-----------Sóng "zích zắc".-->> Điều chỉnh----------

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thangbomnhat, 26/02/2012.

2661 người đang online, trong đó có 173 thành viên. 00:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 18694 lượt đọc và 203 bài trả lời
  1. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    mọi thứ sẽ đâu vào đấy hết[r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  2. Sinhratubao

    Sinhratubao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2011
    Đã được thích:
    2.709
    Tâm lý các nhà đầu tư đang lên cực cao, các thông tin từ chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế đều đánh giá tốt về TTCK xem ra khó mà điều chỉnh quá 1 phiên bác chủ top ợ. Thực sự mình cũng mong TT điều chỉnh vài phiên để cơ cấu lại danh mục, năm nay anh em chơi chứng vui rôi, chúc mừng anh em.
  3. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Ok cụ, xu hướng chính như em nói là vẫn sẽ tăng. Còn việc điều chỉnh là điều tất yếu, có muốn thay đổi cũng ko đc.[r2)][r2)]
  4. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Nên cấm xuất khẩu khoáng sản
    Đó là kiến nghị của ông Nguyễn Thành Sơn (trưởng ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng, Tập đoàn Công nghiệp than-khoáng sản VN- TKV) và ông Nguyễn Khắc Vinh (chủ tịch Tổng hội Địa chất VN).
    Ý kiến được đưa ra tại hội nghị thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường.

    Hội nghị này do Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội tổ chức ngày 2-3. Tham dự hội nghị có Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

    Ngộ nhận

    "Quy hoạch về khoáng sản của ta như chiếc cầu tre, tuy không nhỏ bé nhưng rất chênh vênh. Chúng ta khai thác nhiều loại khoáng sản nhưng lợi ích thì không nhiều, hậu quả lại rất lớn. Tôi đề nghị tốt nhất là cấm xuất khẩu khoáng sản"

    Ông Nguyễn Thành Sơn (trưởng ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng - Tập đoàn TKV)
    Báo cáo tổng quan về tài nguyên khoáng sản của VN, ông Lại Hồng Thanh (cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản, Tổng cục Địa chất khoáng sản, Bộ Tài nguyên - môi trường) cho biết kết quả điều tra đánh giá và thăm dò khoáng sản đã phát hiện hơn 5.000 mỏ, điểm quặng với trên 60 loại khoáng sản. Theo ông Thanh, trong số 60 loại khoáng sản hiện có, một số loại khoáng sản có tiềm năng đủ điều kiện để tổ chức khai thác, chế biến quy mô công nghiệp với thời gian lâu dài như bôxit, titan-zircon, đất hiếm, than...

    Tổng quan về tài nguyên và trữ lượng, ông Thanh nói quặng bôxit phân bố chủ yếu ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum. Chỉ tính riêng tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng bôxit trầm tích thì ở các tỉnh phía Bắc có khoảng 88,5 triệu tấn, còn tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng bôxit-laterit tính đến thời điểm năm 2005 có khoảng 5,4 tỉ tấn quặng nguyên khai. Về trữ lượng quặng titan, tính đến năm 2011 có khoảng 600 triệu tấn tinh quặng, thuộc loại lớn trên thế giới, đủ cơ sở để phát triển bền vững ngành công nghiệp khai thác, chế biến sâu quặng titan.

    Tuy nhiên phát biểu ngay sau đó, ông Nguyễn Khắc Vinh khẳng định chưa bao giờ VN được các quốc gia và tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia giàu khoáng sản. “Vấn đề là các cơ quan chức năng từ trước tới nay không nói rạch ròi, cứ gộp chung tài nguyên và trữ lượng với nhau rồi ngộ nhận mình giàu khoáng sản. Thực chất dự báo tài nguyên sai số đến 80%, còn trữ lượng xác định chính xác, tức sẽ cho hiệu quả kinh tế, lại rất khiêm tốn” - ông Vinh phân tích.

    Dẫn chứng về số liệu được các cơ quan chức năng báo cáo tài nguyên than tại bể than vùng đồng bằng sông Hồng có khoảng 210 tỉ tấn, ông Vinh nói: “Chúng ta cứ ngộ nhận dự báo như thế, còn thực tế trữ lượng có bao nhiêu đến nay vẫn không trả lời được. Với đất hiếm cũng vậy, trong báo cáo của Bộ Công thương nói tài nguyên và trữ lượng đất hiếm có tới 21 triệu tấn. Tôi xin khẳng định làm gì có nhiều như vậy, trữ lượng đất hiếm xác định được đến nay mới chỉ có 1 triệu tấn. Nói về khoáng sản phải nói trữ lượng chúng ta đã xác định, đừng dự báo thiếu thực tế rồi ngộ nhận vì trữ lượng một số loại khoáng sản của VN không có nhiều như dự báo tài nguyên đưa ra”.

