean bản hướng dẫn thực thi DOC [tháng Bảy 2011], hay cũng không có nhiều thông tin Trung Quốc bắt giữ ngư dân, hay có hành động cản phá trực tiếp hoạt động dầu khí của các nước khác như trước đây, tất nhiên là họ vẫn có phản đối ngoại giao và bài viết cứng rắn của báo chí.

    BBC: Như vậy phải chăng Thỏa thuận vừa ký giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề trên biển có thể đặt trong bối cảnh Trung Quốc điều chỉnh chính sách cho mềm hơn sau khi bị phản ứng các nước?
    Nếu so với các quan điểm trước đây thì Trung Quốc cũng có một số điều chỉnh. Thỏa thuận Sáu điểm về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển cho thấy hai bên cam kết giải quyết các tranh chấp bằng đàm phán thương lượng, dựa trên luật pháp quốc tế, có tính đến yếu tố lịch sử và quan tâm của các bên. Nếu xem kỹ điểm thứ ba sẽ thấy Trung Quốc có điều chỉnh . Tức là những tranh chấp chỉ giữa Việt Nam và Trung Quốc thì đàm phán hai nước. Nhưng những vấn đề liên quan các nước khác, phải đàm phán với các nước đó. Đây là điểm mà Việt Nam rất kiên định và như thế các nước Asean mới an tâm.



    Đó cũng có thể nói là bước tiến của Trung Quốc vì từ trước đến giờ, Trung Quốc chỉ kiên quyết đàm phán song phương kể cả những vấn đề có tranh chấp nhiều nước.
    Có những điểm tích cực khác như hai nước thỏa thuận tham vấn Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần và khi cần thiết, tức là khi có căng thẳng cũng có cơ chế để giải quyết tức thì. Bổ trợ cho cơ chế ấy là thiết lập đường dây nóng. Cơ chế mà Trung Quốc và Việt Nam có được, nếu tôi không nhầm thì là lần đầu tiên ở cả châu Á. Năm ngoái có va chạm trên biển giữa Nhật và Trung Quốc liên quan đến bắt giữ thuyền trưởng tàu cá . Một trong những nhân tố làm leo thang căng thẳng là giữa Trung Quốc và Nhật Bản không có cơ chế nói chuyện trực tiếp với nhau khi cần thiết.
    Việc ký kết thỏa thuận thể hiện hai nước cam kết giải quyết vấn đề một cách hòa bình và muốn cho thế giới thấy có tiến bộ trong quá trình đàm phán Biển Đông.

    BBC:Trong bài phát biểu, anh nói chính sách Biển Đông của Việt Nam cũng có những điều chỉnh. Anh có thể cho biết rõ hơn?
    Chính sách của Việt Nam có những cái bất biến, nhưng cũng có những điều chỉnh. Ví dụ, chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa là bất biến.
    Về quan điểm đối với các vùng biển, Việt Nam có chủ quyền đối với các vùng nội thủy và lãnh hải tính từ đường cơ sở, và có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa, cả đoạn 200 hải lý và đoạn kéo dài như các báo cáo ranh giới ngoài của riêng Việt Nam và báo cáo chung giữa Việt Nam và Malaysia.
    Liên quan quy chế pháp lý của các vị trí (hình thái địa chất) ở Hoàng Sa, Trường Sa, qua các báo cáo ranh giới ngoài, nhiều học giả kết luận là Việt Nam không coi các vị trí ở Hoàng Sa, Trường Sa là các đảo và do đó không có các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, mà chỉ có tối đa 12 hải lý lãnh hải. Đây là bước điều chỉnh trong quan điểm của Việt Nam đối với các vùng biển và cũng phù hợp với Công ước LHQ về luật biển 1982. Thực tế, các vị trí nói chung ở Hoàng Sa, Trường Sa đa số không có đời sống kinh tế riêng, nên theo Công ước luật biển, thì chúng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Hầu như mọi nước Asean ven Biển Đông đều thống nhất với quan điểm này. Nó tạo thành lập trường chung của Asean – tất nhiên khác với lập trường của Trung Quốc.

    BBC:Sau bài thuyết trình của anh, một chuyên gia Trung Quốc, đại sứ Trần Sỹ Cầu đứng lên phản bác một số điểm. Anh nghĩ thế nào?
    Dĩ nhiên cái nhìn của Trung Quốc thì khác. Họ xem mình có chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và có quyền theo đường lưỡi bò, nên mọi hành động của các nước trong đường lưỡi bò vi phạm quyền của Trung Quốc.
    Phản ứng của ông đại sứ cũng là quan điểm công khai của chính phủ khi họ không công nhận Hoàng Sa có tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hay họ cho rằng Trung Quốc không muốn mở rộng vùng tranh chấp. Nhưng nếu đọc các văn bản, công hàm, tuyên bố của Trung Quốc gần đây, có thể thấy họ muốn tối đa hóa khu vực tranh chấp khi xem các vị trí Hoàng Sa, Trường Sa là các đảo, và có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Như thế, tranh chấp từ các đảo sẽ mở rộng ra rất lớn.
    Bài trình bày của tôi cho thấy Trung Quốc muốn mở rộng khu vực tranh chấp trên cả đường lưỡi bò. Nhưng đường lưỡi bò không có giá trị pháp lý, như trong các thảo luận ở Hội thảo này, tất cả đại biểu đều không hiểu đường lưỡi bò là gì.
    Theo Lê Quỳnh, BBC, Manila
  6. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Đời Có Bao Lâu Mà Hững Hờ
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn
    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    09:10, 06/06/10


    Được cảm ơn 2222 lần

    Có nhận ra ai không anh trai ?
    Bốn hai là tám , sắp phát tài !
    Lâu lắm rồi tôi không gặp bác ...
    Giờ bác đã biết tôi là ai ?

