Sưu tập các bài thuốc,các mẹo vặt và các kỹ năng ứng xử cần thiết trong cuộc sống !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 28/10/2012.

3859 người đang online, trong đó có 262 thành viên. 00:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 111678 lượt đọc và 1008 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Dạy con gái yêu của bạn thành quý cô thanh lịch


    Làm cha mẹ, việc giáo dục con gái biết các nghi thức và cách cư xử thích hợp trong cuộc sống không bao giờ là quá sớm, dù cô bé ấy là 4 hoặc 14 tuổi.
    8 bài học cha nên dạy con gái
    10 điều cần biết khi nuôi dạy con gái

    Những điều đó được thấm nhuần trong trẻ em từ khi còn rất nhỏ và sẽ trở thành thói quen suốt đời. Nếu bạn muốn con gái mình trở thành một quý cô thanh lịch có những hành động thích hợp, tư thế đĩnh đạc, sang trọng và tôn trọng những suy nghĩ của người khác, có một số điều mà bạn cần phải làm.
    1. Phân tích cho con hiểu về giá trị của việc ăn mặc thích hợp đúng nơi đúng chỗ
    Để trở thành một quý cô, điều quan trọng là phải chăm sóc hình dáng bên ngoài của cô bé và ấn tượng của cô ấy tạo ra với những người khác. Nói cho bé biết việc tắm rửa mỗi ngày sau một giấc ngủ dài qua đêm là quan trọng thế nào, giúp cô ấy luôn thơm tho tươi mát ra sao. Quần áo sạch sẽ, thơm mát và không nhăn nhúm là điều quan trọng giúp cô ấy ghi điểm trong ánh nhìn của người khác. Hãy chắc chắn rằng con gái của bạn nhận thức rõ về sự kín đáo của phụ nữ và phục trang hở hang không phải là nghi thức của quý cô. Về mỹ phẩm, luôn nhớ rằng phơn phớt má hồng mới là cực kỳ duyên dáng. Một ít kem che khuyết điểm dưới mắt và làm hoàn hảo các điểm tì vết trên da, một ít mascara trên lông mi, là đã đủ đem đến cho cô ấy vẻ rạng ngời tinh khiết của tuổi mới lớn trong mọi tình huống.
    [​IMG]
    Ảnh: personalexcellence.co 2. Con gái của bạn cần được dạy về nghi thức bắt tay
    Bắt tay là một yếu tố quan trọng của nghi thức. Trên hết, một cái bắt tay là thời điểm ấn tượng đầu tiên, đó là chìa khóa cho mọi cuộc giao tiếp. Cho con gái bạn hiểu rằng, trong tình huống mở đầu với những người đàn ông, khi bắt tay, phụ nữ luôn là người chìa tay ra trước.
    3. Dạy con gái cách cư xử thích hợp khi ăn uống
    Cách ăn uống là tối quan trọng khi nói đến hành xử như một quý cô. Dạy cho bé hiểu khi bé cần rời khỏi bàn vì lý do nào (chẳng hạn như đi nhà vệ sinh), tất cả những gì cần làm là nói "Xin lỗi". Chi tiết không cần thiết. Dạy cho con gái của bạn không nên nhai thức ăn trong khi nói chuyện. Cô bé phải thấm nhuần khái niệm không bao giờ ngồi trang điểm tại bàn tiệc. Việc dặm lại trang điểm phải được thực hiện ở chỗ riêng tư, ví dụ trong toilet.
    4. Dạy con cách tỏ lòng biết ơn
    Để trở thành một quý cô đúng nghĩa, luôn nhớ rằng bày tỏ sự biết ơn là một trong những yếu tố hàng đầu. Con gái bạn phải luôn nhớ rằng khi ai đó có một hành động giúp đỡ cô ấy, cho dù đó chỉ là giữ cửa cho cô ấy hay tặng một món quà, cô ấy nên bày tỏ sự biết ơn, có khi chỉ bằng một câu nói "Tôi thực sự cảm kích về những gì mà ông/bà/anh/chị đã làm điều này" hoặc đơn giản "Cảm ơn rất nhiều”. Để trở thành một quý cô đúng nghĩa, đây là cụm từ hữu ích mà cô ấy cần phải sử dụng thường xuyên.
    5. Hãy nhắc con mỉm cười thật nhiều
    Mỉm cười là một cách dễ dàng để gây thiện cảm với người khác. Nếu bạn cười với ai đó, người ta sẽ cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn. Để xây dựng hình ảnh tích cực cho mình, con gái bạn cần thường xuyên mỉm cười với mọi người. Hãy nhìn thẳng vào mắt người đối diện và cười một cách lịch sự, duyên dáng.
    6. Dạy con gái tôn trọng sự riêng tư của người khác
    Một quý cô thực sự không bao giờ tọc mạch hay hỏi người khác những câu bất lịch sự (và có thể gây lúng túng). Hãy dạy con tránh dùng các câu hỏi riêng tư về các chủ đề như cân nặng, tuổi tác và tiền bạc.
    7. Dạy con gái cách biết lắng nghe
    Để có được sự yêu kiều, tự chủ, con gái bạn cần có được kỹ năng lắng nghe người khác. Các quý cô không bao giờ ngắt lời người khác khi đang trò chuyện. Điều quan trọng là các quý cô lắng nghe nhiều hơn nói.
    8. Luôn đúng giờ
    Trễ hẹn, dù chỉ 2 phút, cũng không phải là phong cách của người lịch sự hay của một quý cô. Nếu có việc khẩn và bạn không thể đến kịp, hãy gọi điện thông báo mọi người về việc đến trễ. Đến muộn là thông điệp bạn thiếu tôn trọng người khác.
    Thảo Đoàn - Thuận An (theo ehow)


    Bài này cũng hay và cần thiết:http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/to-am/18-dieu-me-nen-noi-voi-con-trai-2820987.html
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Mẹo dân gian trị bệnh ra mồ hôi tay đáng ghét!

