Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7177 người đang online, trong đó có 939 thành viên. 09:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43638 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Đêm nay Bác không ngủ
    Ngày mai Bác ngủ bù
    Bác canh chừng Trường sa
    Cho bà con yên giấc
    Ngày mai phiền các Bác
    Trông nhà giùm Bác nghe!​
  2. stockpro80

    stockpro80 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2011
    Đã được thích:
    0
    Toàn ghe gỗ thì giữ thế quái nào đc mà cứ tranh đất làm gì ngoài đấy hả?:-bd
  3. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Hillary Clinton: Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ

    Thứ năm, 13 Tháng 10 2011 13:57
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    Tạp chí Foreign Policy tháng 11/2011 có bài viết đáng chú ý của Ngoại trưởng Hillary Clinton “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ” với lập luận chính: Tương lai của chính trị sẽ được quyết định ở châu Á chứ không phải ở Iraq hay Afghanistan. Mỹ trong thập niên tới sẽ tăng cường đầu tư về ngoại giao, kinh tế, chiến lược và các mặt khác tại châu Á – Thái Bình Dương.
    [​IMG]
    Một trong những công việc quan trọng nhất đối với các nhà chính trị của Mỹ trong thập niên tới là tăng cường đầu tư về ngoại giao, kinh tế, chiến lược và các mặt khác tại châu Á – Thái Bình Dương do tầm quan trọng của khu vực này đối với chính trị toàn cầu và đối với Mỹ. Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực rộng lớn kéo dài từ lục địa Ấn Độ đến bờ biển phía Tây của Mỹ, chiếm ½ dân số toàn cầu, gồm nhiều quốc gia là đầu tầu của kinh tế thế giới và đồng thời cũng là những đối tượng thải ra chất gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất. Khu vực này gồm một số đồng minh chủ chốt của Mỹ và các cường quốc mới nổi quan trọng là Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.
    Về thời điểm: Giống như thời kỳ sau chiến tranh Thế giới lần thứ 2, châu Á đang xây dựng một cấu trúc kinh tế - an ninh nhằm thúc đẩy ổn định và thịnh vượng tại khu vực, cam kết của Mỹ tại khu vực có tính sống còn với châu Á, giúp hình thành cấu trúc đó và sẽ mang lại lợi ích cho việc Mỹ tiếp tục lãnh đạo thế giới trong thế kỷ này. Vì thế đã đến lúc Mỹ cần đầu tư vào khu vực Thái Bình Dương như Tổng thống Obama đã đặt ra vào đầu nhiệm kỳ và đầu tư đó hiện đang mang lại mối lợi cho Mỹ.
    Để trả lời thắc mắc của các nước về ý đồ của Mỹ, liệu Mỹ có can dự, ở lại châu Á và lãnh đạo hay không. Câu trả lời của Mỹ là: Mỹ có thể và sẽ hành động như vậy.
    Có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử hiện đại, châu Á cần sự lãnh đạo và vai trò kinh tế của Mỹ như hiện nay. Mỹ là cường quốc duy nhất có các mối quan hệ đồng minh mạnh tại khu vực; Mỹ không có tham vọng lãnh thổ và lâu nay đóng vai trò tích cực tại khu vực. Cùng với các đồng minh, Mỹ đóng vai trò đảm bảo an ninh tại khu vực nhiều thập niên qua: Tuần tra các tuyến đường biển và duy trì ổn định. Mỹ là đối tác đầu tư và thương mại quan trọng tại khu vực, là khởi nguồn sáng tạo mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp và người lao động, là điểm đến hàng năm của 350 nghìn sinh viên châu Á.
    Vậy chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ sẽ gồm những trụ cột nào? Trước hết, Mỹ cần thực hiện một cách nhất quán chính sách mà Ngoại trưởng Hillary gọi là ngoại giao “tiến công” (forward-deployed diplomacy). Ngoại giao “tiến công” nghĩa là Mỹ tiếp tục triển khai các công cụ ngoại giao, bao gồm các chuyến thăm của quan chức cấp cao nhất, các chuyên gia phát triển, các đoàn liên ngành, các cán bộ ngoại giao thường trú, tới tất cả các nước và mọi ngõ ngách của khu vực. Chiến lược của Mỹ cũng sẽ tiếp tục phải lý giải được và điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi lớn và nhanh chóng đang diễn ra tại khu vực. Theo đó, chiến lược này sẽ gồm 6 nhóm hành động lớn sau:
    - Thứ nhất, tăng cường các mối quan hệ đồng minh an ninh song phương: Mỹ cùng với các đồng minh là Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Thái Lan, Philippines cần: (1) Duy trì đồng thuận về chính trị đối với những giá trị cốt lõi của quan hệ đồng minh; (2) Bảo đảm quan hệ đồng minh linh hoạt và có tính thích nghi để đối phó thành công những thách thức mới cũng như tận dụng cơ hội mới; (3) Bảo đảm khả năng phòng thủ và hạ tầng thông tin để có thể răn đe bất cứ sự khiêu khích nào của các nhà nước và thực thể phi nhà nước.
