1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Sưu tập các bài thuốc,các mẹo vặt và các kỹ năng ứng xử cần thiết trong cuộc sống !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 28/10/2012.

7778 người đang online, trong đó có 1063 thành viên. 15:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112595 lượt đọc và 1008 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Nấu chè bưởi đậu xanh cực đơn giản



    Chè bưởi là món tráng miệng thanh khiết, rất hợp với mùa hè với nguyên liệu chính chỉ gồm đậu xanh và cùi bưởi trắng. Với một chút tỉ mẩn trong khâu tẩy cùi, chúng ta có thể thực hiện món tráng miệng rất ngon này tại nhà, hợp khẩu vị và đảm bảo vệ sinh.

    1. Nguyên liệu
    - 200g đỗ xanh đã xát vỏ
    - 1 quả bưởi to (nếu quả nhỏ thì mua 2 quả)
    - Đường (định lượng tùy khẩu vị)
    - 3 teaspoon muối
    - 100g bột năng
    - Hoa bưởi (có thể thay bằng tinh chất vani)
    - Nước cốt dừa

    2. Cách làm
    - Đỗ xanh ngâm trong nước trước 1 tiếng rồi cho ra rổ, để ráo.

    [​IMG]

    - Bưởi gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài, giữ lại phần cùi trắng(có thể dùng cùi bưởi đã phơi khô). Trong khi gọt, không nên gọt sát phần vỏ xanh bên ngoài để cùi bớt đánh. Cùi trắng xắt hạt lựu cỡ 1,5cm.

    [​IMG]

    - Trộn đều muối với cùi bưởi đã xắt nhỏ. Chú ý bóp nhẹ tay, không để nát vỏ. Bóp kỹ trong khoảng vài phút rồi cho vào rổ, xả qua nước lạnh cho sạch muối rồi vắt ráo nước.

    [​IMG]

    - Làm lại quy trình trên khoảng 2 lần. Nếm thử cùi bưởi nếu thấy hết đắng và hết vị cay - the là được. Trong trường hợp chưa hết vị đắng, luộc cùi bưởi sơ với nước rồi vắt kiệt. Ướp cùi bưởi với một ít đường khoảng 1 tiếng.

    [​IMG]

    - Lăn khô cùi bưởi đã ướp đường với bột năng trong một tô lớn. Bước này gọi là bọc áo bột năng cho cùi bưởi. Lớp áo bột năng sẽ giúp phần cùi bưởi giòn giòn, dai dai rất ngon. Khi nấu, cùi bưởi sẽ không bị nát.

    [​IMG]

    - Đun nước thật sôi rồi thả cùi bưởi vào, đến khi cùi bưởi nổi lên mặt nước thì lấy thìa khấy nhẹ tay. Khi cùi bưởi chuyển sang màu trắng trong thì vớt ra, đổ vào một ấu nước lạnh (nước đá thì càng tốt, giúp cùi bưởi mau cứng và giòn hơn).

    [​IMG]

    - Ngâm trong nước lạnh khoảng 15 phút rồi đổ ra để ráo nước.

    [​IMG]

    - Đun sôi một nồi nước khác, cho đường và khuấy tan (định lượng tùy khẩu vị). Cho đỗ xanh vào đun khoảng 10 phút, nếm thử thấy đỗ vừa chín tới là được.

    [​IMG]

    - Hòa bột năng (bắt đầu với 3 tablespoon) với nước rồi đổ từ từ vào nồi, vừa đổ vừa khấy đều cho đến khi thấy nước chè bắt đầu sánh lại (không nên làm đặc quá). Cho tiếp cùi bưởi vào, khuấy đều ở mức lửa nhỏ. Cho tiếp hoa bưởi vào để tạo mùi thơm (có thể thay thế bằng tinh chất vani). Khi chè bắt đầu sôi thì tắt bếp.

    [​IMG]

    Có thể ăn kèm với một chút với nước cốt dừa.