    (Cách chữa bệnh)- Em bị chứng ra mồ hôi tay hành hạ suốt bao tháng ngày. 4 mùa đều cực, nhưng những ngày hè thế này là khủng khiếp nhất, lúc nào tay chân cũng ướt, hôi hám…
    Người không mắc chứng này thì khó có thể hiểu được nỗi khổ của những người mắc bệnh tay – chân như em. Mồ hôi luôn ra ướt sũng! Em mất tự tin vô cùng. Đi chơi cùng bạn gái, muốn cầm tay nàng 1 cái cũng không dám, vì tay mình khi nào cũng ướt nhẹp.
    Em lại học kinh tế, sắp ra trường. Nghề của mình nhiều khi cần kĩ năng thuyết trình trước đám đông, ấy vậy mà mồ hôi tay cứ đổ liên tục, thì làm ăn gì nữa…
    Thế nên, mùa hè năm nay em đang tìm cách bye bye bệnh này luôn. Theo em tìm hiểu thì có nhiều cách dân gian rất hay, cả nhà cùng tham khảo nhé:
    1. Lá Lốt
    Có rất nhiều cách sử dụng lá lốt để trị chứng đổ mồ hôi tay, chân. Cách thứ nhất dùng thân, lá và rễ lá lốt rang vàng, hạ thổ, sắc uống trong 7 ngày liền, nghỉ 4 - 5 ngày sau đó tiếp tục sử dụng bài thuốc thêm 1 tuần. Cách thứ hai, nấu nước lá lốt, cho thêm chút muối tinh, ngâm tay trong nước ấm, áp dụng ít nhất một lần trong ngày. Cách thứ 3, chế biến lá lốt thành những món ăn ngon mà lại có tác dụng như những vị thuốc như chả lá lốt, thịt rang lá lốt, đảm bảo là rất thơm ngon, vừa ngon miệng mà lại có tác dụng chữa bệnh.
    [​IMG]
    Lá lốt, chè xanh, ngải cứu... đều chữa bệnh ra mồ hôi tay hiệu quả! Ảnh minh họa 2. Chè xanh
    Có một liệu pháp giúp làn da khỏe đẹp mà ít bạn trẻ để ý đó là tắm bằng nước lá chè xanh. Tắm nước chè xanh sẽ giúp bạn sảng khoái hơn sau một ngày học tập, làm việc mệt mỏi. Nước trà xanh còn ấm dùng để ngâm tay không những giúp bạn có một làn da tay mịn màng mà còn hạn chế mồ hôi chân, tay tiết ra nữa đấy. Giống như lá lốt, trà xanh không khó kiếm, nếu đi chợ sớm để chọn được những bó trà xanh tươi với giá không quá đắt. Không chỉ dùng chữa bệnh mà nếu hãm trà xanh để uống, bạn sẽ dễ giảm cân hơn và cơ thể cũng thanh lọc, hỗ trợ việc "xử lý"" chứng đổ mồ hôi tay, chân từ bên trong. Nếu không có trà xanh thì trà túi hoặc trà mạn là một thay thế không tồi.
    3. Ngải cứu
    Ngải cứu tác dụng chữa các chứng bệnh về tiêu hóa, thần kinh, bệnh ngoài da và những rắc rối về "nguyệt san", ngải cứu còn có tác dụng trong chữa trị chứng đổ mồ hôi chân tay. Vào mùa lạnh, bạn cho cây ngải cứu vào bát, đốt rồi hơ tay, chân vào hơi nóng bốc lên. Tinh dầu ngải cứu sẽ có tác dụng làm ấm đôi bàn tay, chân của bạn, hạn chế tình trạng hư hàn - nguyên nhân chính gây chứng đổ mồ hôi tay chân.
    4. Lá dâu tằm
    Những lá dâu tằm tươi xanh mơn mởn không chỉ dành làm thức ăn cho tằm nhả tơ mà còn có thể đun sôi làm nước uống trị đổ mồ hôi tay, chân nữa đấy. Có thể kết hợp thêm với lá lốt, hạt sen, đường kính để thành một loại thức uống dễ chịu. Không chỉ lá, cành cây dâu kết hợp với cỏ xước, cây mắc cỡ sắc lên uống cũng có tác dụng trong điều trị đổ mồ hôi tay, chân.
    5. Muối
    Dùng muối hạt hòa tan vào nước ấm ngâm ngập bàn tay và bàn chân vào nước ấm. Ngoài ra, còn hai cách khác là rang muối trên chảo nóng rồi hơ, xông chân tay hay gói muối hạt vào một tấm vải sạch rồi đem chờm vào chân tay. Ba cách này đều có thể giúp bạn trị dần chứng đổ mồ hôi chân, tay đó.
    Trên đây là 5 liệu pháp tự nhiên khả dĩ có thể giúp chúng ta vĩnh biệt chứng ra mồ hôi tay chân. Tùy điều kiện và hoàn cảnh, cả nhà chọn cho mình cách phù hợp nhé. Như em thì em sẽ áp dụng cách thứ nhất và thứ 2, vì vườn nhà em rất sẵn 2 loại lá cây này.
    Chúc cả nhà trị bệnh thành công nha!

    • Lê Quốc Thiên (Thanh Oai, Hà Nội)
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Biện pháp khắc phục cho mái tóc khô xơ

    Những biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng tóc khô xơ và thiếu sức sống.

    >> Mẹo giúp mái tóc bạn dày và bồng bềnh

    >> Những mái tóc mùa đi biển tuyệt đẹp

    >> 8 cách đơn giản ngăn ngừa rụng tóc



    Sau thời gian dài tiếp xúc với các hóa chất và tác động nhiệt lớn để tạo kiểu, mái tóc của bạn đã trở nên khô, xơ và dễ gãy. Làm thế nào để ‘cứu vãn’ tình trạng này và mang lại cho mái tóc của bạn sự bóng mượt, tràn đầy sức sống như thuở ban đầu? Hãy cùng tham khảo những biện pháp dưới đây của chúng tôi.


    1. Hạn chế sử dụng nhiệt


    Việc sử dụng các tác động nhiệt như máy sấy, máy là để tạo kiểu cho mái tóc là một trong những cách phá hủy hoàn toàn mái tóc của bạn. Nếu thường xuyên sử dụng phương pháp làm đẹp này, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy phần đuôi tóc của mình sẽ bị khô, xơ và chẻ ngọn chỉ trong thời gian ngắn.


    Vì vậy, nếu không thực sự cần thiết, bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm có nhiệt độ cao cho mái tóc của mình một cách tối đa. Thay vì sử dụng máy sấy làm khô tóc, bạn hãy để chúng khô một cách tự nhiên hoặc sử dụng gió quạt hay sử dụng lô cuốn thay vì máy làm xoăn để tránh gây nên hư tổn cho mái tóc.


    [​IMG]


    2. Dưỡng ẩm cho tóc


    Để dưỡng ẩm cho mái tóc, bạn có thể sử dụng các loại mỹ phẩm có tinh chất dưỡng cao hoặc tự làm mặt nạ dành riêng cho tóc. Sử dụng sốt mayonnaise, lòng trắng trứng gà và dầu oliu tạo thành một hỗn hợp, sau đó bôi chúng đều lên tóc từ chân đến ngọn và để trong khoảng 30 phút rồi gội sạch bằng nước sạch. Các dưỡng chất có trong hỗn hợp này sẽ mang đến cho bạn một mái tóc bóng mượt và mềm mại.

    Áp dụng phương pháp này mỗi tuần một lần, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.


    [​IMG]


    3. Không gội đầu quá nhiều
    Đừng nghĩ rằng việc gội đầu hàng ngày mới có thể khiến mái tóc của bạn sạch hơn. Việc thường xuyên sử dụng dầu gội lấy đi chất dầu tự nhiên trên da đầu, khiến mái tóc của bạn trở nên khô xơ và dễ gãy. Chính vì vậy, bạn chỉ nên gội đầu khoảng 2 – 3 lần/ tuần.

    Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu da đầu nhiều dầu và phải gội đầu hàng ngày, hãy dùng dầu xả thay cho dầu gội để mái tóc mềm và bóng mượt hơn.