    Xuất khẩu nhiều sao vẫn nghèo?

    “Chúng tôi có cảm giác tài nguyên dưới lòng đất càng giàu thì kinh tế của tỉnh càng nghèo. Dù có nhiều loại khoáng sản được cho khai thác nhưng chúng tôi có cảm giác chúng chưa có đóng góp gì cho các tỉnh. Vậy hàng nghìn giấy phép cấp xong thì khoáng sản đi đâu, làm giàu cho ai?” - ông Mai Xuân Hùng (phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội) đặt câu hỏi.

    Theo ông Phạm Quốc Thái (Vụ Công nghiệp nặng Bộ Công thương), khoáng sản khai thác hiện phục vụ hai mục đích sản xuất trong nước và xuất khẩu. Ông Thái cho rằng công tác xuất khẩu khoáng sản đã góp phần giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp và địa phương, nhất là địa phương miền núi. Xuất khẩu khai thác khoáng sản gián tiếp hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho người lao động, duy trì sản xuất mỏ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn có mỏ.

    Lý giải thêm về việc khai thác khoáng sản được gì, mất gì, ông Nguyễn Khắc Vinh khẳng định: “Cái mất thì nhiều như môi trường bị tàn phá, tệ nạn ở các mỏ phát sinh..., còn cái được chỉ là một nhóm người có lợi ích từ khai mỏ. Tôi xin nói một thực tế có được mỏ phải mất khoảng 2 tỉ đồng làm thăm dò, xin giấy phép, nếu bôi trơn nữa là 5 tỉ đồng, nhưng có thể bán giấy phép đó 30 tỉ đồng, lãi thế thì cớ gì mà không ham làm. Ví như tỉnh Bình Thuận - một tỉnh nhỏ - cấp tới 200 giấy phép, làm sao khoáng sản không bị băm nát. Nhà khoa học về hưu như chúng tôi mơ 1 tỉ đồng cũng không có, nhưng có mỏ là có thể bán mấy chục tỉ”.

    Theo ông Phạm Quang Tú (phó viện trưởng Viện Tư vấn phát triển), sở dĩ kinh tế tại các địa phương có khoáng sản cho khai thác vẫn nghèo do nguồn lợi từ khai thác khoáng sản không thật sự đóng góp và thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương. Ông Tú khẳng định đã có những nghiên cứu chỉ ra lợi ích từ khoáng sản chỉ là lợi ích nhóm, trong khi nguồn thu từ khoáng sản không đủ bù đắp đầu tư hạ tầng và giải quyết các hậu quả môi trường, do vậy kinh tế vẫn kém phát triển.

    Ông Nguyễn Khắc Vinh cho rằng nếu cứ xuất khẩu như hiện nay thì chẳng bao lâu nữa các loại khoáng sản, trong đó có khoáng sản kim loại, sẽ hết. “Chúng ta đừng coi xuất khẩu khoáng sản là thành tích, là lợi thế, vì thế tôi đề nghị cấm hết việc xuất khẩu khoáng sản kim loại và phải tính việc để cho con cháu sau này” - ông Vinh kiến nghị.

    Ông Nguyễn Thành Sơn đề nghị cần phải từ bỏ mô hình tăng trưởng dựa vào khoáng sản. Ông Sơn nói khoáng sản là tài nguyên không có tái sinh, chỉ nên cho khai thác khi trong nước có nhu cầu. Ông Sơn đề nghị Quốc hội, đoàn giám sát có ý kiến yêu cầu Bộ Tài chính tăng thuế suất và bổ sung thuế tổn thất tài nguyên. “Thuế suất được tính theo sản lượng khai thác, vì vậy chủ mỏ sẵn sàng chọn khai thác chỗ màu mỡ, còn chỗ khó bỏ lại. Nếu cứ như thế, tổn thất tài nguyên tại vùng khai thác sẽ rất lớn nên cần phải bổ sung khoản thuế này” - ông Sơn đề xuất.