    - Thứ hai, tăng cường quan hệ với các quốc gia mới nổi là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, New Zealand, Malaysia, Mông Cổ, Việt Nam, Brunei và các quốc đảo tại Thái Bình Dương. Quan hệ với Trung Quốc là một trong những mối quan hệ song phương có nhiều thách thức và có tính hệ lụy nhất đối với Mỹ. Do vậy, Mỹ cần có cách đề cập cẩn trọng, nhất quán và năng động trên cơ sở thực tế, tập trung vào kết quả và trung thành với các nguyên tắc và lợi ích của Mỹ. Về Trung Quốc, Mỹ phản đối cả hai thái cực: Hoặc cho rằng Trung Quốc là mối đe dọa đối với Mỹ, hoặc cho rằng Mỹ đang kiềm chế Trung Quốc. Thực tế, hợp tác giữa hai nước mang lại nhiều lợi ích hơn là đối đầu. Nhưng hai nước cũng không thể xây dựng quan hệ dựa trên khát vọng, mà phải thông qua hợp tác hiệu quả và điều quan trọng là đảm nhận được nghĩa vụ và trách nhiệm toàn cầu của mỗi quốc gia. Điều đó sẽ quyết định tương lai quan hệ hai nước trong thời gian tới. Mỹ sẽ tiếp tục đặt cơ sở quan hệ với Trung Quốc trong khung cảnh khu vực rộng lớn hơn về các liên minh an ninh, mạng lưới kinh tế và mối liên hệ xã hội.
    Với Ấn Độ và Indonesia, Mỹ coi đây là hai cường quốc dân chủ quan trọng và năng động nhất tại khu vực. Mỹ ủng hộ Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ, ủng hộ cơ chế 3 bên mới hình thành Mỹ - Nhật - Ấn. Với Indonesia, Mỹ đã nối lại tập trận và ký một số hiệp định hợp tác, song hai bên cần làm việc hơn nữa để loại bỏ rào cản hành chính và những nghi ngờ mang tính lịch sử, cũng như làm rõ hơn quan điểm và lợi ích của nhau.
    - Thứ ba, tăng cường can dự các thể chế khu vực: Mỹ tin rằng việc đối phó với các thách thức xuyên quốc gia cần các thể chế có khả năng tập hợp nhiều nước; rằng cấu trúc khu vực sẽ tăng cường cơ chế pháp quyền, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo đảm tự do hàng hải vốn là những trụ cột của trật tự quốc tế. Do đó, Mỹ đã tiến hành can dự đầy đủ các thể chế khu vực, trong đó có các thể chế ASEAN, APEC và đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng chương trình nghị sự. Mỹ cũng đã mở cơ quan đại diện bên cạnh ASEAN tại Jarkarta. Tổng thống Obama sẽ chủ trì Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2011 với cam kết củng cố APEC như là cơ chế hợp tác kinh tế quan trọng nhất tại châu Á – Thái Bình Dương. Mỹ cũng nỗ lực sáng tạo và khởi động một số diễn đàn “tiểu đa phương” (minilateral) như Sáng kiến hạ nguồn Mê công (LMI) và Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương.
    - Thứ tư, mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư với khu vực: nhằm thực hiện mục tiêu tăng gấp đôi xuất khẩu của Mỹ vào 2015, Mỹ đang tìm kiếm cơ hội để tăng cường quan hệ kinh tế với khu vực (năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ tới châu Á là 320 tỷ USD, tạo ra 850 nghìn việc làm). Mỹ đang hướng tới các hiệp định thương mại mới với Hàn Quốc (giảm 95% thuế đối với xuất khẩu của Mỹ và giúp tạo ra 70 nghìn việc làm trong 5 năm tới, giúp tăng 10 tỷ USD xuất khẩu hàng năm của Mỹ). Với hiệp định TPP, Mỹ không chỉ nhằm tạo ra tăng trưởng kinh tế, mà tăng trưởng với chất lượng cao hơn. Bên cạnh đó, Mỹ tiếp tục thông qua APEC, G20 và các quan hệ song phương để thúc đẩy mở cửa thị trường, giảm rào cản thương mại, tăng cường minh bạch và thực hiện cam kết thương mại công bằng.
    - Thứ năm, tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực: một mặt, Mỹ tiến hành “hiện đại hóa” các mối quan hệ quân sự với đồng minh tại Đông Bắc Á, mặt khác Mỹ tìm cách tăng cường hiện diện tại Đông Nam Á và Ấn Độ dương. Mỹ sẽ triển khai tàu tuần tra duyên hải (tàu chiến gần bờ) tại Singapore; đã thỏa thuận với Australia nhằm mở rộng hiện diện quân sự tại Australia. Mỹ cũng đang tìm cách tăng cường tiếp cận chiến thuật tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương.
    - Thứ sáu, thúc đẩy dân chủ và nhân quyền: Mỹ sẽ tiếp tục thúc ép giục các nước tiến hành cải cách nhằm tăng cường quản trị, bảo vệ nhân quyền và tăng cường tự do chính trị. Với Myanmar, Mỹ quyết tâm yêu cầu giải trình về vi phạm nhân quyền. Mỹ không thể và không muốn áp đặt hệ thống của Mỹ lên các nước khác, song tin rằng có những giá trị nhất định mang tính phổ biến mà các nước cần tôn trọng.
    Trong thập niên vừa qua, Mỹ đã đầu tư nguồn lực khổng lồ tại IraqAfghanistan. Khi hai cuộc chiến này đang đi tới hồi kết, Mỹ đứng trước một thời điểm bước ngoặt đòi hỏi phải suy nghĩ một cách khôn ngoan và có hệ thống. Châu Á - Thái Bình Dương chính là cơ hội cho Mỹ trong thế kỷ 21. Trong 2 năm rưỡi qua, Chính quyền Obama đã tiến hành những bước đi mở đường cho việc hướng tới chính sách can dự tại châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ trong 6 thập niên tới. Tuy nhiên, để bảo đảm và duy trì vị trí lãnh đạo thế giới, Mỹ không được quên di sản mang tính lưỡng đảng đã định hình chính sách can dự khu vực trong 6 thập niên qua và tập trung vào các biện pháp củng cố bên trong: tăng tiết kiệm, cải cách hệ thống tài chính, giảm phụ thuộc vào vay nợ bên ngoài và tìm cách vượt qua chia rẽ đảng phái./.
    Hoàng Hải (gt)
  4. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Mời các bác

