Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4256 người đang online, trong đó có 295 thành viên. 19:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34651 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://vneconomy.vn/20111127073935307P0C9920/tai-co-cau-kinh-te-hai-cau-hoi-la-danh-cho-thu-tuong.htm
    Tái cơ cấu kinh tế: Hai câu hỏi “lạ” dành cho Thủ tướng

    [​IMG] NGUYÊN HÀ
    28/11/2011 09:48 (GMT+7)
    [​IMG] Tái cơ cấu nền kinh tế là một trong hai nhóm vấn đề lớn đã được Quốc hội chọn để chất vấn Thủ tướng tại kỳ họp này.
    [​IMG] E-mail[​IMG] Bản để in[​IMG] Cỡ chữ [​IMG]Chia sẻ: [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG]Ý kiến (1)

    Chính phủ sẽ trình đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng tại kỳ họp tới của Quốc hội, Thủ tướng “hứa” trước ngày bế mạc kỳ họp thứ hai.

    Như vậy, từ giữa khóa Quốc hội khóa 12, sau nhiều lần các đại biểu Quốc hội “đòi nợ”, một đòi hỏi cấp thiết của nền kinh tế được hứa đi hứa lại và lỡ hẹn hết kỳ này sang kỳ khác đã được khẳng định, từ chính người đứng đầu Chính phủ.

    Tái cơ cấu nền kinh tế cũng là một trong hai nhóm vấn đề lớn đã được Quốc hội chọn để chất vấn Thủ tướng tại kỳ họp này. Tuy nhiên, hôm 25/11, chỉ có 2/22 đại biểu đề cập nội dung tái cơ cấu kinh tế trong câu hỏi với Thủ tướng, với cách đặt vấn đề khá “lạ”.

    Từ khi quyết tâm tái cơ cấu nền kinh tế, ba lĩnh vực trọng tâm của công việc này luôn được nhấn mạnh tại các diễn đàn là tái cấu trúc đầu tư, cơ cấu lại thị trường tài chính và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước. Vậy nhưng, ở chất vấn của mình, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc lại muốn biết quan điểm của Thủ tướng về một vấn đề khác, qua ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế.

    Đó là, để xây dựng và triển khai đề án tái cơ cấu nền kinh tế, trước hết cần phải tái cơ cấu chính bộ máy thực thi nhiệm vụ này. Vì những hạn chế yếu kém của bộ máy quản lý nhà nước là một trong những nguyên nhân chính gây nên những căn bệnh của nền kinh tế nước ta.

    Theo đề xuất này thì để hạn chế, loại bỏ tác động tiêu cực của nhóm lợi ích, bên cạnh việc tiếp tục giao cho các bộ xây dựng các đề án tái cơ cấu chuyên ngành, cần có một thiết chế mới, một cơ quan của Chính phủ, tạm gọi là Ủy ban Tái cơ cấu nền kinh tế, do Thủ tướng Chính phủ hoặc một phó thủ tướng làm Chủ tịch.

    Thành phần ủy ban này gồm một số bộ trưởng kinh tế, tài chính có liên quan và các chuyên gia kinh tế độc lập. Một đạo luật của Quốc hội có thể gọi là luật tái cơ cấu nền kinh tế hoặc luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế sẽ giao cho ủy ban này những thẩm quyền đặc biệt so với thẩm quyền của cơ quan hiện hành. Có như vậy, theo ông Nguyễn Văn Phúc, mới có thể khởi động mạnh mẽ tái cơ cấu nền kinh tế trong năm 2012.

    Nhấn nút đăng ký chất vấn sau cùng, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nêu vấn đề, “chúng ta nhắc rất nhiều đến tái cơ cấu, và muốn tái cơ cấu phải có nguồn lực, đó là con người. Bởi vì nếu không có con người thì không thể tái cơ cấu được bất cứ cái gì cả”.

    Vị đại biểu này muốn biết Thủ tướng sẽ có chỉ đạo như thế nào, để có thể có nguồn nhân lực thực để phục vụ cho tái cơ cấu?

    Tiếc rằng vì thời gian có hạn, người đứng đầu Chính phủ đã không trả lời trực tiếp được hai câu hỏi này. Bởi vậy, ở hành lang Quốc hội, có không ít đại biểu đã bày tỏ sự tiếc nuối với đại biểu Phúc vì sự đồng cảm với vấn đề được nêu tại chất vấn.