    Theo Kitchenart
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Nộm rau cần

    Đang mùa rau cần các bạn chịu khó làm món nộm này để ăn nhé ! - 200gr- 300 gr rau cần, 2 trái ớt, băm nhỏ 1 củ tỏi,Ruốc thịt, Bột nêm, đường, dấm hoặc chanh


    [​IMG]

    Cách làm:
    - Rau cần nhặt bỏ gốc, lá, rửa sạch, xắt khúc. Cho nước vào nồi đun sôi, khi nước sôi vặn lửa to cho nước sủi bong bóng, cho rau cần vào chần qua thật nhanh, vớt ra cho rau vào bát nước đun sôi để nguội, sau đó tãi đều trên mặt rổ cho ráo nước.
    Pha đuờng, dấm (có thể thay bằng chanh), bột nêm cùng với tỏi và ớt băm nhỏ rồi rưới lên đĩa cần, trộn đều, để một lúc cho ngấm, gắp ra đĩa trước khi ăn rắc ruốc thịt lên trên. Có thể trộn thêm một chút rau răm thái nhỏ cho thơm
    - Lưu ý: Bạn chỉ nên cho chút xíu bột nêm thôi, nếu cho nhiều rau cần sẽ bị nhũn lại tiết nước nhiều mất độ giòn.
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    17 tác dụng của rau cần

    Rau cần là loại rau thông dụng và có thể sử dụng làm thuốc. Theo Đông y học: Rau cần có vị ngọt, cay, tính mát, vào các kinh Phế và Vị. Có tác dụng thanh nhiệt, bình can, khư phong, lợi thấp, tỉnh não kiện thần, nhuận phế chỉ khái. Có thể sử dụng để chữa cao áp huyết, mạch máu xơ cứng, thần kinh suy nhược, kinh nguyệt không đều.

    [​IMG]

    1- Chữa viêm phế quản: Dùng gốc rau cần - liền cả rễ 100g, vỏ quít 9g, kẹo mạch nha (di đường) 30g. Cách dùng: Trước hết cho kẹo mạch nha vào nồi đun sôi, tiếp đó cho gốc rau cần và vỏ quít vào sao cháy, đổ thêm nước vào sắc lấy nước uống trong ngày (Thực vật dược dụng chỉ nam).

    2- Chữa suyễn thở do viêm khí quản mạn tính: Rễ rau cần 15g, kinh giới tuệ (hoa kinh giới) 6g, hoa tiêu 10 hạt, phục linh 9g, đường phèn 12g. Cách dùng: Rễ rau cần, hoa tiêu và phục linh sắc trước, đun sôi trong 10 phút, cho thêm kinh giới tuệ vào đun sôi thêm trong 5 phút, chắt lấy nước, hòa 6g đường phèn vào uống. Nước thứ hai đun sôi trong 10 phút, chắt nước pha nốt 6g đường phèn vào uống. Liệu trình 10 ngày (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

    3- Chữa ho gà (bách nhật khái): Dùng toàn cây rau cần 500g, rửa sạch, vắt lấy nước cốt, thêm vài hạt muối vào, hấp cách thủy, chia 2 phần uống vào sáng sớm và buổi tối; liên tục trong nhiều ngày (Thực vật dược dụng chỉ nam).

    4- Chữa ho do lao phổi: Rễ rau cần 30, rửa sạch, thái nhỏ, trộn với mật hoặc đường đỏ, xào chín, ăn, ngày 2-3 lần (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

    5 - Chữa cao huyết áp, tinh thần hưng phấn, đầu trướng đau, mặt đỏ bừng: Rau cần tươi 250 g, rửa sạch, chần nước sôi khoảng 2 phút, thái nhỏ, giã nát vắt lấy nước, mỗi lần uống 1 chén con, ngày 2 lần. Có tác dụng làm hạ huyết áp và giải trừ trạng thái căng thẳng, khó chịu. Nếu không có rau cần tươi, có thể dùng 30-60g rau cần khô (có thể thêm 12g khổ qua - mướp đắng) sắc uống. Cách chế rau cần khô: Rau cầu tươi chần qua nước sôi, phơi trong bóng mát cho khô, cất đi dùng dần (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

    6- Chữa phản vị ẩu thổ - ăn vào nôn ngược trở ra: Rễ rau cần tươi 30g, cam thảo 15g, thêm nước vào đun sôi khoảng 10 phút, chắt lấy nước, đập 1 qủa trứng gà vào, ăn trứng và uống nước (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

    7- Chữa viêm gan mạn tính: Rau cần tươi 200g, rửa sạch, giã, vắt lấy nước cốt, thêm 50g mật ong vào trộn đều, uống ngày 2 lần; liên tục trong nhiều ngày (Thực vật dược dụng chỉ nam).

