Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 10- Biển Đông - Ngôi nhà chung của chúng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoatimbanglang, 19/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3875 người đang online, trong đó có 228 thành viên. 06:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43526 lượt đọc và 1115 bài trả lời
  1. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Bất kể báo cáo của IAEA về chương hạt nhân của Iran cho ra kết quả thế nào, thì việc tấn công quân sự nhằm vào Iran khó có thể xảy ra.


    Theo Washington Post, bản báo cáo dự kiến được IAEA công bố vào ngày hôm nay, 8/11/2011, chậm nhất là 9/11/2011. Theo đó, thông tin IAEA thu thập khẳng định: Iran có đủ khả năng thiết kế và sản xuất thiết bị nổ hạt nhân, sử dụng uranium làm giàu. Tuy nhiên, IAEA cũng cho biết các nhà lãnh đạo Iran chưa quyết định có sản xuất vũ khí hạt nhân hay không.

    Nhận định trên của IAEA được giới phân tích chính trị cho là “an toàn và có sự cân nhắc kỹ càng”, bởi một khi chiến tranh Iran nổ ra, báo cáo của IAEA giữ vai trò “mở đường” cho cuộc can thiệp quân sự. Và IAEA không hề mong muốn đóng vai trò này.

    Năm 2003, chính quyền Mỹ của cựu tổng thống George Bush đã tấn công Iraq vì “nguồn tin tình báo” cho rằng chính quyền Saddam Hussein sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tuy nhiên, suốt 8 năm sau đó, Mỹ cũng như IAEA không tìm thấy bất cứ một quả bom hạt nhân nào ở Iraq.
    [​IMG] Chương trình làm giàu aranium của Iran sẽ tiếp tục là chủ đề nóng bỏng. Nga và Trung Quốc đã kêu gọi ông Yukia Amano, giám đốc IAEA, tạm hoãn công bố báo cáo về chương trình hạt nhân của Iran với lý do “những thông tin như vậy chỉ làm rắc rối thêm tình hình”.

    Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định: “Tấn công Iran sẽ là sai lầm nghiêm trọng với những hậu quả khôn lường. Can thiệp quân sự chỉ làm gia tăng thương vong và cơ cực cho dân thường”.

    Theo Ngoại trưởng Nga, việc sử dụng vũ lực chỉ nên được áp dụng trong các trường hợp đã được nêu rõ trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, đó là khi phải tự vệ trước một cuộc tấn công vũ trang, hoặc khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đưa ra quyết định liên quan.

    Cùng quan điểm với Moscow, Ngoại trưởng Pháp, ông Alain Juppe cũng cho rằng các cuộc tấn công quân sự nhằm vào chương trình hạt nhân của Iran có thể gây mất ổn định cho toàn bộ khu vực.

    Phát biểu trên kênh phát thanh Châu Âu I, ông Juppe cho biết: “Chúng ta vẫn có thể tăng cường các biện pháp trừng phạt để gây sức ép lên Iran và chúng tôi sẽ tiếp tục đi theo hướng này bởi việc can thiệp quân sự có thể tạo ra một tình thế bất ổn hoàn toàn ở khu vực”.

    Trước đó, ngày 3/11, phát biểu tại một cuộc họp báo ở Brussels, Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen khẳng định NATO không có ý định can thiệp vào Iran và với tư cách là một liên minh, NATO sẽ tham gia vào vấn đề hạt nhân của Iran.

    NATO ủng hộ những nỗ lực quốc tế nhằm tìm kiếm các giải pháp chính trị và ngoại giao cho vấn đề Iran; kêu gọi các nhà lãnh đạo Iran tôn trọng các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và chấm dứt việc làm giàu uranium.

    Việc Nga, Trung Quốc, Pháp và NATO đồng thời lên tiếng phản đối cuộc tấn công vào lãnh thổ Iran sẽ có tác động tới nội dung bản báo cáo của IAEA tới đây, cũng như gián tiếp làm hạ nhiệt “những cái đầu nóng” của chính quyền Tel Aviv.

    Như vậy, bất kể báo cáo của IAEA cho ra kết quả thế nào thì Mỹ và Israel sẽ vấp phải nhiều khó khăn để tìm kiếm sự ủng hộ từ phía Nga, Trung Quốc và Pháp nhằm đưa ra nghị quyết đưa vấn đề của Iran lên Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc như đã từng xảy ra năm 2006.

    Ngoài ra, năm 2012 sẽ diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, kế hoạch Mỹ rút quân khỏi chiến trường Afghanistan, Iraq… cũng là những yếu tố chi phối khiến Mỹ khó có thể hỗ trợ Israel tiến hành một cuộc can thiệp quân sự quy mô vào Iran tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường.