    [​IMG]


    4. Sử dụng đúng loại lược


    Sử dụng đúng loại lược phù hợp cũng là một trong những cách quan trọng giúp bạn bảo vệ mái tóc của mình. Đối với tóc thẳng, nên sử dụng lược răng nhỏ, ngược lại tóc uốn nên sử dụng lược răng thưa để tránh sợi tóc bị kéo căng và làm mất nếp tóc. Đặc biệt, với tóc ướt, bạn cũng nên hạn chế dùng lược chải tóc hoặc chỉ sử dụng lược răng thưa để tránh làm tóc bị gãy, rụng.


    [​IMG]


    5. Sử dụng dầu oliu


    Tinh chất dầu dừa có tác dụng trong việc dưỡng ẩm, cung cấp dưỡng chất cho mái tóc, giúp mái tóc của bạn không chỉ giải quyết được tình trạng khô xơ mà còn trở nên bóng mượt và mềm mại hơn. Vì vậy, trước khi gội đầu, bạn có thể lấy một lượng dầu dừa nhỏ đổ ra lòng bàn tay, sau đó bôi lên tóc và nhẹ nhàng matxa cho da đầu rồi gội sạch với nước, bạn sẽ thấy mái tóc mình trở nên mềm mại hơn nhiều lần.


    [​IMG]


    6. Không sử dụng các sản phẩm tạo kiểu


    Trong thời gian điều trị cho mái tóc, bạn không nên sử dụng các sản phẩm tạo kiểu cho tóc như keo xịt tóc, gel hoặc mouse… bởi những hóa chất trong các sản phẩm đó sẽ khiến mái tóc của bạn khô, xơ hơn.


    Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế buộc hoặc búi tóc quá chặt vì nó sẽ tạo nên một lực lớn tác động xấu đến mái tóc của bạn. Vì vậy, kiểu tóc xõa hoặc tóc đuôi ngựa cột thấp sẽ là sự lựa chọn thích hợp nhất dành cho bạn.


    [​IMG]


    7. Bổ sung chế độ dinh dưỡng


    Để mái tóc khỏe đẹp từ trong ra ngoài, hãy quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của mình bằng cách bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều protein như thịt nạc, cá, trứng…Protein sẽ giúp cho mái tóc của bạn chắc khỏe hơn, trong khi đó các chất béo tự nhiên có trong đậu, đỗ sẽ giúp mái tóc trở nên bóng mượt.

    Chloe' (Xzone/Tri thức thời đại)
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Mẹo chữa dị ứng



    Chà xát


    Thường dùng phương pháp này khi bị ngứa, mề đay mang tính cấp tính, khi thời tiết thay đổi hoặc do một nguyên nhân nào đó như thức ăn, hơi, khí... trên người nổi đầy giát, ngứa, sưng. Dược liệu thường là kinh giới tươi hoặc khô đều được.
    Dùng bộ phận trên mặt đất của cây kinh giới, phần ngọn mang hoa (kinh giới tuệ) thì càng tốt. Đem kinh giới sao cho nóng già, gói vào mảnh vải gạc, hoặc mảnh lưới vó gai càng tốt. Tiến hành chà xát khắp chỗ ngứa. Làm nhiều lần sẽ giảm ngứa nhanh.
    Xông
    Những trường hợp chàm ngứa, chỗ da bị ngứa thường dày lên từng đám, thậm chí thâm tím lại, có nhiều mụn và rất ngứa, đôi khi ảnh hưởng đến toàn thân làm khó ngủ, kém ăn, người khó chịu, mệt mỏi. Trường hợp này nên dùng phương pháp xông hơi thuốc đun sôi. Dược liệu là bèo cái (bỏ rễ), hoặc củ ráy dại (dã vu) gọt bỏ vỏ ngoài, thái mỏng, thổ phục linh (thái phiến), lá ba chục, tất cả dùng dưới dạng tươi. Khi xông hơi cần tập trung hơi vào bộ phận bị bệnh bằng cách trùm miếng vải kín như cách xông cảm. Một tuần xông 2-3 lần.
    [​IMG]
    Một trường hợp nổi chàm ngứa - Ảnh: Shutterstock

    [​IMG]
    Rau kinh giới có thể dùng chữa bệnh ngứa do dị ứng - Ảnh: Thái Nguyên
    Một số cách khác
    - Trường hợp dị ứng làm hen phế quản thì dùng lá táo chua 20 gr đem sắc (nấu) để uống, chia 2-3 lần uống hết trong ngày.
    - Hạt củ cải 20 gr, vỏ quýt 4 gr, cam thảo dây 6 gr. Sắc nước, chia 2-3 lần dùng hết trong ngày.
    - Trường hợp dị ứng gây mề đay thì dùng vị thuốc ké đầu ngựa 12 gr, đem sao cho cháy lông; kim ngân hoa 12 gr, cam thảo dây 6 gr. Đem nấu nước, chia 2-3 lần uống trong ngày. Hoặc dùng đậu đen 50 gr sao cháy thành than, tán bột mịn, chia uống nhiều lần trong ngày.
    - Dị ứng làm viêm mũi thì dùng vị thuốc ké đầu ngựa sao cháy lông, tán mịn. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3 gr.
    - Dị ứng gây chàm thì dùng vị thuốc thương truật 100 gr, hoàng bá 100 gr, phèn chua phi 6 gr. Đem tất cả tán thành bột mịn, hòa với dầu thực vật để bôi trên nơi tổn thương. Hoặc dùng lá tía tô khô 90 gr, lấy 30 gr sao khô, tán bột mịn, số còn lại sắc lấy nước đặc để rửa nơi tổn thương; sau đó rắc bột tía tô vào nơi tổn thương. Hoặc dùng hẹ 100 gr, giã lấy nước, thêm dầu vừng và chút muối ăn; bôi trên nơi tổn thương, ngày bôi 2-3 lần. Dùng cỏ nhọ nồi 100 gr, giã nát lấy nước cốt; dùng nước sôi để nguội rửa sạch sau đó bôi nước cốt cỏ nhọ nồi vào nơi tổn thương.
    Lương y Quốc Trung
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    12 bài thuốc từ các loại quả làm mứt

    [​IMG]Hầu hết các loại quả dùng làm mứt Tết như bí đao, hạt sen, quất, dừa, táo... đều là những dược thảo. Chẳng hạn, bí đao có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, thanh nhiệt, tiêu viêm. Quả và vỏ bí đao chữa đái rắt, đái đục, mụn nhọt. Ngày dùng 30-40 g quả tươi sắc uống hoặc nấu ăn.

