SAB Tàu Siêu tốc - Lợi nhuận siêu khủng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoankiem07, 12/04/2024.

4225 người đang online, trong đó có 384 thành viên. 09:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 446908 lượt đọc và 1086 bài trả lời
  1. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.427
    Ok bác. Tàu ngầm như bác mới là khủng đấy. :drm:drm:drm
    --- Gộp bài viết, 16/04/2024, Bài cũ: 16/04/2024 ---
    Đã đến giờ nghỉ trưa, mời các hành khách lên khoang VIP đoàn tàu SAB làm ly bia Saigon Special. :drm:drm:drm
    drphucqt thích bài này.
  2. 178ngogiatu

    178ngogiatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Đã được thích:
    963
    2k nữa, cũng mệt với mấy ông quỹ thoái giá này!
    hoankiem07 thích bài này.
    Hongbinh đã loan bài này
  3. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.427
    Ông quỹ nào thoái SAB đấy bác.

    Tớ vừa làm ly bia Saigon Special vừa đặt lệnh mua SAB. Không biết ai mua tranh với tớ mà chen lấn xô đẩy khoẻ phết. :drm:drm:drm
    --- Gộp bài viết, 16/04/2024, Bài cũ: 16/04/2024 ---
    Các bạn Tây có vẻ thích uống bia SABECO rồi. Hôm nay các bạn Tây mua SAB gấp gần 4 lần lượng bán. <:-P<:-P<:-P
  4. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.427
    Chứng khoán Việt Nam thường biến động ra sao sau những phiên VN-Index giảm trên 4%?
    16-04-2024 - 00:04 AM | Thị trường chứng khoán

    Từ khi biên độ HoSE trở lại mức +/-7% đầu năm 2013 đến nay, VN-Index đã có 24 lần giảm trên 4% trong một phiên, đa phần tập trung trong giai đoạn 2020-2022, sau khi Covid phủ bóng đen lên thị trường tài chính toàn cầu.

    Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua phiên giao dịch đầu tuần (15/4) với áp lực bán dồn dập trên diện rộng. Sắc đỏ áp đảo trên hầu hết các nhóm cổ phiếu, thậm chí có đến gần 160 mã giảm kịch sàn. VN-Index mất gần 60 điểm (-4,7%) trở thành chỉ số giảm mạnh nhất Châu Á ngày 15/4, đồng thời ghi nhận phiên giảm mạnh nhất trong vòng 23 tháng, kể từ ngày 12/5/2022.

    Trong quá khứ, chứng khoán Việt Nam từng trải qua nhiều phiên biến động mạnh với mức giảm của VN-Index thậm chí còn sâu hơn phiên 15/4 vừa qua. Từ khi biên độ HoSE trở lại mức +/-7% đầu năm 2013 đến nay, VN-Index đã có 24 lần giảm trên 4% trong một phiên, đa phần tập trung trong giai đoạn 2020-2022, sau khi Covid phủ bóng đen lên thị trường tài chính toàn cầu.

    [​IMG]
    Những lần VN-Index giảm mạnh trên 4% kể từ năm 2013 đến nay

    Đáng chú ý, trong 23 lần giảm mạnh trước đó, chứng khoán Việt Nam có xác suất hồi phục sớm tương đối cao. Theo thống kê, VN-Index đã có 15/23 lần tăng điểm trở lại ngay sau phiên giảm hơn 4%, tương ứng xác suất 65%. Nếu xét theo khung thời gian dài hơn, VN-Index cũng có 14/23 lần tăng điểm vào tuần giao dịch (5 phiên) ngay sau phiên giảm mạnh.

    Giai đoạn từ 2020 đến giữ năm 2022, với dòng tiền từ làn sóng nhà đầu tư mới không ngừng đổ vào thị trường, VN-Index cho thấy khả năng gượng dậy khá nhanh sau mỗi cú trượt chân. Trong khoảng thời gian này, chỉ số thường bật tăng trở lại khá mạnh trong phiên liền sau và tuần giao dịch ngay sau phiên giảm sâu.

    Tình hình đã thay đổi trong nửa cuối năm 2022 khi những sóng gió ập đến với thị trường chứng khoán. VN-Index thậm chí còn giảm hơn 4% trong 2 phiên liên tiếp vào ngày 12-13/5/2022. Trong năm 2023 vừa qua, dù có nhiều biến động khó lường nhưng nhìn chung chứng khoán Việt Nam đều hồi phục khá nhanh sau những phiên giảm mạnh trên 4%.

    https://cafef.vn/chung-khoan-viet-n...n-vn-index-giam-tren-4-188240415222638987.chn
    --- Gộp bài viết, 16/04/2024, Bài cũ: 16/04/2024 ---
    Đa phần là sẽ ngon sau phiên giảm mạnh.
  5. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.427
    Thông tin cải chính, xin lỗi
    VietNamNet cải chính, xin lỗi về hình ảnh trong tin “Khởi tố Chủ tịch Công ty Thuận An và 5 bị can về các tội đưa, nhận hối lộ”.
    Trong bản tin “Khởi tố Chủ tịch Công ty Thuận An và 5 bị can về các tội đưa, nhận hối lộ” đăng trên chuyên mục Thời sự vào ngày 15/4/2024, báo VietNamNet đã sơ suất đăng nhầm ảnh của ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Chứng khoán SSI.

