1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

STK - SỢI THẾ KỶ - CP hàng đầu ngành Sợi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Memin, 07/02/2018.

9278 người đang online, trong đó có 1295 thành viên. 15:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 14947 lượt đọc và 81 bài trả lời
  1. smartkey

    smartkey Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2017
    Đã được thích:
    11
    mình cũng nghĩ như bác, TCM còn đầu tư BĐS nên mình prefer STK hơn
  2. siolsisi

    siolsisi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    16
    Nhân dịp có bác so sánh STK và TCM, mình cũng mạn phép so sánh biên lợi nhuận ròng của 2 doanh nghiệp này.

    Theo quan sát của mình, trong giai đoạn từ năm 2009 - 2014 biên lợi nhuận ròng của STK đều duy trì ở mức trung bình 8,7%. Giai đoạn 2015 - 2016 biến cố Thỗ Nhĩ Kỳ xảy ra, khiến cho STK mất đi thị trường lớn nhất của họ, thêm vào STK còn đưa vào vận hành nhà máy mới khiến cho biên lợi nhuận sụt giảm đáng kể.

    Tuy nhiên, biên lợi nhuận của STK được kỳ vọng sẽ được cải thiện nhờ thay đổi cơ cấu sản phẩm và chuyển đổi thị trường xuất khẩu. Lãnh đạo doanh nghiệp đã nhận thấy vấn đề và chuyển hướng sang các thị trường xuất khẩu thuận lợi hơn bao gồm Hàn Quốc và Nhật Bản, được hưởng thuế suất ưu đãi và tập trung vào các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Ban lãnh đạo ước tính tỷ trọng của 2 nước này sẽ tăng lên lần lượt 20% và 15% trong 2018.

    Trong khi đó, biên lợi nhuận ròng của TCM mình thấy khá thấp, khoảng 5%. Năm 2017 có tăng lên mức 6.46%. Tuy nhiên Lợi nhuận năm 2017 của TCM còn ghi nhận khoản lợi nhuận từ bán tài sản, và đây là lợi nhuận không thường xuyên.

    Do đó mình nghĩ, dưới góc nhìn từ biên lợi nhuận, mình lựa chọn đầu tư STK.
    z68truongbeo thích bài này.
  3. truongbeo

    truongbeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/06/2017
    Đã được thích:
    34
    ko có STK thấy có lỗi với vợ con chưa các bác b-)

    [​IMG]
  4. Boopham1214

    Boopham1214 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/11/2017
    Đã được thích:
    47
    CTCP Sợi Thế Kỷ (STK): Ngày 15/6 – ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2017 bằng tiền tỷ lệ 8% (01 cổ phiếu nhận 800 đồng). Thời gian thanh toán 13/7/2018.

    kể ra tiềm năng công ty tốt, mua để đó nhận cổ tức cũng ngon nhỉ các bác! ahihihi
  5. Hcm12345

    Hcm12345 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    27/06/2017
    Đã được thích:
    2.312
    stk và TCM đều ngon. sẽ tăng mạnh
    Boopham1214 thích bài này.
  6. Boopham1214

    Boopham1214 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/11/2017
    Đã được thích:
    47
    Hôm nay, TCM tăng trần, TNG tăng hơn 7%, VGT hiện cũng đang tích lũy quanh vùng MA 20. Dòng dệt may đang rục rịch chạy. STK thì hiện đang tích lũy quanh vùng 15 - 16.
  7. siolsisi

    siolsisi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    16
    Ngành hàng chủ lực “tiếp đón” CPTPP như thế nào?

    Dự kiến đầu năm 2019, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP) sẽ chính thức có hiệu lực. Bên cạnh những lo ngại nhất định, nhiều ngành hàng lớn, chủ lực đang có sự tính toán, chuẩn bị nhằm tận dụng nhanh chóng, hiệu quả những cơ hội mà CPTPP đem lại.

    Cơ hội vượt thách thức

    Thủy sản là một trong những ngành hàng XK lớn, còn nhiều dư địa phát triển của Việt Nam. Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay: Ngành Thủy sản hiện có hơn 900 đầu mối đang tìm kiếm cơ hội để thúc đẩy XK thủy sản đi 160 thị trường khác nhau. Trong số đó, có khoảng hơn 600 nhà máy. Lực lượng doanh nhân đi tìm kiếm cơ hội XK khá đông. Các nước khác, nhất là các nước có sức cạnh tranh ngang bằng hoặc hơn Việt Nam cũng tương tự như vậy. Cạnh tranh trên phương diện buôn bán thủy sản quốc tế diễn ra rất quyết liệt.