    Hạt sen
    Hạt sen là tên thường gọi, nhưng thực ra đó là quả sen đã bóc bỏ vỏ ngoài và bỏ mầm xanh ở lõi giữa, gọi là liên nhục. Phần mầm xanh nằm trong hạt sen gọi là tâm sen hay liên tâm. Quả sen để nguyên cả vỏ gọi là liên thạch. Từ tâm sen, người ta đã chiết được liensinin và một số hoạt chất khác có tác dụng hạ huyết áp và chống co thắt cơ trơn. Tâm sen có tác dụng an thần, chống thao cuồng kích động, ức chế trạng thái loạn thần kinh gây hung dữ và tăng vận động.
    Trong y học cổ truyền, hạt sen dùng điều trị tỳ hư, tiêu chảy lâu, đái rắt, di mộng tinh, khí hư, hồi hộp, mất ngủ, cơ thể suy nhược, kém ăn, ít ngủ. Ngày dùng 12-20 g, có thể đến 100 g, dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán; thường phối hợp với các vị thuốc khác. Người bị táo bón, không nên dùng. Tâm sen chữa tim hồi hộp, lo lắng, tăng huyết áp, ít ngủ. Ngày dùng 2-4 g dạng thuốc sắc, hãm hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
    Quất
    Quất có nguồn gốc ở Trung Quốc và Nhật Bản, đã được trồng từ lâu đời ở nước ta để lấy quả ăn và làm cây cảnh, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán. Dùng quả và hạt thu hái khi quả chín để làm thuốc. Quả quất được dùng làm thuốc chữa ho, làm nước giải khát, giúp tiêu hóa. Hạt quất để cầm máu, chống nôn, giảm ho.
    Dừa
    Nước dừa có nhiều chất bổ dưỡng và giải khát, chữa sốt nóng, sởi, tiêu chảy, kiết lỵ, đau dạ dày. Nước dừa làm lên men có thể cất được một loại rượu ngon. Dùng nước dừa chải tóc làm tóc mềm, bóng và đen; trộn với dịch ép tỏi tây bôi lên da là thuốc dưỡng da. Cùi dừa chữa đau vùng thượng vị hoặc ép lấy dầu dừa chữa bỏng, mụn nhọt. Dầu dừa tinh chế để làm thực phẩm thay mỡ động vật, là chất béo dễ tiêu hóa phòng ngừa vữa xơ động mạch.
    Phật thủ
    Quả phật thủ được dùng chữa bụng đầy trướng, đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn, ho dai dẳng có nhiều đờm. Liều dùng hằng ngày: 8-10 g cùi quả khô dạng thuốc sắc, hoặc dùng vỏ quả ngâm rượu uống.
    Để chữa viêm dạ dày mạn tính, đau dây thần kinh vùng bụng: lấy cùi và vỏ quả phật thủ tươi 10-15 g hoặc khô 6 g thái lát mỏng, ngâm trong nước sôi và uống thay trà. Ở Ấn Độ, dịch ép cùi phật thủ được dùng chữa bệnh thiếu vitamin C, chống khát, hạ sốt. Nước cất vỏ quả có tác dụng an thần, chữa nhức đầu, hạ sốt.
    Táo ta
    Quả và nhân hạt táo (toan táo nhân) được dùng làm thuốc. Táo nhân có các tác dụng dược lý: an thần, gây ngủ, giảm đau, chống co giật, hạ nhiệt, hạ huyết áp và trị bỏng. Trong y học cổ truyền, nhân hạt táo được dùng chữa khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, phiền khát, mồ hôi trộm, dùng riêng nghiền thành bột uống hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Liều dùng hằng ngày: 0,8 g-1,2 g tương đương với khoảng 15-20 hạt. Nếu dùng liều cao (khoảng 6-10 g) thì phải sao đen (có lẽ đây là một cách thức để giảm độc).
    Các bài thuốc
    Chữa đái rắt, đái đục: Vỏ bí đao sắc đặc, uống nhiều lần.
    Chữa phù thũng, cả mình, mặt, mắt đều phù: Bí đao tươi, đậu đỏ, mỗi thứ 40 g. Sắc uống hằng ngày.
    Bổ tỳ, chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài ở trẻ em: Hạt sen, ý dĩ, hoài sơn, đẳng sâm, bạch biển đậu mỗi thứ 100 g; cốc nha (mầm mạ lúa) 30 g tán bột mịn; sa nhân, trần bì, nhục đậu khấu, mỗi vị 20 g, sắc lấy nước đặc, cùng với các thuốc trên luyện với mật ong vừa đủ làm thành dạng cốm. Ngày uống 20-30 g.
    Thuốc bổ tỳ giúp ăn ngủ ngon, đại tiểu tiện dễ dàng: Hạt sen, hà thủ ô, hoài sơn, ý dĩ, cỏ xước, râu mèo mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc: Hạt sen 16 g, sâm bố chính 12 g, hoài sơn 12 g, tán bột, viên với mật ong, uống mỗi ngày 20-30 g. Hoặc dùng hạt sen, củ mài với long nhãn, nấu chè ăn.
    Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ: Hạt sen, thục địa, hoài sơn, tang ký sinh, hà thủ ô, kim anh mỗi vị 12 g; quy bản, kỷ tử, thỏ ty tử, ngưu tất, đương quy, táo nhân mỗi vị 8 g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc: Táo nhân (sao đen) 6 g, phục linh 5 g, tri mẫu 4 g, xuyên khung 3 g, cam thảo 2 g. Sắc và chia làm 3 lần uống trong ngày.
    Chữa đái tháo đường: Tâm sen 8 g, thạch cao 20 g, sa sâm, thiên môn, mạch môn, hoài sơn, bạch biển đậu, ý dĩ mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang.
    Chữa ho: Quả quất chín, hoa hồng bạch, hạt chanh mỗi vị 10 g. Tất cả rửa sạch, cho vào một bát cùng với ít đường hoặc mật ong, đem hấp cơm trong 15-20 phút. Nghiền nát, để nguội, cho trẻ uống 3 lần trong ngày. Dùng 3-4 ngày. Hoặc: Hạt quất, lá xương bồ, hạt chanh mỗi vị 10 g, mật gà đen một cái. Tất cả để tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm, chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
    Chữa viêm phế quản mạn tính, ho đờm: Nhai cùi lẫn vỏ phật thủ, nuốt nước. Hoặc phật thủ và bán hạ (chế với gừng) mỗi vị 6 g, sắc thêm đường uống.
    Chữa nôn ra máu: Hạt quất một chén nhỏ, bỏ vỏ, sao vàng, giã nhỏ, sắc với nước và chia uống làm 2-3 lần trong ngày.
    Chữa đau dạ dày: Nước dừa (từ quả dừa già) 200 ml, trộn với hạt bí ngô 150 g, đun nhỏ lửa cho cạn, rồi ăn.
    Chữa hồi hộp, bồn chồn, ngủ hay mê sảng: Táo nhân (sao đen) 6 g; long nhãn, mạch môn, hạt sen, sinh địa, thảo quyết minh mỗi vị 12 g. Sắc nước hoặc làm viên uống trong ngày.
    Chữa đổ mồ hôi trộm: Táo nhân (sao đen), nhân sâm, phục linh, liều lượng bằng nhau, nghiền thành bột mịn, mỗi lần uống 15 g với nước cháo.​
    GS Đoàn Thị Nhu, Sức Khỏe & Đời Sống
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    NGƯỜI BỆNH CÓ THỂ TỰ MÌNH LÀM GIẢM NHANH CƠN CAO HUYẾT ÁP

