Sống mạnh mẽ.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi dungnanlamlai, 13/09/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4617 người đang online, trong đó có 399 thành viên. 07:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 87252 lượt đọc và 2004 bài trả lời
  1. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.855
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. BongHongGai81

    BongHongGai81 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/11/2013
    Đã được thích:
    3.078
    Nhỏ Bụi 70 ký chưa ta? ;))

    [​IMG]



  3. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.855
    Đây là @Trovecatbui1 sao?:)):)):)):))
  4. BongHongGai81

    BongHongGai81 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/11/2013
    Đã được thích:
    3.078
    Nhỏ Bụi vậy mà vẫn không chịu bỏ món kem rán ạ b-(
  5. BongHongGai81

    BongHongGai81 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/11/2013
    Đã được thích:
    3.078
    Nhỏ Bụi đọc được bài này chắc sẽ đỡ tủi ạ :))

    Vợ xấu



    Thời còn đi học, thất tình một nữ sinh viên xinh đẹp, tôi “rút kinh nghiệm” và quyết định chọn vợ chỉ cần là một phụ nữ nhan sắc từ trung bình trở xuống, nhưng giỏi giang, có học. Tôi đã toại nguyện với một nhân viên cùng cơ quan. Tôi quen chớp nhoáng, cầu hôn cũng nhanh như điện xẹt.
    Ngày tôi đưa thiệp cưới, cả cơ quan đều kinh ngạc, vì tôi vốn cao ráo, đẹp trai trong khi Hân, người đứng tên chung thiệp cưới với tôi có thân hình đẫy đà, lại hơi xấu… Ngoài quan niệm “vợ đẹp của người”, tôi “chấm” Hân ở tính nết dịu dàng, không ăn diện, vén khéo và nhất là nấu ăn ngon.


    [​IMG]
    Gia đình hai bên đều khá giả, chúng tôi được ở tầng thứ nhất căn nhà ba tầng của gia đình tôi. Yên tâm có vợ lo toan việc nhà, tôi thoải mái la cà cùng bạn bè độc thân hoặc những người chồng, cha vô trách nhiệm khác, sau giờ làm việc là nhậu nhẹt, cặp bồ đi qua đêm...
    Hân không nói gì nhưng khi đứa con gái đầu lòng ra đời, Hân lên tiếng yêu cầu tôi phải có trách nhiệm với gia đình. Tôi cự cãi, lớn tiếng cho rằng “gánh vác giang sơn nhà chồng” là chuyện của Hân. Ba mẹ tôi vốn bảo thủ, thay vì bênh con dâu, lại lớn tiếng bênh vực tôi, mắng mỏ Hân thậm tệ. Một lần, trong lúc cự cãi, mẹ tôi đã nói: “Con tao không lấy mày thì có mà ma nó lấy mày. Thử mày ra đường xem có ai ngó tới không?”. Hân nhìn tôi, tôi đắc thắng xác nhận: “Tôi cưới cô về để có người đẻ con và chăm sóc ba mẹ tôi thôi”. Không ngờ, Hân vào phòng thu dọn đồ đạc, ra khỏi nhà tức thì. Ban đầu, ba mẹ tôi và tôi nghĩ Hân chỉ làm nư, thách thức. Hân có đi đâu thì đi, miễn là để đứa con lại nhà chồng. Chẳng ngờ Hân ra đi rất mạnh dạn, mặc cho con gái kêu khóc trong tiếng mắng chửi, chì chiết của ba mẹ, hai em gái tôi và cả tôi. Tôi nghĩ, nhớ con Hân sẽ về, chỉ là vấn đề thời gian.