    Căng thẳng trên biển Đông đang nóng lên trước hội nghị EAS

    SGTT.VN - Hội nghị cấp cao EAS sẽ diễn ra vào giữa tháng 11 tại Bali, Indonesia đánh dấu lần đầu tiên có mặt của hai thế lực: Mỹ và Nga. Những căng thẳng trên biển Đông được dự đoán sẽ trở thành tiêu điểm chính tại các cuộc họp đa phương lần này gồm nhiều nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Mỹ Obama.


    Hội nghị cấp cao EAS tối đây (diễn ratại Indonesia) sẽ có sự tham gia của Mỹ và Nga. Ảnh: Reuters
    Trong những tháng gần đây, Philippines và Việt Nam đã thực hiện con đường ngoại giao hai chiều, bằng cách một mặt tăng cường quan hệ với các đối thủ truyền thống của Trung Quốc, như Nhật Bản, Ấn Độ, một mặt vẫn duy trì đối thoại và quan hệ thương mại với Bắc Kinh.

    Đồng thời, hai quốc gia ASEAN này còn nỗ lực đẩy mạnh các quan hệ an ninh song phương trước sự trỗi dậy mạnh mẽ sức mạnh hải quân của Trung Quốc. Cụ thể vào ngày 27.10, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã ký một số thỏa thuận hàng hải với người đồng cấp của Việt Nam, ************* Trương Tấn Sang, bao gồm: thỏa thuận hải quân chia sẻ thông tin, ứng phó thiên tai, ngăn chặn buôn lậu, hải tặc và bảo vệ các nguồn tài nguyên biển trên biển Đông.

    Bằng cách tham gia nhiều lực lượng, Philippines và Việt Nam hướng đến mục đích tăng cường đòn bẩy đàm phán trực tiếp với Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh luôn nhấn mạnh tuyên bố ưu tiên của mình là theo đuổi các thỏa thuận song phương với các nguyên đơn nhỏ hơn. Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN Tổng Tiểu Linh tuyên bố các tranh chấp thuộc địa phải được giải quyết trong “khuôn khổ song phương” và bác bỏ ý kiến đa phương hóa mâu thuẫn khu vực.

    Tại Diễn đàn khu vực ASEAN 18 tổ chức vào tháng 7.2011, bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì và những người đồng cấp đã đồng ý thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC). Tuy có nhiều điều khoản ràng buộc nhưng phía Philiipines cho rằng DOC vẫn không đủ để giải quyết căng thẳng biển Đông. Việt Nam cũng cùng quan điểm trên khi đề cao vai trò của các diễn đàn đa phương trong hội nghị sắp tới tại Indonesia.

    Chủ quyền trên khu vực biển Đông hiện là đề tài tranh chấp giữa Trung Quốc, Philiipines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei. Trong sáu tháng qua, căng thẳng tăng vọt vì nhiều sự cố xảy ra trên vùng biển tranh chấp. Cùng thời gian đó, một loạt các báo cáo được các bên đưa ra nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình chung cho vấn đề lãnh thổ chồng chéo trên biển, nhất là tại các vùng thuộc biển Đông được đánh giá giàu nhiên liệu hóa thạch và có tầm quan trọng đối với lĩnh vực hàng hải khu vực.

    Bước phòng vệ chiến lược

    Giữa bối cảnh căng thẳng Trung Quốc - Philippines leo thang, Tổng thống Aquino tháng 9.2011 vừa qua đã có cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh. Chuyến thăm kéo dài năm ngày của ông Aquino quyết liệt bám sát vấn đề tranh chấp trên biển Đông và dừng lại ở cam kết “giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại, tiếp tục duy trì hòa bình, an ninh, ổn định khu vực và một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi.

    Cuối tháng, ngày 27.9, trong cuộc gặp gỡ tại Tokyo, Tổng thống Aquino đã thể hiện sự thiếu tin tưởng với cam kết trên, bằng cách thúc đẩy quan hệ hải quân với Nhật Bản, quốc gia cũng có tên trong vấn đề tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc. Và chỉ một ngày sau đó, Hội nghị quốc phòng ASEAN - Nhật Bản đã diễn ra hôm 28.9 đánh dấu quan hệ ASEAN-Nhật Bản “đã chín muồi từ các cuộc đối thoại mà Nhật Bản thể hiện vai trò hợp tác rõ ràng", theo lời Thứ trưởng Bộ quốc phòng Nhật Bản Kimito Nakae. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Nhật Bản Yasuo Ichikawa cũng ký biên bản ghi nhớ tăng cường hợp tác quốc phòng song phương trong Hội nghị này. Quan trọng nhất là chính phủ Nhật Bản đã nhất trí đề xuất thành lập Diễn đàn hải dương Đông Á nhằm thảo luận các vấn đề an ninh trên biển tại Hội nghị cấp cao EAS 2011 tới đây.

    Cùng quan điểm đa phương hóa vấn đề biển Đông với Philippines và Việt Nam, Nhật Bản kêu gọi sự gia tăng hợp tác từ phía Mỹ và Ấn Độ trong lĩnh vực thăm dò dầu khí và tiền đồn quân sự tại vùng biển này. Dấu hiệu hợp tác mới nhất chính là cuộc gặp gỡ “dầu mỏ” giữa ************* Việt Nam Trương Tấn Sang và người đồng cấp Ấn Độ Manmohan Singh hôm 12.10, với thỏa thuận thăm dò dầu khí giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và ONGC Videsh của Ấn.

