[REVIEW CỔ PHIẾU] TNG – LỢI NHUẬN LỚN, NHƯNG RỦI RO CŨNG ĐÃ RẤT CAO

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Kiwi112, 20/10/2018.

5639 người đang online, trong đó có 555 thành viên. 19:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3511 lượt đọc và 18 bài trả lời
  1. vinhloihung

    vinhloihung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2014
    Đã được thích:
    3.206
    bác à, người ta chưa lên tàu nên dìm em nó tí để lên tàu chung với ae thôi mà bác cũng bóc phốt làm gì
  2. chinhbac

    chinhbac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2010
    Đã được thích:
    2.334
    Vì những thằng tử tế thì nó ko lập những cái topic kiểu này, mình cần gì phải lịch sự.
  3. vhdung10

    vhdung10 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2015
    Đã được thích:
    933
    Đánh giá nhanh về việc khách hàng của TCM nộp đơn giá sản ở Mỹ.
    - Đầu tiên thì TCM đã gửi đơn khai báo nợ bên công ty phá sản thì việc TCM vẫn có thể được giải quyết công bằng như các đối tác khác theo WTO.

    - Vấn đề thứ 2 đó là hiện khoản nợ của 2 đối tác bị phá sản đó là 95 tỷ. Về nguyên tắc thận trọng thì TCM buộc phải trích lập dự phòng khoản này vào Quý 4.2018. (Còn việc đóng góp 7% doanh thu có nghĩa là trong tổng doanh thu 1 năm của TCM thì hai công ty này chiếm 7% tổng doanh thu tầm 200 tỷ vậy tính ra trung bình mỗi tháng TCM giao dịch mua bán tầm 16-17 tỷ với hai công ty này, việc hai công ty phá sản thì doanh thu TCM sẽ bị giảm một phần nhỏ, nhưng với tình hình hiện tại thì nó sẽ được bù đắp bằng các đơn hàng khác).

    - Vấn đề thứ 3 đó là doanh thu TCM đã đạt mức kỷ lục là trên 1.000 tỷ vào quý 3 2018 và Quý 4 sẽ vẫn giữ mức doanh thu trên 1.000 tỷ, việc hai công ty đó chẳng ảnh hưởng gì đến hoạt động của TCM. Và Lợi nhuận từ cốt lõi của TCM quý 4 này cũng sẽ ở mức tầm 90-100 tỷ.

    - Vấn đề thứ 4: Quý 3 TCM chuyển nhượng quyền nhượng quyền thuê đất giá trị hơn 6 tỷ nhưng mang về đến 24 tỷ doanh thu tức là 18 tỷ lợi nhuận (nằm ở Lợi nhuận khác), và hiện khoản này còn 96 tỷ. Vậy khoản này sẽ bù đắp phần nào trừ trích lập dự phòng khi xảy ra nếu TCM tiếp tục chuyển nhượng thêm quyền thuê đất này.

    - Vấn đề thứ 5: Việt Nam đang nổ lực ký hiệp định EVFTA... sẽ giúp giảm thuế suất phần nào sẽ giúp các đơn hàng của chúng ta sẽ tăng lên.

    Hiện tại, trong ngắn hạn TCM sẽ vẫn chịu sự tác động bởi thông tin này và việc trích lập dự phòng là khó tránh khỏi, nhưng vẫn có khả năng thu hồi nợ trong tương lai. Tuy vậy đây là hoạt động bất thường không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chính vẫn đang thuận lợi. NĐT cần theo dõi thêm.

    Chúc NĐT thành công
    Trần Phú FA
  4. Loveforever_

    Loveforever_ Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2016
    Đã được thích:
    572
    “ - Quy mô đã được mở rộng để đáp ứng được cho các đơn hàng mới: Tầm nhìn “đi tắt, đón đầu” của TNG không hề đơn giản khi mà từ những năm 2010 - 2015, công ty đã liên tục đầu tư tài sản cố định để mở rộng các nhà máy may mới tại Phú Bình, Đại Từ,... nhằm đón đầu quy mô thị trường bùng nổ sau một loạt các hiệp định thương mại tự do đang được kỳ vọng vào thời điểm đó. Tuy nhiên, việc TPP phải đàm phán lại (do không có Mỹ, sau này trở thành CPTPP), EVFTA chậm tiến độ khiến mọi thứ không như kỳ vọng, và đẩy doanh nghiệp vào tình trạng dư thừa công suất (đi kèm với cả một gánh nặng vay nợ). Tuy nhiên, vô tình hưởng lợi từ cuộc chiến Mỹ - Trung, và với việc các hiệp định thương mại “đã sắp xong”, các nhà máy của TNG đã “có đất dụng võ”. Hiện tại TNG vẫn tiếp tục mở rộng công suất, tuy nhiên theo chúng tôi thấy quy mô của doanh nghiệp hiện tại đã đủ để đáp ứng cho các đơn hàng của năm 2018 này, dù nhu cầu có gia tăng.”

