Sự thật kinh hoàng về siêu cổ tiền triệu SD2 !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi pigbank, 06/11/2016.

4630 người đang online, trong đó có 414 thành viên. 07:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 44182 lượt đọc và 492 bài trả lời
  1. Xuandoa

    Xuandoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/11/2014
    Đã được thích:
    163.008
    Mờ ảo quá nhìn kg rõ mất hứng bác, cứ phải hai năm rõ mười mới khoái à.
    TraMy686 thích bài này.
  2. muopxanh

    muopxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/10/2009
    Đã được thích:
    20.262
    Lùa gà thế này thì gà chạy hết cmnr, leo đọt 500k giá bq 12.6 thì giờ đứt nặng, lại còn lập topic con hàng bí mật bỏ ra 30 tỏi để sở hữu 1k tỏi, ối, thế mang về cho cả họ nhà ông ăn đi, SD2 còn giảm tiếp nhé =)), đứt nặng rồi, hô hố
    --- Gộp bài viết, 07/11/2016, Bài cũ: 07/11/2016 ---
    Bác bảo thằng L7 bẩn bựa nó cutloss cho bác nhé, bảo nó 4k cutloss nhanh thì may ra còn giữ được tí vốn! Giá mua 12.6 bán 4k cũng tạm được, còn không chờ về 1k bán cho nó dễ =))
    Last edited: 07/11/2016
    Ong Lao Danh CaTraMy686 thích bài này.
  3. icbht

    icbht Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Đã được thích:
    1.385
    Một đứa bánh vẽ. Một bọn cay cú. Loạn chưởng cmnr
  4. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    Các bác định canh mua SD2 giá rẻ của @CTG đổ ra à? :D

    [​IMG]
  5. pigbank

    pigbank Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2005
    Đã được thích:
    114.706
    Dự án KĐT Phú Lương: Nợ 1.544 tỷ đồng tiền sử dụng đất, vẫn bán "lúa non"!
    Theo Anh Đào- VnMedia

    Chủ đầu tư dự án khu đô thị mới Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội) đang nợ Nhà nước 1.544 tỷ đồng tiền sử dụng đất.


    [​IMG]

    Điều đáng nói, mặc dù dự án này chưa làm xong hạ tầng nhưng chủ đầu tư đã bán “lúa non” cho nhiều nhà đầu tư với số tiền thu của khách hàng lên đến 50-70% giá trị.

    Dự án khu đô thị Phú Lương có diện tích 43 ha nằm ngay sát cạnh khu đô thị Văn Phú Hà Đông. Ngày 9/4/2015, Phó chủ tịch TP Nguyễn Văn Sửu đã ký quyết định gia hạn việc nợ tiền sử dụng đất dự án Phú Lương cho Công ty CP đầu tư Xây dựng Trung Việt (đại diện chủ đầu tư dự án Phú Lương).

    Theo đó, tổng số tiền sử dụng đất mà công ty CP đầu tư Xây dựng Trung Việt (công ty Trung Việt) đang nợ 1.544 tỷ đồng. Hà Nội đã giãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ cho công ty Trung Việc là cách 3 tháng công ty Trung Việt phải trả 193 tỷ đồng. Quá trình trả nợ được chia làm 7 giai đoạn kéo dài từ30/4/2015 - chậm nhất tháng 1/2017 chủ đầu tư phải trả hết 1.544 tỷ đồng tiền sử dụng đất.

    Ngoài ra, Thành phố yêu cầu hàng tháng, công ty Trung Việt phải xác định số tiền sử dụng đất phải nộp theo tiến độ thu tiền bán hàng.

    Tuy nhiên, trao đổi với PV sáng 1/7, đại diện chủ đầu tư cho biết, do thị trường bất động sản khó khăn, công ty không có tiền trả tiền sử dụng đất.

    Trong số 1.544 tỷ đồng tiền sử dụng đất, công ty chưa thanh toán được đồng nào, chỉ đối trừ được 1 khoản hơn 100 tỷ tiền giải phóng mặt bằng dự án Phú Lương. Số nợ còn lại công ty đang gửi văn bản xin Thành phố Hà Nội tiếp tục được gia hạn thời gian nộp tiền sử dụng đất.

    Mặc dù chủ đầu tư lấy lý do không có tiền để nộp tiền sử dụng đất nhưng theo điều tra của PV, chủ đầu tư dự án đã thực hiện việc huy động vốn của hàng trăm khách hàng mua nhà tại dự án này.

    Đại diện chủ đầu tư khẳng định, công ty đã thực hiện việc góp vốn mua nhà liền kề của khách hàng từ năm 2013 với mức giá bán góp vốn trên hợp đồng là 18 triệu đồng/m2. Năm 2014-2015 tiếp tục huy động vốn với giá bán 21 triệu đồng/m2.

    Tổng cộng chủ đầu tư mới chỉ huy động vốn 2 block liền kề 20,21 khoảng 40 lô với số tiền thu được là 50 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền này đã được sử dụng vào việc làm hạ tầng, đổ đất, san nền.

    "Thời gian vừa qua, do tình hình kinh tế khó khăn, công ty đã phải thuê nhà thầu vào triển khai xây dựng dự án. Do không có tiền để thanh toán nên chúng tôi phải cắt đất để trả nợ cho nhà thầu" ông Nguyễn Văn Ổn - tổng giám đốc công ty Trung Việt cho biết.

    Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, thực tế số lượng liền kề mà công ty Trung Việt đã ký hợp đồng góp vốn nhiều hơn.