    >:D:D:D:D:D<[};-


  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Thất bại tại Biển Đông nhưng Trung Quốc vẫn chìm đắm trong giấc mộng

    Thứ ba, 25 Tháng 10 2011 00:00
    Về khía cạnh chiến lược, chính sách ngoại giao, quan hệ quốc tế và truyền thông trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đã hoàn toàn bại trận. Dường như không một quốc gia nào ủng hộ lập trường cũng như lối hành xử của nước này. Bừi viết của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Á, Đại học Quốc gia Singapore, Trịnh Vĩnh Niên trên Liên hợp Buổi sáng phân tích về nguyên nhân thất bại cũng như đối sách cho Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.


    Thời gian gần đây, mọi người đều vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng, đã bao nhiêu năm nay, song song với sự trỗi dậy của Trung Quốc là chuỗi "liên hoàn bại trận" của chính nước này trong các vấn đề về Biển. Đặc biệt bắt đầu từ năm ngoái, xu hướng này ngày càng hiện ra rõ ràng hơn.

    Trung Quốc đã nỗ lực theo đuổi chiến lược "Trỗi dậy hòa bình" (Phát triển hòa bình) ngay sau công cuộc cải cách mở cửa. Trên rất nhiều phương diện, Trung Quốc đã từ bỏ chính sách chủ nghĩa đơn phương vốn đã tuân thủ từ rất lâu trước đó, đồng thời phát triển quan hệ hữu nghị đa phương với các nước ASEAN. Khu vực tự do thương mại Trung Quốc-ASEAN cũng đã bắt đầu có hiệu lực. Trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc đã đề xuất chủ trương "Gác tranh chấp chủ quyền, cùng khai thác chung". Những biện pháp này xét từ góc độ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng đã hình thành nên sách lược và kim chỉ nam ngoại giao "Giấu mình chờ thời" của Trung Quốc suốt từ thời Đặng Tiểu Bình đến nay. Thế nhưng rất nhiều người đã cảm nhận ra rằng, trên rất nhiều vấn đề có liên quan, nếu như Trung Quốc không thể trực diện đối mặt thì sẽ góp phần đẩy chính sách của họ đi theo hướng ngược hẳn lại.

    Sự quan tâm chú ý của toàn bộ khu vực Châu Á và cộng đồng quốc tế cho tới thời điểm này đều tập trung vào vấn đề Biển Đông, Biển Đông đột nhiên lại thêm một lần nữa trở thành điểm nóng của thế giới. Chính quyền Trung Quốc dường như lại không hiểu rõ tình trạng hiện nay. Đối với Trung Quốc mà nói, chính sách Biển Đông về bản chất không hề có bất cứ một thay đổi nào, chỉ là các nước có liên quan tiến hành một loạt các hành động không có lợi cho Trung Quốc, và phản ứng của Trung Quốc theo đó cũng chỉ tương đương với hình thức "cứu hỏa" mà thôi.

    Trên thực tế, từ rất nhiều năm trở lại đây, chính bởi vì nguyên do Trung Quốc luôn áp dụng các biện pháp bị động đối phó lại khiến cho vấn đề Biển Đông ngày một tích tụ chồng chất lại, và rồi dẫn đến cục diện như ngày hôm nay. Không quan tâm Trung Quốc có muốn hay không, có nắm rõ tình hình hay không, thì Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức chưa từng có trong vấn đề Biển Đông này.

    Thứ nhất, Trung Quốc sớm đã hoàn toàn thất bại tại cuộc chiến công luận quốc tế.

    Trong nhiều năm qua, khi Trung Quốc vẫn còn đắm chìm trong thuyết "Trỗi dậy hòa bình" do chính họ tạo dựng nên, thì các quốc gia có liên quan đã nỗ lực với tinh thần cao nhất và chuẩn bị đầy đủ trên trường quốc tế để chờ đợi vấn đề Biển Đông sẽ nổi lên như trong dự tính đã có sẵn. Xét trên hệ thống kiến thức (luật pháp), Trung Quốc hiện nay thật khó khăn để tìm ra được bất kỳ một lực lượng hỗ trợ có hiệu quả nào cho họ. Về xu hướng các giới truyền thông báo chí không đứng về phía Trung Quốc đã hình thành như hiện nay thì Trung Quốc cũng không có quyền phát biểu tại đây. Các nhà bình luận cho rằng dùng "Chính sách cứng rắn" để mô tả thái độ của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông là chưa đầy đủ, chính xác phải gọi đó là "mang tính chất tranh cướp" mới đúng. Trên thực tế, cách nhận thức tương tự như vậy của Trung Quốc đã trở nên khá phổ biến trong cộng đồng quốc tế. Bản thân Trung Quốc lại quả quyết cho rằng họ không làm gì mà lại bị đối xử "oan uổng" như vậy, đây chính là căn nguyên khiến Trung Quốc bị mất quyền phát biểu trong cuộc chiến công luận quốc tế này.

    Thứ hai, Trung Quốc cũng thua trận trong cuộc chiến chiến lược.