    Việc đăng nhầm ảnh diễn ra trong vòng 63 giây. Ngay sau đó, toà soạn đã phát hiện và kịp thời sửa lỗi, khắc phục sai sót.

    Báo VietNamNet xin cải chính về hình ảnh trên và chân thành xin lỗi ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cùng quý độc giả về sự nhầm lẫn này.

    Báo VietNamNet đã tiến hành đình chỉ công việc đối với lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên liên quan để kiểm điểm, xử lý kỷ luật.

    VietNamNet

    https://vietnamnet.vn/thong-tin-cai-chinh-xin-loi-2271106.html
    --- Gộp bài viết, 16/04/2024, Bài cũ: 16/04/2024 ---
    Hôm qua tớ cứ tưởng trên mạng là các ảnh fake. Giờ mới biết là có việc đăng nhầm thật.

    Chẳng biết nói gì hơn. đi làm ly bia SAB vậy. :drm
  6. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.427
    Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng lên tiếng vì bị nhầm ảnh với chủ tịch Tập đoàn Thuận An

    (NLĐO)- Bị đăng nhầm ảnh với ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thuận An, người vừa bị khởi tố, bắt tạm giam - ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Chứng khoán SSI, đã lên tiếng đính chính để không ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.


    Cụ thể, ngày 16-4, ông Nguyễn Khắc Hải, Giám đốc Khối phụ trách Luật và Kiểm soát tuân thủ của Công ty CP Chứng khoán SSI, đã có văn bản gửi cơ quan chức năng, thông tin về sự nhầm lẫn hình ảnh của ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán SSI (Chứng khoán SSI) trên một số phương tiện truyền thông.

    Tại văn bản này, ông Nguyễn Khắc Hải cho biết vừa qua, các phương tiện truyền thông đưa tin Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ ******* bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thuận An, cùng đồng phạm trong vụ án vi phạm quy định về đấu thầu, gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ; nhận hối lộ xảy ra tại công ty này và các đơn vị, tổ chức có liên quan.

    Tuy nhiên, trong luồng thông tin này, một số đơn vị đã trích dẫn hình ảnh ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Chứng khoán SSI, dùng làm hình ảnh các bị can.

    [​IMG]
    Ảnh ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Chứng khoán SSI, bị nhầm lẫn trên một trang báo khiến các nhà đầu tư chứng khoán và cổ đông của doanh nghiệp này lo lắng.

    Theo ông Hải, việc đưa thông tin sai lệch như trên là vi phạm các quy định của Luật Báo chí, Luật Dân sự và nghị định liên quan "Bảo vệ dữ liệu cá nhân quy định các hành vi nghiêm cấm là sử dụng dữ liệu cá nhân trái với quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, và sử dụng dữ liệu cá nhân để tạo thông tin, dữ liệu... " gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân khác.

    "Việc sử dụng hình ảnh sai lệch gây hiểu lầm từ những cơ quan ngôn luận không chỉ gây ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân ông Nguyễn Duy Hưng mà còn tác động, ảnh hưởng đến uy tín của các tập đoàn lớn mà ông đang nắm giữ các chức vụ lãnh đạo cao nhất: gồm Chứng khoán SSI, Công ty CP Tập đoàn PAN. Hai doanh nghiệp này đang có cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE). Từ đó, gây thiệt hại đến quyền lợi ích hợp pháp của các cổ đông, nhà đầu tư. Có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán"- văn bản từ phía Chứng khoán SSI nêu rõ.

    Do đó, phía Công ty Chứng khoán SSI đề nghị các cơ quan chức năng liên quan có những can thiệp kịp thời, đính chính thông tin chuẩn xác để tránh hoang mang dư luận, gây ảnh hưởng đến an ninh thông tin thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thị trường và các nhà đầu tư. Trong bối cảnh thị trường và nền kinh tế đang có nhiều biến động về mặt thông tin, rất cần sự vững tâm từ nhà đầu tư và thông tin chính xác từ các cơ quan ngôn luận chính thống.

    Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Chứng khoán SSI, cho rằng mặc dù ông không quan tâm đến thông tin đồn thổi bên ngoài nhưng thông tin sai lệch từ báo chí sẽ tác động tiêu cực đến thị trường nên ông cần lên tiếng đính chính. "Thị trường hiện tại vốn rất nhạy cảm, mọi thông tin đến từ cơ quan thông tấn chính thống đều có tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư. An ninh thông tin trên thị trường không chỉ đơn thuần là câu chuyên của truyền thông, của một doanh nghiệp mà là của thị trường" - ông Hưng nhấn mạnh.

    Trước đó, sau phiên sụt giảm mạnh gần 60 điểm của thị trường chứng khoán chiều 15-4, rất nhiều nhà đầu tư đã hoang mang. Một số chuyên gia chứng khoán sau đó đã phân tích nhiều nguyên nhân khiến thị trường bất ngờ đổ sụp, trong đó có một số tin đồn vô căn cứ.
    --- Gộp bài viết, 16/04/2024, Bài cũ: 16/04/2024 ---
    https://nld.com.vn/chu-tich-chung-k...ng-vi-bi-dang-nham-anh-196240416112931219.htm
  7. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.427
    Chào mừng bác @ptht vào đây chơi. Các nhận định của bác về SAB rất đáng suy ngẫm. SAB về đến giá này quả là trong mơ. @};-@};-@};-

    Hệ thống phân tích của tớ tìm khắp cả 3 sàn, lọc hàng nghìn cổ phiếu và đồng loạt chỉ ra SAB có tiềm năng rất lớn để trở thành Siêu cổ phiếu của năm 2024. <:-P<:-P<:-P
    ptht thích bài này.
  8. cuchuoi_ngonthiet

    cuchuoi_ngonthiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2010
    Đã được thích:
    62.030
  9. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.427
    Hôm nay dòng tiền ồ ạt đổ vào thị trường. Với SAB thì dù bị đè dữ dội để gom hàng nhưng cuối cùng thì dòng tiền đổ vào đã quét sạch hàng với giá trong mơ. <:-P<:-P<:-P
    cuchuoi_ngonthiet thích bài này.
  10. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.427
    Việt Nam có thể lọt vào nhóm 5 nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á

    Việt Nam có thể lọt vào nhóm 5 nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á, nếu đạt mức tăng trưởng 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025 theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
    Đây là khẳng định của ông Shantanu Chakrabuty, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, khi chia sẻ với PV VOV về triển vọng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

    PV: Đầu năm nay, ADB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 6%, và trong báo cáo mới nhất vừa công bố, con số này vẫn được giữ nguyên. Vậy ông nhận định như thế nào về con số này?

    Ông Shantanu Chakrabuty: Tôi nghĩ dự báo tăng trưởng của ADB vẫn giữ nguyên bởi xung đột địa chính trị vẫn không có gì thay đổi, và thậm chí là đang căng thẳng hơn. Chúng ta cũng tiếp tục thấy sự suy giảm kinh tế ở một số nước là đối tác thương mại chủ chốt của Việt Nam. Ngoài ra, chúng ta vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn về việc khi nào thì một số nền kinh tế lớn bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ đề thúc đẩy tiêu dùng. Điều này ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của Việt Nam, trong bối cảnh Việt Nam đang là một nước xuất siêu. Do đó, chưa thể chắc chắn được khi nào xuất khẩu của Việt Nam sẽ bắt đầu phục hồi.


    [​IMG]
    Nhiều tín hiệu tích cực cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Ảnh minh họa: KT)

    Cùng lúc đó, chúng ta cũng bắt đầu thấy một vài dấu hiệu khởi sắc đầu tiên. Chỉ số PMI là chỉ số để đo lường hoạt động trong ngành sản xuất và dịch vụ đã tăng lên, mang lại chút hy vọng lạc quan, nhất là so với năm ngoái, khi chỉ số này duy trì ở mức tương đối thấp trong gần như cả năm. Một vài chỉ số khác cũng bắt đầu có tín hiệu phục hồi. Ngoài ra, chúng ta cũng thấy lĩnh vực sản xuất bắt đầu tăng trở lại. Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực duy trì được sự ổn định.

    PV: Việc ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng như vậy liệu có phải là dựa trên những tín hiệu tích cực của nền kinh tế không, thưa ông?


