1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

--- Sự kết thúc !!!----

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thangbomnhat, 26/06/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3068 người đang online, trong đó có 33 thành viên. 03:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 21516 lượt đọc và 197 bài trả lời
  1. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Ok cụ nhưng nếu xét thêm điều kiện là sau một quá trình giảm mạnh, còn trong trường hợp này thì nó lại đi níu giữ thị trường thì khác àh.[:D]
  2. sinh_vien_91

    sinh_vien_91 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/02/2012
    Đã được thích:
    299
    Vú to [r23)]
  3. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Đây chỉ là bề nổi của tảng băng chìm.[};-


    Nguy cơ "mất luôn" 50% khoản nợ xấu 258 ngàn tỷ




    [​IMG]
    Tính đến hết năm 2011, tổng số tiền ngân hàng cho các doanh nghiệp vay vào khoảng 2.580.000 tỷ đồng.
    Thành lập công ty mua bán nợ xấu với số vốn 100.000 tỷ đồng là đề xuất của Ngân hàng Nhà nước nhằm giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Liệu các khoản nợ đó có được giải quyết?
    Một trong những trọng tâm của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2012 là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, để nó trở nên lành mạnh, hoạt động hiệu quả hơn. Muốn làm được điều đó thì trước tiên khối nợ xấu khổng lồ của hệ thống hiện nay phải được giải quyết. ​
    Băn khoăn công ty mua bán nợ ​
    Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết: tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã lên đến 10% tổng số tiền cho vay. Mức này hầu như tương đương với dự báo của các tổ chức nước ngoài. Tính đến hết năm 2011, tổng số tiền ngân hàng cho các doanh nghiệp vay vào khoảng 2.580.000 tỷ đồng. Với tỷ lệ nợ xấu là 10% thì con số tuyệt đối sẽ vào khoảng 258.000 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất luôn chiếm đến 50%. Nợ xấu một phần đến từ các khoản đầu tư ngoài ngành của doanh nghiệp quốc doanh, mà Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) là một ví dụ điển hình. Hơn nữa, nợ xấu còn xuất hiện một phần vì không ít ngân hàng trong một thời gian dài đã cho vay những khoản tiền khổng lồ, "giúp" nhiều doanh nghiệp cả công lẫn tư, "chơi" chứng khoán hoặc xây dựng chung cư, thực hiện các dự án phân lô, chuyển nhượng nền nhà. ​
    Để giải quyết nợ xấu, đã có ý kiến đề xuất thành lập công ty mua bán nợ với số vốn 100.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty kiểu này sẽ được tổ chức ra sao, công tác mua bán nợ sẽ được giải quyết như thế nào, tiêu chí để mua lại nợ gồm những gì? Có lẽ trước hết cần phải thẩm định giá trị thực của nợ xấu. Tùy vào loại nợ: cực xấu, xấu vừa, xấu... mà mua từ 10%, 20% đến 50% là tối đa. Thậm chí có thể nếu cực kỳ xấu thì không mua, để cho công ty có loại nợ như thế phá sản và đương nhiên, ngân hàng phải chấp nhận chịu thiệt thay vì lúc nào cũng có lời. ​
    Chỉ tính riêng 12 tập đoàn, tổng công ty quốc doanh không thôi thì đã có nợ xấu đến 218.738 tỷ đồng (số liệu do Bộ Tài chính công bố trong đề án "Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước"). Một điểm nữa được báo chí mổ xẻ nhiều trong thời gian gần đây là lấy đâu ra vốn cho công ty này? Nếu do Nhà nước cấp, Ngân hàng Nhà nước quản lý, nhưng lại không được tổ chức một cách minh bạch thì có thể tiền của sẽ bị lợi dụng làm lợi cho các nhóm lợi ích, dễ nảy sinh việc xin - cho. Nếu công ty hoạt động không tốt thì ngân sách nhà nước lại phải gánh khoản lỗ của chính công ty này. ​
    Vì vậy, để phát huy hiệu quả, công ty mua bán nợ nên nằm ngoài hệ thống ngân hàng và hoạt động một cách minh bạch. Hơn nữa, nếu hai ngân hàng vì quyền lợi của nhau mà bán nợ cho nhau, không vì quyền lợi chung, thì nợ xấu vẫn nằm trong hệ thống ngân hàng, chỉ chuyển từ nơi này sang nơi khác. Nếu có một công ty mua bán nợ nằm ngoài hệ thống ngân hàng, "đẩy" tất cả nợ xấu ra khỏi hệ thống ngân hàng thì sẽ tránh được hiện tượng này.​