    Các nước liên quan đều có những chiến lược khá rõ ràng trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, cụ thể bao gồm các chiến lược như chủ nghĩa đa phương tại khu vực, quốc tế hóa, chính trị hóa đại quốc. Thế nhưng chiến lược của Trung Quốc nếu không dám đối mặt với sự thực thì sẽ là nhập nhằng không rõ ràng. Trung Quốc từ chối chi tiết hóa vấn đề, sử dụng khái niệm "phản đối quốc tế hóa" vô cùng vĩ mô này nhằm che lấp vấn đề cụ thể. Trên thực tế, tranh chấp Biển Đông đã được đa phương hóa, quốc tế hóa từ rất lâu rồi, hơn nữa sẽ rất nhanh tiến đến giai đoạn "chính trị hóa đại quốc" trong thời gian tới. Trung Quốc chỉ là không dám thừa nhận sự thực hiển hiện ra trước mắt này mà thôi.

    Thứ ba, nếu tình hình vẫn tiếp diễn như vậy, Trung Quốc sẽ bị ràng buộc để cuối cùng rơi vào tình trạng mất chủ quyền trong cuộc chiến.

    Như đã đề cập ở phần trên, từ năm ngoái cho đến năm nay, chính sách Biển Đông của Trung Quốc về bản chất không hề có bất cứ một thay đổi nào, mà chủ yếu chỉ là một số hành động mang tính chất phản ứng lại. Thế nhưng cho đến thời điểm này, bất cứ nước nào cũng đều cho rằng Trung Quốc chính là nguyên nhân phát sinh của mọi vấn đề. Tình hình thực tế là, các nước khác có liên quan vẫn đang xúc tiến các hoạt động và hành động trong khu vực tranh chấp Biển Đông, đặc biệt là trong việc phát triển nguồn năng lượng.

    Trung Quốc chìm đắm trong "giấc mộng".

    Đã nhiều năm nay, trong vấn đề tranh chấp Biển Đông (cũng như trong nhiều vấn đề khác), Trung Quốc dường như luôn sống trong "giấc mộng" mà chính bản thân họ tự vạch ra. Nhìn từ góc độ chiến lược, Trung Quốc không phải là không có cơ hội để chiếm ưu thế trong vấn đề Biển Đông này, mà thay vào đó lại tự động vứt bỏ những ưu thế đáng lẽ họ chiếm được ... Điều đáng tiếc là, những hành động của TQ không những không chiếm được sự đồng cảm của các nước liên quan đến tranh chấp mà cuối cùng dẫn đến kết quả hoàn toàn ngược lại, gây tổn hại cho chính lợi ích quốc gia của mình.

    Vậy thì, kết quả cuối cùng sẽ như thế nào đây? Trung Quốc liệu sẽ từ bỏ chăng? Trong giới báo chí truyền thông vô cùng phát triển như ngày hôm nay, phạm vi xu hướng thỏa hiệp mà các nhà cầm quyền có thể áp dụng được ngày một nhỏ,càng không cần nói đến chuyện từ bỏ. Nếu tình hình này vẫn cứ tiếp diễn thì cuối cùng chắc chắn sẽ dẫn đến các cuộc xung đột xảy ra.Tuy nhiên xung đột trong thời gian này sẽ vô cùng bất lợi đối với Trung Quốc.

    Vấn đề đã xuất hiện rồi, thì phái có cách đối phó lại. Nhiệm vụ đầu tiên cần phải làm là tìm hiểu rõ tại sao lại xuất hiện tình trạng như vậy? Ngoài các vấn đề xuất phát từ chính bản thân Trung Quốc thì còn có một số nguyên nhân quan trọng khác nữa. Đối với các nước có liên quan mà nói thì đây là sản phẩm phát sinh từ "môi trường quốc tế" và "môi trường nội bộ".

    Đầu tiên đề cập đến môi trường quốc tế. Đối với các quốc gia có liên quan thì nhân tố quan trọng nhất trong môi trường quốc tế không thể không nhắc đến sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc và kéo théo sau đó là hiện đại hóa nền quốc phòng, quân sự cũng như từ đó tác động đến cục diện địa chính trị của toàn bộ khu vực Châu Á. Các quốc gia có liên quan đã bắt đầu cảm thấy rằng thời gian không còn đứng về phía họ nữa. Mặc dù Trung Quốc luôn nhấn mạnh về sự "trỗi dậy hòa bình" của mình, thế nhưng họ lại bị coi là đã áp dụng chính sách chậm trễ kéo dài thời gian trong vấn đề Biển Đông nhằm chờ thời cơ cho đến khi tình hình quốc tế thuận lợi sẽ ra tay giải quyết tranh chấp. Do vậy, đối với các quốc gia có liên quan thì vấn đề Biển Đông bắt buộc phải được giải quyết theo hướng có lợi cho họ trước khi Trung Quốc thực sự trỗi dậy, nếu không, đợi cho đến khi Trung Quốc đã trỗi dậy rồi, tia hy vọng sẽ trở nên vô cùng mong manh. Cũng chính vì thế, bắt buộc phải thông qua bất cứ biện pháp nào để đẩy mạnh hành động, hối thúc phát triển theo khuynh hướng có lợi cho bản thân họ.