    Trao đổi với VnEconomy, ông Phúc nhấn mạnh rằng vấn đề ông nêu là tâm tư của nhiều chuyên gia kinh tế và nhà khoa học. Bởi nếu vẫn làm theo cách cũ là giao cho các bộ dự thảo đề án thì theo ông, khó tránh được sự chi phối của lợi ích cục bộ.

    Và, sự có mặt của các chuyên gia độc lập ở một ủy ban chuyên trách về tái cơ cấu là hết sức cần thiết để đảm bảo khách quan cũng như loại bỏ tối đa lợi ích nhóm.

    Đại biểu Phúc cũng nhắc lại quan điểm của Viện trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương Lê Xuân Bá tại hội thảo về tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng những vấn đề đặt ra cho các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa tổ chức tại Hải Phòng.

    Rằng, “khi tư duy nhiệm kỳ đã ăn vào máu thịt thì để tái cơ cấu nền kinh tế phải tái cơ cấu cái đầu của chúng ta trước, nếu không thì có “giời” mà làm được…".

    Trước thềm kỳ họp Quốc hội thứ hai, trao đổi với VnEconomy, TS. Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cũng cho rằng “mục tiêu tái cơ cấu công tác cán bộ cần đặt lên vị trí ưu tiên hàng đầu trong điều kiện hiện nay”.

    Đặt tái cơ cấu nền kinh tế vào trọng tâm của “đổi mới lần hai”, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng cho rằng đổi mới lần này đỏi hỏi phải nâng cao chất lượng của bộ máy, chính sách, phải tiến hành phẫu thuật, cắt bỏ những ung nhọt đang gây ra những căn bệnh kéo dài của nền kinh tế và xã hội.

    Cho rằng một số nhóm lợi ích đang được hưởng lợi rất lớn hiện nay có thể không ủng hộ một cuộc đổi mới như vậy, có thể tìm cách trì hoãn và ngăn cản một công cuộc cải cách như vậy, song theo ông thì “đó là nhiệm vụ khó khăn cần phải vượt qua và cũng là sứ mệnh vẻ vang của thế hệ lãnh đạo hiện nay”.

    Bởi thế, sẽ không chỉ có các vị đại biểu nêu câu hỏi tại phiên chất vấn trực tiếp mới mong nhận được câu trả lời của Thủ tướng.

    Và Thủ tướng cũng đã “hứa” sẽ trả lời bằng văn bản trực tiếp đến các vị đại biểu Quốc hội, nếu cần thiết sẽ công bố trả lời của mình trên cổng thông tin của Chính phủ “để đồng chí, đồng bào biết rõ trình bày của Thủ tướng về những vấn đề các vị đại biểu Quốc hội quan tâm”.

    Thủ tướng đã nhiều lần trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội, và câu trả lời về chủ quyền biển đảo, quyền biểu tình của nhân dân của ông đã “trên cả sự mong đợi” của cả đại biểu và cử tri.

    Bởi vậy, hoàn toàn có cơ sở để hy vọng sự thấu đáo và cả những bất ngờ thú vị ở những câu trả lời mà ông đang “nợ” đại biểu và cử tri cả nước.

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  2. warren

    warren Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    1.637
    Hiện đã có những nhắc nhở, đề nghị thành viên hiểu và chấp hành, cũng là góp sức chung tay để BQT hoàn thành tốt nhiệm vụ

    Trân trọng!
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://vneconomy.vn/2011112806087459P0C99/trung-quoc-tinh-muon-khung-hoang-de-gom-tai-san-chau-au.htm


    Trung Quốc tính mượn khủng hoảng để gom tài sản châu Âu

    [​IMG] AN HUY
    29/11/2011 10:10 (GMT+7)
    [​IMG] Hãng vận tải quốc doanh của Trung Quốc là Cosco đã đầu tư lớn vào cảng biển Piraeus của Hy Lạp.
    [​IMG] E-mail[​IMG] Bản để in[​IMG] Cỡ chữ [​IMG]Chia sẻ: [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG]Ý kiến (0)

    Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh đang lên kế hoạch đưa một phái đoàn đầu tư tới châu Âu vào năm tới, với hy vọng sẽ mua được một số dự án hạ tầng của khu vực đang bị khủng hoảng nợ công tàn phá này, hãng tin Reuters cho biết.