    Hoàn toàn có thể đoán trước hành động này của Việt Nam và Ấn Độ đã khiến Trung Quốc “phật lòng”, khi Bắc Kinh cảnh báo chiến lược an ninh năng lượng Ấn Độ đang rơi vào vòng xoáy “cực kỳ nguy hiểm” trên tờ Energy News Trung Quốc.

    Đáp lại lời mời gọi từ ASEAN mạnh mẽ nhất chính là Mỹ. Mỹ khẳng định vai trò và lợi ích “chiến lược” của mình tại khu vực này, lời khẳng định của Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta trong chuyến công du đầu tiên của ông đến châu Á vào cuối tháng 10.2011. Mỹ thống nhất chính sách đối ngoại thúc đẩy chủ nghĩa đa phương để giải quyết tranh chấp của Ngoại trưởng Hillary Clinton và Tổng thống Obama sẽ đem quan điểm này đến với EAS vào ngày 19.11 tại Bali.

    Philippines và Việt Nam đang làm theo những cách thức riêng của mình nhằm thúc đẩy sự có mặt nhiều hơn của Mỹ trong tranh chấp biển Đông. Tuy nhiên, cả hai đều phải cẩn trọng tránh làm sâu sắc thêm căng thẳng: Trung Quốc hiện nay có thể gây ảnh hưởng, thông qua thương mại và đầu tư trong khu vực châu Á – TBD. Với lực lượng yếu thế hơn về kinh tế, Mỹ có thể sẽ không còn là đối trọng với Mỹ tại ASEAN khi tình huống xấu này xảy ra.

    Các thỏa thuận song phương giữa Philippines với Việt Nam, các cam kết thương mại và chiến lược mới của Ấn Độ và Nhật Bản trên biển Đông đều có khả năng khuyến khích tuyên bố chủ quyền của ASEAN. Tuy nhiên, bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự dàn xếp từ phía Mỹ trong các liên minh song phương nội bộ ASEAN, sự can thiệp quá sâu của Nhật và Ấn để kiềm hãm sức mạnh Trung Quốc đều có nguy cơ gây ra những sự đáp trả dữ dội cho Washington từ chính các đồng minh ASEAN của nước Mỹ.

    TUYẾT HẠNH (ASIA TIMES

    http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/...-dang-nong-len-truoc-hoi-nghi-EAS/7286594.epi
  6. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Lại 1 thực phẩm của bọn khựa đây.Bà con vào xem để đề phòng



    “Khi cắn miếng đầu tiên, tôi đã phát hiện miếng tai lợn này nhạt nhẽo, có vị khác lạ, tôi nghi rằng mình đã mua nhầm tai lợn giả”.

    >> Một phụ nữ Việt té lầu chết tại Singapore
    >> Căng thẳng trên biển Đông đang nóng lên trước hội nghị EAS

    Vụ việc vừa được một người đàn ông họ Hoàng ở thành phố Tương Đàm, Hồ Nam, Trung Quốc báo với cơ quan kiểm định an toàn thực phẩm ở địa phương cuối tháng 10, sau khi anh này ăn phải tai lợn mà anh nghi ngờ là đồ giả.
    [​IMG]


    Tai lợn nghi là giả được phát hiện tại Tương Đàm, Hồ Bắc, Trung Quốc.
    Ông Hoàng cho biết, hôm 30.10, mình có mua hơn 1 kg tai lợn tại một khu chợ ở quận Vũ Hồ, Tương Đàm, tổng cộng hết 25 nhân dân tệ. Sau khi chế biến, cắn thử một miếng đã có cảm giác khác lạ “nhạt nhẽo, không có mùi và vị ngọt của thịt, nên không ăn nữa”.

    Và ông Hoàng đã mang số tai lợn này đến Trung tâm kiểm nghiệm ở địa phương để kiểm tra.

    Qua thử nghiệm, nhân viên của trung tâm thấy rằng, phần bì bên ngoài tai dễ bong, cắt dọc tai lợn phát hiện sợi cấu trúc khác lạ so với tai lợn bình thường, không có các hạt chất béo, không có mạch máu trong khi tai lợn bình thường có sụn và lớp mỡ dưới da. Sau đó, một nhân viên thanh tra lấy một miếng nhỏ tai lợn đem đốt thì miếng thịt liền tan chảy và có mùi kiềm

    Được biết, vào hôm 1.11, các nhân viên thị trường của thành phố Tương Đàm đã tiến hành cuộc kiểm tra bất ngờ tại các khu chợ ở địa phương, tiến hành thu giữ tai lợn tại nhiều cửa hàng để kiểm tra.

    Theo Dân Việt
  7. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Giới hạn của quyền lực: Vì sao Trung Quốc là “gã láng giềng xấu tính”?

    Zhu Feng

    Ngày 1-11-2011

    Bắc Kinh: Chính sách “láng giềng tốt” của Trung Quốc đang chịu áp lực chưa từng có; quả thật, họ đang ở thời điểm đen tối nhất kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh tới nay. Gần đây, họ ngày càng xung đột nhiều hơn với các nước láng giềng, hết lần này tới lần khác.