    Đối với Trung Quốc mà nói, môi trường các nước lớn chủ yếu đề cập đến những biến đổi chính trị trong phạm vi giữa các nước này, đặc biệt là biến đổi trong mối quan hệ với các nước lớn như Mỹ. Trong vấn đề Biển Đông, không quản có muốn hay không thì Trung Quốc chắc chắn vẫn phải đối mặt với Mỹ. Thế nhưng trong quan hệ hai nước Trung-Mỹ thì dù Trung Quốc đã hao tâm tổn trí rất nhiều nhưng vẫn không biết nên làm như thế nào để có thể hòa nhập được cùng Mỹ, đặc biệt là mối quan hệ với Mỹ trong khu vực Châu Á. Rất nhiều người đã từng nghĩ rằng mục tiêu chủ yếu của Mỹ trong sự hiện diện tại Châu Á này là nhằm đối phó với Trung Quốc, thế nhưng trên thực tế lại không hề đơn giản như vậy. Lý do Mỹ tồn tại ở khu vực Châu Á không chỉ để đối phó với riêng một Trung Quốc, mà còn liên quan đến vấn đề địa chính trị khác. Ví dụ, nếu không có nhân tố Trung Quốc thì Mỹ vẫn đương nhiên tìm ra được lý do để tạo ra không gian sinh tồn tại Châu Á. Bất luận là khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á hay Nam Á, mối quan hệ phức tạp đan xen giữa các nước đều cần có sự hỗ trợ sức mạnh của Mỹ để cân bằng lực lượng.

    Trung Quốc không tạo dựng không gian cho Mỹ.

    Rất nhiều các quốc gia Châu Á đều cần sự hiện diện của Mỹ chính là do kết quả không hành động của Trung Quốc. Ví dụ, trong vấn đề Triều Tiên thì ngoài Triều Tiên ra, hầu hết tất cả các nước Châu Á đều bất mãn với cách hành xử của Trung Quốc. Tất nhiên là cũng có những điểm khó xử riêng nhưng không thể vì thế mà chứng minh rằng cách hành xử của Trung Quốc là hợp lý được. Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản thường xuyên liệt vào trạng thái căng thẳng. Hiện nay cùng với sự trỗi dậy của Ấn Độ thì mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng hàm chứa rất nhiều những nhân tố không xác định. Mặc dù Trung Quốc và các nước khu vực Châu Á luôn có các lĩnh vực hợp tác chung, thế nhưng những cuộc xung đột dường như phát sinh ngày một phức tạp hơn. Dù thế nào đi chăng nữa, trong việc giải quyết các vấn đề khu vực Châu Á thì Mỹ vẫn là quốc gia duy nhất đã từng nhiều lần thông qua các cuộc trải nghiệm, hơn nữa, tính quan trọng của nhân tố Trung Quốc mặc dù ngày một tăng lên nhưng chưa hề thông qua bất kỳ một cuộc trải nghiệm nào cả. Trong bối cảnh như vậy, Mỹ vẫn chính là môt quốc gia đạt mức độ tin tưởng và được dựa dẫm cao nhất. Điều này cũng được thể hiện trong vấn đề Biển Đông, những nước có liên quan hy vọng có sự can thiệp của Mỹ tại khu vực xảy ra tranh chấp này, nhằm nâng cao tính chắc chắn của họ trong vấn đề Biển Đông. Chính vì thế mà dẫn tới xu thế "chính trị hóa đại quốc"...

    Ở đây còn có môi trường nội bộ của chính bản thân Trung Quốc. Phiên họp Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ mười tám sẽ được tổ chức vào năm sau. Trong thời gian này, nhiệm vụ chính của chính quyền Trung Quốc là giải quyết công việc nội bộ, sự ổn định sẽ trấn áp tất cả mọi vấn đề khác. Có một số quốc gia phán đoán rằng trong thời kỳ này thì Trung Quốc sẽ không thể đưa ra những điều chỉnh lớn nào về chính sách đối ngoại được cả. Điều này cũng có nghĩa rằng, trước khi một thế hệ lãnh đạo mới được thành lập, Trung Quốc sẽ không thể có chính sách mới và quan trọng nào trong lĩnh vực ngoại giao, hay nói rằng phần lớn các chính sách đối ngoại được đưa ra tất nhiên đều mang tính chất phản ứng là chủ yếu. Cách phán đoán này khiến cho các nước có liên quan đến tranh chấp sẽ nhận thấy rằng đây là cơ hội để tiến hành áp dụng những phương pháp triệt để hơn cho họ.

    Trung Quốc sẽ làm gì khi đối mặt với tình thế hiện tại này? Được coi là một quốc gia lớn đang trong quá trình trỗi dậy, Trung Quốc chắc chắn sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các vấn đề về khu vực. Tình thế tại Biển Đông đối với Trung Quốc mà nói, mặc dù "ngày thế giới tận thế" vẫn còn cách xa vô cùng, nhưng họ bắt buộc phải thay đổi tính bị động đã tồn tại cho đến thời điểm hiện tại này để chuyển sang tính chủ động hơn. Điều đặc biệt quan trọng phải nói đến rằng, vấn đề hiện nay của Trung Quốc không phải là vấn đề về nguồn tài nguyên, mà là chiến lược, chính sách và cách huy động nguồn lực. Đơn giản mà nói chính là vấn đề về đường lối tư duy của Trung Quốc. Trong tranh chấp “Nam Hải” (Biển Đông), Trung Quốc phải có một đường lối tư duy rõ ràng, minh bạch.

    Cần phải suy ngẫm lại đường lối tư duy đã cũ của Trung Quốc.