    Cho tới thời điểm này, Trung Quốc vẫn lưỡng lự trong việc cam kết chi tiền mua thêm trái phiếu châu Âu dù đã hứa sẽ giúp khu vực này vượt khủng hoảng, nhưng lại đang thể hiện rõ hơn sự quan tâm tới những tài sản "cứng" ở đây.

    “Năm tới, chúng tôi sẽ cử một phái đoàn thúc đẩy thương mại và đầu tư đến các nước châu Âu. Một số nước châu Âu đang gặp khủng hoảng nợ và muốn chuyển đổi tài sản thành tiền cũng như muốn tiền vốn nước ngoài đối lấy các doanh nghiệp của họ. Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ và thúc đẩy tiến trình này”, ông Trần Đức Minh phát biểu tại một cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp Trung Quốc có đầu tư ra nước ngoài diễn ra ngày 28/11.

    Trước đó, trong một bài viết đăng trên tờ Financial Times vào cuối tuần vừa rồi, ông Lou Jiwei, người đứng đầu quỹ đầu tư nhà nước Trung Quốc China Investment Corp (CIC), cho biết nước này muốn đầu tư vốn vào các dự án cơ sở hạ tầng châu Âu, nhất là ở Anh quốc.

    “Chúng tôi sẵn sàng nhập khẩu thêm hàng hóa và khuyến khích đầu tư ra nước ngoài vì đồng USD đã ở mức tương đối yếu trong một thời gian dài”, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh phát biểu. Tuy nhiên, ông Trần Đức Minh cũng cảnh báo, Trung Quốc sẽ có biện pháp đáp trả nếu các quốc gia khác sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại để ngăn cản các giao dịch mua tài sản.

    Cho tới nay, các doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài mới chỉ tập trung chủ yếu vào các thương vụ mua tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, những tuyên bố mới của Bắc Kinh đã cho thấy ý định dịch chuyển chiến lược. Gần đây, hãng vận tải quốc doanh của Trung Quốc là Cosco cũng đã đầu tư lớn vào cảng biển Piraeus của Hy Lạp.

    Trong thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, CIC đã nhanh tay gom mua cổ phần trong một số định chế tài chính phương Tây. Sau đó, các thỏa thuận này bị dư luận trong nước chỉ trích vì gặp thua lỗ.

    Lần này, ông Lou cho hay, CIC đặc biệt quan tâm tới các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Âu mà chính phủ có thể áp mức thuế thấp hoặc cho vay vốn lãi suất thấp để đổi lấy vốn đầu tư của CIC.

    Mặc dù Trung Quốc có dự trữ ngoại hối 3.200 tỷ USD, các nhà phân tích cho rằng, nước này chỉ có khoảng 100 tỷ USD tiền mặt dư dả mỗi năm để chi tiêu. Hiện 1/4 dự trữ ngoại hối của Trung Quốc được cho là tồn tại dưới dạng các tài sản bằng đồng Euro.

    Theo chuyên gia kinh tế Wang Jun thuộc tổ chức nghiên cứu CCIEE của Chính phủ Trung Quốc ở Bắc Kinh, giống như bất kỳ một nhà đầu tư khôn ngoan nào, nước này cần chờ đợi mức giá hợp lý xuất hiện mới nên đầu tư, nếu không sẽ lại bị chỉ trích vì khả năng thua lỗ.

    “Vào lúc này, tôi cho là vẫn còn quá sớm để nói chuyện mua tài sản của châu Âu. Cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu vẫn chưa lên tới đỉnh điểm, xét tới thị trường của họ, công nghệ của họ và kinh nghiệm dày dạn của họ”, ông Wang nhận định.

    Hồi đầu năm nay, Bộ trưởng Trần Đức Minh cũng đã thúc giục các công ty Trung Quốc mua các thương hiệu nước ngoài sau một thập kỷ Bắc Kinh kêu gọi các doanh nghiệp trong nước tự xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình.

    Gần đây, Trung Quốc đã giảm hứng thú rõ rệt với việc mua thêm trái phiếu châu Âu mà không được lợi lộc gì. Nguồn tin của Reuters cho biết, một phái đoàn từ Tây Ban Nha cách đây ít lâu đã nhận được thái độ từ chối lịch sự của các quan chức Trung Quốc về vấn đề mua trái phiếu.

