1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5607 người đang online, trong đó có 548 thành viên. 20:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 41836 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Ý thơ tuyệt hay là thơ của Lý Thường Kiệt.
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn
    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    08:18, 18/03/08


    Được cảm ơn 1111 lần
  2. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Chủ quyền biển đảo: Khi người đứng đầu lên tiếng


    Hôm nay các nguồn tin "lề phải"và "lề trái" đều đồng loạt phát đi nội dung đăng đàn Quốc hội của Thủ tướng *************** kết thức lúc 11h20 sáng nay (25/11/2011).

    Theo Chủ blog tôi được biết, đây là lần đầu tiên một lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam tuyên bố chính thức và đầy đủ nhất về lập trường của đất nước liên quan đến chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Tường Sa, kể cả chủ đề liên quan khác là"luật biểu tình". Đó là một bài phát biểu "hoàn mỹ" với cách lập luận ngắn gọn nhưng đầy đủ và chặt chẽ có chứng cứ lịch sử rõ ràng, không úp mở. Có thể nói đây là một "động thái" đầy ý nghĩa giúp làm yên lòng công chúng Việt Nam vốn đang ngày càng "bức xúc" trước tình trạng thiếu vắng sự giải thích công khai, đầy đủ từ phía lãnh đạo đất nước về các vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, biển đảo cũng như số phận của hàng triệu ngư dân trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông ngày một gay gắt. Tóm lại, động thái này đang được toàn thể nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế hoan nghênh.

    Tờ Tin nhanh Việt nam online đã phát đi nội dung phát biểu của Thủ tướng dưới tiêu đề "Việt Nam đòi chủ quyền Hoàng Sa bằng hòa bình" với câu mở đề đầy sức chiến đấu: "Tại QH sáng nay Thủ tướng *************** nhấn mạnh: Việt nam phải giải quyết và khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm năm 1974". Có thể hiểu đó là một thông điệp rõ ràng của Việt Nam đối với Trung Quốc và thế giới. Các báo và website cùng nhiều trang mạng tư nhân đều đưa nội dung phát biểu của Thủ tướng với những lời bình tích cực.

    Bạn đọc có thể xem nghe nội dung đầy đủ phát biểu của Thủ tướng tại đây:
    * Clip: Thủ tướng trả lời chất vấn về biển Đông
    Điều đáng chú ý là, khác với những phát biểu có thể nói là rời rạc, đôi khi "giữ kẻ" và"tế nhị"của bất cứ vị lãnh đạo nào trước đây, lần này Thủ tưởng đã không tránh né với những danh từ cụ thể, sự kiện cụ thể và lập trường cụ thể... Dưới đây là trích đoạn những nội dung chính và mới như thế.


    1) Đối với vùng chồng lấn ở Vịnh Bắc Bộ
    "Vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ là vấn đề giữa Việt Nam và TQ"...;
    "Từ 2006 hai bên đã đàm phán nhưng tới năm 2008 tạm ngừng vì lập trường hai bên khác nhau"...;
    "Trong khi chưa phân định, trên thực tế với chừng mực khác nhau, hai bên đã tự quản lý trên cơ sở đường trung tuyến";

    2) Đối với quần đảo Hoàng Sa,
    "Chúng ta làm chủ thực sự Hoàng Sa, ít nhất từ thế kỷ 17 khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào. Chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục hòa bình";

    "Năm 1974 Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa (lúc đó trong sự quản lý của chính quyền Sài Gòn). Chính quyền Việt Nam Cộng hòa lúc đó phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hợp Quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lúc đó cũng ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này";

    "Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ và lịch sử pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết, đòi hỏi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, phù hợp với Công ước Luật biển";


    3)Đối với quần đảo Trường Sa,
    "Năm 1975 hải quân Việt Nam đã tiếp quản 5 đảo do quân đội của chính quyền Sài Gòn đang quản lý. Sau đó, với chủ quyền của Việt Nam, chúng ta tiếp tục mở rộng thêm lên 21 đảo với 33 điểm đóng quân. Ngoài ra, Việt Nam còn xây dựng 15 nhà giàn để khẳng định chủ quyền của chúng ta ở vùng biển này - vùng biển trong phạm vi 200 hải lý thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta";

    "Như vậy, trên quần đảo Trường Sa, Việt Nam là quốc gia có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất... Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo, trong đó có 6 khẩu đã sinh ra và lớn lên trên các đảo này";


    4) về chủ trương giải quyết tranh chấp,
    "Việt Nam chủ trương nghiêm túc thực hiện công ước Luật biển, công ước ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC) và các nguyên tắc thỏa thuận mới đây đã ký với Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm để gây ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định khu vực này". Việt Nam cũng tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng kinh tế xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật ở những nơi đang đóng giữ, để cải thiện đời sống và tăng cường khả năng tự vệ đối của quân dân trên đảo Trường Sa";


    "Đối với hàng hải ở biển Đông, Việt Nam đã nghiêm túc thực hiện và yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc thực hiện theo đúng Công ước Luật biển năm 1982 và tuyên bố DOC là phải bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, trật tự, tự do hàng hải ở biển Đông. Lập trường này của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ủng hộ, gần đây nhất là tại hội nghị cấp cao ASEAN và cấp cao ASEAN với các đối tác;



    5)Vê luật biểu tình,
    "Điều 69 Hiến pháp quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật nhưng chúng ta chưa có Luật biểu tình. Hiện nay, có nhiều cuộc tụ tập đông người, biểu tình để bày tỏ ý kiến, nguyện vọng kiến nghị với chính quyền nhưng chúng ta chưa có luật để điều chỉnh vấn đề này. Do đó khó cho người dân khi thực hiện quyền được Hiến pháp quy định và cũng khó cho quản lý của chính quyền. Từ đó, xuất hiện những biểu hiện mất an ninh trật tự, xuất hiện những việc lợi dụng để kích động, xuyên tạc gây phương hại cho xã hội.
    Trước thực trạng như vậy, Chính phủ đã báo cáo kiến nghị với Quốc hội khóa 12, và Quốc hội đã có công văn yêu cầu Chính phủ ban hành nghị định để quản lý, điều chỉnh biểu hiện này. Tuy nhiên, nghị định của Chính phủ hiệu lực pháp luật thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu, tầm mức như Hiến pháp quy định và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế cuộc sống đang đặt ra";

    "Chính phủ thấy rằng nên kiến nghị với Quốc hội xem xét đưa vào chương trình xây dựng luật để chúng ta có Luật biểu tình. Luật đó phù hợp với Hiến pháp, đặc điểm lịch sử văn hóa, điều kiện cụ thể của Việt Nam, thông lệ quốc tế và cũng để đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân. Đồng thời luật đó cũng có yêu cầu là ngăn chặn những việc làm, những hành vi gây xâm hại đến an ninh trật tự, đến lợi ích của xã hội và nhân dân";
    "Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước là luôn luôn trân trọng, biểu dương những việc làm thật sự vì mục tiêu yêu nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Nhưng đồng thời cũng không hoan nghênh, buộc xử lý nghiêm những hoạt động, hành vi với động cơ lợi dụng danh nghĩa lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền để thực hiện mục tiêu, mục đích gây phương hại cho đất nước, cho xã hội".