    Bằng chứng, tại nhiều sàn giao dịch đang chào bán nhiều block liền kề khác tại dự án này. Khách hàng mua nhà sẽ ký hợp đồng góp vốn ở mức thấp 22 triệu đồng/m2. Ngoài ra, phải trả thêm 2 triệu đồng/m2 tiền chênh ngoài hợp đồng.

    Thực địa tại dự án khu đô thị Phú Lương, PV ghi nhận dự án hiện mới giải phóng xong mặt bằng. Nhiều vị trí đất đang là hồ, ao thả cá, đất hoang hóa. Trong đó, có khoảng 3.000 m2 đất giáp ranh với dự án Văn Phú đang được chủ đầu tư san ủi đất, đổ khuôn được duy nhất 1 con đường dẫn vào trong dự án. Tiến độ thi công trên công trường hết sức chậm chạp.

    Câu hỏi đặt ra, với cách làm theo kiểu "lấy mỡ nó rán nó", liệu chủ đầu tư dự án này có đủ tiềm lực tài chính để xây dựng dự án hay không?

    Khi khoản nợ tiền sử dụng đất của chủ đầu tư lớn 1.544 tỷ đồng, 3 tháng chủ đầu tư phải trả gần 200 tỷ đồng thì liệu việc bán đất không có đủ để trả nợ và trả tiền nhà thầu hay không thì chỉ có chủ đầu tư mới trả lời được.

    Trong khi đó, về phía khách hàng cần rất thận trọng khi mua nhà tại dự án mà chủ đầu tư đang nợ tiền sử dụng đất. Bởi, người mua nhà sẽ không được cấp sổ đỏ.
    TraMy686muopxanh thích bài này.
  6. pigbank

    pigbank Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2005
    Đã được thích:
    114.706
    Dự án bán gần hết nhà vẫn nợ tiền sử dụng đất
    Trong 28 dự án nợ thuế vừa được Hà Nội công bố, một số trường hợp sắp bàn giao hoặc đã bán hết căn hộ, không chỉ ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước mà còn mang lại không ít rủi ro cho khách mua nhà.

    Cục Thuế TP Hà Nội cho biết danh sách nợ tiền sử dụng đất tính đến 1/7 đã lên tới 56 dự án với tổng số tiền trên 3.000 tỷ đồng, tăng đáng kể so với con số công bố lần trước (tính tới cuối quý II là 28 dự án với gần 2.000 tỷ đồng.

    Theo khảo sát của VnExpress, đa số dự án trong danh sách chưa được triển khai, dù đã được chấp thuận đầu tư từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp đã được chủ đầu tư xây dựng và mở bán, thậm chí sắp bàn giao.

    Khu chung cư cao tầng và dịch vụ Phương Đông - 62 Nguyễn Huy Tưởng (Mỹ Sơn Tower) do Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Mỹ Sơn làm chủ đầu tư đang nợ hơn 76 tỷ đồng tiền sử dụng đất. Đây là công trình gồm 2 đơn nguyên cao 30 tầng, đã xây dựng gần xong phần thô. Dự án cũng được mở bán từ cuối năm 2014 với mức giá khoảng 22-23,5 triệu đồng mỗi m2. Theo thông tin từ đơn vị phân phối, hiện các căn hộ tại đây đã bán hết.

    [​IMG]
    Đến ngày 7/7, dự án Sapphire Place nằm trên phố Chính Kinh đang xây thô và tiến hành mở bán nhiều đợt nhưng vẫn nợ tiền sử dụng đất. Ảnh: Ngọc Tuyên

    Dự án Diamond Flower Tower của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà số 6 Hà Nội (Handico6) cũng sắp bước vào giai đoạn bàn giao. Đây là tòa tháp văn phòng, căn hộ cao cấp nằm ngay trên mặt đường Lê Văn Lương với mức giá gốc trên 36 triệu đồng một m2. Tuy nhiên, Cục Thuế Hà Nội cho biết, hiện dự án vẫn nợ gần 116 tỷ đồng. Dự án Thành An Tower, Sapphire... tại quận Thanh Xuân vẫn nợ tiền sử dụng đất, và cũng đã được mở bán.

    >>> Hình ảnh những dự án nợ tiền sử dụng đất
    Dự án Tháp Doanh nhân - từng được doanh nghiệp quảng cáo cao 168m với 52 tầng được xây dựng ngay trung tâm quận Hà Đông. Sau 5 năm khởi công, dự án vẫn dừng ở phần móng. Thực tế, chủ đầu tư đã ký hợp đồng góp vốn với khách hàng từ nhiều năm trước.

    Đại diện Chi Cục thuế Hà Đông cho biết, đầu tuần vừa qua, ngành thuế đã phải ra quyết định cưỡng chế bằng cách phong tỏa tài khoản doanh nghiệp do đơn vị này nợ tiền sử dụng đất. Theo ông, đây không phải lần đầu tiên dự án bị cưỡng chế theo cách này.

    Một dự án có quy mô lớn tại quận Hà Đông cũng đang nợ tiền sử dụng đất hơn 1.544 tỷ đồng là Khu đô thị Phú Lương do Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng Trung Việt là đại diện chủ đầu tư.

    Cách đây khoảng 2 tháng, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký quyết định giãn tiến độ nộp cho doanh nghiệp. Theo đó, số nợ nói trên doanh nghiệp sẽ được thanh toán 7 đợt và chậm nhất đến tháng 1/2017 đơn vị này phải trả toàn bộ số nợ trên. Đồng thời, thành phố yêu cầu hằng tháng, công ty Trung Việt phải xác định số tiền sử dụng đất phải nộp theo tiến độ thu tiền bán hàng.