    Theo các chuyên gia phân tích chính trị, một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Iran nếu xảy ra, sẽ kích động Iran và đồng minh trong khu vực thực hiện các biện pháp trả đũa ồ ạt tại vùng Vịnh, làm gián đoạn các tuyến hàng hải và các nguồn cung cấp dầu khí tới các thị trường thế giới, đẩy Trung Đông và nền kinh tế toàn cầu vào khủng hoảng.

    >> Tấn công Iran: Mỹ quyết, Israel đánh
    >> Iran từ chối lập đường dây nóng với Mỹ
    >> Hải quân Iran có thực sự mạnh?




  2. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Chơi kiểu con nhà nghèo !!!

    Pechora-2M là sự lựa chọn hợp lý cho phòng không tầm thấp đến trung của các quốc gia có ngân sách quốc phòng hạn chế như Việt Nam.


    Tag: hệ thống, mục tiêu, phòng không, nâng cấp, việt nam, tên lửa đối không, tác chiến điện tử, dẫn hướng, biến thể, khẩu đội, lá chắn thép, phân mảnh, đồng hồ số, snr-125 low blow, ảnh:ausairpower ở pechora2m, p-15 flat face
    (ĐVO) Hệ thống S-125 Pechora (NATO định danh là SA-3 GOA) vốn là hệ thống tên lửa đối không được sản xuất dưới thời Liên Xô, nhằm bổ sung cho tên lửa đối không SA-2. Hệ thống tầm bắn hiệu quả từ 3,5-30km, tầm cao hiệu quả từ 100-18000 m, được trang bị đầu đạn phân mảnh với hơn 4.500 mảnh nhỏ.

    SA-3 được điều khiển dựa vào radar cảnh giới và bám bắt mục tiêu P-15 Flat Face, tầm hoạt động 250km, radar điều khiển hỏa lực SNR-125 tầm hoạt động 110km, radar đo độ cao PRV-11, với độ cao tối đa đo được là 32km.

    SA-3 được trang bị bệ phóng bán cố định với 4 tên lửa/bệ, tuy nhiên, hệ thống có thời gian triển khai và thu hồi khá chậm khoảng 2-3 giờ đồng hồ.
    [​IMG] Pechora -2M được trang bị trên khung gầm xe tải với khả năng cơ động cao. Ảnh: Ausairpower
    Bước vào thập niên 1980, SA-3 trở nên lạc hậu và không còn đáp ứng được các điều kiện chiến tranh hiện đại. Hệ thống radar với máy tính điều khiển analogue dễ bị tổn thương trong môi trường tác chiến điện tử mạnh, bên cạnh đó, bệ phóng bán cố định trở thành thành mồi ngon cho tên lửa đối phương.

    Tại Nga, SA-3 đã được thay thế bằng các hệ thống phòng không hiện đại khác như SA-11, S-300PMU1/2, S-400… Tuy nhiên, đây vẫn là hệ thống tên lửa đối không chủ lực của rất nhiều quốc gia khác trên thế giới như Ai Cập, Việt Nam, Ấn Độ, Syria, Triều Tiên, Cuba và Iraq.
    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa đối không Pechora-2M khai hỏa Ảnh: Ausairpower ​
    Sự lựa chọn hợp lý

    Nhận thấy được vai trò của tên lửa SA-3 đối với các quốc gia nói trên, Nga quyết định giới thiệu chương trình nâng cấp.

    So với các biến thể trước đó, Pechora-2M, biến thể nâng cấp mạnh nhất, đã khắc phục được gần hết các nhược điểm cố hữu, nâng cao đáng kể sức mạnh chiến đấu hệ thống, đối phó hiệu quả với nhiều mối đe dọa khác nhau trong môi trường tác chiến điện tử mạnh.

    Trong điều kiện ngân sách quốc phòng Việt Nam còn eo hẹp, việc lựa chọn gói nâng cấp Pechora-2M là sự lựa chọn hợp lý trong việc đảm bảo khả năng phòng không của đất nước trong tình hình mới. Theo công bố, gói nâng cấp Pechora lên chuẩn Pechora-2M có kinh phí dự kiến là 150 triệu USD.
    [​IMG] Phòng điều khiển Pechora-2M được trang bị các thiết bị điện tử hiện đại Ảnh: Ausairpower
    Đặc điểm kỹ chiến thuật của Pechora-2M

    Bệ phóng tên lửa của hệ thống được thiết kế trên khung gầm xe MZKT-8022 với 2 tên lửa/bệ để tăng khả năng cơ động cũng như giảm thời gian triển khai và thu hồi từ 2-3 giờ xuống còn từ 20-30 phút. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong tác chiến hiện đại, khả năng cơ động cao sẽ tránh được các đòn phản công của đối phương.