    Trần Kinh Nghị
  3. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Việt-Anh hợp tác quốc phòng


    Cập nhật: 08:04 GMT - thứ sáu, 25 tháng 11, 2011



    [​IMG]Việt Nam và Anh quốc vừa có Đối thoại chiến lược lần thứ nhất


    Lãnh đạo bộ quốc phòng Việt Nam và Anh quốc vừa ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương tại London.
    Báo Quân đội Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Quốc phòng Việt Nam, cho hay biên bản này được ký hôm 24/11 giữa Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, và Lord Astor of Hever, Thứ trưởng Quốc phòng Anh quốc.


    Ông Vịnh đang có chuyến thăm Anh từ 23/11-25/11.
    Báo Việt Nam nói trong chuyến thăm, ông trung tướng và đại diện nước chủ nhà đã thảo luận "nhiều biện pháp nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng song phương, trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược mới được thiết lập giữa hai nước".
    Hôm 26/10, Bấm Đối thoại chiến lược Việt Anh lần thứ nhất đã được tổ chức tại London để hai bên chia sẻ quan điểm về quốc phòng "trước các xung đột hiện tại và những mối đe dọa mới nổi lên".
    Lord Astor được dẫn lời 'đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong khu vực'. Phía Anh cũng được nói 'thể hiện sự quan tâm sâu sắc tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương'.
    Nội dung Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng không được công bố chi tiết, nhưng được mô tả là nhằm mục tiêu thiết lập khuôn khổ thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương.
    Một nhóm công tác hỗn hợp sẽ được thành lập để thúc đẩy thực hiện bản ghi nhớ trên với ba nội dung là nghiên cứu chiến lược quốc phòng, hợp tác quốc phòng và hợp tác công nghiệp quốc phòng.
    Trước đó, Học viện Nghiên cứu chiến lược Việt Nam và Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh đã ký kết một Bấm thỏa thuận nhằm tăng cường trao đổi trong lĩnh vực nghiên cứu an ninh - quốc phòng.
    Các công ty sản xuất vũ khí Anh quốc đang tích cực tìm kiếm cơ hội làm ăn tại Việt Nam, với các lĩnh vực hải quân và không quân được cho là nhiều tiềm năng, cũng như chia sẻ thông tin tình báo quốc phòng.




    .
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Gửi tặng một trong những thành viên tích cực tâm huyết với topic biển Đông :

    Em yêu màu tím
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn
    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    10:48, 17/03/10


    Được cảm ơn 1234 lần
    Số tiến , chẵn luôn , đẹp tuyệt vời !
    Công danh , hạnh phúc sẽ rạng ngời ...
    Thênh thang đường rộng đang chờ đón ...
    Chúc em mãi mãi sống yêu đời !

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  5. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Đ T Tâm là DN ngu dốt nhưng gặp thời phất lên...^:)^^:)^^:)^^:)^



    Phải chăng bắt đầu một vận hội mới?

    Mặc Lâm, biên tập viên

    2011-11-25

    Phiên họp Quốc hội chất vấn Thủ tướng *************** vào sáng ngày hôm nay 25 tháng 11 đang được đông đảo người dân trong nước theo dõi vì được trực tiếp truyền hình trên cả nước.
    [​IMG] AFP PHOTO
    Phiên họp Quốc hội khóa XIII.


    Đây có thể là phiên chất vấn ấn tượng nhất của hơn 50 câu hỏi nêu trực tiếp, không tránh né các vấn đề mà quốc gia đang đối diện. Mặc Lâm có bài viết chi tiết sau đây.

    Các phiên chất vấn của Quốc hội đối với những Bộ trưởng và Thủ tướng chính phủ luôn là đề tài thời sự thu hút sự quan tâm đối với người dân cả nước. Sau khi các vị Bộ trưởng hoàn tất phần trả lời vào hai ngày vừa qua vẫn còn nhiều dư âm trong các câu chuyện của người dân, đến phiên chất vấn của Thủ tướng *************** đã khiến cho không khí cả trong nghị trường lẫn ngoài xã hội dấy lên rất nhiều bất ngờ qua cách đặt câu hỏi và trả lời của Thủ tướng.

    Bất ngờ từ câu hỏi đầu tiên


    Theo chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng thì thời gian đặt câu hỏi và trả lời chất vấn chỉ gói gọn trong vòng 40 phút và ông đã chọn ra hai mươi đại biểu đã gửi câu hỏi để trình bày trước nghị trường.
    Ít nhất là từ thế kỷ thứ 17 chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào. Chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục, hòa bình.

    TT ***************
    Kết quả có 22 đại biểu đặt hơn 30 câu hỏi và sau khi tổng kết Thủ tướng *************** chọn trả lời các đề tài về chủ quyền an ninh quốc gia. Chủ trương của nhà nước trước các cuộc biểu tình của người yêu nước. Tại sao phải soạn thảo luật biểu tình và cuối cùng là tình trạng khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên của quốc gia.

    Đại biểu đầu tiên đặt câu hỏi là ông Lê Bộ Lĩnh, thuộc đơn vị An Giang. Ông Lĩnh đi thẳng vào câu hỏi như sau:

    “Trong thời gian vừa qua cử tri và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm theo dõi những hoạt động đối ngoại sôi động của Đảng và Nhà nước và các kết quả quan trọng của ta đã đạt được cả trên diễn đàn quốc tế và khu vực và quan hệ song phương đã tạo điều kiện quan hệ quốc tế hết sức thuận lợi cho công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước. Xin Thủ tướng cho biết hai vần đề trong bối cảnh khu vực Biển Đông đang diễn biến phức tạp. Một là những giải pháp cụ thể mà chính phủ sẽ thực hiện trong thời gian tới để bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta? Và chủ trương của chính phủ đối với việc người dân biểu thị lòng yêu nước của mình trước những hành động của các thế lực bên ngoài vi phạm chủ quyền biển đảo của chúng ta.”