    Theo quyết định gia hạn thì ngày 30/4 vừa qua chính là hạn công ty phải nộp 193 tỷ đồng. Tuy nhiên, Trung Việt cũng không thanh toán được số tiền trên nên bị cơ quan thuế nêu tên. Quan sát ngày 7/7 của VnExpresscho thấy, dự án đang rất ngổn ngang và vẫn chỉ là một bãi đất trống, cỏ dại mọc nhiều.


    [​IMG]
    Dự án Phú Lương hiện hầu như chưa triển khai được gì. Ảnh: Ngọc Tuyên

    Tuy nhiên, theo tìm hiểu, thực tế chủ đầu tư dự án đã thực hiện việc huy động vốn của hàng trăm khách hàng. Gần đây, lãnh đạo một sàn bất động sản tại Trung Hòa cũng "quảng cáo" dự án này đang có thanh khoản rất tốt.

    Đại diện chủ đầu tư thừa nhận công ty đã thực hiện việc góp vốn mua nhà liền kề của khách hàng từ năm 2013 với mức giá trên hợp đồng là 18 triệu đồng một m2, năm 2014-2015 tiếp tục huy động vốn với giá bán 21 triệu đồng m2. Tổng cộng chủ đầu tư mới chỉ huy động vốn 2 block liền kề 20,21 khoảng 40 lô với số tiền thu được là 50 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền này đã được sử dụng vào việc làm hạ tầng, đổ đất, san nền.

    Ông Nguyễn Văn Ổn - Tổng giám đốc Công ty Trung Việt cho biết doanh nghiệp chưa thanh toán được đồng nào tiền sử dụng đất tại dự án này, chỉ đối trừ được một khoản hơn 100 tỷ tiền giải phóng mặt bằng. Số nợ còn lại công ty đang gửi văn bản xin Hà Nội tiếp tục được gia hạn. Ông cũng lý giải, những khó khăn của thị trường bất động sản chính là nguyên nhân gây ra sự chậm trễ nói trên.

    “Mấy năm qua, do tình hình kinh tế khó khăn, bất động sản đóng băng nhưng công ty vẫn phải thuê nhà thầu vào triển khai dự án. Do không có tiền để thanh toán cho nhà thầu nên chúng tôi phải cắt đất để trả nợ cho họ”, ông Ổn nói.

    Ngày 7/7, VnExpress cũng liên hệ với lãnh đạo nhiều doanh nghiệp đang nợ tiền sử dụng đất để tìm hiểu về những khó khăn của họ. Tuy nhiên, các đơn vị này đều từ chối đưa ra lời giải thích.

    Theo Cục Thuế Hà Nội, cơ quan đã yêu cầu các Chi cục thuế tăng cường rà soát, phân tích nợ của từng dự án, tìm hiểu nguyên nhân nợ, nắm chắc tình hình thực hiện dự án, sản xuất kinh doanh và tài chính... để có biện pháp phù hợp. Qua đó, các Chi cục đã trực tiếp làm việc với chủ đầu tư để đôn đốc, yêu cầu báo cáo và cam kết tiến độ nộp, cưỡng chế nếu cần thiết.

    Trường hợp chủ đầu tư các dự án thực hiện bán nhà đã thu tiền nhưng không xuất hóa đơn, không kê khai nộp thuế thì cơ quan thuế sẽ tiến hành rà soát, kiểm tra xác định hành vi vi phạm và phối hợp với cơ quan ******* TP Hà Nội để thực hiện điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.

    Luật sư Bùi Quang Hưng, Văn phòng luật BQH và Cộng sự cho biết, với những dự án mà chủ đầu tư nợ tiền sử dụng đất, người mua nhà sẽ phải đối mặt với nguy cơ không được cấp sổ đỏ, sổ hồng. Ông Hưng cũng nhận định đây là một thực trạng xảy ra khá phổ biến trong thời gian qua dẫn đến nhiều vụ việc khiếu kiện kéo dài giữa khách hàng và chủ đầu tư.

    Để tránh tình trạng đó, khi ký hợp đồng góp vốn hoặc mua bán căn hộ cũng như đất nền tại các dự án này, khách hàng nên yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các chứng từ, giấy tờ chứng minh việc đã hoàn tất nghĩa vụ với nhà nước.


    Ngọc Tuyên
    http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-...-het-nha-van-no-tien-su-dung-dat-3245092.html
    TraMy686muopxanh thích bài này.
  7. pigbank

    pigbank Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2005
    Đã được thích:
    114.706
    Chung cư nợ tiền sử dụng đất không được bán hàng

    • Email


    Khu đô thị Phú Lương (Hà Đông), dự án Thành An 21 Lê Văn Lương (Cầu Giấy), dự án 4 Chính Kinh (Thanh Xuân)… là những dự án đang nợ tiền sử dụng đất rất lớn. Các dự án này đã được bán cho nhiều khách hàng, tuy nhiên ít người có thể biết chủ đầu tư đã nộp tiền sử dụng đất hay chưa?
    Theo Cục Thuế Hà Nội, tính đến 1/7/2015 trên địa bàn thành phố có tới 56 dự án bất động sản đang nợ tiền sử dụng đất với tổng số trên 3.000 tỷ đồng. Các dự án này đều tập trung các quận Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Đông. Trong đó, dự án nợ nhiều tiền sử dụng đất nhất là Khu tổ hợp chung cư cao tầng, biệt thự tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai của Công ty Cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu với số tiền hơn 322 tỷ đồng.