    Pechora-2M sử dụng đạn tên lửa nâng cấp 5V27D và 5V27DE với ngòi nổ vô tuyến và đầu đạn phân mảnh mới, được dẫn đường kỷ thuật số và bổ sung kênh truyền hình (TV) và ảnh nhiệt, có thể tấn công mục tiêu trong môi trường tác chiến điện tử mạnh. Theo công bố, tên lửa mới có khả năng tiêu diệt máy bay F-16 ở cự ly 30km và các mục tiêu lớn hơn ở cự ly 35km, với tầm cao lên đến 20km. Xác xuất tiêu diệt mục tiêu của tên lửa đạt đến 98%.

    Ở biến thể hiện đại hóa này, các máy tính analogue của Pechora-2M được số hóa, nâng cấp khả năng kháng nhiễu chủ động và thụ động. Hiệu suất hoạt động của các hệ thống điện tử tăng lên đến 50% so với hệ thống cũ với năng tự động hóa rất cao.

    Radar điều khiển hỏa lực SNR-125 Low Blow nâng cấp với angten UNV-2M mới, cung cấp 2 kênh dẫn hướng riêng biệt cho 4 tên lửa tấn công 2 mục tiêu cùng lúc. Ngoài ra, việc bổ sung thêm kênh dẫn hướng TV và kênh ảnh nhiệt nâng cao khả năng theo dõi và tiêu diệt mục tiêu, cho phép phóng tên lửa tấn công trong trường hợp mất liên lạc với radar điều khiển hỏa lực.
    [​IMG] Radar SNR-125 Low Blow nâng cấp cung cấp kênh dẫn hướng tân công 2 mục tiêu cùng lúc Ảnh:Ausairpower
    Ở Pechora-2M, buồng chỉ huy được trang bị màn hình LCD đa chức năng thay cho các đồng hồ số của biến thể cũ, hiển thị đầy đủ các thông số về mục tiêu như độ cao, tốc độ, góc phương vị, tọa độ mục tiêu và quản lý giao diện vũ khí. Khả năng gắn kết giữa các khẩu đội được nâng cao nhờ hệ thống liên lạc vệ tinh mới.

    Một khẩu đội Pechora-2M được trang bị 8 xe phóng có khả năng quản lý 16 mục tiêu trên không. Hệ thống được thiết kế để bảo vệ các trung tâm hành chính, căn cứ quân sự trước cuộc tấn công đường không của máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, máy bay không người lái và cả máy bay tàng hình.

    Cùng với hệ thống chiến đấu, Nga còn cung cấp hệ thống mô phỏng đào tạo cho phép kíp trắc thủ thực hiện các bài tập mô phỏng không chiến từ đơn giản đến phức tạp, nâng cao khả năng sử dụng thành thạo trang thiết bị, giảm thời gian sử dụng trực tiếp đến thiết bị, qua đó hạn chế các hỏng hóc trong quá trình huấn luyện, nâng cao tuổi thọ cho hệ thống.





    Đọc thêm: http://tin.soha.vn/bao/pechora_2m_su_lua_chon_hop_ly_cua_viet_nam-kKPJM8LTQ.htm#ixzz1dF4QPhvW
  3. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Cảnh giác với Khựa !!!:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd

    Nga sẽ tăng cường lực lượng tàu ngầm hoạt động ở khu vực xung quanh đường biển phía Bắc, RIA Nosvosti dẫn lời của Thủ tướng Nga Vladimir Putin hôm 8/11.


    Tag: tàu ngầm, đại tây dương, Phía Bắc, nga vladimir putin, thái bình dương, nga, tăng cường lực lượng, liên bang nga, tuyến đường biển, vùng bắc cực, ria nosvosti
    (ĐVO) "Chúng tôi sẽ xây dựng lực lượng tàu ngầm của chúng tôi để đảm bảm an ninh của đất nước ở khu vực bờ biển phía Bắc", Thủ tướng Putin nói.

    Đường biển phía Bắc là một trong những tuyến đường vận tải được Nga ưu tiên đảm bảo an ninh vì lợi ích của quốc gia.

    "Chúng tôi sẽ thiết lập một mạng lưới các cở sở hỗ trợ tàu ngầm dọc theo tuyến đường biển phía Bắc, nơi có các đơn vị khắc phục sự cố của Bộ Quốc phòng sẽ được triển khai để phản ứng kịp thời và hiệu quả trước bất kỳ diễn biến bất thường nào xảy ra dọc theo tuyến đường này", Thủ tướng Putin nói.
    [​IMG] Nga sẽ tăng cường lực lượng tàu ngầm hoạt động ở vùng biển phía Bắc để đảm bảo an ninh của nước này.
    Cơ quan biên phòng Liên Bang Nga trong tháng 3/2011 cho biết, đã lên kế hoạch thiết lập mạng lưới giám sát ở Bắc cực, từ đảo Novaya Zemlya đến Wrangel để đảm bảo kiểm soát hiệu quả vùng Bắc cực.