    Bất ngờ từ cách nhìn nhận


    [​IMG]
    Thủ tướng *************** tại phiên chất vấn của Quốc hội sáng 25/11. Courtesy chinhphu.vn


    Trả lời câu hỏi này Thủ tướng đã mang ra ánh sáng rất nhiều vấn đề mà một thời gian rất lâu nhà nước im lặng. Bằng cách đi ngược lại thời gian trước đây, ông đưa ra những bằng chứng lịch sử không thể chối cãi để chứng minh rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Bằng chứng mà Thủ tướng đưa ra trước Quốc hội không căn cứ trên các sử liệu lâu đời hay các văn bản cổ hoặc bản đồ dễ gây tranh cãi. Ông chứng minh sự hiện diện lâu năm của người Việt trên hai quần đảo mà gần nhất là việc đánh chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc từ tay của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
    Khi chính thức sử dụng cụm từ “chính quyền Việt Nam Cộng Hòa” Thủ tướng *************** đã tự tay đập vỡ bức tường ngăn cách từ nhiều chục năm nay vì quyền lợi tối thượng của tổ quốc. Ông đã nhân danh chính phủ trả lại những gì mà chế độ Sài Gòn đã đổ máu ra gìn giữ cho đất nước, Ông nói:

    “Ít nhất là từ thế kỷ thứ 17 chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào. Chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục, hòa bình. Nhưng đối với Hoàng Sa năm 1956 Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo Trường Sa. Đến năm 1974 thì cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, thì chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã lên tiếng phản đối, lên án cái việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam của chúng ta lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối cái hành vi chiếm đóng này.”

    Một lần nữa Thủ tướng *************** khẳng định cuộc tiếp thu 5 hòn đảo do Việt Nam Cộng Hòa trao lại sau năm 1975 đã chứng minh sự có mặt lâu dài của người Việt đối với chủ quyền quốc gia trên đảo Trường Sa và do đó không thể tranh cãi vì bất cứ lý do gì, ông nói:

    “Năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc, hải quân chúng ta đã tiếp quản 5 hòn đảo tại quần đảo Trường Sa đó là Trường Sa, đảo Song Tử tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và Sơn Ca. Năm đảo này do quân đội của chính quyền Sài Gòn chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đang quản lý chúng ta tiếp quản.”

    Giải mã điều chưa nói


    Nhân câu hỏi của đại biểu Lê Bộ Lĩnh, Thủ tướng *************** đã trực tiếp trả lời cho dư luận về chuyến công du Bắc Kinh của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vừa qua. Câu trả lời đã vén lên một bức màn mà dư luận bức xúc trong nhiều tháng qua khi nghĩ rằng Việt Nam tự xé bỏ đề nghị đàm phán đa phương để ký kết với Trung Quốc những gì mà hai bên giữ kín. Chính điều này đã bị Philippines chống đối và trong nhiều tuần lễ Việt Nam đã phải luôn nói lại cho rõ với quốc tế nhất là các nước trong khu vực:
    Trong cuộc sống hiện nay của chúng ta là có nhiều đồng bào ta tụ tập đông người rồi biểu tình để bày tỏ ý kiến, nguyện vọng kiến nghị với chính quyền. Có một cái thực tế như thế.

    TT ***************​
    “Vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ nếu theo Công ước Luật biển năm 1982 thì thềm lục địa của nước ta có chồng lấn với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Từ năm 2006 hai bên đã tiến hành đàm phán mãi tới năm 2009 thì hai bên quyết định tạm dừng vì lập trường hai bên còn rất khác xa nhau.

    Đến đầu năm 2010 thì hai bên thỏa thuận là nên tiến hành đàm phán những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Sau nhiều vòng đàm phán như tôi vừa trình bày là nguyên tắc đó đã được hai bên ký kết trong dịp Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc vừa rồi.

    Trên cơ sở nguyên tắc này, trên nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển này thì vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ là quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vì vậy hai nước Việt Nam và Trung Quốc cùng nhau đàm phán để phân định ranh giới vùng biển này.”

    Về việc tại sao phải soạn thảo Luật Biểu tình Thủ tướng *************** cho biết:

    [​IMG]
    Người dân biểu tình chống TQ tại Hà Nội hôm 24/07/2011. AFP PHOTO.

    “Trên thực tế các đại biểu Quốc hội ngồi đây đều chắc là thấy rõ có một cái thực tế trong cuộc sống hiện nay của chúng ta là có nhiều đồng bào ta tụ tập đông người rồi biểu tình để bày tỏ ý kiến, nguyện vọng kiến nghị với chính quyền. Có một cái thực tế như thế.”


    Nếu câu hỏi của đại biểu Lê Bộ Lĩnh đã làm cả nước lắng nghe thì câu hỏi của đại biểu Đặng Thành Tâm thuộc đơn vị thành phố Hồ Chí Minh lại lạc lõng trong nghị trường lẫn bất bình trong dân chúng. Ông Đặng Thành Tâm đặt câu hỏi:

    “Năm 2011 là năm hết sức khó khăn tuy vậy nhưng chính phủ thực hiện rất tốt việc chống lạm phát và duy trì tăng trưởng. Có ai ngờ rằng Việt Nam giữ được lạm phát 18% và tăng trưởng 6%. Ở trong sáu tháng cuối năm lạm phát chỉ còn 3% như vậy chúng tôi rất muốn lắng nghe Thủ tướng có cái biện pháp gì đối với cử tri cả nước. Cái thứ hai là Thủ tướng có định hướng gì và có lời khuyên gì đối với doanh nghiệp chúng tôi nên đầu tư vào lĩnh vực nào.”

    Trước nhất với tư cách đại biểu Quốc hội, đây là phiên chất vấn ông Đặng Thành Tâm không thể xin ý kiến của Thủ Tướng làm cách nào để cho giới doanh nhân của ông thành công trong lĩnh vực đầu tư. Câu hỏi này vừa lạc đề vừa khiến tư cách đại biểu nhân dân của ông bị lệch lạc vì rõ ràng đây không phải là câu hỏi đại diện quyền lợi của đa số nhân dân. Đại biểu Đặng Thành Tâm đã lẫn lộn tư cách của một doanh nhân và tư cách của một đại biểu Quốc hội.

    Là doanh nhân nhưng ông không nắm vững những con số bắt mạch nền kinh tế vĩ mô. Ông thán phục chính phủ đã giữ mức lạm phát 18% và cho rằng từ nay đến cuối năm lạm phát sẽ ở mức 3% là thành quả mà chính Thủ tướng đạt được.
    Vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ là quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vì vậy hai nước Việt Nam và Trung Quốc cùng nhau đàm phán để phân định ranh giới vùng biển này.