    Khu đô thị mới Phú Lương của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trung Việt với số tiền lên đến 1.544 tỷ đồng. Công ty TNHH Quản lý và phát triển nhà Hà Nội cũng nợ hơn 150 tỷ đồng tiền sử dụng đất tại dự án Khu hỗn hợp TTTM, DV công cộng, VP và nhà ở để bán 108 Nguyễn Trãi.

    Khu chung cư cao tầng và Dịch vụ Phương Đông 62 Nguyễn Huy Tưởng của Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Mỹ Sơn (nợ hơn 76 tỷ đồng); dự án tổ hợp văn phòng, dịch vụ thương mại và nhà ở Thành An – 21 Lê Văn Lương của Tổng công ty Thành An nợ 143 tỷ, tòa nhà hỗn hợp nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại và văn phòng (hay còn gọi là Sapphire Palace) của Công ty cổ phần Đầu tư và kinh doanh Bất động sản Hà Nội Sông Hồng nợ 10,5 tỷ đồng…

    Theo tìm hiểu của phóng viên, hầu hết các dự án có tên trong danh sách nợ tiền sử dụng đất này đều đã được bán trên thị trường. Việc làm này là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật. Bởi chiểu theo Điều 42, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, những dự án chung cư chưa nộp tiền sử dụng đất sẽ không được phép bán căn hộ cho khách hàng. Chính phủ quy định rõ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở phải bảo đảm các điều kiện trong đó quan trọng nhất là chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có).

    Chính vì vậy, các chủ đầu tư dự án đã cố tình giấu nhẹm khách hàng thông tin liên quan đến tình tình tài chính đặc biệt liên quan đến nợ nần thuế khóa. Theo đại diện một đơn vị phân phối bất động sản lớn, khách hàng đi mua nhà có thói quen nhìn tiến độ công trình xây dựng. Thấy dự án có tiến độ tốt là yên tâm tuyệt đối vào chủ đầu tư mà ít khi kiểm tra xem dự án đã nộp đủ tiền sử dụng đất hay chưa? Trong khi,việc chủ đầu tư nợ tiền sử dụng đất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của khách hàng.

    Thứ nhất , nếu mua phải những dự án chủ đầu tư chưa nộp đủ tiền sử dụng đất thì khách hàng sẽ khó có thể nhận được sổ đỏ ngay.

    Thứ hai , khách hàng sẽ gặp rủi ro nhiều hơn khi mua phải những dự án chủ đầu tư chưa nộp tiền sử dụng đất, chưa triển khai xây dựng công trình đúng theo quy định những đã tổ chức bán hàng. Sở dĩ chủ đầu tư phải bán “lúa non” là vì thiếu tiền. Do đó, không loại trừ chủ đầu tư bán hàng để thu tiền nộp tiền sử dụng đất hoặc sử dụng vào việc khác thì khách hàng khó có thể nhận được nhà theo đúng tiến độ cam kết.

    Trong quá trình tìm hiểu thực tế tại các dự án nợ tiền sử dụng đất lần này, PV ghi nhận tại nhiều dự án, chủ đầu tư chấp nhận bán “lúa non” dự án để huy động vốn. Điều đáng nói, mặc dù doanh nghiệp bán được hàng, có tiền nhưng vẫn không nộp tiền sử dụng đất. Đơn cử, dự án đô thị Phú Lương (Hà Đông), dự án 21 Lê Văn Lương, dự án chung cư 4 Chính Kinh….

    Ông Nguyễn Văn Ổn – Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trung Việt cho biết, công ty này đang nợ Nhà nước 1.544 tỷ đồng tiền sử dụng đất của dự án đô thị Phú Lương, Hà Đông rộng 43 ha. UBND TP Hà Nội đã ưu ái giãn tiến độ nộp tiền làm 7 quý. Mỗi quý doanh nghiệp phải nộp gần 200 tỷ đồng. Trong số này, doanh nghiệp mới chỉ nộp vài tỷ đồng cho cơ quan thuế. “Do tình hình thị trường bất động sản trầm lắng thời gian dài khiến doanh nghiệp không thu xếp được tài chính. Hiện tại, doanh nghiệp đang chấp nhận phương án phải cắt đất dự án Phú Lương để trả công cho nhà thầu thi công hạ tầng. Tình hình tài chính rất khó khăn do vậy doanh nghiệp vẫn tiếp tục xin Hà Nội cho giãn nợ ” ông Ổn nói.

    Hay như chủ đầu tư dự án số 4 Chính Kinh, dự án Diamond Plaza (Hadinco 6), mặc dù đã hoàn thành công trình, đã bán hết căn hộ cho người mua nhà nhưng vẫn không thu xếp tiền nộp tiền sử dụng đất. Chắc chắn, những chủ đầu tư này không thể lấy lý do thị trường khó khăn để lý giải cho hành vi chây ỳ nộp tiền sử dụng đất. Có chăng, họ đang muốn chiếm dụng khoản tiền này để làm việc khác.

    Trao đổi với VnMedia , bà Nguyễn Thị Hải Yến, Trưởng phòng Tuyên truyền Hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế thành phố Hà Nội) cho biết, cơ quan thuế sẽ tiếp tục công khai danh tính các doanh nghiệp chây ỳ nợ thuế trong đó có các doanh nghiệp bất động sản đang nợ tiền sử dụng đất lớn. Nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục chây ỳ, cơ quan thuế sẽ áp dụng các hình thức cưỡng chế.