    8- Chữa đái tháo đường: Rau cần tươi 60 g, gạo tẻ 70 ~ 100 g. Cách dùng: Rau cần rửa sạch, thái nhỏ, cùng gạo cho vào nồi, đổ khoảng 600 ml nước nấu thành cháo; ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Ăn khi cháo còn nóng, không nên để lâu. Cháo này công dụng bổ thận, thanh nhiệt, lợi tiểu, bình can nhưng tác dụng chậm - phải dùng lâu mới kiến hiệu (Thực dưỡng bổ ích bí dược lương phương).

    9- Chữa đi tiểu ra máu (niệu huyết): Dùng rau cần tươi giã vắt lấy nước cốt uống, ngày 3 lần, mỗi lần một chén con (Thánh huệ phương).

    10- Chữa tiểu tiện nhỏ giọt, đau nhức: Rau cần tươi bỏ lá, giã vắt lấy nước cốt, hoà với đun sôi để nguội uống (Thánh huệ phương). Hoặc dùng: Rau cần tươi 50-100g, sắc nước uống nhiều lần trong ngày, tiểu tiện sẽ thông suốt (Hồ Nam dược vật chí).

    11- Chữa mất ngủ: Gốc rau cần liền cả rễ 90g, toan táo nhân 9g (sao cháy đen), sắc nước uống trong ngày (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

    12- Chữa nhức đầu: Gốc rau cần liền cả rễ một nắm to, rửa sạch, giã nát, sào với trứng gà ăn ngày 2 lần (Thực vật dược dụng chỉ nam).

    13- Chữa phong thấp, khớp xương chân tay viêm tấy, đau nhức: Dùng rau cầu tươi giã vắt lấy nước, thêm đường trắng vào đun sôi lên, uống thay trà trong ngày (Thực vật dược dụng chỉ nam).

    14- Chữa phụ nữ kinh nguyệt trước kỳ: Dùng rau cần khô 100g, sắc nước uống thay trà trong ngày, uống thường xuyên sẽ kiến hiệu (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

    15- Chữa sản hậu xuất huyết: Rễ rau cần 60g, trứng gà 2 qủa, cùng luộc chín, ăn trứng gà và uống nước luộc (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

    16- Chữa sản hậu đau bụng: Rau khô 60g, sắc lấy nước, thêm chút đường đỏ hoặc rượu trắng vào uống lúc đói bụng (Thực vật dược dụng chỉ nam).

    17- Chữa quai bị: Rau cần tươi giã nát, trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc đắp vào chỗ có bệnh (Hồ Nam dược vật chí).


    Theo suckhoevadoisong.net


  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    11 bài thuốc từ cây đào

    [​IMG]Để chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, lấy đào nhân (nhân hạt đào), hồng hoa, ngưu tất, tô mộc, mần tưới, nghệ vàng mỗi vị 6-8 g, sắc nước uống.