    Đã viết được những điều này , biết được tầm nhìn xa của BLĐ bạn còn nghi ngờ gì ? Trong kinh doanh , người biết tận dụng được cơ hội mới có thể thành công lớn .
    Tại sao ko tự hỏi : Tng dù đã vay nợ để mở rộng quy mô sx để chuẩn bị đón đầu các hiệp định thương mại nhưng do các hiệp định này bị chậm trễ , DT- LN vẫn ko ngừng tăng trưởng ?
    Bạn bảo hiện tại , quy mô của DN đã đủ đáp ứng cho các đơn hàng 2018 là đủ thế nào ? Thế còn các đơn hàng cho 2019 , cho các hiệp định thương mại khi chúng được thực thi thì sao ? Xây dựng nhà xưởng , mua và lắp chuyền mới bộ chỉ trong một vài tháng là xong hả bạn ? Bạn ko thấy DT - LN của Tng tăng trưởng thế nào khi chỉ mới hưởng chút ưu thế của CTTM sao ?

    Việc nợ vay bạn nói đã có bác @chinhbac nói rồi , tôi ko nói lại nữa http://f319.com/threads/review-co-p...rui-ro-cung-da-rat-cao.1218921/#post-28580109
    Chỉ chỉ cần biết các ngân hàng Tng vay toàn là những ngân hàng lớn như BIDV , VCB , CTG ... Họ đã thẩm định kỹ năng lực trả nợ của Tng và vẫn đang rất sẵn lòng cho vay đấy . Còn Tng dù phải trả lãi vay khá lớn nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn luôn tăng trưởng ( nếu như guồng máy đi vào ổn định , Tng trả bớt nợ vay thì hiểu là thế nào rồi nhé )

    Tôi bổ sung thêm vài ý bạn quan ngại về Tng :
    - Việc phát hành thành công 200 tỷ trái phiếu chuyển đổi cho quỹ đầu tư Hàn vừa qua thực ra là chuyện rất tốt cho thấy tầm của Tng cũng như đều đụợc tất cả cổ đông lấy làm vui mừng trong điều kiện Tng đang thực sự cần vốn để mở rộng quy mô thiết thực ai cũng nhìn thấy rõ chứ ko phải “ năm ăn năm thua .” Chính vì có sự kiện này nên tôi đã quyết định nâng thêm tỷ trọng Tng trong DM ở mức giá 16.
    Giá chuyển đổi 13.8 tuy có chút bất lợi cho nhỏ lẻ nhưng đó là điều bình thường vì “sự ưu đãi và những lợi thế trong đầu tư “ . Hơn nữa , Hàn nó cũng phải chịu những điều kiện ràng buộc khi chuyển đổi chứ nhỏ lẻ có chịu gì đâu . Bạn nhìn Pan đấy , phát hành cho Nhật giá 63 . thì sao ? cp của nó lập tức phi về 63 ngay chắc ? ...
    - Bạn chê Tng ko tập trung xuất khẩu lại đi mở rộng thêm TT trong nước thì tầm nhìn của bạn đúng là của ... brocker chứ ko phải người hiểu về “ giá trị “
    Người ta đang chê Dệt may Việt lâu nay mải lo đem chuông đi đánh xứ người mà bỏ quên TT trong nước cũng rất tiềm năng . Lãnh đạo Tng đã nhận ra điều ấy nên vẫn âm thầm đầu tư thương hiệu trong nước bên cạnh việc xuất khẩu .
    https://tinnhanhchungkhoan.vn/thuon...det-may-tim-cho-dung-tren-san-nha-238162.html

    Tóm lại , đứng trước CTTM , TCTPP và EVFTA , một vận hội lớn để có thể chuyển mình , Tng vay nợ để mở rộng quy mô đáp ứng những yêu cầu rất thiết thực là cần thiết , và cho thấy tầm nhìn của một lãnh đạo giỏi , có tham vọng và khát khao vươn lên .
    Trong kinh doanh , những cơ hội lớn ko phải lúc nào cũng có . Kẻ biết nắm lấy sẽ tạo nên sự thành công lớn .
    “ Lạc nước , hai xe đành bỏ phí
    Gặp thời , một tốt cũng thành công .”
    Đây là hai câu thơ trong bài thơ của Hồ Chí Minh về cờ tướng , ý nói nếu đi sai đường lạc lối thì dù có lực mạnh cũng ko mang lại kết quả . Còn khi thời cơ đến , có đường lối đúng đắn thì dù lực nhỏ nhưng biết tận dụng thời cơ , sức mạnh sẽ tăng lên rất nhiều và tạo nên thành công lớn .
    Tng đang gặp thiện thời , địa lợi . Thêm lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược và đầy quyết tâm . Bạn tự trả lời câu hỏi cho mình đi nhé .
    @Kiwi112 , việc bạn định giá Tng “ vui vui thì có khi lên được 2x đấy, nhưng lơ ngơ thì coi chừng “đóng học phí” là đủ cho thấy bạn cũng đánh giá Tng rất cao . Chỉ là nếu “lơ ngơ “ thì coi chừng đóng học phí . Bạn làm tôi mắc cười , điều gì chẳng có rủi ro , bạn ăn cơm cũng có rủi ro , đó là coi chừng bị nghẹn cơ mà :))

