Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4473 người đang online, trong đó có 310 thành viên. 09:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43206 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Biendong.net - Trong chuyến thăm vừa qua của tân ************* Việt Nam Trương Tấn Sang, các nhà lãnh đạo Ấn Độ đều khẳng định sự ủng hộ duy trì hòa bình và an ninh ở Biển Đông, đồng thời coi Việt Nam là trụ cột trong chính sách hướng Đông của nước này. Trong buổi hội đàm hôm qua giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực mới, đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có nhiều tiềm năng như kinh tế, thương mại và đầu tư, tài chính, khoa học và công nghệ.

    Ngoài ra, hai bên cũng thống nhất củng cố hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Việt Nam và Ấn Độ cũng nêu ra những vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. ************* Trương Tấn Sang và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã nhất trí tăng cường hợp tác hơn nữa trong các diễn đàn khu vực và quốc tế như diễn đàn ASEAN-Ấn Độ, sông Hằng-sông Mekong, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)...
    [​IMG]
    ************* Việt Nam Trương Tấn Sang và chủ nhà, Thủ tướng Manmohan Singh, tại Ấn Độ hôm nay. Ảnh: AFP.
    Hai bên cũng khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định và đảm bảo an toàn, an ninh và tự do hàng hải tại Biển Đông. ************* Việt Nam và Thủ tướng Ấn Độ nhất trí cho rằng các tranh chấp ở Biển Đông cần được các bên giải quyết thông qua đàm phán hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) và thực hiện nghiêm túc Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông.
    Bình luận về chuyến thăm chính thức Ấn Độ của ************* Việt Nam Trương Tấn Sang, báo chí Ấn Độ và quốc tế đã có nhiều bài phân tích, bình luận song cơ bản là đề cao vai trò của Việt Nam trong chính sách Hướng Đông của New Delhi, đáng chú ý một số báo chí sau:
    Tờ Times of India với tiêu đề "Lãnh đạo Việt Nam làm sâu sắc thêm quan hệ chiến lược, quốc phòng với Ấn Độ", đưa tin Chủ tịch Sang sẽ gặp Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, Tổng thống Pratibha Patil và các quan chức cao cấp nhất của nước chủ nhà. "Giới chức Ấn Độ khẳng định Việt Nam là yếu tố giúp Ấn Độ tiến xa hơn trong chính sách hướng Đông. Chuyến thăm này sẽ củng cố thêm mối quan hệ chiến lược và quốc phòng giữa hai nước", báo viết. "Các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về mọi mặt hợp tác, trong đó có hợp tác khai thác năng lượng".
    Tờ báo hàng đầu của Ấn Độ dẫn lời Chủ tịch Trương Tấn Sang trả lời phỏng vấn thông tấn PTI trước khi công du: "Các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí hiện nay đều nằm trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNLOC) năm 1982".
    Nhật báo Daily News & Annalysis đưa lịch trình chuyến thăm của Chủ tịch Sang và nhấn mạnh: "Ông ấy sẽ có những cuộc thảo luận quan trọng và sâu sắc với các nhà lãnh đạo Ấn Độ nhằm đẩy mạnh mối quan hệ chiến lược của chúng ta". Cũng như hầu hết các hãng tin khác, báo này một lần nữa nhấn mạnh vai trò của Việt Nam đối với chính sách đối ngoại của New Delhi: "Chuyến thăm này được hy vọng sẽ là động lực mới cho chính sách hướng đông của Ấn Độ, bởi Việt Nam là một trong những nền kinh tế lớn và là một thế lực trong ASEAN".
    Tờ Daily Pioneer bình luận rằng với việc chào đón chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang, New Delhi đang mong muốn thúc đẩy hợp tác an ninh, thương mại và năng lượng với đối tác chiến lược Việt Nam. "Mối quan hệ của chúng ta dựa trên lòng tin tưởng lẫn nhau, cũng như quan điểm chung về các mối liên hệ song phương, khu vực và quốc tế. Mối quan hệ của chúng ta không có bất đồng", báo dẫn phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Vishnu Prakash nói. "Hà Nội có thể giúp làm sâu sắc hơn chính sách hướng Đông".
    Pioneer nhận xét rằng trong những năm qua, những bước tiến triển của chính sách hướng Đông của Ấn diễn ra song song với sự tham gia ngày càng tích cực của Việt Nam trong các vấn đề khu vực, và nhờ đó Ấn Độ đã thu được những kết quả tốt.
    Các kết quả đó được nêu cụ thể trên báo Economics Times. Tờ này đưa tin ************* Việt Nam Trương Tấn Sang đi thăm tập đoàn công nghệ khổng lồ Infosys và nhấn mạnh vào khía cạnh hợp tác kinh tế Ấn - Việt. "Thương mại song phương đạt 2,7 tỷ USD năm 2010 và gần 1,8 tỷ USD trong nửa đầu năm nay. Hai bên đã nhất trí sẽ đưa kim ngạch lên 7 tỷ USD trong năm 2015". Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ đi thăm Mumbai trong ngày cuối của chuyến thăm 4 ngày, tham dự buổi họp do Phòng thương mại Ấn- Việt tổ chức. Mumbai là trung tâm tài chính của Ấn Độ. Về các mặt hợp tác kinh tế cụ thể khác, quan chức Bộ ngoại giao Ấn Độ cho biết New Delhi nhận thấy nền công nghiệp hạt nhân của Việt Nam đang ở giai đoạn non trẻ và đang ở bước tìm hiểu các công nghệ tốt nhằm áp dụng. Ông cho hay Ấn Độ có mong muốn và có thể giúp Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân hòa bình. Về khoa học vũ trụ, quan chức trên nói Việt Nam hiểu rõ lực lượng của Ấn Độ trong công nghệ không gian, kể cả việc xây dựng và phóng các vệ tinh. Ông cho hay Việt Nam đang hợp tác với Ấn Độ trong việc sử dụng vệ tinh để dự đoán lũ lụt, phục vụ nông nghiệp.
    Bình luận chung về chuyến thăm, tờ Asian Age nhận xét rằng ngày hôm nay, khi long trọng trải thảm đỏ đón ************* Việt Nam Trương Tấn Sang, New Delhi có lý do để làm như vậy. Đó là vì New Delhi không chỉ mong muốn củng cố quan hệ song phương thân thiết hơn trên mặt trận chiến lược, mà còn hy vọng xiết chặt các liên kết kinh tế và thương mại. Nhiều thỏa thuận dự kiến sẽ được ký kết, trước Năm Hữu nghị kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. "Cả hai nước đều đánh giá cao tầm quan trọng của chuyến thăm này, bởi nó là sự thể hiện các mối liên kết đang nở rộ giữa đôi bên", Asian Age nhận xét. "New Delhi hiểu rõ vai trò hỗ trợ thực chất và quan trọng của Việt Nam đối với chính sách hướng Đông của mình".
    Long Đặng (tổng hợp các nguồn)
  2. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Thứ tư, 19 Tháng mười 2011, 06:00 GMT+7
    • showarticletop("http://vietbao.vn","75307641")
    • Cỡ chữ
    Việt Nam muốn mua 4 tàu chiến tàng hình