    Tuyến đường biển phía Bắc là đường vận chuyển từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương, chạy dọc theo bờ biển Bắc Cực của Nga từ Murmansk trên biển Barents, dọc theo Siberia đến eo biển Bering và Viễn Đông.



    Theo quocphong.baodatviet.vn
  4. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Pháp Luân Công lại thiền tập thể ở Hà Nội

    Cập nhật: 11:25 GMT - thứ ba, 8 tháng 11, 2011
    Facebook
    Twitter
    Gửi cho bạn bè
    In trang này

    Đây là lần thứ ba các học viên thiền trước cơ quan ngoại giao của Trung Quốc
    Khoảng 30 học viên Pháp Luân Công đã bị ******* bắt khi tọa thiền tập thể lần thứ ba trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội vào sáng 08/11.
    Được biết hiện tại những người này đã được đưa tới Trung tâm lưu trú Lộc Hà ở Huyện Đông Anh và tới cuối giờ chiều vẫn còn chưa được thả.
    Anh Trần Hiếu, một học viên Pháp Luân Công cũng có mặt trong buổi tọa thiền, nói với BBC rằng hôm 07/11 nhóm này đã gửi "đơn lên chính quyền để xin phép ngồi thiền thỉnh nguyện ôn hòa trước ĐSQ Trung Quốc trên phố Hoàng Diệu vào lúc 8h30 sáng ngày 08/11".
    "Nội dung hoạt động này, cũng như các lần trước, là để đòi nhà cầm quyền Bắc Kinh chấm dứt bức hại phong trào Pháp Luân Công và yêu cầu chính quyền Việt Nam thả hai đồng môn của chúng tôi (hai ông Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành) ngay lập tức."
    Sau một số lần hoãn, hai ông Trung và Thành sẽ phải ra tòa ngày 10/11 tại Hà Nội tới vì tội 'Đưa trái phép thông tin trên mạng viễn thông'.
    Anh Hiếu thuật lại rằng khi các học viên tới vườn hoa Lenin đối diện ĐSQ Trung Quốc vào khoảng 8h sáng, họ đã thấy ******* mặc thường phục có mặt tại đó "để quan sát".
    "Chừng 8h20, bắt đầu có ******* mặc sắc phục cùng hai xe tải tới, chặn hai đầu vườn hoa."
    Tuy nhiên, nhóm học viên Pháp Luân Công gồm 30 người mặc đồng phục áo vàng vẫn bắt đầu cuộc tọa thiền, kéo dài chừng hơn một tiếng đồng hồ.
    Anh Hiếu kể: "Tới 9h30 thì cảnh sát huy động ba xe khách nhỏ và một người mang loa tới yêu cầu mọi người giải tán. Khoảng 9h45 họ xông vào khiêng hết các học viên đang ngồi lên xe khách chở đi".
    Đây là lần thứ ba kể từ hôm 31/10 các học viên Pháp Luân Công tọa thiền trước sứ quán Trung Quốc với các yêu sách như đã nói. Cuộc tọa thiền này dường như đông người tham gia hơn cả.
    Trước đó, Pháp Luân Công cũng tọa thiền trước lãnh sự quán Trung Quốc tại TP Hồ Chí Minh hôm 06/10.
    Chính quyền làm gì?
    Cho tới nay, phản ứng của chính quyền ở cả hai thành phố chỉ là giải tán đám đông, đưa một số học viên về đồn ******* để tra hỏi và khuyên nhủ không nên tham gia các hoạt động tương tự trong tương lai.
    Theo anh Trần Hiếu, các học viên 'chỉ tọa thiền một cách ôn hòa, không cản trở đi lại và cũng không gây ra bất cứ tiếng ồn nào'.
    "Bởi vậy cũng khó cho chính quyền nếu như họ muốn xử lý theo đúng luật pháp, vì các buổi tọa thiền không hề gây rối trật tự công cộng."
    Hiện chưa thể nói liệu Pháp Luân Công có tiếp tục hoạt động này hay không.
    Ngày thứ Năm 10/11, học viên Pháp Luân Công Vũ Đức Trung và anh rể ông, ông Lê Văn Thành, sẽ ra tòa Hà Nội để xử tội 'Đưa trái phép thông tin trên mạng viễn thông'.
    Phiên tòa xử hai ông Trung và Thành hôm 06/10 bị hoãn, nhưng một số học viên đã ngồi thiền trước LSQ Trung Quốc một tiếng đồng hồ vào hôm đó để bày tỏ ủng hộ.
    Hai ông Trung và Thành đã bị bắt khẩn cấp ngày 10/06/2010 vì cáo buộc vi phạm điều 226 ‘đưa lên mạng những thông tin trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng’.
    Cục Tần số Vô tuyến điện Bộ Thông tin và Truyền thông đã thu giữ ba hệ thống máy phát sóng và các phương tiện kỹ thuật "phục vụ việc phát sóng trái phép" đặt tại hai địa chỉ ở ngoại thành Hà Nội.
    Cáo trạng của Viện Kiểm sát nói qua quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã xác định rằng vào khoảng giữa năm 2007, ông Trung "trở thành hội viên một môn phái bị cấm tại nước ngoài".
    Theo Viện Kiểm sát, việc phát sóng đã được thực hiện từ tháng 4/2009 cho đến khi bị phát hiện là tháng 6/2010 với thời lượng từ 5h đến 23h hàng ngày.
    Các học viên Pháp Luân Công ở Việt Nam cáo buộc chính quyền trong nước đã bắt hai ông 'dưới áp lực của Trung Quốc'.
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trung Quốc cũng bắt tàu cho tàu lên phía Bắc cực khả năng cạnh tranh trực diện Nga là hiện hữu
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Khả năng tấn công Iran là 90% , đây ngoài câu chuyện sống còn của người Do thai nó còn gúip giữ vững vị thế đôla Mỹ , giúp giảm bớt cán cân chênh lệch cho Mỹ và châu Âu
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Vì sao chính quyền dẹp , cái lý ở đây là VN không phải là a tòng đi theo họ ủng hộ họ hay bất cứ một nhóm nào chống phá Trung Quốc mà họ buộc phải theo VN theo nguyên tắc nhập gia phải tuỳ tục và làm theo chủ trương của VN , đây là nguyên tắc nhất quán rồi ;))
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    GÓC NHÌN:
    5 tình huống khi xảy ra chiến tranh hạt nhân Trung Quốc - Mỹ