    Đào nhân vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng phá huyết, hành ứ, nhuận táo, hoạt trường. Lá đào vị đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, bài thấp, thanh nhiệt, sát trùng. Rễ đào vị đắng, tính bình.
    Nhựa đào vị đắng ngọt, tính bình, có tác dụng làm tan kết tụ, giảm đau và lợi tiểu. Hoa đào vị đắng, tính bình, có tác dụng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện.
    Bài thuốc có đào:
    - Chữa huyết bế sau khi đẻ: Đào nhân (bỏ vỏ) 12 hạt, ngó sen 1 cái, sắc nước uống.
    - Chữa bế kinh, ứ huyết đau bụng kinh: Đào nhân 6 g, đương quy 10 g, xích thược 10 g, xuyên khung 3 g, hồng hoa 5 g. Sắc nước, chia làm nhiều lần uống trong ngày.
    - Chữa ngứa âm hộ: Lá đào tươi, vỏ cây xoan, hoàng bá tươi mỗi thứ 30 g, vỏ rễ lựu tươi 50 g, lá khuynh diệp tươi 25 g, hạt tiêu 20 g, đun sôi, bỏ bã, cho thêm băng phiến, dùng nước xông rửa bên ngoài và ngâm, không được uống.
    - Chữa ghẻ lở: Lá đào tươi giã nát, đắp tại chỗ.
    - Chữa sốt rét: Lá đào tươi 70g, sắc nước uống ngày 1 lần, dùng 5 ngày.
    - Chữa mề đay: Lá đào tươi 500 g, thái nhỏ ngâm vào cồn 500 ml trong vòng 24-48 giờ, lọc bỏ bã, dùng bôi ngày 2-3 lần.
    - Chữa phụ nữ nhiều năm kinh không thông, da vàng vọt, môi trắng bệch: Rễ đào 600 g, rễ ngưu bàng 600 g, rễ ma tiền thảo 600 g, ngưu tất 1.200 g, các vị chặt nhỏ, thêm 6.000 ml nước đun sôi cô đặc còn 200 ml, lọc bã. Uống trước bữa ăn với rượu nóng, ngày 2 lần, mỗi lần 15 g.
    - Chữa đái ra máu: Nhựa đào, thạch cao, mộc thông mỗi thứ 15 g, nghiền thành bột mịn, mỗi lần dùng 6 g, sắc với 200 ml nước còn 100 ml, uống trước bữa ăn.
    - Chữa đái ra dưỡng chấp: Nhựa đào 10 g phối hợp với đường kính, đun cách thủy uống làm nhiều lần trong ngày.
    - Chữa bệnh tiểu đường: Nhựa đào 20 g, tán nhỏ, uống với nước sắc địa cốt bì và râu ngô (mỗi vị 30 g). ​
    BS Hương Tú, Sức Khỏe & Đời Sống



    12 bài thuốc từ các loại quả làm mứt


    http://www.ykhoa.net/yhoccotruyen/baiviet/29_167.htm
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Làm sao để nấu xôi khúc cho mùa đông?







    [​IMG]
    Xôi khúc vốn là món quà đặc trưng của miền đồng bằng Bắc Bộ. Cái tên của xôi khúc bắt nguồn từ thành phần chính không thể thiếu của nó: rau khúc. Đó là loài cỏ dại mọc ở triền đê, bờ mương hay ruộng đã gặt lúa. Điều đặc biệt là rau khúc chỉ mọc vào độ tháng 9 tháng 10 trở đi khi trời hanh khô, nên người sành ăn sẽ biết ăn xôi khúc vào lúc này là ngon nhất mà đúng vị.
    Độ khó:
    Trung bình

    Nguyên liệu:
    * Một bó rau khúc, có thể thay bằng lá rứa lá bắp cải già thật là già + 1 cành spinach
    * Bột nếp: 300gr
    * Đậu xanh: 150gr
    * Thịt có dính mỡ hoặc thịt ba chỉ (ba rọi): 200gr
    * Gạo nếp: 500gr
    * Mắm, muối, hạt tiêu, dầu ăn (tùy ý)
    Cách làm:

    • 1
      Nếp và đậu xanh ngâm truớc khoảng 5 tiếng hoặc qua đêm
      Thịt thái miếng nhỏ hoặc thái sợi, uớp mắm, bột nêm, tiêu. Xào vừa chín tới[COLOR=rgba(0, 0, 0, 0)] [/COLOR]

    • 2
      Đậu xanh hấp chín, giã nát, trộn vào vài muỗng hành phi cho thơm.
      Trộn đậu xanh với thịt đã xào, nặn thành từng viên tròn (mình làm đuợc 14 viên)[COLOR=rgba(0, 0, 0, 0)] [/COLOR]

    • 3
      Luộc rau với 1 + 1/3 chén nuớc. Nêm muối, bột nêm vào sao cho vừa miệng.
      Rau mềm để cho nguội[COLOR=rgba(0, 0, 0, 0)] [/COLOR]

    • 4
      Bỏ rau và nuớc vào máy xay, xay nhuyễn.
      Nếu không dùng máy xay có thể vớt là rau rồi giã nhuyễn, sau đó bỏ lại vào với nuớc luộc[COLOR=rgba(0, 0, 0, 0)] [/COLOR]

    • 5
      Dùng rây lọc phần xơ rau.
      Nấu nuớc đã rây hết xơ lên cho hơi ấm.[COLOR=rgba(0, 0, 0, 0)] [/COLOR]

    • 6
      Rót từ từ phần nước ấm này vào phần bột, nhồi đều. Nhồi đến khi bột còn hơi dính tay thì đuợc (vì nuớc nhiều nên chắc chắn bột sẽ hơi dính tay, nếu chỉ dùng 1 chén nước thì bột sẽ không dính tay nhưng như thế thì bánh khúc sau khi hấp sẽ không mềm dẻo nhất là để đến ngày hôm sau)