    Phát biểu trước báo giới, ông Trần Đức Minh nhận định kinh tế Trung Quốc đối mặt với rủi ro suy giảm tăng trưởng trong năm 2012. Theo vị quan chức này, năm nay, lạm phát ở Trung Quốc có khả năng vượt mức 5,5%, cao hơn mục tiêu 4%, và các áp lực lạm phát sẽ tiếp tục bám đuổi nền kinh tế này trong năm tới.

    Vịt Bắc Kinh đang chuyển mình thành cá mập trắng !
    Sói - gấu - cáo già các loại ở châu Âu cẩn thận !
    Chỉ một cú táp của cá mập trắng thì đi cả bầy ...

    :-ss:-ss:-ss:-ss:-ss

  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Trời ạ !
    Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo -tập 12 bị đẩy sang giao lưu ư ????????
    Toàn dân góp sức đòi lại Hoàng Sa

    [​IMG]T


    TT - Đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình là một việc lớn và lâu dài. Có rất nhiều việc phải làm và điều chắc chắn là phải huy động lực lượng và cần có thời gian. Đây chắc chắn phải là sự nghiệp toàn dân.

    >> Giải pháp đòi lại Hoàng Sa
    >> Khẳng định chủ quyền Hoàng Sa

    Bước đầu tiên trong việc đòi lại Hoàng Sa là để cho toàn dân thấy được sự thật và tạo điều kiện cho người dân tham gia sự nghiệp này.

    Muốn vậy, trước hết cần công khai hiện trạng Hoàng Sa đang bị Trung Quốc cưỡng chiếm cho toàn dân biết. Và ngày 25-11-2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc này tại Quốc hội.

    Báo chí - truyền thông không chỉ tường thuật một lần mà phải nhắc đi nhắc lại thường xuyên liên tục, để vấn đề đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình đến được với mọi người dân, tạo cơ sở cho toàn dân góp sức.

    Trên thực tế, ngay từ khi Hoàng Sa vẫn còn bị cho là “vấn đề nhạy cảm”, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng cần thực hiện chiến lược 3C: Công khai - Công luận - Công pháp đối với tranh chấp biển Đông.

    Có thể diễn giải chiến lược 3C này sơ lược như sau: trước hết, cần công khai hiện trạng tranh chấp biển Đông nói chung và Hoàng Sa bị cưỡng chiếm nói riêng, đồng thời công khai lập trường của các bên, công khai các sự kiện nghiêm trọng xảy ra cho toàn dân biết.

    Từ đó, sử dụng công luận, mà cụ thể là báo chí - truyền thông, nói cho toàn dân và nhân dân thế giới biết sự thật về tranh chấp biển Đông, trong đó có việc Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ năm 1974 để đấu tranh đòi lại Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông.

    Trong cuộc đấu tranh này, vũ khí hòa bình nhưng sắc bén là công pháp, tức luật pháp quốc tế, các án lệ, Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông...

    Như vậy có thể thấy việc sử dụng Công khai - Công luận - Công pháp như một số nhà nghiên cứu gợi ý để đấu tranh đòi lại Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông là một sáng tạo đáng ghi nhận, một bước cụ thể hóa của quan điểm coi việc bảo vệ chủ quyền biển đảo là sự nghiệp toàn dân.

    Sẽ còn nhiều sáng kiến nữa được đưa ra khi thực trạng về tình hình tranh chấp biển Đông được công khai hóa và thảo luận rộng rãi dưới tinh thần nhìn thẳng vào sự thật. Với những kinh nghiệm quý báu của dân ta trong sự nghiệp giữ nước, chắc chắn việc đòi lại Hoàng Sa nói riêng và bảo vệ chủ quyền biển đảo nói chung bằng biện pháp hòa bình sẽ mang lại những kết quả mới nếu toàn dân được tham gia.

    Đòi lại Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền biển đảo là sự nghiệp toàn dân.

    Không thể khác.

    GIÁP VĂN DƯƠNG

    ------------------------------------------

    Chi ngân sách thường xuyên cho huyện đảo Hoàng Sa


    Ngày 28-11, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Bá Thanh - bí thư Thành ủy Đà Nẵng - cho biết TP Đà Nẵng năm nào cũng chi ngân sách để các cán bộ chuyên trách huyện đảo này làm nhiệm vụ sưu tầm, trưng bày, giới thiệu hình ảnh, tư liệu về Hoàng Sa. Các tư liệu này được giới thiệu tại phòng trưng bày Bảo tàng Hoàng Sa (đặt tại trụ sở huyện Hoàng Sa, số 32 Yên Bái, TP Đà Nẵng).