    Khi đề cập đến đường lối tư duy mới thì cần phải suy ngẫm lại đường lối tư duy đã cũ của Trung Quốc. Vấn đề cốt lõi trong đường lối tư duy truyền thống của Trung Quốc chính là phản đối "quốc tế hóa" trong trannh chấp Biển Đông. Xét trên cơ sở lý thuyết, điều này đương nhiên là không sai. Nhưng vấn đề phát sinh nằm ở chỗ khái niệm đưa ra này không những không miêu tả được tình huống khách quan của quá trình tranh chấp Biển Đông mà lại càng khó khăn hơn khi áp dụng đường lối tư duy này để có thể tìm ra được biện pháp giải quyết. Điều này liên quan đến nhiều cấp độ bên trong các vấn đề chính.

    Thứ nhất là chủ nghĩa song phương. Trung Quốc yêu sách gác tranh chấp chủ quyền cùng khai thác chung. Thế nhưng cho đến nay chính sách này vẫn chỉ dừng lại ở trạng thái khẩu hiệu, lý thuyết suông. Để có được mối quan hệ với các nước ASEAN, bản thân Trung Quốc không hề có kế hoạch khai thác Biển Đông nào cả, mà ngược lại chính là các nước có liên quan trong những năm gần đây tiến hành tăng cường khai thác. Thế nhưng Trung Quốc không phải đề xuất ra chủ trương cùng khai thác chung, mà chính xác phải nói là chủ trương khai thác đơn phương. Trong vấn đề cùng khai thác chung, các quốc gia có liên quan hoặc là không tự nguyện hoặc là tinh thần tự nguyện không cao. Hay nói toạc ra thì Trung Quốc không có đủ sức mạnh cũng như cơ chế quyền lực để thúc đẩy các quốc gia có liên quan công nhận và đi đến chấp nhận yêu sách cùng khai thác chung mà Trung Quốc đã đề xuất.

    Thứ hai là chủ nghĩa đa phương, chính là mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước ASAEN. Vấn đề tranh chấp Biển Đông chủ yếu biểu hiện trong "Tuyên bố ứng xửtrên Biển Đông” mà Trung Quốc cũng đã ký kết. Thế nhưng văn bản này lại không mang bất cứ tính chất ràng buộc pháp lý nào. Văn bản tuy đã được ký kết rất nhiều năm qua nhưng không có bất cứ một quốc gia nào đạt hiệu quả trong việc thúc đẩy cho văn bản trở thành một tài liệu mang tính ràng buộc pháp lý được. Nên nói rằng chính bản thân Trung Quốc cũng không nỗ lực thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình trong đó. Điều quan trọng của vấn đề nằm ở chỗ Trung Quốc vẫn tuân thủ chủ nghĩa song phương và phản đối đa phương hóa trong tranh chấp Biển Đông. Thế nhưng bản chất thực sự của rất nhiều vấn đề trong tranh chấp Biển Đông lại là đa phương, cho nên việc phản đối chính sách đa phương hóa đã thể hiện rõ thái độ của Trung Quốc không dám đối mặt với sự thực này.

    Thứ ba là quốc tế hóa. Các quốc gia có liên quan đã đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông giao phó cho Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế. Trung Quốc tỏ ý không chấp nhận cho lắm, bởi vì nếu cầu cứu đến Liên Hợp Quốc hoặc các tổ chức quốc tế thì khả năng bại trận của Trung Quốc sẽ lớn hơn cơ hội chiến thắng rất rất nhiều lần. Như đã thảo luận trong phần trên, Trung Quốc đã thua trận trong cuộc chiến công luận quốc tế rồi, sẽ không còn bao nhiêu người có thể thông cảm cho lập trường của Trung Quốc được nữa.

    Thứ tư là chính trị hóa đại quốc. Các quốc gia có liên quan trong khu vực Đông Nam Á hy vọng sẽ có sự can thiệp của Mỹ tại đây, điều này là dễ hiểu. Thế nhưng mức độ can thiệp của Mỹ sẽ sâu nông như thế nào thì còn phải xem lợi ích quốc gia của chính họ trong vấn đề này. Nhân tố Mỹ trong khu vực Đông Nam Á đã luôn tồn tại từ trước tới nay, hay nói cách khác Mỹ đã luôn là một bộ phận cấu thành trong cấu trúc khu vực này. Trên thực tế, lợi ích của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á này còn thâm căn cố đế hơn nhiều so với lợi ích của Trung Quốc. Ngay từ thời kỳ khi mới bắt đầu chiến tranh lạnh thì Mỹ đã không ngừng thiết lập mối quan hệ với các nước trong khối ASEAN, còn Trung Quốc chỉ mãi cho đến sau thời kỳ cải cách giải phóng đất nước mới bắt đầu xây dựng mối quan hệ mang tính thực chất với các nước này. Mối quan hệ giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á là toàn diện trên các lĩnh vực còn Trung Quốc thì chủ yếu chỉ dựa trên lĩnh vực kinh tế, còn những lĩnh vực khác mới đang thuộc thời kỳ sơ khai. Do vậy, việc chính quyền Trung Quốc phản đối "chính trị hóa đại quốc" cũng chính là nguyên do khiến cho nước này không nhận ra bản chất thật của vấn đề tranh chấp.