    • 7
      Bột đã nhào, chia thành 14 phần nhỏ, vo tròn, rồi nắn dẹp.
      Bỏ viên đậu xanh + thịt vào giữa rồi gấp mép bột lại và vo tròn

    • 8
      Nếp đã ngâm mềm, trộn chút muối.
      Rải một lớp dưới đáy chõ (xửng). Xếp những viên bột nếp vào rồi bỏ nốt gạo vào.
    Chúc các bạn ngon miệng!
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Ý nghĩa phong thủy của tranh cá chép và hoa sen



    Cá chép: Theo quan niệm phương Đông, cá Chép tượng trưng cho sức khỏe và tài lộc. Trong đường quan lộ, cá Chép là biểu tượng của sự thăng tiến, công danh. Treo tranh cá chép ở nhà riêng hay văn phòng sẽ mang tới cho nguồn bạn tài lộc dồi dào. Trong kinh doanh, cá chép còn tượng trưng cho sức mạnh, lòng dũng cảm khi nó thường bơi ngược dòng nước, cộng với đức tính bền bỉ và sự cố gắng dẻo dai, đã có thể vượt Vũ môn để hóa Rồng, nên người ta còn coi cá Chép như một hiện thân của Rồng, con vật linh thiêng cao quý
    Cá chép Nhật (Koi), giống cá này có màu sắc rất đẹp và đa dạng với những màu đen, đỏ, trắng…cũng được coi là biểu tượng của sự giàu có và thành công. Tranh vẽ loại cá này kết hợp với tiểu cảnh để tạo ra khung cảnh sơn thuỷ hữu tình không những có tác dụng thư giãn cho gia chủ mà còn mang lại nhiều may mắn.
    Vị trí gợi ý:
    Những bức tranh cá phong thủy được xem là món đồ mang lại may mắn và có thể được sử dụng để đặt trong văn phòng hoặc tại phòng khách nhà bạn.
    Các loài cá thường mang lại điềm tốt, và may mắn. Có một số loài cá thường đi thành đôi vậy nên nếu chúng hiện diện trong cuộc sống của bạn nó sẽ mang lại nhiều điều tốt lành cho hôn nhân của bạn cũng như góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia chủ.
    HOA SEN
    Hoa này biểu trưng nhiều ý nghĩa
    "Sen", chữ hán đọc là "liên" đồng âm với "liên" (liên tục, liên tiếp, liền nhau), "cá" chữ Hán đọc là "ngư" đọc là "yu": đồng âm với "dư" (dư dả). Sen - cá biểu ý cho sự "dư dả liên tục" nghĩa là không phải lúc dư lúc thiếu. Hình họa "liên dư", cá thường vẽ nhiều con.
    Tranh cưu ngư - phát tài, sinh lộc, may mắn, thành đạt trong kinh doanh.
    - CÁ CHÉP:

    Cá chép là biểu tượng cho sự kiên trì,bền chí, linh thiêng,cao quý.Trong truyền thuyết thường câu chuyện cá chép vượt vũ môn hoá rồng,vì thế cá chép được coi như rồng - một con vật linh thiêng cao quý.Cá chép là biểu tượng của sự tăng tiến công danh và nổi tiếng.Trong làm ăn buôn bán thì cá chép đại diện cho Thuỷ khí tức là nguồn tài lộc dồi dào.Cá chép là một trong những pháp khí vô cùng tốt cho cả hai phương diện công danh và tài lộc.
    - Cửu ngư đồ : là tranh vẽ 9 con cá, lợi dụng sự đồng âm giữa ‘cửu' là chín và ‘cửu' là lâu dài để cầu chúc dư dả lâu dài.
    chữ Hán là "ngư" , âm đọc là " Yu" đồng âm với "dư" 餘 (dư dả). Do vậy, cá biểu trưng cho sự dư dả. Hình vẽ cá phối hợp với nhiều hình họa, hoa văn khác có thể hiểu là "hữu dư" có nghĩa là "có", tức giàu có : dư ăn dư để.
  8. huhu122001

    huhu122001 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Đã được thích:
    974
    Bác nào bị hành tá tràng thể viêm loét chữa không khỏi tôi pm một bài gia truyền đảm bảo khỏi bệnh 100%.
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Ý nghĩa phong thủy của các loài chim