    “Trước hết, chúng tôi xác định rõ số nợ, tập trung phát hành thông báo nợ, xác định số nợ chậm nộp, trên cơ sở đó thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ như trích tiền từ tài khoản chủ đầu tư. Nếu tài khoản của chủ đầu tư không có tiền thì cơ quan thuế sẽ áp dụng tiếp biện pháp cưỡng chế như thông báo những hoá đơn không có giá trị sử dụng. Tiếp theo đó, nếu chủ đầu tư thu tiền mặt mà không kê khai, cơ quan thuế sau khi cưỡng chế sẽ công khai danh sách các chủ đầu tư nợ trên địa bàn để khách hàng và các đối tác có thể năm bắt được khả năng tài chính của các chủ đầu tư cũng như tình hình chấp hành chính sách thuế với nhà nước” bà Yến cho biết.

    VnMedia điểm mặt dự án bất động sản đang nợ tiền sử dụng đất lớn trên địa bàn Hà Nội.

    [​IMG]

    Dự án chung cư 21 Lê Văn Lương, Hà Nội nợ 143 tỷ đồng tiền sử dụng đất



    [​IMG]

    [​IMG]

    Dự án chung cư Diamond Plaza (Hoàng Đạo Thúy, Thanh Xuân)

    [​IMG]

    Dự án chung cư 4 Chính Kinh, Thanh Xuân, Hà Nội nợ 10 tỷ tiền sử dụng đất

    [​IMG]

    Dự án chung cư tháp doanh nhân số 1 Thanh Bình nợ 21 tỷ tiền sử dụng đất

    [​IMG]

    Dự án đô thị Phú Lương nợ 1.544 tỷ đồng tiền sử dụng đất




    Anh Đào (VnMedia)
    http://canhosunrise.org/chung-cu-no-tien-su-dung-dat-khong-duoc-ban-hang/
    TraMy686muopxanh thích bài này.
  8. pigbank

    pigbank Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2005
    Đã được thích:
    114.706
    Khu đô thị Phú Lương 8 năm xây dựng, cỏ vẫn mọc um tùm
    Giao Thông 09/07/2015 10:40 GMT+7 2 đăng lại3 liên quan

    Gốc
    [paste:font size="4"]Trung ViệtPhú LươngCục ThuếHà ĐôngSông ĐàGia HạnBất Động SảnHồng QuangNhà Liền KềHợp Đồng Góp VốnỦy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà NộiKhu Đô ThịHà NộiCam KếtĐầu TưQuảng CáoCục Thuế TP Hà NộiKhả Năng Tài ChínhNăng Lực Tài ChínhLãnh ĐạoGiải Phóng



    Dự án Phú Lương đã được UBND TP Hà Nội gia hạn nộp số tiền hơn 1.544 tỷ đồng tiền sử dụng đất. Dù mỗi quý chỉ nộp dần 193 tỷ đồng, chủ dự án vẫn chây ỳ không nộp đúng thời hạn.
    [​IMG]

    Được biết, dự án khu đô thị mới Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội) do 3 doanh nghiệp (DN) cùng liên danh đầu tư, gồm: Công ty CP đầu tư xây dựng Trung Việt (là đại diện liên danh), Công ty CP Sông Đà 2, Công ty CP xây dựng Hồng Quang. Theo thiết kế, dự án có quy mô 43 ha, gồm khu nhà liền kề, biệt thự, chung cư cao tầng.

    Đã “ưu ái” cho giãn nợ nhưng vẫn chây ỳ

    Ngày 6 và 7/7, Cục thuế TP Hà Nội đã công bố danh sách 28 dự án bất động sản có nợ tiền sử dụng đất rất lớn, với tổng số nợ lên tới 1.861,8 tỷ đồng. Theo danh sách này, dự án Phú Lương là một trong hai dự án có nợ tiền sử dụng đất lớn nhất, tới hơn 193 tỷ đồng (tính tới 30/6/2015).

    Số nợ 193 tỷ đồng này chỉ là tiền phải nộp của đợt 1 (hạn chót là ngày 30/4/2015) trên tổng số 1.544 tỷ đồng nợ vừa được gia hạn. Như vậy, đã quá thời hạn chót tới 2 tháng mà đại diện chủ đầu tư - Công ty Trung Việt vẫn không nộp tiền cho nhà nước.

    Trước đó, chủ đầu tư dự án Phú Lương đã khẩn thiết xin TP Hà Nội, cơ quan thuế cho giãn tiến độ, gia hạn nộp 1.544 tỷ đồng trên. Để gỡ khó cho doanh nghiệp và tạo điều kiện có nguồn thu, ngày 9/4/2015, UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 1492/QĐ-UBND đồng ý gia hạn nợ tiền sử dụng đất của dự án Phú Lương. Thời gian gia hạn là 24 tháng, tính từ ngày 30/1/2015 đến ngày 29/1/2017.

    Theo đó, số nợ 1.544 tỷ đồng được chia thành 7 đợt, cứ 3 tháng sẽ phải nộp hơn 193 tỷ đồng/đợt. Trong đó, đợt 1 chậm nhất là ngày 30/4/2015 và đợt 7 phải nộp hết 100% số nợ.

    Đồng thời, chủ đầu tư phải cam kết xác định số tiền sử dụng đất phải nộp theo tiến độ thu tiền bán hàng và các khoản phạt chậm nộp theo tiến độ gia hạn nợ trên. Nếu công ty có tiền bán hàng cao hơn số nợ phải nộp thì thực hiện nộp theo tiến độ thu tiền thực tế.