    Tags: Việt Nam, Hà Lan, tàu hộ tống, tàng hình, tàu ngầm, tàu chiến, tên lửa, 4, mua, lớp, Sigma
    Việt Nam muốn mua 4 tàu hộ tống tàng hình lớp Sigma tàng hình của Hà Lan.


    [​IMG] GA_googleAddSlot("ca-pub-9658104537823514", "vbb7.1"); GA_googleFetchAds(); GA_googleFillSlot("vbb7.1");

    Tàu hộ tống lớp SIGMA.
    Tờ Pzc trích dẫn nguồn tin từ Nhà máy đóng tàu Schelde ở Vlissingen, Hà Lan cho biết: Việt Nam muốn mua 4 tàu hộ tống lớp Sigma của nước này.

    Tàu hộ tống lớp Sigma có lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.692 tấn (nhỏ hơn chiến hạm Gepard), dài 90,7m, rộng 13m, độ mớn nước 3,6m, hệ thống đẩy có công suất 8,9 MW/động cơ, cho phép tàu chạy với vận tốc tối đa 28 hải lý/h; hành trình tới 3.600 dặm khi chạy với tốc độ 18 hải lý/h.

    Trang bị vũ khí trên tàu gồm: 4 bệ phóng tên lửa chống hạm MM40 Block 2, 2 bệ phóng tên lửa phòng không có điều khiển Mistral, một pháo 76mm và hai pháo 20mm cùng các ngư lôi chống tàu ngầm. Ngoài ra, trên mặt boong có bãi cất hạ cánh cho 2 máy bay lên thẳng.
  3. tocxinhtocdep

    tocxinhtocdep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2011
    Đã được thích:
    0
    Bảo vệ cái gì mà bảo vệ. Cái này có Đ va NN lo rồi !