    Hoàng Sa là đơn vị hành chính cấp quận huyện thứ tám của TP Đà Nẵng và có tổ chức bầu cử. Trước đó tháng 3-2011, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc công nhận huyện đảo Hoàng Sa là một đơn vị bầu cử của TP Đà Nẵng. Huyện đảo Hoàng Sa cùng với huyện Hòa Vang và hai quận Hải Châu, Sơn Trà thuộc đơn vị bầu cử số 1 TP Đà Nẵng.

    Trước đó Nhà xuất bản Thông Tin & Truyền Thông (Bộ Thông tin - truyền thông) đã họp với Hội đồng thẩm định trung ương do giáo sư Phan Huy Lê - chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - chủ trì để rà soát chuẩn bị lần cuối trước khi cuốn sách Kỷ yếu Hoàng Sa được xuất bản vào cuối năm nay.

    Theo ông Đặng Công Ngữ - chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, cuốn sách Kỷ yếu Hoàng Sa dày hơn 200 trang, gồm các phần: Hoàng Sa là của Việt Nam, Công tác quản lý nhà nước đối với huyện Hoàng Sa, Hoàng Sa và những nhân chứng lịch sử, Cảm nghĩ của người Đà Nẵng về Hoàng Sa. Ngoài ra Kỷ yếu Hoàng Sa còn giới thiệu cho người đọc về vị trí địa lý, tầm quan trọng cùng những nội dung cơ bản của quá trình xác lập, khai thác, quản lý và bảo vệ chủ quyền của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ trong lịch sử.

    Điểm nổi trội của cuốn sách này là sự hiện diện của 24 nhân chứng sống từng có một thời làm việc tại Hoàng Sa trước năm 1974. Việc xuất bản cuốn sách Kỷ yếu Hoàng Sa nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của nhân dân về bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ toàn vẹn của Tổ quốc. Đồng thời cuốn sách còn nhằm bảo đảm tính khoa học, chuẩn xác và tính pháp lý để tạo lập niềm tin cho người đọc cũng như đấu tranh chống các luận điểm xuyên tạc không đúng sự thật về Hoàng Sa của Việt Nam.

    Đ.NAM - H.KHÁ
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Doanh nghiệp Nigeria chọn hàng Việt Nam thay hàng Trung Quốc




    VN xuất khẩu chủ yếu sang Nigeria các mặt hàng dệt may, máy tính, linh kiện điện tử, linh kiện phụ tùng ôtô, hàng hải sản, sản phẩm hóa chất, gạo, máy móc, thiết bị.
    Sáng 28-11, Đại sứ quán Nigeria tại Hà Nội phối hợp với Bộ Công thương VN tổ chức hội thảo doanh nghiệp VN - Nigeria. Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công thương), Nigeria vẫn là một thị trường rất mới đối với hàng hóa VN.
    Hàng hóa VN được đánh giá có chất lượng ổn định và giá cả phải chăng, phù hợp với thị trường này. Nhiều thương nhân Nigeria đang coi VN là thị trường cung cấp hàng hóa thay thế hàng Trung Quốc.
    Trong 10 tháng đầu năm 2011, kim ngạch hai chiều đạt trên 121 triệu USD, trong đó VN xuất khẩu 51 triệu USD và nhập khẩu 70 triệu USD. VN xuất khẩu chủ yếu sang Nigeria các mặt hàng dệt may, máy tính, linh kiện điện tử, linh kiện phụ tùng ôtô, hàng hải sản, sản phẩm hóa chất, gạo, máy móc, thiết bị... và nhập khẩu hạt điều thô, bông các loại, rau quả, gỗ và sản phẩm gỗ từ thị trường này.