    TT ***************
    Nếu đại biểu Đặng Thành Tâm nghiên cứu kỹ bản tường trình của Ngân hàng Phát triển Châu Á tức ADB cho biết thí lý do mà Chính phủ phải áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ và cắt giảm chi tiêu công nhằm kiểm soát lạm phát đã tác động lên mặt bằng giá vào thời điểm kết thúc tháng 6/2011 đã cao hơn tới 20,8% so với cùng kỳ. Đây là mức lạm phát cao nhất trong 14 nền kinh tế Đông Á mà ADB tiến hành khảo sát và cao gấp đôi so với nước xếp ở vị trí thứ 2 là Lào.

    Thêm vào đó nếu đại biểu Đặng Thành Tâm có theo dõi bản tin kinh tế vĩ mô số 5 của Ủy ban Kinh tế đã được gửi đến Quốc hội thì đại biểu này sẽ không thể xác định là trong sáu tháng cuối năm lạm phát chỉ còn lại 3%.

    Theo báo cáo này thì từ nay đến cuối năm, lạm phát có thể gia tăng do áp lực tăng giá đồng tiến USD, cộng với việc điều chỉnh tăng giá điện, tăng lương, sự biến động mạnh của giá vàng lên lạm phát kỳ vọng và áp lực gia tăng nhu cầu đầu tư, tiêu dùng của người dân vào cuối năm cũng như những biến động khác từ các chính sách của chính phủ mà lạm phát của Việt Nam sẽ biến thiên từ 17% tới 21% với độ tin cậy lên đến 70%.

    Dù sao thì phiên chất vấn này cũng đã thổi sinh khí vào niềm tin của người dân trước các vấn đề bức bách được chính Thủ tướng giải tỏa trước nghị trường Quốc hội. Đây có lẽ là bước ngoặc mới chứng tỏ sự thay đổi trong cách trao đổi thông tin từ nhà nước tới người dân mà từ trước tới nay chưa có vị thủ tướng nào làm.


    .
  6. khoihoanggia

    khoihoanggia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Tân Đại sứ Mỹ “chạm thần kinh” quan chức Trung Quốc


    Nguyên Hải
    [​IMG]
    Gary Locke mua cà-phê tại sân bay (Mỹ) khi chờ lên máy bay đi Bắc Kinh
    Ông Gary Locke, tân Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc, đã tạo ra cơn sốt trong dư luận đất nước có 1,3 tỷ dân này ngay từ hôm ông tới sân bay Bắc Kinh về cách hành xử của ông. Họ ngạc nhiên rồi chân thành ca ngợi ông hết lời, và nhân dịp này họ so sánh ông với các quan chức nước mình khiến ông ngạc nhiên và giới quan chức Trung Quốc khó chịu.
    Vì sao có chuyện như vậy?
    Hôm 13/8, Gary Locke, một người gốc Hoa 100% đem theo vợ con đến Bắc Kinh nhậm chức. Trang mạng Chính Nghĩa hôm ấy đưa tin: Khi ông ra khỏi sân bay, người ta thấy vợ chồng ông cùng 3 người con, trừ cô út 6 tuổi ra, tất cả đều khệ nệ tay xách nách mang hành lý, chẳng thấy nhân viên nào xách giúp. Tới bãi đỗ xe, ông dẫn cả nhà lên chiếc xe 7 chỗ, chứ không lên chiếc xe con có cắm cờ Mỹ dành riêng cho Đại sứ.
    Dăm ngày sau, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden chính thức đến thăm Trung Quốc. Trưa hôm 18/8, sau khi hội đàm với lãnh đạo Trung Quốc xong, ông Biden cùng cô cháu gái được Đại sứ Gary Locke dẫn đến ăn trưa tại một cửa hàng ngoài phố.
    Ông Biden từ chối lời mời vào phòng ăn riêng mà ngồi lẫn với các thực khách Trung Quốc tại phòng lớn. 5 vị khách Mỹ gọi 5 bát mỳ (45 Nhân dân tệ, 1 NDT đổi hơn 0,15 USD hoặc hơn 3.000 VNĐ), 10 bánh bao (10 NDT), một đĩa dưa chuột (6 NDT), 1 đĩa sơn dược trộn đường (8 NDT), 1 đĩa khoai tây chiên (6 NDT) và 2 chai Coca-cola (4 NDT), tất cả hết 79 NDT. Họ vừa ăn vừa thoải mái trò chuyện với các thực khách người Trung Quốc ngồi gần. Ăn xong, ông Biden rút ví lấy tờ 100 NDT (300.000 VNĐ) trả ông chủ, và không lấy tiền thừa, coi đó là tiền thưởng theo thói quen của người Mỹ. Ông còn xin lỗi các thực khách Trung Quốc và xin lỗi chủ cửa hàng là đã làm phiền họ (vì khiến nhiều người qua đường tò mò xúm vào xem).

    Gary Locke với diện mạo một người Hoa chính cống, da vàng, tóc đen, mắt đen đã trở thành vị Đại sứ Mỹ thành công nhất ở Trung Quốc. Hình ảnh Gary Locke vai đeo ba lô, tay xách túi laptop, điện thoại di động giắt ngoài quần, dùng phiếu mua hàng giảm giá xếp hàng mua cà phê đã làm dân Trung Quốc hả hê khoái chí ca ngợi, tạo ra cơn sốt dư luận chưa từng thấy.