    Để công ty mua bán nợ có thể hoạt động một cách chuyên nghiệp, theo cơ chế thị trường thì nó phải do tư nhân - chủ yếu là ngân hàng tư nhân - bỏ vốn thành lập; các ngân hàng không muốn góp vốn thì sẽ không được xử lý nợ xấu. Chính phủ chỉ nên tạo điều kiện thêm bằng cách góp từ 20 - 30% vốn, không trực tiếp đứng ra chủ trì và gánh nợ xấu. Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia tài chính, kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Mỹ, Trung Quốc và Nhật cũng có thể là những tham khảo tốt cho Việt Nam. Chính phủ Mỹ, thông qua Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), đã mạnh tay bơm vốn để cứu ngân hàng, nhưng lại không can thiệp sâu vào công tác điều hành ngân hàng. Chính phủ Trung Quốc thì xóa nợ xấu cho doanh nghiệp quốc doanh. Trong khi đó Chính phủ Nhật lại để các ngân hàng quá yếu kém phải sụp đổ.​
    Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính Phố Wall ở Mỹ bắt đầu. Để giải cứu các ngân hàng bên bờ vực phá sản, FED đã phải bỏ ra 700 tỷ USD. Một phần lượng tiền này được sử dụng để mua lại nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Một phần nhằm giải quyết tiền mặt tạm thời cho các ngân hàng yếu kém và phần còn lại để mua cổ phiếu ưu đãi của các ngân hàng. FED chỉ sở hữu cổ phiếu ưu đãi nên không được tham gia điều hành ngân hàng, tạo cơ hội tốt cho các ngân hàng tự tái cơ cấu.
    Còn tại Trung Quốc, vào cuối năm 1999, đầu năm 2000, nợ dưới chuẩn thực tế tại nhiều ngân hàng thậm chí đã vượt 40% tiền cho vay. Một yếu tố giúp Chính phủ Trung Quốc thành công là xử lý triệt để các khoản nợ xấu, trong đó nợ của doanh nghiệp quốc doanh chiếm tới 70%. Khi đó, chính phủ nước này đã thành lập 4 công ty quản lý tài sản để xử lý toàn bộ nợ dưới chuẩn, ước tính lên tới 670 tỷ nhân dân tệ. Chính phủ Trung Quốc cũng chi 40 tỷ nhân dân tệ để xóa nợ cho doanh nghiệp quốc doanh và tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ. ​
    Đầu những năm 2000, nợ xấu của các ngân hàng Nhật đã lên đến hàng ngàn tỷ yên do bong bóng bất động sản bùng nổ. Bước đầu, chính phủ Nhật đã bơm hàng nghìn tỷ yên vào các ngân hàng lớn và thành lập hàng loạt quỹ đầu tư có vốn góp tư nhân để mua lại nợ xấu. Tuy nhiên, cả hai cách này đều không có tác dụng nhiều. Cuối cùng, chính phủ nước này đã quyết định quốc hữu hóa nhiều ngân hàng, để cho các ngân hàng yếu kém tự sụp đổ và đã thành công. ​
    Cần thêm chính sách ​
    Theo ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam, để hạn chế nợ xấu cũng như xử lý nợ xấu một cách hiệu quả nhất thì khi cho vay, các ngân hàng thương mại phải kiểm soát mục đích sử dụng các khoản vay của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng phải trích lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi. Ông cũng gợi ý chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp. "Chuyển nợ thành vốn góp là thực hiện một số giải pháp nhằm tái cấu trúc doanh nghiệp như xóa một phần nợ và lãi, hoãn trả nợ, thay đổi thời gian trả nợ, hỗ trợ về thị trường, công tác quản trị, hỗ trợ về tài chính như cho vay, bảo lãnh… nhằm phục hồi doanh nghiệp từ chỗ thua lỗ, mất khả năng thanh toán trở thành doanh nghiệp kinh doanh có lãi và hiệu quả", ông nói. Một biện pháp khác là đảo nợ, tức cho vay nợ mới để trả nợ cũ, hay tái cơ cấu các khoản nợ. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà giải pháp này mang lại cho doanh nghiệp và ngân hàng, nó cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. ​
    Cho dù sử dụng biện pháp nào để xử lý nợ xấu - thành lập công ty mua bán nợ, chuyển nợ thành vốn góp hay đảo nợ - thì cũng cần phải cân nhắc thật kỹ rồi thực hiện một cách minh bạch.