    Theo P.Phương
    Tuổi trẻ

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  6. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Tặng quà chiến sĩ Nhà giàn DKI Vùng 2 Hải quân
    (28/11/2011)

    Chiều 24/11, đại diện một số doanh nghiệp đóng tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đến thăm và trao 245 triệu đồng cùng các suất quà cho cán bộ chiến sỹ Nhà giàn DKI - Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân (đóng tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai).
    Dịp này, cán bộ, chiến sỹ của DKI cũng đã giao lưu văn nghệ, thi đấu thể thao cùng đoàn viên, thanh niên các doanh nghiệp.
    Ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty dầu khí Thái Bình Dương cho biết: "Hưởng ứng chương trình “Góp đá xây dựng Trường Sa,” chúng tôi đã vận động các anh chị em trong công ty đóng góp 1 ngày lương và trích quỹ phúc lợi trong đơn vị để kịp thời động viên, chia sẻ những khó khăn cùng các chiến sỹ nơi biển đảo."
    Nhà giàn DKI là 1 đơn vị trực thuộc Vùng 2 Hải quân đóng trên thềm lục địa phía Nam Tổ Quốc, đa số cán bộ chiến sỹ phải ở xa gia đình, đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
    Đại tá Mai Tiến Tuyên, Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân chia sẻ: "Năm 2011 đã có rất nhiều ban ngành, đoàn thể đến thăm cán bộ chiến sỹ DK1. Những phần quà, những lời động viên thăm hỏi của các doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội đối với chúng tôi có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Anh em chiến sỹ không lùi bước trước những con sóng lớn một phần một phần là bởi chúng tôi hiểu rằng mình không đơn độc"./.
    Công Phong (TTXVN/Vietnam+
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Ban quản trị là cha là mẹ ở diễn đàn này mà, chịu vậy thôi. Nhưng dù sao BQT đã giải thích rõ ràng và treo trên đầu trang như vậy cũng là tốt lắm rồi.


    [};-[};-[};-
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    -------
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    --------------​
    Số: 557/QĐ-TTg
    Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2011​

    QUYẾT ĐỊNH
    VỀ VIỆC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG “QUỸ VÌ TRƯỜNG SA THÂN YÊU”

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

    QUYẾT ĐỊNH:

    Điều 1. Thành lập và hoạt động “Quỹ vì Trường Sa thân yêu” dưới đây gọi tắt là Quỹ với các nội dung chủ yếu sau:

    1. Mục tiêu:
    a) Tuyên truyền vận động cả nước hướng về Trường Sa, nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân trong và ngoài nước về vị trí, vai trò của biển đảo với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa Nghị quyết về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” vào cuộc sống đáp ứng yêu cầu xã hội hóa nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc trong tình hình mới.
    b) Huy động mọi nguồn lực và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội tham gia vào xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo nói chung và quần đảo Trường Sa nói riêng. Tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tự nguyện hỗ trợ vật chất, tài chính để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của quân và dân huyện Trường Sa.

    2. Yêu cầu:
    a) Tổ chức các phong trào vận động các ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, các thành phần kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước tham gia ủng hộ, đóng góp vào “Quỹ vì Trường Sa thân yêu”.
    b) “Quỹ vì Trường Sa thân yêu” là nguồn kinh phí huy động tự nguyện (không bắt buộc) từ đóng góp, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước để góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội, cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân huyện Trường Sa và các nhà dàn DKI (sau đây gọi là quân, dân huyện Trường Sa). Nhằm từng bước giảm bớt khó khăn về vật chất và tinh thần cho quân và dân huyện Trường Sa.

    3. Nguồn hình thành Quỹ:
    Huy động từ đóng góp tự nguyện của:
    - Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
    - Các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước.

    4. Nội dung chi:

    “Quỹ vì Trường Sa thân yêu” dùng để hỗ trợ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của quân và dân huyện Trường Sa, nhà dàn DKI.

    5. Nguyên tắc hoạt động:
    - Quỹ thành lập và hoạt động không vì lợi nhuận.
    - Quỹ hoạt động theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền.
    - Quỹ phải thực hiện mọi khoản thu, chi công khai, minh bạch về tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.

    Điều 2. Tổ chức thực hiện:
    1. Giao Bộ Quốc phòng:
    a) Thành lập Ban Chỉ đạo “Quỹ vì Trường Sa thân yêu” do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là Trưởng ban, các thành viên gồm đại diện của các Bộ, ngành và địa phương liên quan.
    Ban Chỉ đạo có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các quy định tại Quyết định này. Nghiên cứu đề xuất các hình thức ghi công, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp lập Quỹ.
    b) Quản lý, điều hành Quỹ.
    c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tổ chức các phong trào vận động lập Quỹ.
    d) Chỉ đạo việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng Quỹ đúng mục đích và hiệu quả.
    đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng quy chế tổ chức, hoạt động, quản lý, sử dụng Quỹ; ban hành các chế độ, chính sách đặc thù sử dụng nguồn “Quỹ vì Trường Sa thân yêu”.
    2. Ban Chỉ đạo “Quỹ vì Trường Sa thân yêu” có con dấu riêng. “Quỹ vì Trường Sa thân yêu” có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước.
    3. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan đoàn thể các cấp, doanh nghiệp và các cơ quan báo chí có trách nhiệm tuyên truyền, vận động và tổ chức cho các đơn vị, cá nhân tham gia đóng góp vào “Quỹ vì Trường Sa thân yêu”.