    Một số người Trung Quốc đã lấy điện thoại di động ra chụp ảnh cảnh bữa ăn và tung ảnh kèm thực đơn lên mạng. Lập tức hàng chục nghìn người truy cập tin này và tiếp tay truyền đi. Người ta đua nhau bình luận và không quên liên hệ với thói quan dạng, kênh kiệu, xa hoa lãng phí của các quan chức nước mình. Phản ứng của giới chức Trung Quốc
    Sự việc ngày càng có nhiều người Trung Quốc tham gia dàn hợp xướng ca ngợi tác phong “giản dị, liêm khiết, gần dân” của vị Đại sứ Mỹ, đồng thời chê trách giới quan chức bản xứ đã làm cho không ít vị khó chịu tới giận dữ. Và khi không chịu được nữa, giới quan chức đã lên tiếng trên hai tờ báo lớn.
    Ba ngày sau khi Gary Locke đến Bắc Kinh, bản điện tử Quang Minh Nhật Báo (báo lớn thứ hai ở nước này) hôm 16/8 đăng bài Cảnh giác với chủ nghĩa thực dân mới do Gary Locke đem lại. Bài báo gọi tác phong thanh liêm của Locke là “chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ”, và tỏ ý e ngại quan chức Mỹ sẽ “cướp mất” lòng dân Trung Quốc, lên án Mỹ có dụng ý bỉ ổi “lấy người Hoa trị người Hoa”, kích động sự rối loạn chính trị ở Trung Quốc. Nhưng cuối cùng bài báo lại than thở: “Nếu Đảng CSTQ không thể chủ động tự giác diệt trừ vi-rút quan liêu để giữ cho mình khỏe mạnh, thế thì chẳng khác gì để Gary Locke cướp mất lòng dân ta!”
    Thời báo Hoàn Cầu (phụ trương của Nhân dân Nhật báo) ngày 22/9 đăng xã luận dưới tít Mong Gary Locke làm tốt (nhiệm vụ) Đại sứ ở Trung Quốc, cảnh cáo không chút khách sáo: “Sự quan tâm mà Gary Locke nhận được (từ dư luận Trung Quốc) đã vượt xa vai trò một Đại sứ nên có”, chỉ trích ông dùng cách trình diễn bộ mặt liêm khiết để can thiệp dư luận Trung Quốc, làm tăng sự hiểu lầm và nghi ngờ giữa hai nước. Tác giả nhắc nhở: cái giá bảo đảm an ninh cho Phó Tổng thống Mỹ Biden ăn bữa mỳ ở một quán ăn đầu đường xó chợ Bắc Kinh còn cao hơn nhiều lần khi ông chén các món sơn hào hải vị trong nhà khách chính phủ. Bài báo còn răn dạy các cơ quan truyền thông Trung Quốc “nên có thái độ tự trọng” khi đưa tin về sự liêm khiết của Gary Locke.
    Dư luận xã hội
    Có điều không ngờ là hai bài báo trên đã gây phản tác dụng tai hại. Dư luận nước này nhao nhao hỏi: Vì sao tác phong của quan chức Mỹ lại “chạm thần kinh” quan chức Trung Quốc?
    Một nhà báo viết: Phó Tổng thống cùng Đại sứ người ta cả đoàn 5 người ăn bữa trưa hết có 79 NDT, trong lúc mấy vị “đày tớ dân” cỡ tép riu của Hội Hồng Thập Tự chúng ta nhậu một bữa trưa hết hơn chục nghìn NDT thì được coi là chuyện bình thường. Thử hỏi ai sai ai đúng mà Thời báo Hoàn Cầu đổi trắng thay đen viết bài như vậy? Khó lắm mới có một vị Đại sứ huyết thống Trung Quốc đến nước ta, lại có tác phong liêm khiết như thế, điều đó đáng quý lắm chứ, cớ sao chúng tôi không xúc động?
    Một luật sư Bắc Kinh nói bài xã luận ấy phản ánh lối tư duy của quan trường Trung Quốc. Tác phong bình dân của Gary Locke vốn dĩ là chuyện cực kỳ bình thường ở nước Mỹ, nhưng ở Trung Quốc lại trở thành lạc loài (ling lei). “Quan chức chính phủ Mỹ hoặc Trung Quốc đều sống bằng tiền đóng thuế của dân, lẽ ra phải gần dân, phải bình dân hóa chứ” – ông này nói. Trong cuộc họp báo hôm 13/9 tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (họp ở Đại Liên, Trung Quốc), Gary Locke cũng nói đi máy bay hạng ghế phổ thông là quy chế chung từ năm 2010 của quan chức Mỹ, kể cả thành viên chính phủ.
    Trước sức ép dư luận, bài viết trên mạng Quang Minh Nhật Báo đăng được vài hôm đã phải gỡ xuống.
    Nhân dịp này truyền thông Trung Quốc moi móc ra lắm chuyện kỳ quặc về tác phong của quan chức nước này.
    Tạp chí Tân Thế kỷ đưa tin một huyện nghèo ở tỉnh Hồ Bắc bỏ ra 800.000 NDT (120.000 USD hoặc 2,4 tỷ VNĐ) để thết đãi mấy quan chức cấp tỉnh về huyện làm việc 20 ngày. Một người kể: một quan chức cấp Sở tỉnh Tứ Xuyên đến thăm nơi xảy động đất ở huyện Vấn Xuyên, trước khi đến cảnh sát phải dọn sạch hiện trường!
    Mạng Đông Phương cho biết mới đây Cục Kiểm toán thành phố Hải Môn cử 24 cán bộ tiếp 15 quan chức Tứ Xuyên đến công tác 2 ngày 2 đêm, thời gian làm việc hết có 4 tiếng đồng hồ, còn lại là ăn nhậu, chơi bời, quà cáp, tốn hơn 100.000 NDT (300 triệu VNĐ).
    Báo chí nước ngoài cũng lấy làm lạ trước phản ứng của dân Trung Quốc đối với tác phong sinh hoạt của Gary Locke. Báo The Christian Science Monitor đăng bài dưới tít Vì sao người Trung Quốc say mê Đại sứ Mỹ Gary Locke như vậy? (Why China seems so fascinated by US Ambassador Gary Locke?) Bài báo cho biết Tuần báo Kinh tế Trung Quốc đưa tin ông Gary Locke cùng gia đình xếp hàng như mọi người khác, chờ hơn 1 giờ để lên xe cáp treo thăm Vạn Lý Trường Thành mà không đòi hỏi ưu đãi nào. Và nhà bình luận của báo này nói công chúng Trung Quốc say sưa bàn chuyện ấy chủ yếu vì vị Đại sứ này tuy có khuôn mặt người Trung Quốc nhưng cách hành xử lại rất “không Trung Quốc”. Bài báo viết: Tại Trung Quốc, nơi dân chúng bức xúc vì “quan chức tham nhũng thành bệnh kinh niên”, hành vi khiêm nhường giống hệt một người bình thường của Gary Locke như làn gió mát giúp ông khi vừa tới Bắc Kinh đã được công chúng khen ngợi.
    Dù ai nói gì đi nữa, Gary Locke với diện mạo một người Hoa chính cống, da vàng, tóc đen, mắt đen đã trở thành vị Đại sứ Mỹ thành công nhất ở Trung Quốc. Hình ảnh Gary Locke vai đeo ba lô, tay xách túi laptop, điện thoại di động giắt ngoài quần, dùng phiếu mua hàng giảm giá xếp hàng mua cà phê đã làm dân Trung Quốc hả hê khoái chí ca ngợi, tạo ra cơn sốt dư luận chưa từng thấy.
  7. khoihoanggia

    khoihoanggia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Cạnh tranh Mỹ – Trung – Góc nhìn từ Trung Quốc

    Với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu và tăng cường sức mạnh quân sự của cường quốc châu Á, sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là không thể tránh khỏi. Nhưng làm thế nào để cường quốc mới nổi này có thể vượt qua được Hoa Kỳ?