    Khi suy ngẫm đến các nhân tố đã được nêu ở phần trên, mọi người sẽ thật dễ dàng để trả lời câu hỏi rằng "Trung Quốc nên đi những bước tiếp theo như thế nào đây?", cũng có thể xem xét đánh giá từ nhiều góc độ như sau.

    Trước tiên, Trung Quốc cần đặt mình đứng từ góc độ của các quốc gia láng giềng hoặc các nước có liên quan đến tranh chấp trong vấn đề Biển Đông để suy xét vấn đề. Trong suốt thời gian dài đến nay, chính quyền Trung Quốc luôn tuyên truyền lập trường với những nguyện vọng tốt đẹp của họ ra thế giới trong và ngoài nước, ví dụ như những khái niệm gọi là "trỗi dậy hòa bình", "phát triển hòa bình" và "láng giềng tốt", v.v... Những điều này rất quan trọng nhưng không bao giờ có thể coi là đủ được cả, bởi vì chính Trung Quốc đã coi nhẹ cách nhìn nhận của các nước xung quanh đối với sự trỗi dậy của họ như thế nào, hay mối quan tâm của các nước đó ra sao trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Chỉ cho đến khi thấu hiểu được mối lo lắng của các nước láng giềng này rồi, thì Trung Quốc mới hoạch định ra những chính sách thiết thực có hiệu quả được. Nếu không, không quan tâm nguyện vọng của Trung Quốc có như thế nào đi chăng nữa, hay đại loại giống như những khái niệm gọi tương tự như là "sự trỗi dậy hòa bình" v.v... thì cuối cùng vẫn biến thành những lời Trung Quốc tự nói và tự nghe.

    Thứ hai, Trung Quốc bắt buộc phải phân định rõ ràng giữa vấn đề an ninh hàng hải và tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Mối quan tâm của cộng đồng quốc tế đặc biệt là Mỹ nói riêng chính là vấn đề an ninh hàng hải, việc Mỹ can thiệp vào vấn đề Biển Đông cũng chính xuất phát từ căn nguyên này ra. Đối với vấn đề này, Trung Quốc cần căn cứ vào tình hình thực tế, thừa nhận và nhấn mạnh rằng an ninh hàng hải là mối quan tâm của tất cả các bên tham gia, đồng thời cũng là trách nhiệm của tất cả các bên. Trung Quốc phải tình nguyện gánh vác trách nhiệm này cùng với các quốc gia khác như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ hay các quốc gia ASEAN. Trên thực tế, vấn đề an ninh hàng hải quốc tế vẫn luôn do Mỹ đảm nhiệm từ trước tới nay. Mặc dù Trung Quốc đã bắt đầu có năng lực và sức mạnh trong vấn đề này, thế nhưng khả năng gánh vác được trách nhiệm thì vẫn còn quá là xa vời đối với chính họ, cho dù chỉ là vấn đề liên quan đến an ninh hàng hải trong khu vực mà thôi. Trong lĩnh vực này, hai nước Trung, Mỹ có không gian để có thể hợp tác cùng với nhau rất lớn, mà sự hợp tác như vậy cũng phù hợp với lợi ích quốc gia của chính bản thân Trung Quốc. (Đương nhiên ở đây đề cập đến một vấn đề còn cơ bản hơn, đó là việc Trung-Mỹ sẽ hợp tác như thế nào để xây dựng nên hệ thống an ninh trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Mà điều này đòi hỏi thể hiện trong một bài lập luận khác biệt nữa).

    Quản lý và kiểm soát sẽ chính là các lựa chọn.

    Thứ ba, một cấp bậc tiếp theo nữa là mối quan hệ giữa Trung Quốc và tổng thể khối ASEAN. Việt Nam, Philippin, Malaysia và Bruney là những nước thành viên ASEAN có tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ đối với một số đảo trên Biển Đông. Điều này quyết định đến sự cân nhắc của Trung Quốc về lợi ích tổng thể của khối ASEAN cũng như mối quan hệ giữa Trung Quốc và tổng thể ASEAN. Mặc dù cho tới thời điểm hiện tại, Trung Quốc không sẵn sàng chấp nhận chủ nghĩa đa phương, thế nhưng cuối cùng thì họ bất đắc dĩ cũng phải thừa nhận, hơn nữa sự chấp nhận này càng sớm bao nhiêu thì sẽ càng có lợi cho Trung Quốc bấy nhiêu. Hãy giả thiết một chút rằng, nếu như "Tuyên bố ứng xử trên Biển Đông" ngay từ những năm trước đã có tính ràng buộc pháp lý rồi thì cục diện Biển Đông sẽ không đến nỗi phát triển như thời điểm hiện tại thế này. Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu Trung Quốc chấp nhận chủ nghĩa đa phương, thì "Tuyên bố ứng xửtrên Biển Đông" sẽ vẫn là một lối vào đầy thuận tiện.

    Thứ tư, một cấp bậc cuối cùng là nên đối diện với vấn đề tranh chấp chủ quyền như thế nào. Đây là vấn đề vô cùng thiết yếu, Trung Quốc nên từ bỏ chủ nghĩa song phương truyền thống và chấp nhận chủ nghĩa song phương mới, cũng có nghĩa là một chủ nghĩa song phương mới nằm trong cấu trúc của chủ nghĩa đa phương. Điều này nói lên rằng, Trung Quốc và các nước có liên quan đến tranh chấp sẽ có thể tiến hành các cuộc họp thảo luận song phương dưới hình thức cấu trúc đa phương giữa Trung Quốc và ASEAN khi bàn bạc nghiên cứu về vấn đề Biển Đông. Dưới hình thức cấu trúc đa phương như vậy, các quốc gia không liên quan đến tranh chấp Biển Đông sẽ không tỏ rõ thái độ ủng hộ đối với bất cứ một bên nào, lập trường trung lập sẽ là lợi ích lớn nhất của tất cả các bên. Đồng thời khuôn khổ này cũng tạo động lực lớn giúp cho các nước có liên quan đến tranh chấp có thể tiến hành thương lượng thảo luận với Trung Quốc.