    Lương y VÕ HÀ
    Được xem là cao huyết áp khi chỉ số huyết áp cao hơn 14cmHg và chỉ số huyết áp dưới lớn hơn 9cmHg. Cao huyết áp với hệ quả tai biến mạch máu não và những di chứng của nó luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người lớn tuổi. Ngày nay, mặc dù y học đã có những bước tiến vượt bậc, các triệu chứng này hiện vẫn gây tốn kém nhiều công sức và tiền của cho xã hội.
    Tuy nhiên có một điều mà ít người quan tâm là với một số động tác đơn giản của y học dân gian, người ta có thể làm giảm cơn cao huyết áp đang phát triển để khống chế phần lớn những tác hại của nó hoặc ít ra có thể ngăn chận những diễn biến xấu hơn trong khi bệnh nhân chờ được chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở chuyên môn cần thiết.
    Huyết áp cao có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó việc điều trị dứt điểm cần sự chẩn đoán và thời gian thích hợp. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một phương pháp đơn giản mà người bệnh có thể tự thực hiện để "cắt cơn" cao huyết áp, giải tỏa kịp thời nguyên nhân gây ra tai biến về não trước khi được sự chăm sóc của thầy thuốc.
    Theo y học cổ truyền, triệu chứng huyết áp cao là một tình trạng khí nghịch do tình chí hoặc do yếu tố lục dâm (phong, hàn, thử, thấp, táo hỏa) gây ra. Giải quyết triệu chứng này đồng nghĩa với việc giáng khí, làm cho khí đang lưu chuyển ngược lên đầu sẽ hướng xuống phía dưới và tỏa ra lớp da ngoài của cơ thể.
    NHỮNG ĐỘNG TÁC CỤ THỂ GỒM :
    1. Vuốt ấm hai vành tai
    Dùng ngón cái và ngón trỏ của mỗi bàn tay vuốt dọc vành tai cùng bên, từ trên xuống dưới khoảng 9, 10 lần. Vành tai và cột sống có những điểm phản xạ tương ứng với nhau, do đó vuốt ấm vành tai cũng là tác động vào cột sống lưng, vừa có tác dụng điều hòa thần kinh giao cảm, vừa kích thích sự lưu thông khí huyết ở phần vệ khí do kinh bàng quang phân bố dọc hai bên sống lưng (nếu có người thứ hai bên cạnh có thể nhờ người này trực tiếp ngồi sau lưng dùng bàn bay tay phải vuốt dọc sống lưng từ trên gáy xuống đến tận thắt lưng để gia tăng thêm tác dụng).
    2. Vuốt dọc hai bên mũi
    Mỗi bàn tay vuốt một bên mũi, vuốt đều hai bên cùng một lúc. Dùng ngón tay trỏ vuốt từ ấn đường (điểm giữa hai đầu chân mày) xuống dọc theo hai bên mũi qua khóe miệng đến tận chót cằm. Vuốt chậm, nhẹ và làm không dưới 15 lần.
    Kích thích huyệt ấn đường có tác dụng làm phóng thích chất endorphine nội sinh có thể làm cho an thần, hạ huyết áp và giáng khí. Vuốt dọc theo hai bên mũi xuống cằm là tác động vào hai kinh dương minh. Học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền cho rằng kinh dương minh là kinh dương, tập trung nhiều huyết khí, huyết; có chức năng quan trọng nhất trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài. Động tác này làm gia tăng sự lưu thông khí huyết ở phần vệ khí, gây ấm người và làm nhẹ áp lực lên thành mạch.
    3. Vuốt dọc hai chân mày
    Dùng hai ngón tay trỏ và giữa vuốt từ ấn đường đi dài theo xương chân mày ra thái dương đến tận mí tóc ở phía ngoài đuôi mắt. Vuốt mỗi bên khoảng 10 lần. Vùng chân mày và hai cánh tay có những điểm phản xạ tương ứng nhau, do đó động tác này ngoài việc giải tỏa sự sung huyết tại những huyệt vị thường bị tắc nghẽn ở vùng trán còn làm cho khí huyết lưu thông ra hai cánh tay và bàn tay để giúp nhẹ áp lực ở đầu.
    4. Ngồi hoặc nằm thư giãn
    Ngồi thoải mái, lưng tựa ghế hoặc nằm xuổng thư giản hít thở điều hoà, tư tưởng tập trung vào mười đầu ngón chân. Theo y học cổ truyền thì thần ở đâu khí ở đó, do đó khi tập trung ý nghĩ tại vùng bàn chân, khí trong cơ thể từ phía trên đầu sẽ lưu chuyển về hướng bàn chân nên có tác dụng hạ khí. Việc tập trung tư tưởng càng tốt, hiệu quả hạ khí càng cao. Động tác này phải kéo dài hơn 10 phút. Trên thực tế, có nhiều người có khả năng thư giãn và tập trung tốt trong khi thực hành đến bước 4 đã từ từ rơi vào giấc ngủ.
    Mỗi khi cảm nhận được những dấu hiệu huyết áp tăng cao như căng, nặng ở vùng thái dương, đau đầu, mờ mắt, mắt đỏ..., người bệnh nên ngồi xuống, tập trung tinh thần thực hành lần lượt 4 động tác trên. Bình tĩnh và tự tin là yếu tố cần thiết trong quá trình thực hiện các động tác. Sau khoảng 15 phút thực hành, bệnh nhân có thể cảm thấy bớt đi cảm giác khó chịu ở vùng đầu, nhịp đập của tim sẽ chậm lại, tay chân sẽ ấm lên. Đó là lúc huyết áp đã hạ bớt.
    Ngoài việc áp dụng đã hạ huyết áp, thực hiện những động tác trên còn là một biện pháp dưỡng sinh tốt để ổn định thần kinh, gia tăng việc lưu thông khí huyết trong cơ thể, giúp giữ thể trạng tốt.
    Trường hợp thực hành để giúp giữ gìn sức khỏe, riêng giai đoạn 4 nên tập trung tư tưởng tại vùng đan điền (dưới rốn khoảng 3 phần) thay vì tập trung ở 10 đầu ngón chân.
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Mùa nắng nóng coi chừng sỏi thận