    Ông Shantanu Chakrabuty: Việc con số dự báo này không thay đổi, đặt trong bối cảnh hiện tại, là một dấu hiệu tích cực, bởi thế giới vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Đa phần các nền kinh tế vẫn đang phải ứng phó với rất nhiều thách thức. Xung đột chính trị đang gây ra rất nhiều sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, nhu cầu tiêu dùng, dẫn đến sự bất ổn và khó đoán định của thị trường. Do đó, nếu đạt được mức tăng trưởng 6% trong năm 2024 và 6.2% trong năm 2025 như dự báo, thì Việt Nam sẽ nằm trong top 5 nền kinh tế phát triển nhanh nhất tại châu Á, cùng với Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh. Đây là điều rất đáng hoan nghênh. Và tôi nghĩ rằng, Việt Nam đang làm rất tốt trong việc phục hồi và phát triển kinh tế. Nhưng cần nói rằng các bạn vẫn còn rất nhiều tiềm năng. Đối với một đất nước đã có sự tăng trưởng thần tốc trong suốt nhiều thập kỷ qua như Việt Nam, các bạn chắc chắn còn có thể làm được nhiều hơn nữa.

    PV: Thời gian này có rất nhiều quốc gia trong khu vực đang nỗ lực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, vậy theo ông điều này có ảnh hưởng thế nào tới đầu tư vào Việt Nam, cũng như quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam, thưa ông?

    Ông Shantanu Chakrabuty: Chắc chắn Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến thu hút lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.Việt Nam vẫn có rất nhiều lợi thế, về cả vị trí địa lý, về cả nhân khẩu học, và kỹ năng của lực lượng lao động. Đây là những lợi thế cạnh tranh cốt lõi mà Việt Nam có được. Nhưng cũng cần cẩn trọng không để những lợi thế này bị mai một dần. Vẫn còn những quốc gia khác trong khu vực cũng đang rất nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài. Và Việt Nam cần phải đẩy nhanh tốc độ, đi trước để đảm bảo những lợi thế cạnh tranh này.

    Một cách để làm điều này chính là tạo ra giá trị gia tăng. Hiện nay, có thể nói nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chưa đạt giá trị gia tăng cao. Các bạn có thể chuyển hướng tới các lĩnh vực mới nổi như bán dẫn, các ngành điện tử cao cấp. Tôi được biết, hiện Chính phủ Việt Nam cũng đang chú trọng tới những ngành này. Ngoài ra, cần đầu tư vào hệ thống cơ sở vật chất. Hiện nay, lượng FDI đổ vào Việt Nam vẫn còn rất lớn, nhưng rồi khi cơ sở vật chất không đủ đáp ứng, đầu tư sẽ giảm dần, khiến Việt Nam không còn là thị trường hấp dẫn nữa. Tóm lại, các bạn nên đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng cốt lõi, logistic, năng lượng. Dù mất nhiều thời gian nhưng đây là cách tốt nhất để duy trì nguồn đầu tư FDI ổn định vào Việt Nam. Một số quốc gia khác đã đang làm như vậy rồi, và đây cũng là lúc Việt Nam bắt đầu làm điều này.

    PV: Vậy theo ông, Việt Nam có thể làm gì và chú trọng vào những yếu tố nào để đạt được mức tăng trưởng như ADB dự báo?

    Ông Shantanu Chakrabuty: Tăng đầu tư công, tăng tính rõ ràng, minh bạch trong các chính sách, và cuối cùng là đầu tư nhiều hơn cho an sinh xã hội, việc làm, nâng cao kỹ năng cho người lao động. Đây sẽ là những yếu tố chính mà Việt Nam cần tập trung thực hiện trong năm 2024-2025. Về đầu tư công, Chính phủ Việt Nam đã đặt ra mục tiêu rất tham vọng là giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 95% và tôi rất hoan nghênh nỗ lực này. Tuy mục tiêu này tham vọng nhưng cũng là điều cần thiết. Hiện chúng ta không có nhiều không gian cho các chính sách tiền tệ phát huy tác dụng, bởi lãi suất đang ở mức khá thấp.

    Bên cạnh đó, cần đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng. Đừng quên rằng các hạ tầng đang được xây dựng sẽ chỉ bắt đầu đi vào sử dụng trong khoảng 3-4 năm tới. Đây đều là những dự án dài hơi, cần nhiều năm triển khai. Việt Nam cũng là nước chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Vì vậy, các bạn cần hệ thống cơ sở hạ tầng bền vững và có khả năng chống chịu trước những hiện tượng thời tiết cực đoan. Khi quốc gia đang đi trên con đường chuyển đổi xanh, điều quan trọng là cần chuẩn bị sẵn sàng cho rất nhiều nhu cầu mới xuất hiện, ngành công nghiệp xây dựng và khai khoáng cũng sẽ thay đổi.

    PV: Vâng, xin cảm ơn ông!
    --- Gộp bài viết, 16/04/2024, Bài cũ: 16/04/2024 ---
    https://cafef.vn/viet-nam-co-the-lo...rien-nhanh-nhat-chau-a-188240416152832601.chn

Chia sẻ trang này