    Thời gian qua, Chính phủ luôn chủ động trong đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA), điển hình gần đây là Hiệp định CPTPP. Điều này mở ra những cơ hội rất lớn cho ngành chế biến, XK thủy sản.

    “Việt Nam có lợi thế về các sân chơi. Đó là cơ hội lớn nhất. Ví dụ, khi Việt Nam tham gia vào Hiệp định CPTPP, so với nước cạnh tranh khốc liệt với thủy sản Việt Nam là Thái Lan, Việt Nam có ưu thế phân khúc thị phần 10 nước đối tác trong CPTPP. 25% thị phần XK thủy sản nằm ở 10 nước này. Đây đều là những khối thị trường rất quan trọng”, ông Nam nói.

    Liên quan tới Hiệp định CPTPP, với ngành Dệt may, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam đánh giá: Cơ hội mở ra cho các DN XK dệt may rất lớn. Ngành dệt may sẽ có thể tiếp cận nhiều thị trường lớn có tiềm năng, trong đó có những thị trường hiện Việt Nam chưa có FTA. Cũng theo ông Cẩm, Hiệp định CPTPP quy định thuế suất hầu hết mặt hàng sẽ giảm về 0% trong vòng 7 năm, Việt Nam có thể nới lỏng đến 10 năm. Thuế suất vào các thị trường XK giảm sẽ giúp DN đạt hiệu quả kinh tế cao, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh. Ngoài ra, DN dệt may còn có thể tận dụng được nguồn cung nguyên liệu, học hỏi công nghệ sản xuất và trình độ quản lý từ các nước nội khối…

    “Hiện nay, để đạt mục tiêu tăng trưởng XK mỗi năm đạt trên dưới 10%/năm thì ngành dệt may Việt Nam phải tập trung vào khai thác tốt những thị trường trong khối CPTPP”, ông Cẩm khẳng định.

    Không giống như thủy sản hay dệt may, chăn nuôi từ trước tới nay được đánh giá là ngành hàng bất lợi khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước đây và CPTPP ở hiện tại.

    Ông Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho hay: Khoảng 2-3 năm trước, nói tới TPP, ngành Chăn nuôi khá lo ngại. Tuy nhiên, thời gian qua, ngành cũng có những đổi mới, vươn lên nên hiện nay tiếp cận Hiệp định CPTPP điềm tĩnh hơn. Chăn nuôi Việt Nam vẫn lo lắng trước Hiệp định CPTPP song tin tưởng sẽ tồn tại được.

    “Trong bối cảnh không còn Hoa Kỳ, ngành Chăn nuôi từ trước tới nay NK ngô, đậu tương, con giống từ Hoa Kỳ nhiều thì nay có thể bù đắp bằng một số thị trường khác trong CPTPP. Với mặt hàng thịt lợn, nếu làm tốt vùng an toàn dịch bệnh, XK thịt lợn sang Nhật Bản sẽ dễ dàng hơn khi CPTPP có hiệu lực. Với sản phẩm sữa, hiện tại ngành sữa chỉ tự túc được 30%, phấn đấu đến năm 2020 tự túc 50%, còn lại vẫn phải NK. Vì vậy, dù không thể cạnh tranh với ngành sữa của Australia, New Zealand nhưng rõ ràng khi có Hiệp định CPTPP, việc NK sữa sẽ tốt hơn”, ông Trúc nói.

    Rốt ráo “tiếp đón”

    Chỉ còn vài tháng nữa Hiệp định CPTPP sẽ chính thức có hiệu lực. Nhìn nhận rõ những cơ hội mở ra từ CPTPP, các ngành hàng đã, đang có sự chuẩn bị, “tiếp đón” CPTPP như thế nào?

    Về vấn đề này, ông Nam cho biết: Ngay trong quá trình đàm phán gần đây, VASEP cũng được tham gia đóng góp, cho ý kiến dữ liệu ở khía cạnh cạnh tranh. Riêng về thuế, có những điểm DN nhận thấy thuận lợi, đang có nhiều cơ hội ở giai đoạn này.