    Thứ ba 08/11/2011 08:28
    (GDVN) - Xung đột biển Đông, xung đột hai miền Triều Tiên, xung đột Trung-Nhật, Trung-Ấn... đều có thể xảy ra chiến tranh hạt nhân Trung-Mỹ.

    Trang mạng “Tuần san Đại Tây Dương” đăng bài “5 tình huống có thể gây ra chiến tranh hạt nhân ngoài ý muốn giữa Mỹ-Trung” của tác giả Marx Fisher, phó tổng biên tập của tạp chí.
    Một bản báo cáo của Hãng An ninh Hoàn cầu và Tổ chức “Sáng kiến vũ khí hạt nhân” cho biết, sau nhiều năm đối thoại bí mật nhưng không có kết quả, Mỹ và Trung Quốc vẫn không thể hiểu được chính sách vũ khí hạt nhân của nhau.

    Mỹ và Trung Quốc đều không có bất cứ sự hứng thú nào đối với các cuộc chiến tranh tấn công lẫn nhau với bất kỳ loại hình nào (chiến tranh hạt nhân hoặc chiến tranh phi hạt nhân). Ngược lại, nguy cơ lớn hơn là bùng phát chiến tranh ngoài ý muốn.

    [​IMG]Năm 1952, Mỹ thử nghiệm bom khinh khí (bom hy-đrô) đầu tiên ở Eniwetok khu vực tây bắc quần đảo Marshall ở Tây Thái Bình Dương. Trong hình là đám mây hình nấm do bom khinh khí nổ.
    Mỹ và Trung Quốc bị cuốn vào cuộc chiến tranh mang tính ác mộng ngoài ý muốn có thể xảy ra với nhiều tình huống khác nhau, dưới đây là 5 tình huống dễ xảy ra nhất:
    1. Trung Quốc hoặc Philippines chiếm đóng một hòn đảo tranh chấp nào đó
    Ở đây có rất nhiều hòn đảo hoặc có tài nguyên phong phú, hoặc có ý nghĩa to lớn trong việc kiểm soát biển Đông (một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất thế giới), hoặc có hai tác dụng trên. Cuối cùng ai sở hữu những hòn đảo nào cũng hoàn toàn không rõ ràng.
    Mỹ nỗ lực xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp để các nước khu vực xung quanh Thái Bình Dương có thể giải quyết hòa bình xung đột các đảo tranh chấp. Nhưng, sự bất ổn, lòng tham hoặc chính trị nội bộ luôn có thể thúc đẩy một trong 3 nước Trung Quốc, Mỹ, Philippinese hành động liều lĩnh.
    Nếu xung đột Trung Quốc-Philippinese leo thang một cách nhanh chóng và không thể dự đoán, Philippinese có thể sẽ nhắc nhở Mỹ, giữa họ đã ký hiệp ước phòng thủ chung. Mối đe dọa của chiến tranh Trung Quốc-Philippinese cũng do đó có thể biến thành mối đe dọa của chiến tranh Trung-Mỹ.
    2. Chiến tranh hai miền Triều Tiên
    Mặc dù tất cả bắt đầu như thế nào, Trung Quốc có khả năng cảm thấy mình cần can thiệp. Cho dù thế nào, Trung Quốc đột nhiên triển khai hàng trăm nghìn quân ở hướng bán đảo Triều Tiên sẽ làm cho Seoul và Tokyo hoảng sợ, không thể dự đoán những gì có thể xảy ra tiếp theo.