    Ps: Tôi đọc phân tích của bạn , ko nghĩ bạn mở pic này để chim chuột gì cả . Chỉ là bạn muốn thể hiện khả năng của mình một chút để thu hút dịch vụ uỷ thác mà thôi . Tiếc rằng bạn thiếu sự quyết tâm và mạnh mẽ để vượt qua thử thách . Nên nhớ , khi mọi thứ ở mức an toàn quá , nó cũng chỉ mang đến sự bình bình như công chức đi làm ngày 8 tiếng cuối tháng lãnh lương . Chỉ có những người dám nghĩ dám làm , có tầm nhìn xa và biết tận dụng cơ hội , tạo ra và vượt qua thử thách mới đem lại thành công lớn .
    Last edited: 21/10/2018
    Loveforever_ đã loan bài này
  5. Cavoixanh08

    Cavoixanh08 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    1.224
    Biển lớn thì sóng cả nhưng sẽ thu hoạch được mẻ cá lớn, cái gì cũng có giá của nó cả
    Hiện TNG vẫn là số 1 về tiềm năng tăng trưởng trong nghành Dệt may nhé
  6. tony_nguyen

    tony_nguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2010
    Đã được thích:
    681
    Vấn đề này nói mãi từ 2008, kể cả thời điểm khủng hoảng, TNG vẫn không ngừng phát triển mở rộng, tăng trưởng LN
  7. KhongminhDN

    KhongminhDN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2010
    Đã được thích:
    2.610
    Trái phiếu chuyển đổi là thấy ko ổn rồi, dệt may qua stk ngon hơn
  8. Kiwi112

    Kiwi112 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2010
    Đã được thích:
    66
    Giữa nhiều phản hồi như vậy về bài review TNG này của chúng tôi,
    Giữa nhiều phản hồi như vậy về bài review TNG này, chúng tôi đành chọn bài của anh để trả lời. Lý do chúng tôi trả lời lại bài của anh vì: (1) Dù quan điểm trái chiều, cách trả lời của anh phần nào vẫn còn thể hiện sự tỉnh táo, chưa đến mức "thẹn quá hóa giận"; (2) So với người chỉ biết huyênh hoang về một chút lý thuyết tài chính ở trên, trong khi không nêu được một số liệu dẫn chứng nào, và lại tránh né việc nhìn nhận vấn đề cốt lõi (mà có khi anh ta cũng chả biết đó là cái gì), chúng tôi thấy trả lời lại anh có vẻ vẫn hợp lý hơn.
    Vì anh viết cũng lan man qua nhiều vấn đề, chúng tôi, sau khi đọc xong, xin phép trả lời theo thống kê lại theo số thứ tự như dưới đây để cho những ai quan tâm cũng dễ nắm bắt hơn vậy:

    1. Việc tăng trưởng: Chúng tôi đã có ý kiến công bằng và rõ ràng về những tác động tích cực của chiến tranh thương mại và các hiệp định thương mại đến TNG, cũng như khả năng sản xuất của TNG hiện tại, nếu chưa rõ anh có thể đọc lại bài viết ở trên. Tuy nhiên, xin nhắc lại một điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở bài viết này để cảnh tỉnh các nhà đầu tư đối với TNG, đó là hiện tượng "bị lợi nhuận làm cho mờ mắt" khi mà TNG tăng trưởng lợi nhuận qua các năm ở "cái vỏ bên ngoài", tuy nhiên bên trong dòng tiền bị âm nặng nề, chi nhiều hơn thu khiến tình trạng tài chính trở nên bất ổn. Và điều này có vẻ vẫn chưa dừng lại khi mà ban lãnh đạo vẫn quyết tâm theo đuổi tham vọng lớn của mình, thay vì cơ cấu lại để doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.