    Từ những tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam và Philippines trên Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam – ND), đến những căng thẳng với Myanmar và Thái Lan, những mối quan hệ đã từng vững chắc, nếu không nói là luôn hữu nghị, giờ đây đã hư hại. Quyết định của Myanmar trong việc xếp lại dự án xây đập Myitsone do Trung Quốc hậu thuẫn đã làm Trung Quốc choáng váng. Tương tự, vụ việc 13 thuyền viên Trung Hoa bị giết trên sông Mekong hồi tháng 10 vừa qua giống như một lời nhắc nhở trần trụi rằng biên giới trên bộ phía nam của Trung Quốc, vốn được mặc định là hòa bình yên ổn, không có vấn đề gì suốt gần 20 năm qua, bây giờ là nơi láng giềng thù địch nhất.

    Người dân và chính quyền Trung Quốc đặc biệt mất tinh thần về vụ thảm sát trên sông Mekong – vụ việc này một lần nữa cho thấy chính quyền bất lực trong việc bảo vệ công dân khỏi bị sát hại ở nước ngoài, bất chấp vị thế mà Trung Quốc mới đạt được trên toàn cầu. Hậu quả là nảy sinh hai câu hỏi bắt buộc phải trả lời: Tại sao các láng giềng của Trung Quốc luôn đi theo hướng bỏ qua lợi ích của Trung Quốc? Và tại sao, bất chấp sự trỗi dậy của Trung Quốc, chính quyền các nước dường như vẫn không thể và ngày càng không thể bảo vệ sinh mạng công dân Trung Quốc cũng như lợi ích thương mại của Trung Quốc ở nước ngoài?

    Băn khoăn của Trung Quốc về hai câu hỏi này tạo nên bầu không khí định hình chính sách của họ. Với việc chính quyền Muammar Gaddafi sụp đổ ở Lybia, các công ty Trung Quốc mất lượng tiền đầu tư trị giá xấp xỉ 20 tỷ USD, mà chính phủ mới của Lybia đã có hàm ý rằng họ không chắc sẽ trả khoản này. Nhiều người Trung Quốc không yên tâm với quyết định của chính quyền sơ tán công dân Trung Quốc khỏi Lybia – họ muốn thấy một nỗ lực táo bạo hơn nhằm bảo vệ tài sản, lợi ích thương mại của nước mình bên đó.

    Tương tự, sự trở mặt sau đó của chính quyền Trung Quốc, một cách khá đột ngột, khi họ công nhận Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp là chính quyền hợp pháp của Lybia, đã làm dấy lên sự coi thường và bỉ báng đáng kể trong nước. Suy cho cùng thì Trung Quốc đã bỏ ra rất nhiều vốn chính trị quý giá để phản đối những cuộc không kích của NATO trong những ngày đầu của cuộc can thiệp, thế mà chỉ để cuối cùng họ quay ra ủng hộ các lực lượng mà NATO đã giúp đưa lên nắm quyền. Chính sách ngoại giao vụ lợi, chạy theo động cơ thương mại của Trung Quốc đã thể hiện rõ nhất sự giả dối của nó.

    Đối với nhiều người Trung Hoa, Libya là một nước xa xôi, ngoài tầm với, do Trung Quốc không đủ sức thể hiện quyền lực tận bên đó. Do vậy, việc bảo vệ các lợi ích thương mại của Trung Quốc cũng là chấp nhận được, chấp nhận một cách miễn cưỡng, nếu không nói là hoàn toàn có thể hiểu được. Nhưng Myanmar và các nước thuộc lưu vực sông Mekong khác vốn được coi là “láng giềng tốt”, và hoàn toàn nằm trong tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, thế nên dân chúng Trung Quốc cực kỳ phẫn nộ trước những nguy cơ đe dọa lợi ích của nước họ tại các quốc gia đó.

    Những lợi ích ấy bao gồm một đường ống dẫn dầu mới nối từ Myanmar sang Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam. Trung Quốc cũng đang thực hiện các dự án “kết nối” – tức là một mạng lưới đường sắt và đường quốc lộ – nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác về kinh tế và xã hội giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Vụ việc đập Myitsone và sông Mekong giờ đây đã phủ một bóng đen lên các dự án này, làm tăng nỗi lo sợ về một thứ phản ứng dây chuyền có thể phá hoại nỗ lực hai mươi năm qua của Trung Quốc nhằm hội nhập sâu hơn vào khu vực.

    Rõ ràng, chính quyền mới ở Myanmar không muốn làm căng thẳng thêm không khí ở khu vực biên giới vốn dĩ đã bất ổn, nơi các nhóm phiến quân lợi dụng dự án xây đập để huy động thêm người ủng hộ. Nỗ lực của chính quyền mới nhằm chia sẻ quyền lực với các lực lượng chính trị tại các khu vực nhạy cảm của Myanmar, qua đó làm suy yếu các lãnh chúa địa phương, rõ ràng là đã góp phần vào quyết định ngừng xây đập.

    Về phần mình, nhà đầu tư của Trung Quốc trong dự án xây đập phụ thuộc quá nhiều vào độ gắn kết trong quan hệ giữa hai nước, và do vậy đã không tính đến những rủi ro về chính trị. Cách ứng xử của họ cũng cho thấy chính quyền (Bắc Kinh) có ý đảm bảo cho sự chính thức áp dụng chủ nghĩa trọng thương, cũng như phản ánh cả tính tự mãn của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc – lực lượng nắm giữ phần lớn đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài. Đinh ninh là chính phủ sẽ hậu thuẫn hoặc bảo lãnh cho mình khi mình thất bại, nên họ có thể tỏ ra rất ung dung.