    Chủ dự án Phú Lương cũng đã được đối trừ vào tiền sử dụng đất khoảng hơn 100 tỷ đồng mà công ty bỏ ra để giải phóng mặt bằng dự án này.

    Mặc dù đã được TP Hà Nội “ưu ái” giãn nợ, song quá hạn nộp tiền sử dụng đất đợt 1, chủ dự án Phú Lương vẫn tiếp tục chây ỳ, không trả nợ. Trong khi đó, cơ quan thuế cũng rất chật vật đôn đốc, thu đòi nợ tiền sử dụng đất cả nghìn tỷ đồng tại nhiều dự án bất động sản khác.

    Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo của ngành Thuế chia sẻ, việc thu nợ thuế, nợ tiền sử dụng đất của các doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng, bất động sản rất khổ sở. “Số nợ của các dự án nhiều quá, mà doanh nghiệp chây ỳ, không chịu nộp. Họ có tiền đấy và thu được tiền từ khách hàng mua nhà rồi cũng không trả nợ. Có nơi đem tiền đầu tư vào dự án khác rồi…”- vị lãnh đạo này nói.

    Cũng theo vị này, một số dự án nợ đọng lớn là do năng lực tài chính rất yếu của doanh nghiệp. Phía Cục thuế TP Hà Nội cũng đã báo cáo lên Tổng cục Thuế một số trường hợp chây ỳ nợ đọng lớn, đã được gia hạn nộp tiền nhưng vẫn không thực hiện đúng cam kết. Sắp tới cơ quan thuế sẽ công bố thêm danh sách dự án nợ tiền sử dụng đất (tổng số 50 dự án).

    Dự án Phú Lương liệu có “pháp lý an toàn”?

    Theo tìm hiểu, dự án Phú Lương được khởi công xây dựng từ năm 2008. Đến năm 2013, chủ dự án đã tiến hành huy động vốn từ nhiều khách hàng tại các khu nhà liền kề với giá 18 triệu đồng/m2 (dưới dạng Hợp đồng góp vốn). Từ năm 2014 đến nay, dự án vẫn được bán nhà để huy động vốn với giá cao hơn, lên tới 21 triệu đồng/m2. Được biết, tiền thu được doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng san lấp của dự án, mà chưa thấm vào đâu.

    Trên thị trường, các suất nhà liền kề của dự án Phú Lương cũng được rao bán rầm rộ, công khai với số lượng huy động vượt cả tiến độ hoàn thành hạ tầng. Vì theo quy định, đất phải hoàn thành hạ tầng mới đủ điều kiện bán hàng.

    Đơn cử, Sàn Giao dịch bất động sản Hải Phát hiện đang rao bán suất ngoại giao nhà liền kề tại các khu LK 21,22 (tổng số 43 căn nhà) với giá từ 23 triệu đồng/m2. Khách hàng phải nộp tiền tới 50% giá trị hợp đồng. Dù phía sàn quảng cáo là dự án có “pháp lý an toàn”, nhưng người mua mới được ký hợp đồng góp vốn, chưa có hợp đồng mua bán. Sàn Hải Phát cũng cho biết, dự án đã làm xong hạ tầng tại cả 4 khu LK 20, 21, 22, 40.

    Với tiến độ nộp tiền hiện nay (chia 4 đợt), người mua sẽ phải nộp đủ 100% số tiền trong vòng 12 tháng từ khi ký hợp đồng. Được biết, đã có nhiều khách hàng mua nhà liền kề tại dự án Phú Lương đã nộp tới 50-70% số tiền, nên số tiền mà chủ đầu tư thu về là không hề nhỏ.

    Ghi nhận thực tế tại dự án Phú Lương cuối tháng 6/2015, dự án mới chỉ giải phóng xong mặt bằng. Điểm nhấn của cả dự án đến giờ mới chỉ là hoàn thành một con đường dẫn vào dự án, đang san lấp mặt bằng một phần đất hơn 3.000m2. Còn nhiều vị trí đất trong dự án vẫn chỉ là ao hồ thả cá, đất ruộng, cỏ mọc um tùm...

    Câu hỏi đặt ra là, chủ dự án Phú Lương vẫn có nguồn thu đều đặn từ kinh doanh dự án và vượt tiến độ làm hạ tầng, nhưng nguồn tiền này đã “chạy” đi đâu?

    Về nguyên tắc, dự án được cấp phép phải đảm bảo đủ năng lực tài chính để triển khai và hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, các khoản thuế với nhà nước. Tuy nhiên, với khả năng tài chính yếu và chây ỳ không nộp, thì tới đợt 2 (ngày 30/7) tới đây liệu Công ty Trung Việt có thể xoay sở, nộp đủ số nợ tới 386,24 tỷ đồng hay không? Và khi chủ dự án không hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, thì người mua nhà có nguy cơ phải chờ “dài cổ” để được cấp sổ đỏ./.

    Theo Thời báo Tài chính
    http://www.baomoi.com/khu-do-thi-phu-luong-8-nam-xay-dung-co-van-moc-um-tum/c/17013750.epi
    TraMy686muopxanh thích bài này.
  9. pigbank

    pigbank Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2005
    Đã được thích:
    114.706
    TẬP ĐOÀN SÔNG ĐÀ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    CÔNG TY CP SÔNG ĐÀ 2 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    [​IMG] -----------o0o------------

    Số /2012/NQ-ĐHĐCĐ

    Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 2012

    NGHỊ QUYẾT

    ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM 2012

    CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2

    Căn cứ:

    - Luật Doanh nghiệp số 60/QH11/2005 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    - Luật Chứng khoán số 70/QH11/2006 ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    - Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Sông Đà 2;

    - Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 ngày 06/04/2012.

    Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 Công ty Cổ phần Sông Đà 2 được tiến hành vào hồi 8h30 ngày 06 tháng 04 năm 2012 tạiTầng 7 - Trụ sở Công ty CP Sông Đà 2, Km 10, đường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. Tham dự Đại hội có 267 cổ đông tương đương với 10.168.877 cổ phần, chiếm 84,74% vốn điều lệ.

    ............
    Điều 2: Thông qua toàn bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 và các giải pháp thực hiện;.

    I- Một số chỉ tiêu chính của kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012:

    1. Tổng giá trị sản xuất kinh doanh : 480.000.000.000 đồng; bằng 109% năm 2011.

    2. Tổng doanh thu :479.989.000.000 đồng; bằng 122% năm 2011.

    3. Lợi nhuận trước thuế : 32.000.000.000 đồng; bằng 103% năm 2011.

    4. Các khoản nộp NSNN : 28.235.028.000 đồng; bằng 103% năm 2011.

    5. Thu nhập bình quân/người/tháng : 5.026.000 đồng; bằng 105% năm 2011.

    6. Tỷ lệ chia cổ tức dự kiến : 15%

    7. Giá trị đầu tư: Trong năm 2012 Đại hội cổ đông Công ty Cổ phần Sông Đà 2 thông qua chủ trương triển khai đầu tư vào các dự án dưới đây với tổng giá trị đầu tư là: 254 tỷ đồng.

    a- Các dự án đầu tư nâng cao năng lực thiết bị thi công và điều hành sản xuất kinh doanh: 8 tỷ đồng.

    Để đảm bảo năng lực thiết bị xe máy phục vụ sản xuất kinh doanh tại các công trình trong năm 2012 và các năm tiếp theo. Đại hội đồng cổ đông năm 2012 thông qua kế hoạch đầu tư nâng cao năng lực thiết bị thi công và điều hành sản xuất kinh doanh (đầu tư máy ủi, xúc, ô tô tải, ô tô 7 chỗ…) với tổng mức đầu tư dự kiến là: 8 tỷ đồng.

    b-Các dự án đầu tư mở rộng sản xuất (Bất động sản, Khai thác khoảng sản):246 tỷ đồng.

    + Triển khai đầu tư xây dựng dự án Khu đô thị Hồ Xương Rồng – Thành phố Thái Nguyên: Năm 2012tiếp tục thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật với giá trị đầu tư dự kiến: 225 tỷ đồng.

    + Đồng ý chủ trương đầu tư Khu đô thị Highland City tại thành phố Thái Nguyên với diện tích 45 ÷ 55ha. Trong năm 2012 triển khai công tác lập trình duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 với giá trị đầu tư dự kiến: 5 tỷ đồng.

    + Triển khai đầu tư xây dựng dự án Nhà ở liền kề Hoà Bình (1,5ha): Năm 2012 thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng một phần hạ tầng kỹ thuật… với giá trị đầu tư dự kiến: 3 tỷ đồng.

    + Đầu tư góp vốn dự án Khu đô thị Phú Lương – Quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội, với giá trị góp vốn dự kiến: 5 tỷ.

    + Đầu tư khai thác khoảng sản (Đầu tư mỏ đá Tiến Sơn – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình): Năm 2012 thực hiện khảo sát thiết kế, lập dự án đầu tư, giải phóng mặt bằng… với giá trị đầu tư dự kiến: 8 tỷ đồng.
    --- Gộp bài viết, 07/11/2016, Bài cũ: 07/11/2016 ---
    Thằng tuấn lừa đâu, SD2 góp vốn vào dự án Phú Lương 5 tỷ, đến nay, khoản đầu tư vào dự án này đã được rút , không còn nữa, - mày đọc BCTC Q3 của SD2 trang 17 nhé, hố hố .
    Mày bị kẹp 500k SD2 , giở trò bơm láo để lùa gà rồi mày úp bô 500k SD2 đang kẹp phải không ? =)) =))
    muopxanh thích bài này.
    muopxanh đã loan bài này
  10. pigbank

    pigbank Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2005
    Đã được thích:
    114.706
    Nhà đất Hà Đông dậy sóng với những dự án 'thay máu'
    22/04/2016 11:16

    (DĐDN) – Không chỉ có Tập đoàn Mường Thanh của “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản mà một số đại gia bất động sản cũng đang đổ bộ vào Hà Đông bằng cách thâu tóm những dự án ‘chết lâm sàng”.
    [​IMG]

    Những 'tay to' như Hải Phát đang làm sống lại những dự án chết lâm sàng ở Hà Đông
    Thị trường nhà đất khủng hoảng mấy năm về trước đã khiến hàng chục dự án bất động sản ở quận Hà Đông, Hà Nội rơi vào tình cảnh 'đắp chiếu', và chính những dự án này đã trở thành miếng mồi ngon của các đại gia bất động sản đang săn lùng 'xác chết'. Nhiều dự án đã bắt đầu hồi sinh sau khi đổi chủ.