    Theo phong thủy, chim chóc thể hiện sức mạnh vô tận của trái đất và mỗi loài chim đều có những ý nghĩa phong thủy riêng cho ngôi nhà của bạn. Con người từ xa xưa đã chọn chim chóc để thể hiện cảm hứng, tự do, khao khát để được hợp nhất với thần thánh. Mỗi loài chim có ý nghĩa phong thủy riêng. Trong các quan niệm về phong thủy truyền thống, chim được coi là biểu tượng cho sức mạnh của những cơ hội mới, đặc biệt khi bạn đang gặp phải vận hạn. Chim cũng được coi là biểu tượng của tình duyên và sự giàu có.


    Sếu Trường Thọ:
    Ngũ hành: Bức tranh này đại diện cho hành Thủy, rất phù hợp với những người mạng Mộc hoặc Thủy, đem lại sự may mắn trong sự nghiệp

    Ý nghĩa: hình ảnh con Sếu tượng trưng cho sự trường thọ, hạnh phúc và sức khỏe. Treo bức tranh vẽ Sếu trong nhà có thể giúp cho mọi thành viên luôn khỏe mạnh, hạnh phúc, ông bà sống lâu trăm tuổi.

    Tranh uyên ương:
    Bạn có thể tìm thấy rất nhiều hình ảnh đôi uyên ương vì ai cũng muốn bài trí những vật dụng có đôi uyên ương, với mong muốn mang lại ý nghĩa tốt đẹp cho cuộc sống hạnh phúc gia đình.

    Treo bức tranh có đôi uyên ương ở góc Tây Nam của phòng ngủ sẽ tạo ra năng lượng tốt bồi dưỡng cho cuộc sống tình cảm của bạn. Nếu ai còn độc thân thì nên treo tranh uyên ương hoặc mua một đôi uyên ương bằng gỗ đặt trong phòng ngủ.
    Lưu ý là chỉ sử dụng một đôi, không được dùng một hoặc ba con. Lý do là treo hoặc trưng chỉ một con trống hay mái chỉ hàm ý là người treo sẽ sống độc thân mãi mãi, còn ba con hàm chỉ trong cuộc hôn nhân sẽ có kẻ thứ ba chen vào. Muốn thu hút người khác phái, hãy để một đôi uyên ương trong phòng ngủ của mình.


    Chim phượng hoàng:


    Chim phượng hoàng thường được mô tả có đầu gà, hàm én, cổ rắn, lưng rùa, đuôi cá với năm màu và cao sáu thước. Nó tượng trưng cho sáu vật chất mà ngày nay có thể hiểu nôm na như sau: đầu là bầu trời, mắt là Mặt trời, lưng là Mặt trăng, cánh là gió, chân là đất và đuôi là các hành tinh. Lông của nó đại diện cho màu sắc của ngũ hành (đen, trắng, đỏ, xanh và vàng).
    Hình ảnh về phượng hoàng đã xuất hiện tại Trung Quốc cách đây trên bảy nghìn năm, thông thường trong các miếng ngọc và trên các tôtem (vật tổ) may mắn. Nó là tôtem của các bộ lạc miền Đông thời cổ đại ở Trung Quốc. Trong thời kỳ nhà Hán, phượng hoàng được sử dụng như là biểu tượng của hướng Nam, được thể hiện dưới dạng con trống và con mái quay mặt vào nhau. Nó cũng được sử dụng để biểu thị cho hoàng hậu (hay các phi tần) ở trong cặp đôi với rồng là biểu thị của vua hay hoàng đế, đại diện cho quyền lực mà Thượng đế ban cho hoàng hậu. Nếu hình ảnh phượng hoàng được sử dụng để trang trí nhà cửa thì nó biểu tượng cho lòng trung thành và sự trung thực của những người sống trong ngôi nhà đó.

    Phượng hoàng còn là biểu tượng của đức hạnh và vẻ duyên dáng, thanh nhã, cũng biểu thị cho sự hòa hợp âm dương. Theo truyền thuyết, nó xuất hiện trong thời kỳ hòa bình và thịnh vượng. Tại Trung Hoa thời cổ đại, có thể tìm thấy hình ảnh của phượng hoàng trong các trang trí của đám cưới hay của hoàng tộc cùng với con rồng. Điều này là do người Trung Quốc coi rồng và phượng (hoàng) là biểu tượng cho quan hệ hạnh phúc giữa chồng và vợ, một kiểu ẩn dụ khác của âm và dương.