    Điều này hầu như cũng tương tự như chiến tranh hai miền Triều Tiên trong thập niên 50 của thế kỷ trước đã diễn biến thành chiến tranh Mỹ-Trung.
    Nếu tình hình này tiếp tục xảy ra, vũ khí hạt nhân và sự tồn tại bất định của hạt nhân (Mỹ đã đưa Hàn Quốc vào cái “ô bảo vệ” hạt nhân của họ) sẽ chỉ làm cho tình hình càng thêm rối ren.

    [​IMG]Nếu căng thẳng biển Đông mất kiểm soát dẫn đến xung đột, Mỹ có thể dùng tư cách trọng tài để can thiệp
    3. Xung đột trên biển Trung - Nhật leo thang
    Năm 2010, Nhật Bản đã bắt giữ thuyền trưởng một tàu cá Trung Quốc tiến quá gần Nhật Bản. Phản ứng đối với vấn đề này của Trung Quốc rất kịch liệt, đến nỗi Nhật Bản sau đó đã tổ chức tập trận quy mô lớn, giả định trường hợp Trung Quốc có khả năng xâm phạm các hòn đảo tây nam.
    Không khó tưởng tượng, những sự cố tương tự có thể từng bước leo thang và cuối cùng mất kiểm soát. Mà Nhật Bản giống với Hàn Quốc, đã chính thức đặt dưới cái ô bảo vệ hạt nhân của Mỹ. Phải chăng Nhật Bản cho rằng họ có vũ khí hạt nhân của Mỹ làm hậu thuẫn? Phải chăng Mỹ sẽ thổi phồng mong muốn vì Nhật Bản mà sử dụng vũ khí hạt nhân để ngăn chặn Trung Quốc?
    4. Trung Quốc hoặc Ấn Độ chiếm đóng vùng lãnh thổ tranh chấp
    Chính trị nội bộ Ấn Độ ngày càng bị ảnh hưởng bởi tình cảm dân tộc chủ nghĩa, các nhà lãnh đạo của họ cảm thấy bất an trước sự trỗi dậy của sức mạnh Trung Quốc.
    Không khó tưởng tượng, các nhà chính trị quân sự bảo thủ muốn “đánh đòn phủ đầu”, ngăn chặn khả năng Trung Quốc xâm phạm vùng lãnh thổ tranh chấp. Là đồng minh thân cận của Ấn Độ, Mỹ buộc phải can thiệp, giống như họ từng can thiệp vào xung đột Ấn Độ-Pakistan. Nhưng, có lẽ tình hình rối ren trở nên trầm trọng hơn, nguy cơ mất kiểm soát tình hình lớn hơn.
    5. Xung đột Đông Nam Á leo thang
    Bản báo cáo của Marx Fisher nhận xét: nhìn vào tình hình hiện nay ở ĐNA, không có nước nào có tâm thế chuẩn bị gây chiến, nhưng với sự phát triển kinh tế và chính trị của họ trong mấy chục năm tới, tình hình này có thể cũng sẽ thay đổi.
    Nếu một số cạnh tranh nhỏ diễn biến thành chiến tranh, Trung Quốc có lẽ cảm thấy buộc phải can thiệp. Mỹ muốn xây dựng vị thế trọng tài tranh chấp Đông Nam Á, họ có lẽ sẽ lựa chọn can thiệp. Nếu khu vực này bùng phát chiến tranh toàn diện, Trung Quốc và Mỹ đều có thể rơi vào cuộc chiến.

    [​IMG]Mỹ đang tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tàu sân bay USS George Washington vừa có cuộc tập trận chung với Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản ở vùng biển Hoa Đông, giả định Nhật Bản bị nước khác tấn công quân sự bất ngờ
    Nếu hai nước Mỹ-Trung muốn tránh chiến tranh hạt nhân, họ cần tăng cường thể hiện lập trường rõ ràng, hiểu biết lẫn nhau, nếu không tin tưởng lẫn nhau thì ít ra có động cơ và ý nguyện tin cậy lẫn nhau.
    Trong mấy chục năm tới, một trong 5 tình huống trên có thể xảy ra. Tình hình diễn biến thế nào, ở mức độ rất lớn sẽ quyết định ở việc hai nước Trung-Mỹ có thể tạo dựng nền tảng như thế nào.