    Vụ thảm sát trên sông Mekong lại là một câu chuyện khác, một câu chuyện khốc liệt. Dòng sông nối kết 5 quốc gia này từ rất lâu vốn nổi tiếng là nơi hoạt động của những băng đảng tội phạm xuyên quốc gia như buôn ma túy, bài bạc, buôn lậu. Nền kinh tế trỗi dậy của Trung Quốc đã tạo ra mối tương tác ngày càng mạnh mẽ giữa Trung Quốc với những nền kinh tế ngầm ở khu vực sông Mekong. Vụ việc 13 thuyền viên Trung Hoa bị sát hại có liên quan tới khuynh hướng đó. Nhưng Trung Quốc có thể tránh những thảm kịch tương tự, không phải là bằng gồng mình vặn cơ bắp, mà tốt nhất là bằng hành động mở rộng quan hệ hợp tác đa phương, đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia dọc dòng Mekong.

    Câu chuyện Myitsone và Mekong làm nổi bật những mối quan hệ căng thẳng đột ngột giữa Trung Quốc với các láng giềng phía nam của họ. Chính sách láng giềng tốt của Trung Quốc té ra lại đẩy ngoại giao khu vực của Trung Quốc vào những sự vụ chưa từng có tiền lệ (nguyên văn: uncharted waters, tức là những vùng biển chưa có tên trên bản đồ – ND).

    Quả thật, các láng giềng của Trung Quốc sẽ không đáng tin cậy, không đối xử tốt với các lợi ích của Trung Quốc trừ phi và chỉ chừng nào Trung Quốc bắt đầu đem đến những hàng hóa công cộng quan trọng – không chỉ là giá trị thương mại, mà còn cả chính sách điều hành, quản lý tốt trong khu vực, trên cơ sở nhà nước pháp quyền, tôn trọng nhân quyền và tăng trưởng kinh tế khu vực. Nếu không, những đổ vỡ như vụ ngừng xây đập Myitsone và thảm sát trên sông Mekong sẽ còn tái diễn, làm nặng nề thêm cảm giác bị cô lập và lo hãi của người Trung Quốc.

    Zhu Feng là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, Đại học Bắc Kinh.

    Đỗ Quyên dịch từ First Post
  8. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Nga sẽ giao Su-30MK2 cho Việt Nam đúng tiến độ
    Cập nhật lúc :2:26 PM, 03/11/2011
    Tạp chí Kanwa cho biết, 8 chiếc Su-30MK2 (mua năm 2009) và 12 chiếc (mua năm 2010) sẽ được sản xuất và cung cấp cho phía Việt Nam theo đúng kế hoạch.
    (ĐVO) Theo tạp chí này, đến cuối tháng 6/2011, Việt Nam đã nhận 4 chiếc Su-30MK2 trong tổng số 20 chiếc đặt mua trong 2 hợp đồng trước đó.

    Như vậy, còn lại 16 chiếc máy bay Su-30MK2 chưa được bàn giao, và công ty Sukhoi tuyên bố sẽ chuyển giao cho phía Việt Nam trước cuối năm 2011.

    Kanwa cũng dẫn một số nguồn tin thân cận Bộ Quốc phòng Nga cho biết, "theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Việt Nam, ở các máy bay chiến đấu mới Su-30MK2 sẽ có một số thay đổi, trong đó hệ thống chiến đấu của máy bay Su-30MK2 tương tự như hệ thống chiến đấu được lắp trên máy bay Su-30MKM".

    Không quân Việt Nam được trang bị một trong những dòng máy bay Su-27/30 hiện đại nhất trong khu vực ASEAN.
    [​IMG]

    Su-30MK2 đang là máy bay chiến đấu hiện đại nhất trong biên chế của Không quân Việt Nam.

    "Chúng tôi đang xem xét việc mở trung tâm bảo dưỡng Sukhoi ở Việt Nam, và vấn đề này đang được thương lượng", Kanwa dẫn nguồn tin trong ngành CNQP Nga cho biết.

    Việt Nam đã có kinh nghiệm sử dụng các máy báy chiến đấu Su-27SK và có lịch sử lâu dài khai thác máy bay Su-22, nên việc thành lập một trung tâm phục vụ của Sukhoi ở Việt Nam không phải là vấn đề quan trọng", nguồn tin nói. Thông thường, các máy bay Su-30MK2 sẽ được Sukhoi bảo hành một năm, tạp chí Kanwa cho biết.

    Nguồn tin cũng gián tiếp chỉ rõ rằng Việt Nam cần bổ sung thêm máy bay Su-30. Hiện nay, Không quân Việt Nam có 120 chiếc máy bay Su-22 và hơn 100 chiếc MiG-21. Vì vậy, với 20 chiếc Su-30MK2 (đã nhận 4 chiếc), 4 chiếc Su-30MKV và 12 chiếc Su-27SK/UBK là chưa đủ để đáp ứng cho nhu cầu "tiến thẳng lên hiện đại" của Không quân Việt Nam.

    Nguồn tin cũng nói thêm rằng, "chúng tôi đang kêu gọi các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam mua các biến thể nâng cấp tốt hơn so với máy bay Su-30MK2 và vì Sukhoi đang có kế hoạch xuất khẩu Su-35, nên số lượng các máy bay Su-30MK2 xuất khẩu sẽ được giảm dần, và để tiết kiệm chi phí cho dây truyền sản xuất".

    So với máy bay Su-30MK2 được trang bị cho Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia (cũng như Nga và Venezuela), Su-30MKI được sản xuất cho Ấn Độ, Algeria và Malaysia có khả năng thực hiện được nhiều nhiệm vụ hơn.