    Vấn đề Biển Đông ngày càng trở nên phức tạp gay gắt. Muốn một bước giải quyết nhanh gọn vấn đề này là không điều không thể xảy ra được. Nếu không giải quyết được vấn đề tồn tại, thì phương án quản lý và kiểm soát sẽ trở thành những cách lựa chọn hợp lý. Nhưng muốn quản lý và kiểm soát được vấn đề tranh chấp Biển Đông thì cần bắt buộc phát triển một loạt các cơ chế pháp lý. Mặc dù Trung Quốc hiện nay đang nằm trong tình thế bị động, thế nhưng không gian mà Trung Quốc có thể hoạt động được lại vô cùng lớn. Là một quốc gia lớn có trách nhiệm thì Trung Quốc cũng nên tìm kiếm các giải pháp để quản lý và kiểm soát vấn đề tranh chấp trên Biển Đông bắt đầu ngay từ trong bối cảnh khu vực thậm chí mở rộng ra quốc tế. Nếu Trung Quốc không thể thay đổi đường lối tư duy truyền thống một cách có hiệu quả thì không gian hoạt động của Trung Quốc trong vấn đề này sẽ ngày càng bị thu hẹp nhỏ lại.

    Bản gốc tiếng Trung “中国活在梦中 南海早已彻底输掉”

    Theo Liên hợp Buổi sáng
  8. king123

    king123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2010
    Đã được thích:
    0
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Trung Quốc: Vai trò của quân đội gia tăng?

    Thứ hai, 24 Tháng 10 2011 00:00 Nguyen Tien Thinh
    Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc Hội nghị thường niên về nhân sự ngày 18/10, với dự đoán phe quân đội sẽ giành ảnh hưởng lớn hơn trên chính trường. Giới quan sát tại Bắc Kinh nhận định điều này cũng có nghĩa là Bắc Kinh có khả năng sẽ đối đầu nhiều hơn với Mỹ và các nước láng giềng.


    Khai mạc ngày 15/10, đây là Hội nghị Trung ương quan trọng cuối cùng trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thay đổi lãnh đạo vào năm tới. Sau Đại hội Đảng năm 2012, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào được trông đợi sẽ không tiếp tục nắm giữ các chức vụ, tiếp đó là Thủ tướng Ôn Gia Bảo và chính phủ của ông.

    Hãng AP có bài phân tích rằng quân đội Trung Quốc đang ngày càng nổi lên trong bối cảnh nước này tăng cường hội nhập về kinh tế và ngoại giao với các nước trên thế giới. Một số tướng lĩnh và giới chiến lược quân sự đã thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc, nhất là các báo mang xu hướng dân tộc chủ nghĩa và không ngần ngại kêu gọi lập trường cứng rắn hơn đối với các nước khác. Sự có mặt của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc trong các sứ mệnh bảo vệ công dân nước này tại các vùng chiến sự như Libi, được tuyên truyền rộng rãi trên báo chí.
    Hội nghị của Ban chấp hành Trung ương đảng Trung Quốc, với 400 đại biểu, về danh chính ngôn thuận là tập trung vào các vấn đề văn hóa xã hội. Tuy nhiên, dư luận nói chung cho rằng đằng sau hậu trường là các cuộc đấu đá nội bộ để tìm người thay thế lớp lãnh đạo đảng sẽ từ nhiệm vào năm 2012.

    Quyền lực vô biên

    Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có thời từng thống lĩnh ban lãnh đạo Trung Quốc và nắm quyền quản lý từ nhà máy đến nông trang trong thời kỳ sau ***************** hồi đầu những năm 1970. Sau sự kiện Thiên An Môn, khi quân đội được động vào ****** cuộc biểu tình đòi dân chủ năm 1989, Trung Quốc mỗi năm lại tăng ngân sách quốc phòng một nhiều.

    Ngân sách năm nay là 91,5 tỷ USD, chỉ xếp sau Mỹ. Kết quả là quân đội Trung Quốc với 2,3 triệu thành viên đang có những phát triển vượt bậc, giành tiếng nói trọng lượng hơn trong các lĩnh vực đối ngoại và quốc phòng.

    Ông Joseph Cheng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc hiện đại tại Đại học Hồng Công được hãng AP dẫn lời nói: “Chắc chắn là vị thế của quân đội đang ngày càng được đẩy mạnh nhờ xu hướng dân tộc chủ nghĩa ở trong nước, cũng như điều kiện tài chính được cải thiện”.

    Thành phần Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện có tới 18% là các tướng lĩnh quân đội. PLA cũng chiếm tỷ lệ nhân sự áp đảo tại các tổ chức như Quốc hội. Hồ Cẩm Đào, người giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc gần 10 năm qua, trong những năm đầu tiên nắm quyền đã tìm cách tranh thủ sự ủng hộ của phe quân đội thông qua việc bổ nhiệm các tướng lĩnh thân cận với ông vào Quân ủy Trung ương gồm 11 vị. Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, người được trông đợi sẽ thay thế ông Hồ Cẩm Đào, còn có quan hệ chặt chẽ hơn với PLA.