    Là một trong bốn tứ linh (long, lân, quy, phụng) và là vua của các loài chim, phượng hoàng còn biểu hiện cho khả năng hồi phục kiên cường sau thất bại, đổ nát lại vươn lên từ đống tro tàn. Trong Phong Thủy, thân hình của phượng hoàng gợi lên năm đức tính của con người: đầu tượng trưng cho đức hạnh, đôi cánh tượng trưng cho tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ, chiếc lưng tượng trưng cho cách đối nhân xử thế khéo léo, bộ ngực là lòng nhân đạo và lòng trắc ẩn và phần bụng biểu thị sự đáng tin cậy. Phượng hoàng chiếm giữ cả cung hướng Nam của bầu trời, và phù hợp với ánh lửa của phương Nam, có liên hệ với Mặt trời, với hơi ấm của mùa hè và niềm vui có được một vụ mùa bội thu.

    Nếu muốn đặt hình ảnh của một con phượng hoàng trong nhà, hãy đặt chúng ở một chỗ cao, trên một chiếc kệ hoặc trên tủ đựng tách để nó tỏa sáng. Cũng có thể đặt hình phượng hoàng dọc theo bức tường phía Nam ngôi nhà hoặc treo trong góc phòng sinh hoạt gia đình. Nếu không tìm được tranh vẽ phượng hoàng, có thể treo một bức tranh của một con công hoặc một con gà trống để thay thế.



    Vịt Mandarin
    Vịt Mandarin là loại chim "tình yêu" trong phong thủy, là cách cổ truyền nổi tiếng nhất về các phương pháp phong thuỷ cho tình yêu và sự lãng mạn.

    Vịt Mandarin tượng trưng cho sự tận tâm, trung thực và tình yêu suốt đời. Chúng luôn được sử dụng theo cặp và thuộc cung Tình Duyên. Biểu tượng về vịt mandarin nên đặt trong phòng ngủ.


    Công
    Là loài chim có bộ lông tuyệt đẹp, Công được coi là biểu hiện của Phượng hoàng hiện diện trên trái đất. Màu sắc của bộ lông cùng "nghìn con mắt" ở đuôi được coi là yếu tố may mắn, thúc đẩy danh tiếng cũng như tăng cường bảo vệ người thân. Tất nhiên, với bộ lông tuyệt đẹp như vậy, Công còn biểu tượng cho vẻ đẹp và sức hấp dẫn trong tình yêu, giúp những người cô đơn sớm tìm ra bạn đời của mình.

    [​IMG]


    Gà trống:
    Biểu tượng gà trống trong phong thuỷ thường được dùng để thúc đẩy sự thăng tiến trong sự nghiệp. Nếu bạn chịu khó quan sát một chút, khi những chú gà trống cất tiếng gáy, hẳn bạn phải thấy chúng...rất có dáng ông chủ, đúng không?

    Gà trống thức dậy rất sớm, thông báo một ngày mới, xua tan đi bóng đêm và mây mù. Bởi vậy, gà trống cũng biểu tượng cho khả năng tránh tà ma.

    Chim ác là
    Trong phong thủy, hình ảnh chim ác là gắn liền với niềm vui, những buổi lễ kỉ niệm và niềm hạnh phúc. Cách mà chim ác là làm tổ cho thấy chúng rất quan tâm tới gia đình. Có lẽ bởi vậy mà chim ác là còn được liên tưởng tới các đám cưới, những đứa trẻ...

    Chim bồ câu

    Hoà bình cho hành tinh chính là ý nghĩa lớn nhất cho biểu tượng về chim bồ câu, không phân biệt bạn đến từ bất kể một khu vực nào. Một trong những thuyết của Trung quốc cho rằng: "Hãy sử dụng những biểu tượng phong thủy qua các bức tranh nghệ thuật, tranh vẽ...trong phòng khách. Năng lượng của chim chóc sẽ giúp anh lấy được sự trong sáng, niềm cảm hứng và chúc may mắn cho chính bản thân mình".





Chia sẻ trang này