    Theo Ngọc Trung
    DDDN
  4. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Chính phủ theo suy nghĩ chủ quan là bơm tiền ra sẽ tăng GDP, cái quan trọng giờ là bơm vào đâu, bơm vào cái gì, bơm sai thì hậu quả sẽ có ngay tức thì, chứ không những giai đoạn trước thời gian sau mới thấy hậu quả của nó.[};-


    Tín dụng có “song ca” cùng GDP?




    [​IMG]
    Những mặt hàng như xe máy chịu nhiều ảnh hưởng khi người dân thắt chặt chi tiêu.

    TS. Nguyễn Trí Hiếu– Chuyên gia ngân hàng cho rằng, nền kinh tế Việt Nam dựa nhiều vào tín dụng, nhất là từ năm 2010 trở về trước. Qua kênh tín dụng, các doanh nghiệp có vốn để sản xuất kinh doanh.
    Nhưng tín dụng không phải là công cụ duy nhất để tăng GDP. Bởi GDP còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác như sức cầu, chính sách xuất nhập khẩu, thương mại… Nhìn lại quá khứ…
    Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh lạm phát cao, hay suy giảm kinh tế đều phải chú trọng đến chất lượng tín dụng. Hiện, mặc dù lạm phát đang được kiểm soát song rủi ro vẫn còn tiềm ẩn, trong khi tăng trưởng kinh tế (GDP) đã chậm lại... chúng ta càng phải xử lý và cân nhắc một cách cẩn trọng trong điều hành.
    Đã có nhiều ý kiến bàn luận xung quanh vấn đề là có nên đẩy tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá để giữ được tốc độ tăng GDP, hay chú trọng vào nâng cao chất lượng tín dụng.
    Có một thực tế là không phải cứ tăng trưởng tín dụng cao thì GDP tăng theo tương ứng. Chẳng hạn, như quý I/2010, tăng trưởng tín dụng 3,34% so với cuối năm 2009, nhưng tăng trưởng GDP của quý I/2010 là 5,84%; Quý I/2011 tăng trưởng tín dụng 5%, trong khi GDP tăng 5,43%. Đó là so sánh ở phạm vi quý, còn theo năm: năm 2010 tăng trưởng tín dụng 31,2% và GDP đạt 6,78%, nhưng năm 2011 tín dụng chỉ tăng có 13% song GDP vẫn tăng tới 5,89%.
    Năm 2011, tăng trưởng tín dụng chỉ cao hơn 2 lần GDP. Tỷ lệ này của các năm trước đây thường lên tới 5 - 6 lần (trung bình tăng trưởng tín dụng 5 năm gần đây là 33% và 10 năm gần đây là 29,4%). “Lượng vốn giảm đi mà vẫn đảm bảo tăng trưởng kinh tế, cho thấy hiệu quả và chất lượng của vốn tín dụng cho nền kinh tế đã cao hơn” - Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đánh giá. Đặc biệt, dòng vốn ngân hàng đã được định hướng tốt hơn. Năm 2011, tăng trưởng tín dụng nói chung chỉ đạt 13%, nhưng vốn cho khu vực tam nông tăng tới trên 30%, tín dụng xuất khẩu thậm chí tăng tới 54%.
    TS. Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia ngân hàng cho rằng, nền kinh tế Việt Nam dựa nhiều vào tín dụng, nhất là từ năm 2010 trở về trước. Qua kênh tín dụng, các doanh nghiệp có vốn để sản xuất kinh doanh. Nhưng tín dụng không phải là công cụ duy nhất để tăng GDP. Bởi GDP còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác như sức cầu, chính sách xuất nhập khẩu, thương mại…
    [​IMG]
    Cân bằng lạm phát và tăng trưởng