    Lương y VÕ HÀ​
    Hiện nay đang là cao điểm của thời tiết nắng nóng, cũng là lúc có nhiều người được chẩn đoán mình bị sỏi thận nhất so với các thời điểm khác trong năm. Sỏi thận dễ tái phát và có thể gây ra những cơn đau dữ dội ở vùng lưng và bụng dưới. Tuy nhiên một số biện pháp đơn giản, không dùng thuốc dễ dàng chống lại sự lắng đọng sỏi ở những bệnh nhân nầy.
    Sỏi thận là gì? Sỏi thận là tình trạng một hoặc nhiều viên sỏi kết tụ nơi thận hoặc đường tiểu ngăn trở việc bài tiết nước tiểu. Sỏi thận có thành phần những cặn bã trong nước tiểu bao gồm một số chất khoáng, phổ biến nhất là những hổn hợp có chứa calci, oxalat hoặc acid uric.
    Tại sao bệnh xảy ra nhiều vào lúc nắng nóng? Sự lắng đọng và kết tủa dần dà của sỏi xảy ra qua thời gian dài không riêng gì mùa nóng. Tuy nhiên, vào mùa nầy, lượng nước mất qua đường mồ hôi nhiều, cơ thể có khuynh hướng thiếu nước, nước tiểu đậm đặc hơn nên dễ có khuynh hướng tạo sỏi và những viên sỏi đang tồn tại cũng dễ phát triển.
    Làm sao biết mình bị sỏi thận? Sỏi thận thường không được phát hiện cho đến khi xảy ra những cơn đau quặn thận rất dữ dội ở vùng lưng và bụng dưới và khi bệnh được xác định thông qua hình chụp X quang hay siêu âm. Đôi khi người bệnh có kèm theo một số dấu hiệu khác như nước tiểu có máu, sốt, ớn lạnh, nôn mửa.
    Nguyên nhân gây ra sỏi. Sỏi thận được tạo thành khi hội đủ những yếu tố (1) Lượng nước tiểu ít (2) Nước tiểu có nồng độ cao một số chất có khuynh hướng lắng đọng như oxalat, calci, acid uric. (3) Không có đủ những chất có khả năng hoà tan những chất nầy để ngăn ngừa sự kết tủa.
    Diệp hạ châu chữa sỏi thận. Từ lâu, kinh nghiệm dân gian đã biết sử dụng một số loại thảo dược để chống kết tụ sỏi, thậm chí tán sỏi, phổ biến và dễ tìm nhất là Diệp hạ châu (DHC). DHC có tác dụng lợi tiểu, giãn cơ và có thể làm bể hoặc bào mòn những tinh thể calcium oxalate trong chứng sỏi thận. Mỗi ngày dùng khoảng 2 lít nước sắc DHC với khoảng từ 16 đến 24g DHC phơi khô.
    Đu đủ xanh chữa sỏi thận. Kinh nghiệm dân gian nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng quả đu đủ xanh để chữa sỏi thận. Chọn quả đu đủ còn xanh cỡ bằng nấm tay vừa ăn đủ 1 ngày. Cắt đôi, bỏ hột. Thêm 1 chút muối hấp cách thuỷ ăn hết trong 1 ngày. Ăn liên tục 7 ngày. Cơ chế tác dụng chưa rõ. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng đều cho kết quả tốt. Sau 7 ngày, siêu âm không còn thấy sỏi.
    Uống nước chanh. Gần đây, một số nghiên cứu của phương tây đã cho thấy dịch chiết quả chanh có thể cung cấp citrate, hoạt chất có khả năng hoà tan nhiều hợp chất có khuynh hướng kết tủa thành sỏi thận. Một nghiên cứu[ii] tại Trung Tâm Sỏi Thận Tổng Hợp trường Đại học California ở San Diego vừa cho biết uống nước chanh hàng ngày là 1 phương pháp đơn giản để phòng chống sỏi thận. Theo Tiến sĩ Roger L. Sur, Giám Đốc Trung Tâm, uống 120ml nước cốt chanh pha với với 2 lít nước mỗi ngày đã giảm tỉ lệ tạo sỏi từ 1 xuống còn 0,13 viên ở những bệnh nhân đã bị sỏi thận.
    Trước đây, 1 nghiên cứu[iii] của các nhà khoa học Trường Đại học Duke cũng cho thấy uống nước chanh có vai trò ngăn chận việc tái phát sỏi thận. Trong thử nghiệm nầy, 12 bệnh nhân sỏi thận được cho dùng thêm nước chanh trong chế độ ăn uống hàng ngày trong 4 năm. Kết quả cho thấy những người nầy đã giảm đi hiện tượng phát triển sỏi và không ai trong số nầy phải dùng thêm thuốc để điều trị sỏi trong suốt thời gian trên.
    Thông thường những viên sỏi có đường kính dưói 5 mm có thể tự đào thải qua đường tiểu. Do đó, nếu không có những biểu hiện bế tắc, không gây ứ nước ở thận, không viêm nhiễm người bệnh chỉ cần uống nhiều nước, nhất là nước chanh cũng đủ ngăn chận sỏi phát triển. Mỗi ngày nên uống khoảng 2 lít nước chanh. Tuy nhiên, không nên làm dụng đường để tránh làm tăng nguy cơ các chứng béo phì, tim mạch, tiểu đường.
    Có nên kiêng cữ trong ăn uống? Theo sự thống nhất của nhiều chuyên gia về tiết niệu, ngoài việc uống nhiều nước, người bị sỏi thận chỉ cần giảm muối và tránh ăn quá nhiều chất đạm. Muối ăn gia tăng nguy cơ lắng đọng sỏi. Do đó, người bệnh cần lưu ý tránh những thực phẩm công nghiệp có hàm lượng muối cao và giảm muối trong nêm nếm. Ăn nhiều đạm vừa buộc Thận phải làm việc quá sức vừa làm gia tăng một số chất cặn bã có khuynh hướng lắng đọng trong nước tiểu. Do đó, người bị sỏi thận không nên ăn quá 100g chất đạm mỗi ngày dù là cá, thịt hoặc đạm thực vật.
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Hành tăm -công dụng



    Hành tăm là cây thảo, giống dạng cây Hành hương, nhưng có kích thước nhỏ hơn, thường chỉ cao 10-15cm cho tới 20-30cm. Thân hành (củ) trắng to bằng ngón tay út hay hạt ngô, đường kính cỡ 2cm, bao bởi những vẩy dai. Lá và cán hoa hình trụ rỗng, nhỏ như cái tăm (do vậy mà có tên như trên). Cụm hoa hình đầu dạng cầu mang nhiều hoa có cuống ngắn.
    [​IMG]

    Cây gần như mọc hoang ở vùng Địa Trung Hải tới Himalaya, được mang vào trồng ở nước ta từ lâu đời, thường trồng làm rau ăn và lấy củ làm thuốc. Có thể nhân giống như Hành hoa, bằng hạt hay tách bụi vào vụ Đông xuân. Thu hoạch củ vào mùa hè thu. Khi dùng rửa sạch, giã nát, thường dùng tươi. Cũng có thể sắc uống.