    Yan Xuetong, tác giả của cuốn sách “Tư tưởng Trung Hoa cổ đại, sức mạnh Trung Quốc hiện đại” là một giáo sư khoa học chính trị và là chủ nhiệm khoa Quan hệ quốc tế hiện đại tại Đại học Thanh Hoa đã luận giải về vấn đề đó trong bài viết có tên “Làm thế nào để Trung Quốc có thể đánh bại Hoa Kỳ?” trên NYTimes.
    xin giới thiệu với bạn đọc bài viết này như là góc nhìn từ phía Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung.
    [​IMG]Với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu và gia tăng sức mạnh quân sự của cường quốc châu Á, sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, những người lãnh đạo hai nước khẳng định lạc quan rằng sự cạnh tranh đó có thể được quản lý mà không dẫn đến xung đột đe dọa trật tự thế giới.
    Hầu hết các nhà phân tích học thuật đều không quá tin tưởng vào điều đó. Trong lịch sử, sự trỗi dậy của Trung Hoa không thực sự đặt ra một thách thức với Mỹ. Nhưng thông thường, các nước đang lên đều muốn tìm kiếm, giành giật thêm ảnh hưởng, quyền lực trong hệ thống toàn cầu trong khi các cường quốc đang sụt giảm thì hiếm khi chịu nhượng bộ những “anh lính đòi lên tướng” dễ dàng mà không cần phải qua chiến đấu. Thêm vào đó, sự khác biệt về thể chế chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ có khi còn khiến những người bi quan tin rằng cạnh tranh giữa những người khổng lồ còn có thể dẫn đến khả năng chiến tranh.
    Tôi là một người theo chủ nghĩa hiện thực chính trị. Các nhà phân tích phương Tây đã “dán nhãn” quan điểm chính trị của tôi là “hiếu chiến” và sự thật là tôi chưa bao giờ định giá quá cao tầm quan trọng của đạo đức trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, chủ nghĩa hiện thực không có nghĩa là các chính trị gia chỉ cần quan tâm tới quân sự và kinh tế. Trong thực tế, đạo đức có thể đóng một vai trò quan trọng trong hình thành cạnh tranh quốc tế giữa các quyền lực chính trị và phân biệt người thắng với kẻ thua.
    Tôi đi đến kết luận này từ việc nghiên cứu các học thuyết chính trị của các nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại như Quản Tử, Khổng Tử, Tuân Tử và Mạnh Tử. Họ đã viết ra các học thuyết này vào trước thời Tần Thủy Hoàng, nghĩa là trước khi Trung Quốc được thống nhất thành một đế chế hơn 2.000 năm trước, trong bối cảnh chiến tranh xâm chiếm lãnh thổ liên miên và cạnh tranh giành lợi ích khốc liệt giữa các nước chư hầu.
    Đây có lẽ cũng là khoảng thời gian vĩ đại nhất của lịch sử tư tưởng Trung Hoa và một vài trường phái đã tranh luận với nhau về uy quyền tối cao và ảnh hưởng chính trị. Chúng hội tụ trên một quan điểm quan trọng: Chìa khóa để gây ảnh hưởng quốc tế là quyền lực chính trị và các thuộc tính trung tâm của quyền lực chính trị được quyết định bởi người lãnh đạo. Những người cai trị là những người hành động phù hợp với quy tắc đạo đức và bất cứ khi nào họ cũng có thể giành chiến thắng trong các cuộc đua giành quyền lực tối cao trong dài hạn.
    Trung Quốc đã được thống nhất bởi vị vua tàn nhẫn của nhà Tần năm 221 trước Công nguyên nhưng những quy tắc do ông ta thiết lập không thành công và “sống lâu” như các chính sách của Hán Vũ Đế, người đã kết hợp chủ nghĩa hiện thực mang tính pháp lý và sử dụng “quyền lực mềm” Nho giáo trong các chính sách của mình để cai trị đất nước trong hơn 50 năm, từ năm 140 đến năm 86 trước Công nguyên.
    Theo nhà triết học cổ đại Trung Quốc Tuân Tử, có 3 loại lãnh tụ quốc gia: quân vương, bá chủ và độc tài chuyên chế. “Quân vương” thì dùng lễ nghĩa để đối đãi với thiên hạ và dùng lễ nghĩa để thu phục người thiên hạ, kể cả trong và ngoài nước. “Bá chủ” thì lấy chữ tín làm đầu, không lừa dối dân, không gian lận với đồng minh nước ngoài, không để lợi lộc làm mờ mắt mà bỏ lời hứa, hành sự thì suy xét cẩn thận; nhờ tín trị mà trên dưới một lòng tin nhau. Nhưng họ thường không quan tâm đến đạo đức và thường sử dụng bạo lực để chống lại những người không phải đồng minh. Trong khi đó, “độc tài chuyên chế” lại củng cố địa vị dựa trên sức mạnh quân sự – chắc chắn sẽ tạo ra kẻ thù. Các nhà triết học nói chung đồng ý rằng “quân vương” sẽ giành chiến thắng trong bất kỳ cuộc cạnh tranh nào với “bá chủ” hay “độc tài chuyên chế”.
    Lý thuyết này đã có từ rất xưa so với thời đại của chúng ta nhưng lại có những tương đồng nổi bật. Ngày nay, quốc gia nào dựa vào sức mạnh quân sự hay kinh tế mà không quan tâm đến vấn đề đạo đức lãnh đạo nhất định sẽ thất bại. Và với Trung Quốc, chính Henry Kissinger đã có lần nói với tôi rằng ông tin rằng tư tưởng Trung Quốc cổ đại có khả năng hơn bất kỳ hệ tư tưởng nước ngoài nào để trở thành lực lượng trí tuệ chiếm ưu thế đằng sau chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
    Thật không may, những quan điểm này không ảnh hưởng đến thời đại của thuyết kinh tế chỉ huy, thậm chí ngay cả khi các chính phủ thường chỉ thừa nhận ngoài miệng. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng sự lãnh đạo chính trị của Đảng Cộng sản là cơ sở của phép lạ kinh tế Trung Quốc nhưng cái mà người ta nhìn thấy lại là sự cạnh tranh đang diễn ra trên lĩnh vực kinh tế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
    Cả hai chính phủ phải hiểu rằng chính sự lãnh đạo chính trị, thay vì ném tiền và phô trương sức mạnh kinh tế, mới xác định ai là người thắng trong cuộc đua giành uy quyền tối cao trên toàn cầu.
    Nhiều người đã sai lầm khi tin rằng Trung Quốc có thể cải thiện quan hệ với nước ngoài chỉ bằng cách gia tăng đáng kể viện trợ kinh tế. Nhưng thật khó để mua được tình cảm và một “tình bạn” như vậy cần phải được thử thách trong những thời điểm khó khăn.