    Điều 3. Hiệu lực thi hành
    Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

    Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


    Nơi nhận:
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
    - Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
    - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
    - VPCP: BTCN, các PCN Phạm Văn Phượng, Kiều Đình Thụ, các Vụ: NC, PL, TKBT, Cổng TTĐT;
    - Lưu: Văn thư, KTTH (5b)​



    Chúng ta hãy vì Trường Sa thân yêu !


    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Giá cao su xuất khẩu sang Trung Quốc mất 40% so với đầu năm




    [​IMG]
    Dự báo thị trường xuất nhập khẩu cao su qua cửa khẩu Móng Cái còn đóng băng thêm một thời gian nữa, có thể phải hết năm nay. Giá hiện đang ở mức đáy kể từ đầu năm.
    Theo nguồn tin từ Trung tâm Thông tin CN&TM (Bộ Công Thương), giá cao su thiên nhiên xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái liên tục lao dốc trong những ngày gần đây, hiện chỉ còn 20.600 NDT/tấn – thấp nhất kể từ tháng 1/2011.
    So với đầu năm, giá cao su hiện thấp hơn gần 40%.
    Trong tuần qua, hoạt động giao dịch cao su tại cửa khẩu tiểu ngạch Lục Lầm – La Phù tỏ ra yếu ớt, sản lượng tham gia cực thấp. Nguyên nhân là do hệ thống nhà máy sản xuất săm lốp ô tô của Trung Quốc giảm mạnh về nhu cầu nguyên liệu cao su, do sản xuất ra không tiêu thụ được. Tình hình này ngược hẳn so với mọi năm.
    Theo dự báo của các cơ quan quản lý hoạt động thương mại tại Móng Cái, thị trường xuất nhập khẩu cao su tại cặp cửa khẩu Móng Cái – Đông Hưng còn đóng băng thêm một thời gian nữa, có thể phải hết năm nay. Hiện giao dịch nhỏ lẻ, nhưng giá có khả năng sẽ không giảm thêm nữa.
    Phương Thảo
    Theo TTVN/Thị trường, Cafef

    Đây là hậu quả của việc một số người đã theo lời thương lái TQ trộn thêm tạp chất vào cao su để tăng trọng . Đồng thời các cơ quan thu mua của TQ thì không chế giá mua ở mức thấp nhất nhằm ép giá phía Việt Nam !


    Ham lời trước mắt lãnh hoạ lâu dài là bài học từ kinh nghiệm nhiều năm qua trong việc buôn bán với TQ .


    Vậy mà vẫn còn rất nhiều người chưa sáng mắt ra !
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thứ Ba, 29/11/2011, 14:11 (GMT+7) Một tàu cá Quảng Ngãi bị tông chìm trên biển


    TTO - Sáng 29-11, Đài thông tin duyên hải Đà Nẵng cho biết tàu cá QNg 94094 của ngư dân Quảng Ngãi bị một tàu hàng (chưa xác định danh tính) tông chìm trên biển, khu vực cách Vũng Tàu khoảng 146 hải lý về phía đông nam ngày 28-11.
    Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi cho hay 11 ngư dân trên tàu cá QNg 94094 đã được tàu cá QNg 94669 (tỉnh Quảng Ngãi) cứu vớt kịp thời.
    Tàu bị tông lúc 11g10, đến 13g10 nước tràn ngập toàn bộ tàu, chỉ còn phần mũi nổi lên mặt nước. Rất may, khi tàu cá QNg 94094 phát tín hiệu cấp cứu, một tàu cá Quảng Ngãi đang đánh bắt gần đó đã đến vớt các ngư dân. Chiều tối cùng ngày, năm tàu cá khác đã đến hỗ trợ kéo tàu QNg 94094 nhưng bất thành.
    ĐOÀN CƯỜNG



    Không biết ai tông , tức là tàu " lạ " !

    :-w:-w:-w:-w:-w
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này