    Bình luận về vấn đề có nên đẩy mạnh tín dụng trong những tháng cuối năm, bà Phan Thanh Hà – Phó Vụ trưởng Vụ tài chính – tiền tệ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, tăng trưởng tín dụng 5 tháng vẫn âm, mà GDP vẫn tăng 4% trong quý I và 4,5% trong quý II là không quá lo lắng. Tốc độ tăng trưởng GDP hiện nay đang phản ánh chính sách tín dụng được thực hiện chặt chẽ theo Nghị quyết 11/NQ-CP. Điều đó cho thấy không nhất thiết phải đẩy tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá, bởi chúng ta vẫn chưa nguôi nỗi lo lạm phát. Thường thì quý IV năm nay, và quý I năm sau CPI sẽ tăng do gần dịp Tết và dồn vốn giải ngân vào cuối năm. Trong khi đó, số liệu thống kê tiền tệ cho thấy, quý II tín dụng đã nới lỏng hơn. Số tiền đang cung ứng khá cao, và chúng ta chưa nguôi nỗi lo lạm phát.
    Theo Vụ Tín dụng (NHNN), mặc dù tín dụng nền kinh tế 5 tháng đầu năm vẫn âm, nhưng tín dụng cho tam nông vẫn tăng khoảng 3%. Điều này cho thấy, tín dụng đang đi vào những đối tượng ưu tiên. Còn theo TS. Vũ Đình Ánh, không nên quá chú trọng và lo ngại tăng trưởng tín dụng âm; hay có đạt được mức tăng trưởng tín dụng cả năm trên 10% hay không, mà phải tập trung vào nâng cao hiệu quả vốn tín dụng nói riêng, cũng như vốn đầu tư nói chung. TS. Vũ Đình Ánh lập luận: Thứ nhất, quy mô tín dụng, tổng tín dụng cho nền kinh tế của chúng ta rất lớn, ước khoảng 120% GDP của năm 2011. Thứ hai, tốc độ tăng tín dụng từ năm 2010 trở về trước rất cao (trung bình, những năm gần đây khoảng 33%/năm). Thứ ba, chất lượng tín dụng, hay nói cách khác là hiệu quả tín dụng chưa cao, kéo theo đó làm rủi ro tăng, nợ xấu cao. Ba nguyên nhân đó làm cho chúng ta luôn phải lo đến vấn đề bất ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là nguy cơ lạm phát cao.
    Chúng ta cần giữ sự cân đối giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát, nên bài toán tăng trưởng tín dụng phải được tính toán cẩn trọng. Theo TS. Cao Sỹ Kiêm – Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam, nếu nói không nên đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cũng không được, nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp đang khó khăn như hiện nay. Nhưng phải hướng tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, có nghĩa là phải đưa vốn vào đúng địa chỉ, vào nơi có hiệu quả; thúc đẩy sản xuất đi lên, giảm hàng tồn kho. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, tăng tín dụng quá mạnh mà dòng vốn không vào đúng địa chỉ có thể gây lạm phát, nhưng tăng thấp quá cũng không tốt. Do vậy, theo ông Kiêm, tăng tín dụng ở mức hợp lý, đưa vốn vào để tạo công ăn việc làm, người dân có thu nhập, tiêu dùng sẽ tăng. Và khi sản xuất phát triển, nhiều doanh nghiệp hồi phục được thì góp phần tăng trưởng tín dụng, tăng GDP. Nhưng trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc DNNN thì càng cần phải chú trọng tới chất lượng tín dụng. TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, trong bối cảnh doanh nghiệp vướng hàng tồn kho thì phải đẩy mạnh tổng cầu. Tổng cầu lại có liên quan tới tín dụng, nhất là tín dụng cho lĩnh vực tiêu dùng. Do đó, khi tín dụng tiêu dùng được đẩy mạnh sẽ tăng mức cầu lên. Song sức cầu đó cũng không chỉ ở lãi suất tín dụng, mà còn phụ thuộc vào tâm lý người dân...
    Theo Quang Cảnh
    Thời báo ngân hàng
  5. vothanhlong