    2. Việc vay nợ: Anh nói việc các ngân hàng lớn đã thẩm định và đồng ý cho TNG vay nợ, chúng tôi cũng đồng ý một phần, tuy nhiên đó là câu chuyện của thời gian trước. Nếu TNG "sức khỏe còn tốt" như vậy tại sao phải đi huy động vốn từ trái phiếu chuyển đổi, làm tổn hại đến lợi ích của các cổ đông. Phải chăng do cơ cấu của TNG đã bất ổn nên kênh huy động vốn đó không còn vững nữa. Còn nếu anh cho là TNG đang tận dụng một kênh khác tối ưu hơn thì chúng tôi cũng xin nhắc anh rằng, với tham vọng mở TNG Fashion ở 63 tỉnh thành (cuối năm 2017 mới chỉ 22), hoạt động huy động vốn có thể làm tổn hại tới lợi ích của cổ đông như vậy chắc sẽ chưa dừng lại ở đây đâu, vì càng ngày TNG đã trở nên càng "khát vốn".

    3. Việc phát triển cửa hàng nội địa: Câu chuyện "đem chuông đi đánh xứ người" mà anh kể chúng tôi cũng nghe báo chí nói nhiều rồi, tuy nhiên muốn phát triển ở nội địa thì phải coi tình hình thực tế của doanh nghiệp ra sao. Nêu như VGG (tức Việt Tiến) mà mở rộng quy mô trong nước hơn thì chúng tôi thấy bình thường và yên tâm (vì vốn nó mạnh rồi), đằng này vốn chỉ có nhiêu đó mà vừa cố gắng mở rộng thị phần ở nước ngoài, vừa cố gắng "đu dây điện" ở thị trường trong nước thì anh tự đánh giá lại xem, có phần hơi quá sức rồi không.

    4. Việc anh đầu tư thêm vào TNG, bất chấp rủi ro: Cái này là quyền của cá nhân anh, chúng tôi không có ý kiến. Tuy nhiên việc anh đầu tư và tình hình TNG hiện tại làm chúng tôi bỗng nhớ lại câu chuyện của HBC (Hòa Bình) vào cuối năm 2017. Khi đó, trong cơn quay cuồng của giá và cái vỏ tăng trưởng, không ít nhà đầu tư vẫn lao theo "vũ điệu" của HBC một cách mù quáng, dù có những cảnh báo rất lớn về dòng tiền âm và những bất ổn vô cùng trong bảng cân đối kế toán thiếu lành mạnh của doanh nghiệp (chúng tôi nhớ khi đó Research của Rồng Việt đã không ngừng nhắc về việc dòng tiền của HBC mang màu sắc tương phản với kết quả kinh doanh). Cuối cùng, cái gì đến rồi cũng phải đến, HBC trở thành "một ký ức không thể nào quên" đối với không ít các "nhà đầu tư", và trở thành một bài học đắt giá cho những ai quá coi trọng sự tăng trưởng, đến mức đánh đổi luôn cả nền tảng bền vững của một doanh nghiệp.

    A ha, đọc đến cuối bài còn có anh bàn về lĩnh vực thơ ca nữa. Cái này thì có vẻ chúng tôi đồng thuận với anh nhiều hơn một chút, vì thực sự chúng tôi cũng lấy làm thú vị trước những câu thơ này, và thấy cần thiết khi giữa cái ngành tài chính khô khan này, có thêm một vài vần thơ nữa thì sẽ làm cho mọi thứ đỡ nhàm chán hơn. Tuy nhiên anh hãy cẩn thận, vì như Peter Lynch từng nói, "vận may của doanh nghiệp" là thứ không thể kéo dài mãi. Đáng lẽ chúng tôi cũng phải đối đáp lại anh bằng thơ văn mới phải, nhưng thú thực là vẫn chưa nghĩ ra câu nào cho phù hợp. Thôi vậy, chúng tôi đành chỉ có thể gửi tặng anh ví dụ điển hình về HBC như ở trên để anh lấy đó làm gương, đi kèm với nó là một câu nói của "Người thầy của những người thầy" Jim Rohn mà chúng tôi vẫn hằng ưa thích (đã được dịch lại theo cách của chúng tôi nhằm nhấn mạnh quan điểm đầu tư của mình), đó là: "SỰ KHÓ CHỊU CỦA KỶ LUẬT CÒN TỐT HƠN GẤP TRĂM NGÀN LẦN SO VỚI SỰ ĐAU ĐỚN CỦA HỐI HẬN".
    t266Mhoang79 thích bài này.
  9. Kieumanh7894

    Kieumanh7894 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2018
    Đã được thích:
    31
    bé TNG nhìn thì tiềm năng tăng trưởng khá là ngon, nhưng với cái tình hình tài chính này thì khá là không thấy ổn cho lắm, sẽ tuyệt hơn khi với đường lối kinh doanh rõ ràng kết hợp thêm một tình hình tài chính hợp lý.

Chia sẻ trang này