    Đông Bình (Theo báo Quang Minh
  9. vangdanh0

    vangdanh0 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2008
    Đã được thích:
    0
    tẩy chay hàng TQ
  10. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    5 lý do không nên tấn công Iran



    Những chi tiết được tiết lộ trong công bố sắp tới trong tuần này của tổ chức Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về chương trình hạt nhân của Iran được cho sẽ cung cấp bằng chứng về việc Tehran đang rất quyết tâm trong việc chế tạo vũ khí hạt nhân.

    Một lần nữa, ngay lập tức câu hỏi trên các phương tiện truyền thông và giới ngoại giao đã được đưa ra: Có phải một cuộc tấn công do Mỹ hậu thuẫn của Israel chống lại Iran sắp diễn ra?

    Nhiều người cho rằng Israel sẽ sử dụng những chứng cứ trong bản báo cáo của IAEA để ép cộng đồng quốc tế phải nghiêm khắc hơn đối với chương trình hạt nhân của Iran và cảnh báo rằng họ sẽ tấn công nếu cộng đồng quốc tế không khuất phục được Iran. [​IMG] Ba nhà lãnh đạo của Iran, Israel và Mỹ đang chờ đón bản báo cáo của IAEA với tâm trạng khác nhau.
    Hiện tại, Trung Quốc và Nga yêu cầu phải giữ bí mật các chi tiết trong bản báo cáo. Theo các chuyên gia, họ sẽ phản đối bất cứ một đề xuất quá khích hoặc biện pháp cấm vận nào được đưa ra tại Liên Hợp Quốc.

    Dựa vào tình hình thực tế, Israel có thể sẽ tự phát động tấn công bất chấp sự phản đối từ phía đồng minh thân cận nhất là Mỹ. Nếu nhìn vào quá khứ đen tối và lịch sử gắn liền với chiến tranh của Israel, quốc gia Do Thái sẽ hành động khi phải chịu sức ép quá lớn về an ninh.

    Tuy nhiên, trước khi tiến hành một cuộc tấn công, lãnh đạo nhà nước Do Thái cần cân nhắc 5 yếu tố:

    1. Kết cục bi thảm phía trước

    Tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran được ví như việc cắt cỏ: Nếu không diệt tận gốc, cỏ sẽ mọc trở lại. Tuy nhiên, gần như chắc chắn là không có một chiến dịch không kích nào có thể hủy diệt toàn bộ những cơ sở và kho nhiên liệu hạt nhân của Iran.

    Quốc gia hồi giáo này sở hữu nhiều cơ sở kiên cố ở những địa điểm bí mật rất khó bị tấn công. Thậm chí ngay cả khi chiến dịch quân sự có thể tiêu diệt hoàn toàn khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân của nước này. Iran có thể tập trung toàn lực đầu tư và phục hồi sản xuất chỉ trong vòng từ 2 tới 3 năm.
    [​IMG] Iran có các cơ sở hạt nhân bí mật và kiên cố, rất khó bị tiêu diệt. Tự bảo vệ mình sau đó sẽ trở thành nguyên tắc có hệ thống trong chương trình hạt nhân của Iran, nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều quốc gia Trung Đông và trên toàn thế giới.

    Các chuyên gia đề xuất Israel sẽ tấn công Iran “theo định kỳ” 18 tháng một lần. Nếu trường hợp này xảy ra, Israel và Iran sẽ ở trong trạng thái đối đối đầu thường trực và Trung Đông sẽ bị nhấn chìm trong biển lửa.

    2. Không ai có thể ngăn chặn Iran có vũ khí hạt nhân

    Trên thực tế, các quốc gia có một cảm giác mất an toàn và đặc quyền như Ấn Độ, Pakistan, Triều Tiên, và thậm chí Israel – đều đang phát triển vũ khí hạt nhân một cách bí mật. Iraq và Syria cũng không là ngoại lệ.

    Iran, trước cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, cũng theo đuổi chương trình hạt nhân và sức mạnh quân sự, và dù chế độ chính trị thay đổi, những người lãnh đạo mới càng quyết tâm theo đuổi mục đích này.

    Ngay cả khi Iran đã trở thành quốc gia dân chủ trong mắt phương Tây, những ý niệm và tham vọng về chủ quyền lãnh thổ vẫn có thể thúc đẩy nước này phát triển năng lực hạt nhân.

    Một cuộc tấn công quân sự của Israel làm mọi thứ tồi tệ, thậm chí hợp pháp hóa quyền sở hữu vũ khí hạt nhân của Iran.

    Không có cách nào để đoàn kết một dân tộc tốt hơn là việc khơi gợi chủ nghĩa dân tộc và biến kẻ thù nước ngoài trở thành quỉ dữ. Khi tấn công Iran, Israel sẽ là mục tiêu của bộ máy tuyên truyền của Iran trong toàn thế giới Arab.

    3. Mỹ sẽ phải trả giá đắt

    Khi một quốc gia thực hiện hành động với độ rủi ro cao, những nhà lãnh đạo cần phải trả lời được hai câu hỏi: Liệu có thành công hay không? Cái giá phải trả là gì?