    “Để chuẩn bị cho CPTPP, với một số thị trường cụ thể, chúng tôi đã xem xét kỹ kết quả cuối cùng, cập nhật thông tin cho DN. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhờ chính các chuyên gia trong Đoàn đàm phán Hiệp định CPTPP cập nhật cho DN. Gần đây nhất, chúng tôi đã mời đại diện Bộ Công Thương chia sẻ về xuất xứ với DN. Bên cạnh đó, các DN cũng đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại so với trước. Lợi thế của DN XK thủy sản Việt Nam là đã có sự đầu tư công nghệ, giá thành cạnh tranh, phải cố gắng tận dụng cơ hội từ CPTPP”, ông Nam nói.

    Đứng từ góc độ DN cụ thể, ông Thái Bình Dương, Giám đốc Công ty TNHH Yến Dương đánh giá: Hiệp định CPTPP sẽ mở ra cơ hội mới cho DN tại nhiều thị trường cả theo chiều XK và NK, điển hình như thị trường Australia. Hiện nay, nguồn nguyên liệu NK của ngành Dệt may còn đang bị gò bó, đa số là nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… Khi mở rộng ra, DN có thể NK nguyên liệu từ các thị trường trong khối CPTPP, ví dụ NK len từ Australia…

    Ông Dương nhấn mạnh, ngoài sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước, DN sẽ tận dụng tốt cơ hội từ CPTPP, thâm nhập các thị trường bằng chính sự nỗ lực của DN. Trước mắt, DN sẽ tập trung nghiên cứu kỹ thị trường hướng đến. Ngoài ra, DN cũng phải đầu tư thêm máy móc hiện đại, trau dồi thêm tay nghề cho công nhân… nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe đặt ra.

    Cần cải cách kịp thời

    Một trong những khía cạnh từ Hiệp định CPTPP được cộng đồng DN khá quan tâm là CPTPP sẽ tạo động lực cho cải cách trong nước, điển hình là cải cách môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính. Về điều này, ông Nam bày tỏ quan điểm: Thủy sản là ngành hàng gắn từ sản xuất nông ngư dân, chế biến tới thương mại toàn cầu…, va chạm khá nhiều. DN thủy sản hội nhập khá lâu nên đều thấy rõ tác động từ các FTA, có nhiều kinh nghiệm để ứng phó trước các FTA. Điều DN ngần ngại nhất là những chuẩn bị, cải cách trong nước không kịp thời để giúp DN tận dụng cơ hội từ FTA so với sự chuẩn bị của nước ngoài, cụ thể là những đối thủ cạnh tranh.

    “Ví dụ, hiện nay, trên thế giới có 4 nước cạnh tranh trực tiếp, chủ lực với mặt hàng tôm của Việt Nam. Họ đều có chiến lược cụ thể, nhìn sang động thái của Việt Nam để cạnh tranh, trong đó có chuyện về các FTA, về CPTPP. Họ có sự phân tích rõ ràng, tại các thị trường mà Việt Nam ký kết FTA, họ bất lợi cái gì hơn so với Việt Nam và có lợi thế cạnh tranh hơn ở điểm nào… Cộng đồng DN mong rằng những chuẩn bị, cải cách trong nước sẽ chuyển dịch nhanh hơn. Nếu không thể thay đổi, cải cách ngay trên văn bản thì tập trung cải cách chất lượng cán bộ”, ông Nam nhấn mạnh.

    Liên quan tới vấn đề này, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) góp thêm ý kiến: Thách thức trong thực thi Hiệp định CPTPP lớn hơn nhiều so với các FTA trước đây của Việt Nam. Thời gian qua, Việt Nam đã có những động thái mạnh mẽ về cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh với chương trình mạch lạc, hành động cụ thể. Vấn đề đặt ra là làm sao để tất cả các cơ quan nhà nước và DN cùng vào cuộc nhằm cải cách hệ thống một cách thực chất, toàn diện, hiệu quả, góp phần tận dụng tốt nhất cơ hội mà Hiệp định CPTPP đem lại.

    Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương: Hiệp định CPTPP về cơ bản giữ nguyên cam kết về mở cửa thị trường như Hiệp định TPP trước đây

    Với Hiệp định CPTPP, tất cả quy định về hình thức cắt giảm, lộ trình cắt giảm, quy tắc xuất xứ, cam kết mở cửa thị tường mua sắm công hay dịch vụ thị trường đầu tư… đều được giữ nguyên. Tuy nhiên, vì Hoa Kỳ rút khỏi TPP nên Hiệp định CPTPP có điều chỉnh linh hoạt trong một số lĩnh vực. Với các nghĩa vụ dỡ bỏ chính thức mà tất cả các nước cùng đồng ý thì đưa vào mục “tạm hoãn nghĩa vụ”. Việc tạm hoãn được áp dụng đến khi Hoa Kỳ trở lại. Nếu sau một khoảng thời gian, Hoa Kỳ chắc chắn không quay trở lại, các nước sẽ cùng bàn xem có tiếp tục tạm hoãn hay không. Có khoảng 20 nghĩa vụ như vậy.

    Trong nhóm đó, nội dung quan trọng nhất liên quan đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Lý do là bởi, để bảo hộ được quyền sở hữu trí tuệ phải có tiền, có nguồn lực. Khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP, những ưu đãi về mở cửa thị trường bị giảm đi nên những yêu cầu thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng được gỡ bớt đi. Với Việt Nam, liên quan đến Hiệp định CPTPP còn có thêm một số thư trao đổi riêng với các nước. Những lĩnh vực trước đây ở Hiệp định TPP, các nước đều nhận thấy Việt Nam có lợi nhất do có Hoa Kỳ, nay Hoa Kỳ rút ra thì Việt Nam được gỡ bớt những nghĩa vụ cao của hiệp định. Ví dụ, trong lĩnh vực lao động, Việt Nam về cơ bản có quyền tự quyết chủ động hơn trong lựa chọn chính sách. Trong 3 năm đầu Hiệp định CPTPP có hiêu lực, không có nước nào khiếu kiện Việt Nam trong vấn đề lao động. Một số nghĩa vụ đặc biệt trong lĩnh vực lao động, các nước cũng dành cho Việt Nam thời gian lâu hơn. Trong lĩnh vực thương mại điện tử, các nước cũng dành khoảng thời gian nhất định không khiếu kiện với Việt Nam…
    Nguồn: Cafe.vn
    truongbeo thích bài này.
  8. siolsisi

    siolsisi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    16
    STK ước tính quý II đạt 591 tỷ đồng doanh thu, tăng 26% nhờ nhu cầu gia tăng từ thị trường nội địa và nước ngoài. Giá hạt nhựa PET chip chỉ tăng 11% trong khi giá bán sợi bình quân tăng 19%.

    BVSC nhận thấy biên lãi gộp tăng từ mức 10,9% của 2017 lên 13,6% trong nửa đầu năm 2018 nhờ (i) công suất nhà máy khai thác hiệu quả, (ii) cơ cấu sản phẩm cải thiện theo hướng tăng tỷ trọng hàng bán có giá trị gia tăng cao; (ii) giảm mạnh việc thanh lý hàng tồn kho.

    Lãi ròng quý II của STK ước đạt 43 tỷ đồng, tăng 79%. Nửa đầu năm 2018, STK cho biết đã thực hiện 50% kế hoạch doanh thu và 67% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm. Kết thúc năm, STK có thể vượt 5-10% kế hoạch lợi nhuận đã đề ra.

    ndh.vn/soi-the-ky-uoc-lai-tang-79-trong-quy-ii-2018070308415499p4c147.news
  9. Taizai

    Taizai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2018
    Đã được thích:
    342
  10. truongbeo

    truongbeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/06/2017
    Đã được thích:
    34
    Phản hồi ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2018 sáng 4/7, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết hiện nay hồ sơ CPTPP đang được tích cực chuẩn bị để trình Quốc hội phê chuẩn vào kỳ họp khai mạc tháng 10 năm nay.

    http://cafef.vn/trinh-quoc-hoi-phe-chuan-cptpp-vao-thang-10-2018-20180704145614673.chn

    Tin tốt không chỉ dành cho STK mà còn dành cho các bạn thủy sản, logistics, hạ tầng khu công nghiệp, ....

Chia sẻ trang này