    Làm thế nào để Trung Quốc có thể thu phục được trái tim của người dân trên toàn thế giới? Theo triết học cổ đại Trung Quốc, điều đó phải bắt đầu từ trong nước. “Quân vương” thời xưa hay “nhà lãnh đạo nhân đạo” ngày nay phải bắt đầu bằng cách tạo ra một mô hình xã hội lý tưởng ngay trong quốc gia của mình và khiến cho người nước ngoài phải nhìn vào đó mà mơ ước, ngưỡng mộ.
    Điều này có nghĩa là Trung Quốc phải thay đổi các ưu tiên của mình, đặt mục tiêu xây dựng một xã hội hài hòa và xóa đi khoảng cách giàu nghèo trong nước. Bên cạnh đó, cần phải tôn thờ đạo đức truyền thống thay vì tôn thờ đồng tiền, đồng thời loại bỏ tham nhũng chính trị và ủng hộ công bằng, công lý xã hội.
    Ở nước ngoài, Trung Quốc phải thể hiện sự “lãnh đạo nhân đạo” của mình để cạnh tranh với Hoa Kỳ – siêu cường vẫn mang sức mạnh bá chủ thế giới vượt trội. Sức mạnh quân sự đã củng cố quyền bá chủ và giúp giải thích lý do tại sao Hoa Kỳ có nhiều đồng minh. Tổng thống Obama đã có những sai lầm chiến lược ở Afghanistan, Iraq và Libya nhưng các hành động của ông cũng chứng minh rằng Washington có đủ lực để theo đuổi đồng thời 3 cuộc chiến tranh ở nước ngoài. Ngược lại, quân đội nhân dân Trung Quốc đã không hề tham gia vào một cuộc chiến tranh nào từ năm 1984, sau cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam. Ngoài ra, trong quân đội, có rất ít tướng lĩnh cấp cao, chứ chưa nói đến binh sỹ của họ, là có kinh nghiệm trận mạc.
    Mối quan hệ của Mỹ với phần còn lại của thế giới tốt hơn nhiều so với Trung Quốc cả về số lượng và chất lượng. Mỹ có đến hơn 50 đồng minh quân sự chính thức trong khi Trung Quốc không có. CHDCND Triều Tiên và Pakistan chỉ gần như là đồng minh của Trung Quốc mà thôi.
    Ngày 11/7/1961, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên ký “Hiệp ước hữu hảo hợp tác giúp đỡ lẫn nhau Trung – Triều” – đó là một hiệp ước đồng minh quân sự duy nhất còn tồn tại của Trung Quốc sau ngày thành lập nước với nước ngoài. Hai bên bảo đảm cùng sử dụng mọi biện pháp, ngăn chặn xâm lược của bất kỳ quốc gia nào đối với bất kỳ bên ký hiệp ước nào, một khi một bên ký kết bị một nước hoặc mấy nuớc liên hợp tấn công vũ trang, phía ký kết còn lại sẽ lập tức dốc toàn lực viện trợ quân sự và các thứ khác. Nhưng thực tế thì hai nước chưa hề có diễn tập quân sự chung và không mua bán vũ khí trong nhiều thập kỷ.
    Còn đối với Pakistan, hai nước đã ký “Hiệp ước láng giềng thân thiện hữu hảo hợp tác Trung – Pa” ngày 6/4/2005 bao gồm quân sự, an ninh, kinh tế, chính trị…, thậm chí giáo dục, y tế, v.v. Trong đó câu chữ trong điều thứ 6 chỉ qui định đơn giản “hai bên ký kết sẽ mở rộng và tăng cường sự tín nhiệm và hợp tác trong lĩnh vực quân sự và an ninh, củng cố an ninh của hai bên ký kết”. Có thể thấy đây không phải là một hiệp ước đồng minh quân sự chuẩn mực.
    Để hình thành một môi trường quốc tế thân thiện cho sự lớn mạnh lên của mình, Bắc Kinh cần phải phát triển tốt hơn nữa mối quan hệ ngoại giao và quan hệ quân sự chất lượng cao so với Washington. Không có quyền lực hàng đầu nào có thể có mối quan hệ thân thiện với tất cả mọi quốc gia trên thế giới, do đó cốt lõi của sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ là phải xem ai là người có nhiều bạn tốt, bạn chất lượng cao hơn.
    Trung Quốc cũng phải thừa nhận rằng họ là một cường quốc đang lên và phải đảm nhận các trách nhiệm đi kèm xứng với vị thế đó. Ví dụ khi nói đến việc hỗ trợ, bảo vệ cho các nước yếu hơn, như là Hoa Kỳ đã thực hiện ở châu Âu và vịnh Ba Tư, Trung Quốc cần tạo ra các thỏa thuận an ninh bổ sung với các nước quanh khu vực theo mô hình của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải – một diễn đàn khu vực bao gồm Trung Quốc, Nga và một số quốc gia Trung Á.
    Về chính trị, Trung Quốc nên theo đuổi chính sách sử dụng nhân tài truyền thống. Chọn lựa các quan chức chính phủ hàng đầu phải căn cứ vào đức hạnh và trí tuệ của họ, không chỉ đơn giản căn cứ vào khả năng hành chính và kỹ thuật của họ nữa. Để cải thiện khả năng quản trị quốc gia, Trung Quốc cũng nên xem xét cởi mở và lựa chọn những người nước ngoài có khả năng, đáp ứng được các tiêu chuẩn cho các vị trí quản lý.
    Triều đại nhà Đường duy trì từ thế kỷ thứ 7 đến thứ kỷ thứ 10 có lẽ là thời gian huy hoàng nhất của Trung Quốc và điều đặc biệt ở triều đại này là những người đứng đầu, các vua nhà Đường đã sử dụng một số lượng lớn người nước ngoài làm quan chức cấp cao. Ngày nay, Trung Quốc nên làm như vậy và cạnh tranh với Mỹ để thu hút người nhập cư tài năng
    Các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc trong thập kỷ tới sẽ là những người thuộc thế hệ đã trải qua những khó khăn của thời kỳ *****************. Họ kiên quyết và chắc chắn sẽ coi trọng các nguyên tắc chính trị hơn là lợi ích vật chất. Và họ phải đóng một vai trò lớn hơn trên sân khấu thế giới cũng như sốt sắng hơn với việc bảo vệ an ninh và hỗ trợ kinh tế các nước yếu hơn.
    Điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ cạnh tranh với Hoa Kỳ cả về chính trị, kinh tế và công nghệ. Sự cạnh tranh có thể gây căng thẳng ngoại giao nhưng có ít nguy cơ dẫn đến xung đột quân sự.
    Đó là bởi vì trong tương lai cạnh tranh Mỹ – Trung Quốc sẽ khác với cạnh tranh Mỹ – Xô thời kỳ chiến tranh lạnh. Cả Trung Quốc cũng như Mỹ cần các cuộc chiến gián chỉ hay chiến tranh ủy nhiệm (proxy war) để bảo vệ các lợi ích của mình hoặc để giành được quyền truy cập vào tài nguyên thiên nhiên và công nghệ của thế giới.
    Việc Trung Quốc tăng cường vai trò lãnh đạo thế giới và Mỹ nỗ lực duy trì vị trí hiện tại của mình là một trò chơi có tổng bằng không. Người thu phục được trái tim và khối óc của nhân loại sẽ là người chiếm ưu thế. Và như triết gia cổ đại Trung Quốc đã dự đoán, quốc gia nào biểu hiện sự lãnh đạo nhân đạo hơn sẽ giành chiến thắng.
    Phương Anh (Phỏng dịch)