    Sáng hôm sau, gia đình tôi nháo nhào vì không còn ai lo cơm nước. Trước đây, chuyện cơm nước do mẹ tôi phụ trách, lau dọn nhà cửa do em gái đảm đương. Cưới Hân về, mọi việc đều dồn cho cô ấy. Mẹ tôi quen thong dong năm năm qua, nay phải lụm cụm xuống bếp, hai đứa em quen ngủ trưa đến gần giờ đi làm mới xuống ăn sáng, giờ phải dậy sớm để phụ mẹ tôi. Chiều về mọi người phải tự bỏ quần áo vào máy giặt, tự lau phòng mình. Đáng nói là không ai đưa đón con gái tôi, bé Hạnh quen hơi mẹ, dù đã ba tuổi vẫn khóc ngầy ngật đòi mẹ. Cả nhà rối tung lên! Tôi điện thoại cho Hân, cô ấy không bắt máy. Tôi điện thoại bàn gặp cô em vợ, bị cô ấy mắng té tát, sỉ nhục trăm bề. Tôi nhắn với cô ấy là tôi sẽ ly dị Hân, cô ấy hét vào máy: “Ly thì ly, xem ai hầu hạ đám thối tha biếng nhác nhà anh”.
    Tôi vào cơ quan, không ngờ Hân đã làm việc với công đoàn, lãnh đạo cơ quan, thông báo sẽ ly hôn với tôi. Hân là một kỹ sư giỏi, mẫn cán và nhất là rất cương quyết trong mọi tình huống công việc, nên với hôn nhân cô ấy cũng vậy. Chuyện tôi trăng hoa, mèo mỡ đi suốt đêm, vô trách nhiệm với vợ con, kể cả chuyện Hân làm “đầy tớ không công” cho gia đình tôi mọi người đều biết. Chỉ đợi giọt nước tràn ly và tờ tường thuật của Hân với lãnh đạo trước khi đưa đơn ly hôn lên tòa án. Mọi người đều đứng về phía Hân.
    Suốt ngày tôi tìm cách nói lời xin lỗi với Hân, không ngờ gương mặt Hân giá lạnh hơn cả băng đá. Đồng nghiệp có vài người khuyên nhưng Hân lạnh lùng: “Mỗi nhà mỗi cảnh, mong đừng ai chen vào chuyện gia đình tôi. Tôi đã 40 tuổi rồi.” Thế là tất cả tắt tịt! Hân đã nhờ người bạn luật sự đẩy nhanh tiến độ ly hôn. Ở tòa Hân dứt khoát nếu tôi muốn nuôi con Hân cũng không cản, bằng lòng nhường quyền nuôi con cho tôi. Thú thật, mấy tháng không có Hân gia đình tôi như địa ngục, con gái tôi như gánh nặng, bởi nó đã quen sự chăm sóc của mẹ. Tôi biết Hân nói thật. Kể từ ngày ôm quần áo ra khỏi nhà tôi, Hân không hề ghé lại thăm con một lần. Tôi lấy cớ mang con sang thăm mẹ, Hân không tiếp. Vì vậy, gia đình tôi đành giao con cho Hân. Tại tòa, Hân đồng ý nhận con, chỉ cần tôi bế con, mang va li, quần áo đồ dùng của con sang nhà Hân chứ Hân không về nhà tôi lấy đồ đạc của con.
    Ly hôn và nhận nuôi con, Hân chuyển công tác. Mỗi lần tôi điện nói nhớ con, Hân lạnh lùng: “Vậy chiều nay ông ghé rước con đi, khi nào muốn thì mang sang nhà tôi trả lại!” Mất Hân rồi, tôi mới thấy một khoảng trống lớn trong cuộc sống của tôi và cả trong căn nhà rộng lớn của ba mẹ tôi. Cả tôi và gia đình tôi đều lầm khi nghĩ tôi đẹp trai mà lấy vợ xấu là cầm dao ở cán. Với một phụ nữ, dù không nhan sắc nhưng có học thức và bản lãnh, thì họ chẳng bao giờ để ai lăng mạ và xem thường mình, kể cả đó là chồng và gia đình chồng. Khi họ đã quyết định ly hôn có lẽ còn cương quyết hơn nhiều so với một người phụ nữ bình thường.
    Tôi đã mất một người vợ tốt. Ba mẹ tôi mất người con dâu tốt. Có lẽ đã quá muộn để hiểu “Vợ xấu chưa hẳn là vợ mình nếu mình không biết trân trọng, yêu thương”.
    (st)