    Xuất khẩu lậu khoáng sản gia tăng

    Theo ông Phạm Quốc Thái, tồn tại trong xuất khẩu hiện nay là do công nghiệp chế biến sâu khoáng sản khai thác của VN chưa phát triển. “Chúng ta chưa có chế tài nghiêm bắt buộc doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu, thậm chí doanh nghiệp có mỏ không thiện chí đầu tư chế biến sâu. Xuất lậu và gian lận thương mại có biểu hiện gia tăng. Khoáng sản bị xuất khẩu lậu chủ yếu là than, sắt. Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng khai thác khoáng sản quá nóng, cung vượt cầu và chạy theo giá hấp dẫn của một số loại khoáng sản. Xuất lậu quy mô lớn chủ yếu xảy ra trên đường biển, chủ yếu là quặng sắt, than, titan và đây là thất thoát không quản lý được” - ông Thái nói.

    Theo Xuân Long

    Tuổi trẻ
  5. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Chạy đua tìm than
    Thời điểm nhập than số lượng lớn cho hoạt động của các nhà máy nhiệt điện, chỉ còn ba năm nữa (năm 2015).
    Chuyện quốc gia đang xuất khẩu năng lượng như Việt Nam lên các phương án chạy đua với thời gian để mua mỏ, mua cổ phần hay liên doanh với nước ngoài được xới lên từ vài năm trước nay chính thức được nhắc đến trong quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2030.

    Chỉ một nơi khởi động

    Khi nhận dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 và Sông Hậu 1 (1.200 MW/ dự án) từ tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vào năm 2009, việc đầu tiên mà tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phải làm là xác định nguồn than, mẫu than và phương án vận chuyển than đến các nhà máy.

    Thiết kế cơ sở dự án nhiệt điện Long Phú 1 được Bộ Công Thương thẩm định từ lúc đó đã có yêu cầu “chủ đầu tư phải khẩn trương xác định nguồn than nhập khẩu” bởi khi Long Phú 1 vận hành từ năm 2014, mỗi năm PVN phải nhập khẩu trên 3 triệu tấn than.

    Ngay năm đó, PVN đã thành lập Công ty Nhập khẩu và Phân phối than dầu khí (PV Coal) nhằm tìm nguồn than cho năm dự án nhiệt điện than có tổng công suất 6000 MW, thuộc Tổng sơ đồ điện VI và VII mà PVN thực hiện. Khi năm dự án này đi vào hoạt động, mỗi năm PVN cần 18 triệu tấn than, trong đó hầu hết phải nhập khẩu.

    Thông tin từ PV Coal cho biết là công ty này đang hướng đến việc mua mỏ hoặc mua cổ phần mỏ hay liên doanh khai thác than tại Úc, Indonesia và Nga. Đặc biệt ưu tiên cho các dự án mỏ đang chuẩn bị khai thác với trữ lượng đã xác nhận là trên 30 triệu tấn với chất lượng than phù hợp yêu cầu của các nhà máy điện thuộc PVN.

    Muốn là vậy, song thực tế không dễ. Dù rất tích cực nhưng hơn ba năm qua, PV Coal mới ký được thỏa thuận khung về thương mại (năm 2011) với Công ty Ensham Coal Sales (Úc) - công ty đang sở hữu ba giấy phép khai thác than có thời hạn 35 năm trên diện tích 900 ki lô mét vuông ở Queensland (trữ lượng dự kiến trên 1 tỉ tấn). Thỏa thuận trên cho phép PVN có được nguồn than dài hạn từ đối tác đến 12 triệu tấn/năm và PV Coal có thể mua ít nhất 30% cổ phần của đối tác.

    Với PVN, chuyện mua mỏ hay mua cổ phần mới dừng lại ở đó. Còn các đầu mối khác sẽ phải nhập khẩu than như EVN và tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV) thì còn bế tắc hơn. Một đề án khảo sát thị trường cho thấy, các nhà đầu tư Việt Nam rất khó cạnh tranh trên thị trường mua mỏ với các đối thủ đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc do mức độ cạnh tranh rất quyết liệt, trong khi tiềm lực tài chính, kinh nghiệm đầu tư ở nước ngoài và đầu tư hạ tầng liên quan đến khai khoáng, đàm phán phân chia sản phẩm... là những vấn đề mà nhà đầu tư Việt Nam chưa có kinh nghiệm...

    Tính lại cách nhập cuộc

    Nhưng có khó đến mấy thì việc nhập khẩu than từ năm 2015 (dự kiến 15 triệu tấn) đến năm 2020 (48 triệu tấn) để bảo đảm hoạt động của 21 nhà máy nhiệt điện, đang ngày càng đến gần và nếu không chuẩn bị từ trước thì việc bị động, thiếu hụt nguồn cung là khó tránh khỏi.