    Hồi mới khởi nghiệp, ông Tập từng làm thư ký riêng cho một vị tướng kỳ cựu là Cảnh Tiên, người có thời giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng. Cho tới nay, PLA chủ yếu chỉ sử dụng quyền lực chính trị để tăng thêm ngân sách hoạt động và bảo đảm các lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi các mục tiêu như thúc đẩy thống nhất Đài Loan. Tuy nhiên, đang có những tiếng nói kêu gọi quân đội Trung Quốc cần dẹp bỏ các mối quan tâm có tính chất “quan liêu” để vươn lên thành một cơ cấu quyền lực mới có tầm ảnh hưởng quyết định đối với nền chính trị Trung Quốc cũng như sự chuyển giao lãnh đạo sắp tới. Nhìn từ quan điểm của các nước láng giềng, chính sách đối ngoại của quân đội Trung Quốc sẽ là điều cần theo dõi nhất. Liệu chính sách này có trở nên cứng rắn hay phiêu lưu hơn hay không?

    Dân tộc chủ nghĩa

    Thời gian gần đây, thái độ mạnh bạo, thậm chí là hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông đã khiến các quốc gia xung quanh như Việt Nam, Philíppin và các nước ASEAN khác phải dè chừng. Trung Quốc cũng tỏ ra không khoan nhượng trong cách hành xử với Nhật Bản, trong chủ đề hạt nhân Bắc Triều Tiên và trong quan hệ với đối thủ hàng đầu là Mỹ.

    Trong khi giới tướng lĩnh thành viên Quân ủy Trung ương nói chung kín tiếng, thì đang có một tầng lớp sỹ quan mới, những người được cho là có dòng dõi lãnh đạo, tỏ ra mạnh mẽ và lớn tiếng hơn. Trong số đó có Lưu Nguyên, con trai ông Lưu Thiếu Kỳ,

    Nguyên là lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tướng Lưu Nguyên đã nhiều lần có những phát biểu cổ súy cho một xu hướng dân tộc chủ nghĩa được quân sự hóa mới, không khoan nhượng với các giá trị phương Tây. Ngoài ra còn có thể kể tới nhiều tướng lĩnh khác, như Lưu Minh Phúc, hiện là Giáo sư Học viện Quốc phòng. Ông Lưu, trong cuốn sách ‘Giấc mộng Trung Hoa’ xuất bản năm 2009, đã kêu gọi thay đổi trật tự thế giới mà Mỹ thống lĩnh hiện thời để thay thế bằng Trung Quốc. Ông Lưu viết: “Nếu như Trung Quốc trong thế kỷ 21 không thể vươn lên vị trí hàng đầu, không thể trở thành quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, thì sẽ bị bỏ rơi và tiêu diệt”.

    Việc chính giới Trung Quốc, kể cả các nhân vật được cho là trung dung ôn hòa như Thứ trưởng Ngoại giao Thôi Thiên Khải, cũng bắt đầu đồng tình ca ngợi các bài phát biểu mang tính dân tộc chủ nghĩa của phe quân đội, người ta đang tự hỏi, chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong thời gian tới sẽ như thế nào./.

    Theo BBC
  10. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Bắt đầu khai thác dầu khí từ mỏ Chim Sáo
    Công ty Premier Oil (Anh) cho biết đã đón dòng dầu đầu tiên, đánh dấu việc khai thác thành công dầu và khí tại mỏ Chim Sáo nằm trong lô 12W ngoài khơi Việt Nam.
    [​IMG]
    Buổi lễ đón dòng dầu đầu tiên từ mỏ Chim Sáo được tổ chức ở TPHCM


    Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, Giám đốc Cơ quan đầu tư và thương mại của Anh tại Việt Nam, ông Tim Brownbill nói rằng Premier Oil đang đầu tư hơn 1 tỉ đô la vào dự án ở thị trường này.

    Premier Oil dự kiến sản lượng bình quân khai thác tại mỏ Chim Sáo khoảng 25.000 thùng dầu và 25 triệu bộ khối khí (7,62 triệu mét khối khí) trong một ngày. Mỏ Chim Sáo đã được công ty Premier Oil cùng các đối phát hiện vào tháng 11-2006, và được Chính phủ Việt Nam phê duyệt cho dự án phát triển mỏ vào tháng 12-2009. Dự án phát triển mỏ bao gồm tàu chứa và xử lý (FPSO), giàn đầu giếng và hệ thống ống ngầm để vận chuyển dầu, xuất khí, cung cấp nước ép vỉa cũng như khí nâng.

    Dầu thô từ mỏ Chim Sáo được chuyển đến tàu FPSO Lewek Emas có công suất xử lý khoảng 50.000 thùng dầu/ngày để xử lý, lưu giữ và xuất bán qua các tàu chứa dầu khác. Khí đồng hành sẽ được chuyển vào đất liền làm nguyên liệu trong các nhà máy nhiệt điện nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước.

    Premier Oil (chiếm 53,125% vốn) cũng sẽ là nhà điều hành tại lô 12W tại bể Nam Côn Sơn trong liên doanh với các đối tác là Santos (Úc) và Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí Việt Nam (PVEP).

    (Theo TBKT Sài Gòn)​
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này