    >> Su–30 MKI sẽ được nâng cấp lên 'chuẩn' tàng hình
    >> Nga chuyển giao cho Việt Nam 4 phi cơ Su-30MK2
    >> Su-30MK2, 'ông hoàng' của Không quân Việt Nam

    >> Phi công ASEAN thăm căn cứ Không quân Việt Nam
    >> Việt Nam minh bạch với thế giới các hợp đồng quốc phòng
    >> Những cánh bay canh trời phía Nam
    >> Chuyện chưa kể về việc đào tạo phi công Việt Nam
    >> Dũng cảm cứu máy bay ở Trường Sa

    Phạm Thái (theo Kanwa)
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Căng thẳng trên biển Đông đang nóng lên trước hội nghị EAS



    (11/3/2011 1:53:46 PM) Hội nghị cấp cao EAS sẽ diễn ra vào giữa tháng 11 tại Bali, Indonesia đánh dấu lần đầu tiên có mặt của hai thế lực: Mỹ và Nga. Những căng thẳng trên biển Đông được dự đoán sẽ trở thành tiêu điểm chính tại các cuộc họp đa phương lần này gồm nhiều nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Mỹ Obama.



    [​IMG]

    Hội nghị cấp cao EAS tối đây (diễn ratại Indonesia) sẽ có sự tham gia của Mỹ và Nga. Ảnh: Reuters

    Trong những tháng gần đây, Philippines và Việt Nam đã thực hiện con đường ngoại giao hai chiều, bằng cách một mặt tăng cường quan hệ với các đối thủ truyền thống của Trung Quốc, như Nhật Bản, Ấn Độ, một mặt vẫn duy trì đối thoại và quan hệ thương mại với Bắc Kinh.

    Đồng thời, hai quốc gia ASEAN này còn nỗ lực đẩy mạnh các quan hệ an ninh song phương trước sự trỗi dậy mạnh mẽ sức mạnh hải quân của Trung Quốc. Cụ thể vào ngày 27.10, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã ký một số thỏa thuận hàng hải với người đồng cấp của Việt Nam, ************* Trương Tấn Sang, bao gồm: thỏa thuận hải quân chia sẻ thông tin, ứng phó thiên tai, ngăn chặn buôn lậu, hải tặc và bảo vệ các nguồn tài nguyên biển trên biển Đông.

    Bằng cách tham gia nhiều lực lượng, Philippines và Việt Nam hướng đến mục đích tăng cường đòn bẩy đàm phán trực tiếp với Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh luôn nhấn mạnh tuyên bố ưu tiên của mình là theo đuổi các thỏa thuận song phương với các nguyên đơn nhỏ hơn. Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN Tổng Tiểu Linh tuyên bố các tranh chấp thuộc địa phải được giải quyết trong “khuôn khổ song phương” và bác bỏ ý kiến đa phương hóa mâu thuẫn khu vực.

    Tại Diễn đàn khu vực ASEAN 18 tổ chức vào tháng 7.2011, bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì và những người đồng cấp đã đồng ý thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC). Tuy có nhiều điều khoản ràng buộc nhưng phía Philiipines cho rằng DOC vẫn không đủ để giải quyết căng thẳng biển Đông. Việt Nam cũng cùng quan điểm trên khi đề cao vai trò của các diễn đàn đa phương trong hội nghị sắp tới tại Indonesia.

    Chủ quyền trên khu vực biển Đông hiện là đề tài tranh chấp giữa Trung Quốc, Philiipines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei. Trong sáu tháng qua, căng thẳng tăng vọt vì nhiều sự cố xảy ra trên vùng biển tranh chấp. Cùng thời gian đó, một loạt các báo cáo được các bên đưa ra nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình chung cho vấn đề lãnh thổ chồng chéo trên biển, nhất là tại các vùng thuộc biển Đông được đánh giá giàu nhiên liệu hóa thạch và có tầm quan trọng đối với lĩnh vực hàng hải khu vực.

    Bước phòng vệ chiến lược

    Giữa bối cảnh căng thẳng Trung Quốc - Philippines leo thang, Tổng thống Aquino tháng 9.2011 vừa qua đã có cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh. Chuyến thăm kéo dài năm ngày của ông Aquino quyết liệt bám sát vấn đề tranh chấp trên biển Đông và dừng lại ở cam kết “giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại, tiếp tục duy trì hòa bình, an ninh, ổn định khu vực và một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi.

    Cuối tháng, ngày 27.9, trong cuộc gặp gỡ tại Tokyo, Tổng thống Aquino đã thể hiện sự thiếu tin tưởng với cam kết trên, bằng cách thúc đẩy quan hệ hải quân với Nhật Bản, quốc gia cũng có tên trong vấn đề tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc. Và chỉ một ngày sau đó, Hội nghị quốc phòng ASEAN - Nhật Bản đã diễn ra hôm 28.9 đánh dấu quan hệ ASEAN-Nhật Bản “đã chín muồi từ các cuộc đối thoại mà Nhật Bản thể hiện vai trò hợp tác rõ ràng", theo lời Thứ trưởng Bộ quốc phòng Nhật Bản Kimito Nakae. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Nhật Bản Yasuo Ichikawa cũng ký biên bản ghi nhớ tăng cường hợp tác quốc phòng song phương trong Hội nghị này. Quan trọng nhất là chính phủ Nhật Bản đã nhất trí đề xuất thành lập Diễn đàn hải dương Đông Á nhằm thảo luận các vấn đề an ninh trên biển tại Hội nghị cấp cao EAS 2011 tới đây.