    Do vậy, phương án mua mỏ ở nước ngoài dù tiềm ẩn những rủi ro nhất định (ví dụ như trữ lượng mỏ không chính xác, rủi ro về chính trị, môi trường ở địa bàn khai thác) thì các nhà nhập khẩu ở Việt Nam vẫn buộc phải tính đến.

    Về mặt chính phủ, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Tài nguyên, Năng lượng và Du lịch của Úc đã ký ghi nhớ ban đầu vào năm 2009 về hợp tác năng lượng. Chuyến làm việc mang tính thăm dò thị trường của Bộ Công Thương hồi đó cho thấy thiện chí của Úc là sẵn sàng đàm phán với các doanh nghiệp Việt Nam về việc bán than dài hạn, kể cả liên doanh đầu tư khai thác mỏ.

    Tuy nhiên, từ đó đến nay, không có thêm tiến triển gì mới trong khi cơ hội ngày càng thu hẹp do cạnh tranh quyết liệt từ các doanh nghiệp Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc vốn có quy mô tăng nguồn điện than mỗi năm đến vài ngàn MW.

    Thực tế nhiều cơ hội tiếp cận đầu tư mỏ than đã bị trôi qua. Ông Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Công ty Năng lượng Sông Hồng (trực thuộc TKV), cho biết cách đây bốn năm, TKV đã cùng với công ty của Úc như Linc Energy hợp tác để khai thác tiềm năng nhiên liệu (than và khí metan trong than) tại vùng đồng bằng sông Hồng.

    Ngược lại, đã có thư ghi nhớ về việc TKV đầu tư vào đối tác Linc Energy khai thác than tại Úc (vùng Chinchilla, có trữ lượng tương đương vùng than Uông Bí). Tuy nhiên, ghi nhớ này sau đó đã bị TKV xếp xó. Hoặc ở Uông Bí, Công ty Vietmindo của Indonesia cũng đã đầu tư 100% vốn để khai thác mỏ than của Việt Nam hơn 15 năm nay nhưng TKV không nhìn sang các cơ hội tương tự ở nước họ.

    Nguồn than lộ thiên ở Việt Nam dần cạn kiệt cộng với những điều kiện khai mỏ mới trở nên khó khăn khiến cho tương quan trên bàn đàm phán mua mỏ nay sẽ còn ít hơn trước nhiều.

    Song, mọi cánh cửa cũng không hoàn toàn đóng. Là nước sản xuất và xuất khẩu than trong tốp đầu thế giới, bản quy hoạch ngành than đến năm 2030 của Việt Nam đã gợi mở ra nhiều cơ hội hợp tác quốc tế với việc khai thác mới 25 dự án mỏ ở Cẩm Phả, Uông Bí và xây mới các mỏ hầm lò dưới mỏ lộ thiên Khánh Hòa (đến năm 2015); khai thác thử nghiệm bể than đồng bằng sông Hồng (năm 2020)...

    Theo Ngọc Lan

    TBKTSG
  6. ntnhn

    ntnhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2011
    Đã được thích:
    2.026
    chào bác .xin hỏi cp khoáng sản vẫn đầu tư là được ko hả bác.bác pím cho em 1 cp mai em vào 1 ít cảm ơn bác.
  7. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Cảm ơn pác đã hỏi tôi, nhưng tôi không phím hàng bao giờ pác. Mong pác thông cảm. Hiện họ khoáng sản chỉ có BMC và HMG là có thể an toàn cho pác, còn những mã còn lại thì pác cẩn thận, còn cổ phiếu than thì pác mua ăn cổ tức sẽ hơn gửi tiết kiệm, nó thiên về phòng thủ.[};-
  8. luotsongthanck

    luotsongthanck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2010
    Đã được thích:
    1.905
    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):));));));));));));));));));));));))^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o
  9. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Cái danh mục của pác sẽ làm pác cháy tài khoản lần nữa, chờ xem nhé.;));))
  10. luotsongthanck

    luotsongthanck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2010
    Đã được thích:
    1.905
    po trym voi chu nay.tuan nay chu hay mo to mat nhin 2 con hang cua anh chay.khoang san het song roi.chu cho nguoi ta vo .danh do nguoi ta a?tuan nay song cua tcnh.ck.bds nhe chu.khong can cai va.mai xem biet ngay...........chao nhe.di tam bien day[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X

Chia sẻ trang này