    Dự án đầy tai tiếng là khu đô thị Thanh Hà rộng gần 400ha cuối cùng đã rơi vào tay Tập đoàn Mường Thanh của doanh nhân Lê Thanh Thản – người có biệt danh “đại gia điếu cày” vì thói quen hút thuốc lào trên cả xe Rolls- Royce. Dự án này do Công ty cổ phần địa ốc Cienco 5 phát triển sau khi công ty mẹ là Cienco 5 đạt được thoả thuận với Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc xây dựng 40km đường trục Nam Hà Tây để đổi lấy dự án này.

    Tuy nhiên, cả tuyến đường trục mới chỉ hoàn thành được 20km, còn khu đô thị Thanh Hà (bao gồm Thanh Hà A và Thanh Hà B), gần như đắp chiếu suốt những năm qua. Thậm chí đã xảy ra những vụ lừa đảo bán đất khống tại dự án này khiến nhiều người mất trắng hàng trăm tỷ đồng.

    Với việc bỏ ra hàng nghìn tỷ để mua 95% cổ phần của Cienco 5 trong Công ty cổ phần phát triển địa ốc Cienco 5 cũng như các khoản nợ của công ty này, Mường Thanh đã chính thức giành quyền phát triển dự án khu đô thị lớn nhất ở phía Nam quận Hà Đông. Với tiềm lực sẵn có của Mường Thanh, sẽ chẳng bao lâu nữa dự án đầy tai tiếng này sẽ được tái khởi động.

    Sau thương vụ này, ông Lê Thanh Thản tiếp tục mở rộng tầm ảnh hưởng đến thị trường nhà đất Hà Đông. Không ít người đang mường tượng đến khả năng Mường Thanh sẽ tạo cơn sốt đất mới ở Hà Đông, giống như tại những dự án khác của Tập đoàn này ở Đại Thanh và Linh Đàm.

    Ngay tại địa bàn Hà Đông, sau khi thành công với dự án khu đô thị Xa La, công ty của ông Thản đã mua lại toàn bộ dự án khu đô thị Đại Thanh từ Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát, và với giá bán căn hộ chỉ từ 11-13 triệu đồng cách đây vài năm, ông Thản đã làm dậy sóng thị trường Hà Đông.

    Một đại gia mới nổi và cũng có liên quan đến những thương vụ với ông Thản là Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát cũng đang tổng tấn công vào thị trường Hà Đông. Sau khi thu về hàng trăm tỷ đồng từ thương vụ bán dự án khu đô thị Đại Thanh cho ông Thản, Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát do ông Đỗ Quý Hải làm Chủ tịch đã thâu tóm một phần khu nhà ở cao tầng của khu đô thị Tân Tây Đô tại huyện Hoài Đức và tổ hợp The Pride tại Hà Đông.

    Mặc dù đã có thời Hải Phát gặp khó khăn vì thị trường bất động sản khủng hoảng, buộc Hải Phát phải bán dự án tại 36 Phạm Hùng cho Tập đoàn FLC, nhưng với việc hoàn thiện và tình hình kinh doanh khả quan của dự án Tân Tây Đô và The Pride, Hải Phát đã tích tụ được tiềm lực và tiếp tục đi thâu tóm những dự án mới.

    Trong đó, Hải Phát đã mua lại toà nhà 50 tầng với hơn 730 căn hộ của dự án đầy tai tiếng là Usilk City từ Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long. Hiện tại, Hải Phát đang triển khai xây dựng toà nhà này với tốc độ khá nhanh, đồng thời, đàm phán tiếp với Sông Đà Thăng Long để mua lại một số toà nhà khác tại Usilk City vốn bị “đắp chiếu” suốt mấy năm qua. Sự tham gia của Hải Phát đang dấy lên hy vọng hồi sinh một dự án khiến hàng nghìn khách hàng khóc dở mếu dở vì thời hạn bàn giao nhà đã quá hạn hơn 3 năm mà dự án còn ‘đắp chiếu’.

    Mới đây, Hải Phát cũng chấp nhận chi tới 536 tỷ đồng để giành quyền sở hữu 126 lô đất có tổng diện tích gần 7.200m2 ở phía Bắc quận Hà Đông với mục tiêu phát triển thành một quần thể nhà phố thương mại.

    Bên cạnh đó, theo nguồn tin của Diễn đàn Doanh nghiệp, Hải Phát cũng đã mua lại 35% đất thành phẩm tại dự án khu đô thị Phú Lương tại Hà Đông và chính thức trở thành chủ đầu tư của khu đất này. Khu đô thị Phú Lương rộng 34ha, nhưng do chủ đầu tư cũng không có đủ năng lực tài chính và nợ tới 1.544 tỷ đồng tiền sử dụng đất, nên tiến độ ì ạch. Sau khi Hải Phát nhảy vào, dự án đã bắt đầu có những tín hiệu hồi sinh.

    Bên cạnh những ‘tay to’ này, Tập đoàn FLC cũng đã thâu tóm dự án đã từng ‘đắp chiếu’ thời gian dài là Lavender và đổi tên thành FLC Star Tower. Tập đoàn Perdana ParkCIty cũng đã thâu tóm toàn bộ dự án khu đô thị ParkCity Hanoi từ tay Vinaconex - Hoàng Thành. Một doanh nghiệp khác cũng đang đàm phán mua lại tổ hợp căn hộ Daewoo Cleve tại khu đô thị Văn Phú vì chủ đầu tư dự án này không có tiềm lực triển khai tiếp và để dự án dở dang trong mấy năm qua.

    Ngọc Sơn
    muopxanh thích bài này.

Chia sẻ trang này