    Cùng quan điểm đa phương hóa vấn đề biển Đông với Philippines và Việt Nam, Nhật Bản kêu gọi sự gia tăng hợp tác từ phía Mỹ và Ấn Độ trong lĩnh vực thăm dò dầu khí và tiền đồn quân sự tại vùng biển này. Dấu hiệu hợp tác mới nhất chính là cuộc gặp gỡ “dầu mỏ” giữa ************* Việt Nam Trương Tấn Sang và người đồng cấp Ấn Độ Manmohan Singh hôm 12.10, với thỏa thuận thăm dò dầu khí giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và ONGC Videsh của Ấn.

    Hoàn toàn có thể đoán trước hành động này của Việt Nam và Ấn Độ đã khiến Trung Quốc “phật lòng”, khi Bắc Kinh cảnh báo chiến lược an ninh năng lượng Ấn Độ đang rơi vào vòng xoáy “cực kỳ nguy hiểm” trên tờ Energy News Trung Quốc.

    Đáp lại lời mời gọi từ ASEAN mạnh mẽ nhất chính là Mỹ. Mỹ khẳng định vai trò và lợi ích “chiến lược” của mình tại khu vực này, lời khẳng định của Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta trong chuyến công du đầu tiên của ông đến châu Á vào cuối tháng 10.2011. Mỹ thống nhất chính sách đối ngoại thúc đẩy chủ nghĩa đa phương để giải quyết tranh chấp của Ngoại trưởng Hillary Clinton và Tổng thống Obama sẽ đem quan điểm này đến với EAS vào ngày 19.11 tại Bali.

    Philippines và Việt Nam đang làm theo những cách thức riêng của mình nhằm thúc đẩy sự có mặt nhiều hơn của Mỹ trong tranh chấp biển Đông. Tuy nhiên, cả hai đều phải cẩn trọng tránh làm sâu sắc thêm căng thẳng: Trung Quốc hiện nay có thể gây ảnh hưởng, thông qua thương mại và đầu tư trong khu vực châu Á – TBD. Với lực lượng yếu thế hơn về kinh tế, Mỹ có thể sẽ không còn là đối trọng với Mỹ tại ASEAN khi tình huống xấu này xảy ra.

    Các thỏa thuận song phương giữa Philippines với Việt Nam, các cam kết thương mại và chiến lược mới của Ấn Độ và Nhật Bản trên biển Đông đều có khả năng khuyến khích tuyên bố chủ quyền của ASEAN. Tuy nhiên, bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự dàn xếp từ phía Mỹ trong các liên minh song phương nội bộ ASEAN, sự can thiệp quá sâu của Nhật và Ấn để kiềm hãm sức mạnh Trung Quốc đều có nguy cơ gây ra những sự đáp trả dữ dội cho Washington từ chính các đồng minh ASEAN của nước Mỹ.

    Tuyết Hạnh/Theo Asia Times - Sgtt
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Nga khởi đóng 2 tàu ngầm lớp Kilo 636



    (11/2/2011 2:48:14 PM) Nhà máy đóng tàu Sevmash của Nga sẽ tiếp tục đóng thêm 2 tàu ngầm lớp Kilo 636, bắt đầu vào tháng 3/2012. Phó Giám đốc của Công ty Cổ phần đóng tàu Sevmash, ông Mikhail Budnichenko cho biết: "Công ty đang đàm phán về hợp đồng này và đang chuẩn bị cho công việc bắt đầu đóng 2 tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo 636, bắt đầu từ tháng 3/2012".



    >> Báo nước ngoài: Vũ khí mới của Việt Nam vượt các nước trong khu vực


    [​IMG]Một tàu ngầm lớp Kilo.

    Là đối tác truyền thống với Nga, Việt Nam đã ký một hợp đồng mua 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo 636 của Nga từ năm 2009. Không chỉ vậy, Nga hứa sẽ giúp Việt Nam xây dựng căn cứ cho các tàu ngầm này và một cơ sở sửa chữa bảo trì cùng với đào tạo đội ngũ thủy thủ để vận hành các tàu ngầm hiện đại này cho Hải quân Việt Nam.

    Theo đó, tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên sẽ được phía Nga cung cấp cho Việt Nam vào năm 2014.

    Các tàu ngầm lớp Kilo thường được NATO mệnh danh là "hố đen" do khả năng "thoát ẩn thoát hiện hiện" của nó và được đánh giá là loại tàu ngầm diesel-điện êm nhất thế giới.

    Tàu ngầm Kilo được thiết kế với sứ mệnh chống ngầm chống tàu nổi và còn chống cả máy bay bay thấp, đồng thời tàu còn có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra.

    Tàu ngầm lớp kilo có lượng giãn nước từ 3.000-3.950 tấn (với tải trọng tối đa), hoạt động ở độ sâu trung bình là 240 m và có thể lặn sâu tối đa 300 m. Tàu có tầm hoạt động 6.000 - 7.500 hải lý (khi chạy ở tốc độ 7 hải lý/h), thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn 52 người.

    Vũ khí của tàu bao gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ nòng 533 mm, tên lửa chống tàu Club-S (chỉ có ở một số biến thể), 24 quả mìn, 8 tên lửa phòng không 9K34 Strela-3 hoặc 8 tên lửa 9K38 Igla.

    Ngoài ra, như ghi nhận của ông Budnichenko, Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport cùng với Sevmash đang đàm phán với đối tác nước ngoài để xây dựng một nhà máy đóng tàu ngầm diesel-điện Kilo 636. Tuy nhiên, ông Budnichenko không tiết lộ chi tiết về đối tác nước ngoài này.




    Thanh Dung (theo Sevmash/baodativet)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này