    Khi mối đe dọa đối với Israel tăng lên, các quan chức Mỹ vẫn phải coi trọng sức nặng của 2 câu hỏi trên.

    Với tư cách là một quốc gia văn minh, cả thế giới tin rằng Iran sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân vì họ không muốn bị Mỹ và Israel hủy diệt hoàn toàn.
    [​IMG] Eo biển Hormuz nhỏ bé chiếm giữ tới 40% lượng dầu vận chuyển bằng đường biển sẽ là một vũ khí quan trọng của Iran.
    Hơn nữa, Iran nắm giữ những quân bài quan trọng có thể làm cho nều kinh tế Mỹ phải “lao đao” và đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới này vào vũng lầy suy thoái.

    Nếu Iran tạm thời phong tỏa tuyến hàng hải nhộn nhịp qua eo biển Hormuz (con đường vận chuyển 40% lượng dầu mỏ của thế giới) sẽ đẩy nền kinh tế “mỏng manh” mới hồi phục của Mỹ gánh chịu giá dầu mỏ tăng vọt. Nền kinh tế toàn cầu cũng có khả năng bị kéo theo vào cơn lốc giá dầu và kết thúc trong thảm họa.

    Iran cũng có thể đẩy mạnh hoạt động phá hoại tại Afghanistan và Iraq, khiến tình hình an ninh tại các quốc gia láng riềng này trở nên hỗn loạn.

    Hiện tại, Mỹ phải đối mặt với sự nổi dậy của al-Qaeda do người Sunni ủng hộ tại chiến trường Iraq. Nếu kéo cả Iran – quốc gia có người hồi giáo ****te chiếm đa số vào cuộc chiến, Mỹ sẽ phải hứng chịu cơn thịnh nộ của cả thế giới Hồi giáo.

    Nếu nói về khả năng quân sự, Iran khó có thể ảnh hưởng tới châu Mỹ nhưng trong khu vực vùng vịnh Ba Tư, Bahrain, Trung Đông, Bắc Phi…là đáng kể. Và họ “có thừa” khả năng phát động một cuộc thánh chiến chống lại các lợi ích của Mỹ và Israel tại đây.

    4. Tấn công quân sự sẽ “nâng tầm” ảnh hưởng của Iran

    Cấm vận không bao giờ có thể ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng đã cô lập hóa quốc gia Hồi giáo này. Một vụ tấn công do Israel thực hiện sẽ phá bỏ đi sự cô lập kể trên và mang lại nhiều tác dụng xấu, đặc biệt trong thời điểm thế giới Arab đang rối loạn bởi các cuộc biểu tình như hiện nay.

    Nhắc lại lịch sử về cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991, Tổng thống Mỹ lúc đó – George H.W.Bush phải cố gắng hết sức để ngăn không cho Israel trả đũa khi tên lửa Scud của Iraq tấn công nước này.

    Vì nếu Israel trả đũa thì cuộc chiến Iraq - Kuwait sẽ trở thành cuộc đối đầu giữa Israel và thế giới Arab. Trong tình huống hiện nay, kịch bản tương tự đang tái diễn.

    Lịch sử đã chứng minh điều đó, Iraq đã rơi vào tình thế một mình chống lại cộng đồng quốc tế và nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Một liên minh toàn cầu gồm 34 quốc gia đã sẵn sàng chiến đấu với chế độ Saddam Hussein.

    Theo các chuyên gia, nhiều quốc gia Arab sẽ “vui vẻ” nếu Iran bị kiềm chế và suy yếu nhưng một vụ tấn công trực tiếp của Israel sẽ để lại một “đống lầy” mà Mỹ phải vất vả dọn dẹp. Bởi thế giới Hồi giáo bị cuốn vào ý nghĩ về sự hiếu chiến của Israel và “tiêu chuẩn nước đôi” của Mỹ.

    5. Nếu Israel tấn công, Mỹ sẽ buộc phải nhảy vào cuộc

    Nếu Israel tấn công, chắc chắn những lợi ích của Mỹ tại Trung Đông sẽ bị tổn hại. Do vậy, chính phủ Iran luôn tin rằng Mỹ sẽ không thể đứng nhìn khi người bạn Israel hành động.

    Nếu không trực tiếp đánh Iran, Mỹ cũng sẽ phải trợ giúp Israel chống lại sự tấn công từ Hezbollah từ Lebanon và Hamas từ Palestine.

    Vào thời điểm hiện tại, khi uy tín của Mỹ trên trường quốc tế đang ở trạng thái thấp và dính vào 2 cuộc chiến chưa tìm thấy chiến thắng, Mỹ không muốn tham dự có chiến tranh với một quốc gia Hồi giáo nữa với khả năng quân sự và sức mạnh vượt trội.


Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này