    [​IMG]
    Cây cũng chứa tinh dầu và các sulfit hữu cơ như các loại hành, có chất kháng sinh alliin.
    Hành tăm có vị đắng cay, mùi hăng nồng, tính ấm, có tác dụng giải cảm, làm ra mồ hôi, hành khí hạ đàm, lợi tiểu, giải độc, sát trùng. Ở Ấn Độ, người ta cho là nó có tính chất như Hành tây.
    [​IMG]
    Hành tăm thường được dùng làm gia vị có mùi vị tựa hơi Hành hoa. Các bạn có thể dùng hành tăm thay cho hành khô, hành hoa trong các món ăn bình thường. Hương vị rất đậm đà, mang đến những món ăn ngon miệng, tốt cho sức khỏe của cả gia đình
    [​IMG]
    - Món xôi xéo ngon thì không thể không có chút hành phi rắc lên trên bề mặt -
    Thường dùng làm thuốc giải cảm, trúng phong, thấp nhiệt, thời khí, ôn dịch, nóng rét, nhức đầu, nghẹt mũi, ho tức ngực; chữa đầy bụng, bí đại tiểu tiện và an thai. Cũng dùng chữa rắn độc và chó dại cắn. Liều dùng 12-24g.

    [​IMG]
    Hành tăm được dùng làm thuốc chữa bệnh trong các trường hợp:
    Chữa cảm do bị mưa, lạnh, hoặc cảm nắng (cảm thử) không ra mồ hôi, nhức đầu, sổ mũi, nóng rét, ho, đau bụng do ngộ độc thức ăn.
    - Củ hành tăm nấu với đường đen (đường mía), không dùng đường trắng.
    - Nấu cháo hành tăm có thể kèm theo tía tô, thêm ít dấm.
    - Củ hành tăm ngâm rượu hoặc nhai dằm củ hành sống với một chén rượu trắng.
    - Củ hay lá hành tăm giã đắp lên trán, đánh gió dọc 2 thăn lưng.
    - Củ hành tăm giã lấy nước nhỏ mũi.
    - Cháo tam tân: gạo trắng 70g, củ nén 15g, củ tỏi 15g, củ hành 15g. Tiêu bột 4g, gừng tươi 4g. Cháo nấu nhừ rồi mới cho các thứ sau đã được giã nhuyễn. Ăn nóng rồi nằm đắp chăn cho ra mồ hôi. Ăn một lần.
    - Ho gà: Củ hay lá đâm nhuyễn với đường phèn hấp cơm hoặc chưng cách thuỷ, chắt nước uống.
    - Bí đái, đái buốt, bụng đầy trướng: vài củ hành tăm đập dập, xào nóng đắp lên vùng bàng quang (dưới rốn). Trẻ nhỏ bí đái dùng củ hành tăm 4g giã giập chưng cách thủy với 1 chén con sữa mẹ, cho uống nóng (bỏ bã).
    - Chấn thương máu tụ: Dùng củ hành tăm nấu nước rửa vết thương rồi giã củ hành đắp.
    - Lòi dom (thoát giang): 10 tép hành tăm giã nhuyễn xào nóng để xông (sau khi đã rửa sạch hậu môn).
    - Phòng trị rắn độc, trùng thú cắn: Theo kinh nghiệm của bà con ở Vĩnh Linh, để rắn không đến nơi ở thì trồng hành tăm. Khi bị trùng thú cắn thì nhai ngay 1 nắm hành tăm nuốt một nửa, nửa còn lại đắp lên chỗ bị cắn (kết hợp chữa theo Tây y).
    - Ngộ độc ăn uống, ngộ độc chì: 6g hành tăm giã nhuyễn hoà rượu uống.
    Lưu ý: Không được dùng chung với mật ong (gây chóng mặt buồn nôn), kỵ các vị thuốc như thường sơn, sinh địa, thục địa. Vào tháng giêng không nên ăn nhiều hành tăm để tránh bị chứng phong chạy trên mặt...


    Đọc thêm tại :
    http://kienthuc.net.vn/thuoc-hay/201301/7-bai-thuoc-tri-benh-cua-hanh-tam-892316/
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Cách nấu chè bí đỏ cốt dừa ngon



    Thay vì cách nấu thông thường là bí ngô đánh nhuyễn đổ đường hoặc nấu bí ngô với đỗ đen, bạn hoàn toàn có thể sáng tạo ra món chè bí ngô khác bắt mắt và ngon miệng hơn nhờ công thức sau.Chuẩn bị:- 200 g bí ngô gọt vỏ,- 200 g bột nếp,- 500 g đường,- 100g đỗ xanh,- 200 g hạt trân châu (mua ở chợ),- 2 thìa cà phê bột sắn hoặc bột năng,- 1/3 lọ lọ nước cốt dừa,- 1 lạng dừa nạo,- Hai ống vani.[​IMG] Thực hiện:- Bí đỏ gọi vỏ, cắt miếng vừa phải đem hấp (hoặc luộc) chín. Sau đó vớt ra đánh nhuyễn, trộn khoảng 200 g đường. Để nguội rồi đổ bột nếp vào trộn đều. Lúc này bạn sẽ có một khối bột màu nghệ đẹp mắt. Khéo léo nặn thành những viên tròn vừa ăn. Để tăng thêm độ ngon miệng bạn có thể cho nhân tùy thích vào bột bí đỏ như nhân đậu xanh, hạt sen hoặc hoa quả thái nhỏ.Ngoài ra, nếu không có bột nếp, bạn có thể thay bằng bột năng. Cũng trộn bột năng vào bí đỏ như trên, nặn thành viên nhỏ, sau khi nặn xong thì lăn ngay vào bột năng khô. Khi nấu chín sẽ có một lớp bột bóng bám ngoài trông đẹp mắt. Viên bí đỏ bằng bột nếp ăn sẽ dẻo, mềm trong khi làm bằng bột năng sẽ dai, giòn, cứng hơn.- Đậu xanh đãi sạch, cho khoảng hơn một lít nước nấu đậu tơi. Đổ hạt trân châu vào nấu sôi. Sau đó từ từ thả những viên bí đỏ đã nặn vào nồi chè. Tùy theo sở thích mà bạn thêm đường vào cho phù hợp. Đun sôi liu riu thêm một lúc. Sau đó hòa thêm một ít bột sắn hoặc bột năng cho nồi chè sánh hơn.- Bạn không nên đổ nước cốt dừa trực tiếp vào nồi chè bởi sẽ làm mất đi vị béo vốn có của nước cốt dừa, khiến món chè mất ngon. Thay vào đó hãy đợi khi ăn mới cho một 2 thìa nước cốt dừa lên bát, thêm dừa nạo vào thì món chè sẽ ngon hơn.Bí đỏ có rất nhiều công dụng. Mùa hè, chè bí đỏ có tác dụng thanh nhiệt, giải khát. Đặc biệt các bà, các mẹ thường truyền nhau về công dụng "bổ não" của bí đỏ nên hay nấu chè cho con ôn thi. Thay vì cách nấu thông thường nhàm chán, bạn có thể biến tấu với món chè này.Vị thơm ngậy của nước cốt dừa, bùi bùi của đỗ xanh nhưng không thể nào làm lẫn đi vị nồng, dân giã vốn có của bí đỏ. Đặc biệt, từng viên bí đỏ vàng óng ả kết hợp với màu trắng trong của hạt trân châu, chỉ cần nhìn đã thấy tuyệt vời, chưa nói gì đến thưởng thức.Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Viagra từ cây trái Việt


    Không chỉ được biết đến là những thực phẩm mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Việt, các rau quả này còn là thứ thần dược viagra sẵn có trong tự nhiên với tác dụng trị bệnh rất kỳ diệu.