  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  7. BongHongGai81

    BongHongGai81 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/11/2013
    Đã được thích:
    3.078
    PN càng ngày càng khan hiếm mà các chàng sài hoang phí quá ạ =))
  8. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.855
    Bài viết này hay lắm, thật đáng đời cho hạng đàn ông như vậy, rất hỉ hê với câu chưởi của cô em chồng, đồng tình và khen ngợi bản lĩnh của cô gái Hân. Hì hì, phải cho loại đàn ông và gia đình chồng thối tha đó bài học như vậy mới được.=D>=D>=D>:-bd:-bd:-bd:-bd
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Bé bụi ui ,có người lói sấu bụi "như đúng rùi" nè bé ui ....[:p][:p][:p][:p][:p]
    Bụi tự tin ...bẩu với họ là bé chỉ 'hơn chư làm j` đến' đi là hết lói sấu ngay í mừ [:p][:p][:p]

  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Cảm phục chị,thật là con người cao cả,chị ko khỏe,ko cao mà bao người phải ngước nhìn [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-

    Người phụ nữ đi xe lăn dạy tiếng Nhật


    20 năm qua, người phụ nữ khuyết tật đã biến ngôi nhà nhỏ của mình thành trung tâm Nhật ngữ. Với cô, lớp học là tài sản vô giá.
    Buổi sáng giữa tháng 10, căn phòng nhỏ ở phường Phú Hội (TP Huế, Thừa Thiên - Huế) đều đều vang lên tiếng học trò phát âm ngọng nghịu. Ngồi trên xe lăn, cô Trần Phương Liên (56 tuổi) cầm phấn viết lên bảng những từ mới vừa đọc mẫu. Chốc chốc, cô lại cầm thước gõ trên bàn, bắt nhịp cho học sinh đánh vần.
    [​IMG]
    Lớp học tiếng Nhật của cô giáo khuyết tật Trần Phương Liên. Ảnh: Trần Văn.
    Học sinh của lớp chủ yếu là các em cấp 2, cấp 3, sinh viên đại học, người sắp sang Nhật du học, nhân viên công ty liên doanh với Nhật... Sau khi hướng dẫn mọi người nội dung bài học, cô Liên lại đi xe lăn đến từng bàn để chỉ bảo cho từng học trò. Cô luôn nở nụ cười dù từng vòng xe lăn thấm đẫm những giọt mồ hôi.
    Ca học kết thúc, cả lớp đứng lên vòng tay chào cô Liên bằng tiếng Nhật rồi vội vã ra về. Cô lại lăn những vòng xe sắp xếp bàn ghế, thu dọn những miếng giấy vụn để chuẩn bị cho ca học tiếp theo. "Lớp học và các học trò là tài sản quý giá nhất mà tôi có", cô Liên tâm sự.
    Để có được niềm vui như bây giờ, cô Liên đã phải trải qua nhiều thử thách. Là người gốc Huế, nhưng cô Liên sinh ra ở Hải Phòng và lớn lên ở Hà Nội. Năm lên 4 tuổi, đôi chân cô bị liệt sau trận ốm dài ngày.
    Đất nước thống nhất, cô khăn gói theo ba mẹ về Huế học và tốt nghiệp trường Đồng Khánh (nay là THPT Hai Bà Trưng, TP Huế). Đi lại khó khăn nhưng nữ sinh này vẫn đi xe lăn thi đại học và trở thành sinh viên khóa 1 của khoa Văn - Sử ĐH Tổng hợp Huế. Năm 1981, Phương Liên tốt nghiệp ngành Sử học.
    [​IMG]
    Tận tụy với nghề, cô Liên luôn kèm cặp từng học sinh. Ảnh: Trần Văn
    Lục giở lại những tấm ảnh thời sinh viên, cô Liên kể: "Bước ngoặt cuộc đời tôi có lẽ là năm 1993, khi tôi hay tin một lớp Nhật ngữ do chính người Nhật dạy tại Huế tuyển 20 học viên. Tôi bắt đầu tìm tòi sách vở ôn luyện, cộng với vốn ngoại ngữ từ thời học phổ thông và đại học tôi quyết tâm nộp hồ sơ đăng ký dự thi. Thế nhưng, chỉ vì đôi chân liệt mà tôi không thể tới lớp học, tôi buồn bã trở về với công việc buôn bán bên vệ đường".
    Một thời gian sau, 2 người Nhật tìm đến nhà thắc mắc vì sao cô không tới lớp học. Biết việc cô đi lại khó khăn, các thầy giáo người Nhật đã tự nguyện thay nhau đến nhà dạy học. Sau hai năm, khóa học kết thúc, cô chủ động liên lạc với các giáo viên của mình tại Nhật để tiếp tục tích lũy và hoàn thiện vốn ngoại ngữ.
    Năm 1996, cô Liên vừa học vừa nhận dịch sách, thư... từ tiếng Nhật sang tiếng Việt. Ngoài ra, cô còn nhận dạy kèm một vài học sinh có nhu cầu học tiếng Nhật. Do chất lượng dạy tốt nên lớp của cô ngày một đông.
    [​IMG]
    Sau mỗi buổi học, cô Liên lại đẩy chiếc xe lăn lo công việc nội trợ và chăm sóc bố mẹ già. Ảnh: Trần Văn
    Nghị lực phi thường và vốn kiến thức rộng của cô Liên đã được người Nhật biết đến. Nhiều người Nhật khi tới Việt Nam làm ăn, sinh sống đã tìm đến lớp của cô Liên để học tiếng Việt cũng như văn hóa Huế và Việt.
    Em Đinh Thị Phương Hoài theo học ở lớp tiếng Nhật của cô Trần Phương Liên hơn 2 năm nay. Hoài cho biết, tiếng Nhật rất khó học nhưng vì cô Liên rất am hiểu ngoại ngữ này cũng như cách dạy tận tình nên các bạn tiếp thu rất nhanh. "Từ khi đến lớp của cô Liên, ngoài việc học được vốn tiếng Nhật, em cũng như các bạn còn học được ở cô sự kiên trì, chịu khó, biết bỏ qua mọi mặc cảm trong cuộc sống để phấn đấu vươn lên", Hoài chia sẻ.
    Bà Nguyễn Thị Thanh Lê, Chủ tịch hội Liên hiệp Phụ nữ phường Phú Hội, cho biết, cô Trần Phương Liên là tấm gương sáng về nghị lực vượt khó. Mặc dù không được lành lặn, đi lại rất khó khăn nhưng cô đã vươn lên, dùng hết khả năng dạy dỗ học sinh. "Lớp học tiếng Nhật của cô đã trở thành thương hiệu đối với học sinh trong cũng như ngoài tỉnh. Cô cũng đã góp phần rất lớn trong việc mang văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam đến với người Nhật", bà Lê nhấn mạnh.
    Sau giờ dạy học, cô Liên lại tự mình lo chuyện chợ búa, bếp núc, chăm sóc cha mẹ già.

    Trần Văn

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này