    Tags: cạnh tranh Mỹ - Trung, quan hệ quốc tế hiện đại

    Gửi phản hồi

    Tên *
    Thư điện tử *
    Trang web
    Phản hồi


    Các tin mới:



    [​IMG]
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Cáo già vào bắt con gà ...
    Gà van cáo hỡi bác tha tôi giùm !
    Khỉ cười : gà nghĩ lung tung ...
    Muốn thoát thì phải vẫy vùng chạy xa ...
    Cầu xin thì đúng là gà ...
    Cựa sắc , mỏ nhọn sao ta không dùng ?
    Có chết cũng chết anh hùng !

    Lại nói chuyện có nhà kia nuôi được mấy con gà .
    Một hôm có con cáo đánh hơi tìm đến bắt được một chú gà tha đi ...
    Chủ nhà nghe tiếng gà quang quác , chạy ra thấy thế muốn chụp cáo giành gà lại , mà sợ nó cắn nên hạ giọng van nài : Cáo ơi , con gà là tài sản mà tôi tốn bao công sức mới có , bác cho tôi xin lại nhé ! :p

    Các bạn nghĩ sao , con cáo sẽ động lòng thương hại và thả con gà mà nó đã bắt ra ? :)):)):))
    Muốn giữ gà thì phải làm chuồng kiên cố , chung quanh gài bẫy , cáo vào là bẫy sập , đã không bắt được gà mà còn bỏ mạng .
    Còn để lấy lại con gà mà cáo đang ngậm trong mồm , tốt nhất là hô to cho hàng xóm cùng tiếp ứng ( hàng xóm cũng bị con cáo này bắt gà nên đương nhiên họ cũng ghét cáo ! ) , lấy gậy rượt đuổi đánh cho nó nhả gà ra !

    Đứng đó mà xin : bác cáo thân mến ơi , bác thương tình trả con gà lại cho tôi , liệu nó có nhả con gà ra không ? :-??

    Trích từ " Ngụ ngôn biển Đông - 2011 " Tác giả Thái Dương - Nhà xuất bản Trái Tim Việt Nam . Đang chuẩn bị in vì còn đang chờ giấy phép xuất bản do Mod F319 cấp . ;))

    Nói thêm : bạn nào có khiếu hội hoạ , đồ thị vi tính thì để lại số đt hoặc PM cho tôi để cùng hợp tác cho ra đời một tập truyện tranh thơ ngụ ngôn năm 2012 nhé !

    :-"
    :-":-":-":-":-":-"
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://phapluattp.vn/20111125113633...-tau-nuoc-ngoai-ra-khoi-vung-bien-phu-yen.htm

    Yêu cầu ba tàu nước ngoài ra khỏi vùng biển Phú Yên
    (PL)- Ngày 25-11, Bộ đội biên phòng Phú Yên cho biết UBND tỉnh này đã có văn bản đề nghị Cảng vụ Quy Nhơn sớm có biện pháp điều động ba tàu hút cát (quốc tịch Campuchia) đang neo đậu trái phép tại cửa sông Bình Bá (huyện Tuy An) ra khỏi vùng biển tỉnh Phú Yên.

    Ba tàu trên có tên Ming Hai No1, Ming Hai 6, Ming Hai 8 do Công ty TNHH Hàng hải Á Việt thuê, được Cục Hàng hải (Bộ GTVT) cho phép vào nạo vét bồi lấp cảng cá Tiên Châu (huyện Tuy An) thuộc dự án do DNTN Bảo Châu làm chủ đầu tư (dự án này đã dừng thực hiện vào cuối năm 2009).
    Đại diện Cảng vụ Quy Nhơn cho biết trước mắt sẽ yêu cầu các DN liên quan có trách nhiệm giải quyết vụ việc trên. Trong khi đó, theo ông Trần Đăng Khoa, Giám đốc DNTN Bảo Châu, DN này thuê lại tàu để thực hiện dự án nhưng do các tàu này không đáp ứng yêu cầu nên trách nhiệm còn lại thuộc về Công ty TNHH Hàng hải Á Việt. Đồn biên phòng 348 đóng tại xã An Hải (huyện Tuy An) cho biết hiện trên ba tàu có năm người nước ngoài trông giữ. Còn theo phản ánh của người dân địa phương, ba tàu này đã cũ, vỏ tàu bị rỉ sét gây nguy hại đến môi trường vùng biển.
    TẤN LỘC
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Ý thơ tuyệt hay là thơ của Lý Thường Kiệt.
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn
    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    08:18, 18/03/08


    Được cảm ơn 1111 lần

    Số đẹp toàn nhất ! Gì cũng nhất !
    Đi đầu trận tuyến giữ non sông !
    Nhất trí chung lòng ta nguyện ước !
    Giữ vững quê hương giống Lạc Hồng !

    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-

    Đôi dòng tặng bác Giao Long !
    Dầu chưa gặp mặt ...vẫn mong có ngày ...
    Bạn bè tay bắt chặt tay ...
    Chúc nhau hạnh phúc mãi đầy không vơi ...

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]




Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này