    Các chú lo oánh chứng kiếm tiền nộp thuế để tăng ngân sách cho Quốc phòng đi !
  4. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Việt Nam - Israel hội đàm hợp tác quốc phòng
    Cập nhật lúc :11:37 AM, 19/10/2011
    Các quan chức quốc phòng Việt Nam và Israel đã tổ chức một loạt các cuộc hội đàm về hợp tác quốc phòng vào cuối quý 3 năm 2011.

    (ĐVO) Theo ấn bản IHS Jane’s, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Tổng giám đốc CNQP Israel đã tổ chức một loạt các cuộc hội đàm về hợp tác quốc phòng giữa hai nước trong tháng 9/2011. Tuy nhiên, chi tiết của các cuộc hội đàm này không được tiết lộ.

    Theo một số nguồn tin, các cuộc đàm phán liên quan đến hợp tác song phương giữa 2 nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ quân sự, cũng như sản xuất các sản phẩm quân sự.

    Trong khuôn khổ chuyến thăm, các quan chức quốc phòng Việt Nam đã tham quan một số cơ sở sản xuất quốc phòng lớn của Israel.
    [​IMG]Xe trinh sát bọc thép Ram-2000 là biểu tượng cho sự hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Israel. Ảnh: Israel weapons.

    Theo Tạp chí Jane, Israel có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp trang thiết bị quân sự cho Việt Nam. Trong năm 2005, Tập đoàn Elta Electronics Industries đã tiến hành lắp đặt một số thiết bị điện tử quân sự chuyên dụng trên khung gầm xe trinh sát bọc thép Ram-2000. Trong giai đoạn 2004-2005, 2 bên đã tiến hành đàm phán về việc Việt Nam có thể sản xuất thùng chứa đạn pháo cho Israel.

    Việt Nam cũng bày tỏ sự quan tâm lớn đối với việc mua các thiết bị thông tin liên lạc điện tử tầm xa, đề nghị các nhà thầu Israel hiện đại hóa một số vũ khí có nguồn gốc từ Liên Xô.

    Từ năm 2009 trở đi, khi quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ được cải thiện, Mỹ đã xem xét các vấn đề về nới lỏng cấm vận quân sự đối với Việt Nam, quan hệ quốc phòng 2 nước đã được cải thiện đáng kể.

    IHS Jane’s nhận định, đây là một cơ hội tốt cho Israel thâm nhập thị trường vũ khí Việt Nam.
    Quốc Việt (theo VPK, IHS Jane's)
  5. giacatduvn

    giacatduvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2009
    Đã được thích:
    0
    Cung cấp sự khác biệt VN và TQ thời hiện đại:
    Tất cả các tên đường VN lấy tên danh nhân như Trần Hưng Đao,Lê Duẩn,Trường Chinh...,TQ lấy tên theo danh từ chung như đại lộ Nhân dân,Đào hoa viên lộ,cộng hòa lộ...
    Các cơ quan hành chính VN là UBND tỉnh,quận huyện phường.
    TQ là chính phủ tỉnh,chính phủ huyện,thị trấn....
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Vấn đề lãnh thổ biên giới Việt Nam - Trung Quốc


    Tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước diễn ra từ năm 1951 cho tới nay, bao gồm cả tranh chấp biên giới trên bộ và trên biển, xuất phát từ cách nhìn nhận khác nhau của hai bên về Công ước Pháp-Thanh 1887 giữa Pháp (đại diện cho Việt Nam) và nhà Thanh (đại diện cho Trung Quốc). Trên bộ, tranh chấp xảy ra trên nhiều mảnh lãnh thổ nhỏ dọc biên giới, với tổng diện tích khoảng 60km2[1][2]. Trong những năm 1951-1975, chính phủ Việt Nam Cộng hòa bác bỏ những tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ trên bộ và trên biển.[3] Từ năm 1976, chính quyền Việt Nam (thống nhất)thể hiện lập trường tương tự. Tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia là một trong những nguyên nhân góp phần làm xảy ra cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979[4]. Năm 1999, hai nước ký kết Hiệp định biên giới, theo đó giải quyết tranh chấp trên 227km2 biên giới, với kết quả mỗi bên nhận xấp xỉ 50% diện tích có tranh chấp. [5][6][7]
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Nơi đây không có chỗ cho những người vô cảm.
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Các vấn đề tranh cãi về Vịnh Bắc Bộ