    vothanhlong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Nền kinh tế từ sau đổi mới năm 86 đã có một quá trình tăng trưởng dựa vào khai thác tài nguyên, nông nghiêp, nhân công rẽ mạc, gia công hàng xuất khẩu .... và các nhân tố đó đã kết tinh hết trong quá trình phát triển của vn trong hơn 20 năm qua nên bây giờ muốn dữ đà tăng trưởng 7%-8% cần có một sự tái cấu trúc toàn bộ đất nước cho một quá trình tăng trưởng mới dựa và các nhân tố mới như công nghiệp, lao động trình độ cao... và cuộc cải cách này sẽ lớn hơn năm 86. Nếu các bác để ý sẽ thấy sự thay máu dần trong các tập đoàn kinh tế nhà nước(thuyên chuyển công tác,thanh tra các tập đoàn làm ăn ko có lãi), người tài bắt đầu được trọng dụng( dàn bộ trưởng, thống đốc mới) nên mọi chuyện đang được từ từ giải quyết, có 1 cành cây thì 1 lần ko thể cứu được 5 người đang chết đuối, lãnh đạo đất nước ko có chổ cho sự nóng vội và thiển cận, cái gì ko xảy ra như mình suy nghỉ thì đó là vì mình chưa hiểu hết tất cả vấn đề. Khủng hoảng Thái Lan năm 97 còn tệ hơn chúng ta bây giờ nhưng hãy xem Thái lan bây giờ. Khủng hoảng là quá trình mà ko thể nào tránh khỏi dù các nhà lãnh đạo có hàm giáo sư như ở châu Âu hay Mỹ vì đó là do doanh nghiệp đã phát triển sản phẩm qua mức nhu cầu và các nhà lãnh đạo chỉ có thể làm cho chu kỳ khủng hoảng trôi qua thật nhanh, trước đây khủng hoảng phải mất 10 năm mới lấy lại đà tăng trưởng còn bây giờ mọi chuyện như đã tốt hơn. Chúng ta sẽ chẳng đủ sức để thay đổi nền kinh tế này vì vậy em khuyên các bác đừng mất thời gian để tìm cách giải quyết nó vì chúng ta như những ông thầy bói xem voi, ko thể có đủ thông tin và tầm nhìn. Hãy nắm bắt thị trường chứng khoán và đi trước nó 1 bước, vậy là đã đủ khó và quá thành công rồi. [};-
  6. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Tôi vẫn sẽ giữ quan điểm này đến khi thị trường chính thức xảy ra sụt giảm mạnh. NĐT nên đứng ngoài thị trường. Khi nào thị trường có thể có sóng hồi sau quá trình giảm mạnh, tôi sẽ đưa ra quan điểm mới của mình. Hãy kiềm chế và kiên nhẫn.[};-
  7. ducvinhbk

    ducvinhbk Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2012
    Đã được thích:
    111
    TT nay uể oải. Khả năng rớt sâu.
  8. Sinhratubao

    Sinhratubao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2011
    Đã được thích:
    2.709
    Thanh khoản vậy thì phiên chiều lại thay nhau chạy ấy mà.
  9. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Những vẫn đề này chỉ mang tính lý thuyết, quá trình này đúng là nó luôn tồn tại, nhưng cái chúng ta đang đối diện là ra một "phương án kinh doanh" sao cho phù hợp từng thời điểm, chứ không phải làm một đề án hay một bài tập sách vở nào cả. Ngoải ra quá trình suy thoái khi xảy ra thì sau bao lâu thì chỉ đánh giá khi xác định được mức độ phá hủy của nó đến mức nào mới biết được khi nào nó hồi phục.[};-
  10. sinh_vien_91

    sinh_vien_91 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/02/2012
    Đã được thích:
    299
    Cho nhận định đều mỗi phiên nghe eng , vẫn nhiều người dõi nhận định của eng đó .[};-
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này