    Vịnh Bắc-Việt trong thời cổ hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt-Nam. Ngoài Sử cổ của Việt Nam, Sử Trung Hoa cũng ghi nhận vùng biển này là Biển Giao Chỉ hay Giao Chỉ Dương. Không những tên biển được xác-nhận rõ-ràng, mà theo nhà Địa-lý-Học Edward H. H, Schafer, ngay cả tên đảo Hải-Nam - đảo tiếp-giáp - cũng một thời có nghiã là tỉnh của Việt-Nam. Ông viết trong cuốn sách tựa đề Châu-Nhai "Shore Of Pearls" (Berkley & London 1970, trang 9) như sau : "In Han period, when it (Hainan) begins to appear in Chinese texts, "South Of the Sea" referred to the Vietnamese provinces, as we would style them..." Về hải-thương, Schafer ghi-nhận hầu hết sản-phẩm được đưa tới bằng đường biển. Thuyền từ phía Tây-Nam là Đại-Việt vượt ngang Giao-Chỉ-Dương để đến đây. "Southwest of Hainan is that great sea called "Chiao-Chih Ocean" (Shore Of Pearls, trang78. Tr. Lướt Sóng).


    Vịnh Bắc bộ phân chia theo thỏa ước 1887


    Vịnh Bắc bộ phân chia Hiệp định phân chia Vịnh Bắc Bộ 2000
    Trong năm ký kết Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, Nhà cầm quyền CHXHCN Việt Nam đã chính thức xác định biên giới lãnh hải (maritime frontier - của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ theo Công Ước 1887 tức là 63 % diện tích vịnh qua văn thư công bố với cộng đồng quốc tế vào tháng 11-/982 (Statement of 12 November 1982, đd).. Và vào năm 1994 khi Quốc Hội CHXHCN Việt Nam thông qua Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, trong bài The South China Sea Disputes : A View From Vietnam trên báo American Asian Review, Vol. 12, No. 4, Winter, 1994 (pp. 23-37), Ðào Huy Ngọc của Bộ Ngoại Giao CHXHCNVN cũng xác nhận đòi hỏi chủ quyền lãnh hải (sea boundary) của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ là 63 % diện tích vịnh.
    Tuy nhiên theo Hiệp định phân chia Vịnh Bắc bộ, Việt Nam hiện chỉ chiếm 50% diện tích Vịnh.
  9. ceiling

    ceiling Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2008
    Đã được thích:
    12
    TQ sắp công bố hàng loạt bản đồ cổ từ đời Tần, Hán, Tam Quốc, Tùy, Đường... chứng minh rõ ràng VN là một phần không thể tách rời từ hàng ngàn năm nay của TQ. [:p] .

    VN hịên nay đang bị vương quốc Khơ me và Cham pa xâm chiếm, các nước này cần trả lại "vùng lãnh thổ phía Nam" cho TQ.
  10. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Hàn Quốc tặng tàu chiến cho Philippines
    Cập nhật lúc :8:40 AM, 19/10/2011
    Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc hôm cho biết, chính phủ nước này đã quyết định tặng một tàu chiến lớp Pohang cho Hải quân Philippines.


    [​IMG]
    Một tàu khu trục hạng nhẹ lớp Pohang của Hàn Quốc.​

    (ĐVO)
    Trong kế hoạch đóng các tàu chiến mới cho Hải quân Hàn Quốc, Bộ quốc phòng nước này quyết định cắt giảm một lượng tàu chiến cũ, tốn nhiên liệu.
    Tuy nhiên, dù cũ nhưng các thông số kỹ - chiến thuật của tàu chiến lớp Pohang vẫn hơn nhiều các chiến hạm trong biên chế Hải quân Philippines.

    Trước đó, hôm 23/8, Hải quân Philippines cũng đã nhận một tàu chiến cũ Gregorio del Pilar của Hải quân Mỹ.

    Tàu khu trục lớp Pohang có trọng tải 1.200 tấn, thủy thủ đoàn 95 người, được Hải quân Hàn Quốc sử dụng từ năm 1984 với số lượng 24 chiếc.

    Tàu được trang bị 4 tên lửa chống hạm Harpoon, một pháo 76mm, bệ pháo tự động 2 nòng 40 mm và sáu ống phóng ngư lôi. Tốc độ tối đa của tàu là 59 km/giờ.
    Cho đến nay có 2 tàu khu trục hạng nhẹ lớp Pohang được Hải quân Hàn Quốc cho "nghỉ hưu", và một tàu khác (tàu Cheonan) năm 2010 đã bị chìm do bị trúng ngư lôi (Hàn Quốc cáo buộc là ngư lôi của Triều Tiên tấn công).

    Phạm Thái (theo Yonhap)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này