    [​IMG]
    Hình ảnh cây cau, giàn trầu đã trở thành biểu tượng đẹp của làng quê xứ Việt.
    Rễ cau (treo) an toàn hơn… Viagra
    Em về, anh gởi buồng cau
    Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy

    Cây cau tự bao đời đã gắn liền với những nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam, từ giao tiếp (miếng trầu là đầu câu chuyện), cưới hỏi (buồng cau và cơi trầu dạm vợ), đến bày tỏ sự tôn kính với bề trên hay thờ cúng tổ tiên...Người Việt ta xưa nay vẫn luôn trọng truyền thống. Dù mâm cao cỗ đầy, bạc vàng châu báu, nhưng thường phải có trầu cau trong các bữa tiệc cưới xin, ma chay, lễ hội...
    Những hàng cau xanh mướt luôn là hình ảnh quen thuộc với làng quê xứ Việt. Hầu hết các gia đình nông thôn đều trồng một vài hàng cau ở trước hoặc sau nhà vừa để lấy quả, vừa tô điểm cho cảnh yên bình nơi miền quê. Theo kinh nghiệm y học dân gian, cau còn được xem là vị thuốc quý, có tác dụng chữa trị nhiều chứng bệnh trong đời sống, thậm chí là Viagra tự nhiên an toàn và hiệu quả tức thì.

    Rễ cau treo, hay còn gọi rễ cau nổi, tức phần rễ cau con lơ lửng trên mặt đất là một vị thuốc có tác dụng bổ dương rất tốt. Theo bác sĩ Trần Danh Tài, Chủ tịch Hội đông y tỉnh Lâm Đồng, các đấng mày râu có thể sử dụng nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên này để giúp hâm nóng chuyện phòng the. Chỉ cần dùng dao lấy phần rễ cau còn lơ lửng trên mặt đất, mỗi đoạn dài từ 1,5 - 2 cm, chẻ nhỏ, sao vàng, hạ thổ. Khi có nhu cầu, lấy 50 gr sắc với 200 ml còn 50 ml, uống một lần trước mỗi cuộc ân ái chừng 30 phút sẽ thấy hiệu quả. Nếu lấy rễ vào lúc trời sắp mưa, tức khi đầu mút rễ có màu trắng, tác dụng sẽ cao hơn.

    Sầu riêng - "thần dược" tiêu tan nỗi sầu chăn gối
    Sầu riêng. Ai khéo đặt tên?
    Ai sầu không biết, riêng em không sầu...

    Những ai một lần đặt chân tới miệt vườn phía Nam đều bị say lòng bởi mùi hương đặc biệt của thứ quả được mệnh danh là ông vua của các loại trái cây này. Nghe tên thật buồn, và câu chuyện gắn liền với sự tích của trái sầu riêng cũng đượm nỗi chia ly. Nhưng trong y học, loại trái có phần vỏ xù xì thô ráp toàn gai này lại có thể làm tiêu tan nỗi "sầu chung" của nam nữ trong chuyện gối chăn.



    [​IMG]
    Thứ quả xù xì ngoài vỏ, ngậy thơm trong ruột này còn có tác dụng hâm nóng năng lực phòng the.

    Trái sầu riêng tuy có mùi khó chịu (ở lớp vỏ bên ngoài) nhưng là một loại trái cây giàu chất dinh dưỡng. Có khả năng chống lão hóa rất tốt, làm đẹp làn da và tăng cường trí nhớ. Đặc biệt, loại trái này có công dụng tuyệt vời trong chữa trị chứng liệt dương, yếu sinh lý ở cả nam và nữ giới.
    Thay vì uống viagra mỗi khi "xung trận", chúng ta hãy ăn vài múi sầu riêng vừa bổ dưỡng vừa có tác dụng không hề thua kém này. Muốn ngon hơn ta có thể xay nhuyễn múi sầu riêng ra rồi đánh thành kem (tương tự làm nước xoài) uống hàng ngày sẽ có tác dụng rõ rệt. Nhưng các quý ông nên lưu ý, tuyệt đối không được uống rượu, bia sau khi đã ăn sầu riêng vì có thể gây tử vong.



    “Viagra” từ rau hẹ[​IMG]
    Cây hẹ có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo... Hẹ là loại rau không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn mà còn là cây thuốc quý chữa bệnh. Theo Đông y, hẹ vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm.

    Sách Bản thảo thập di viết: "Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên". Theo sách Lễ ký, củ hẹ trị chứng di mộng tinh, đau lưng rất thần hiệu. Tác dụng dược lý của hẹ cao nhất là vào mùa xuân. Hẹ kỵ mật ong và thịt trâu. Những người bị các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt không nên dùng hẹ lâu dài.

    Lá hẹ thường được dùng phối hợp với các vị thuốc khác trị chứng liệt dương, di tinh, ********* sớm. Với 0,5kg rau hẹ tươi giã lấy nước, uống ngày 2 lần trong một tuần, các quý ông có thể chữa được chứng di mộng tinh, ********* sớm, liệt dương…Những món ăn dân giã thường thấy trong các bữa cơm của người Việt như: cháo hẹ, rau hẹ xào lươn, rau hẹ xào tôm nõn, hẹ xào…đều có tác dụng chữa đau lưng, gối; tiểu tiện nhiều, nữ giới bị khí hư, lãnh cảm.

    Lấy lại nhịp độ phòng the từ dưa hấu
    Loại quả ngọt, mọng nước được ưa chuộng trong những dịp hè này còn được biết đến là thực phẩm chứa chất có tác động mạch máu giống như Viagra và các loại thuốc ******** khác để tạo ra ham muốn ********.

    [​IMG]

    Trong dưa hấu có rất nhiều chất citruline mà cơ thể bạn chuyển hoá thành l-arginine, một chất giúp làm giãn nở và làm thư giãn mạch máu giống như tác dụng của viên Viagra - trị bệnh rối loạn cương dương, từ đó máu sẽ lưu thông dễ hơn và khuấy động khoái cảm trong bạn.
    Có rất nhiều các nguồn thực phẩm khác chứa citruline, như: dưa ruột vàng, quả dừa, dưa chuột, sô cô la đen, đậu phộng, thịt đỏ, cá hồi, đậu tương, … Nhưng chẳng có loại hoa quả hay thực phẩm nào tiện lợi và nhiều chất Citruline như dưa hấu. Chất citrulline ở quả dưa hấu nằm nhiều trong phần xốp và phần cùi. Vì thế hãy tận dụng phần cùi và vỏ khi xay một cốc nước ép.
    Dưa hấu dễ uống hơn là thực phẩm chức năng chứa l- arginine, các chuyên gia cho hay, bởi vì khi uống những viên thuốc bạn có thể buồn nôn và tiêu chảy. Citrulline còn có một lợi ích khác, nó chuyển thành l-arginine trong các mạch máu, vì thế bạn nhận được ngay những kích thích bất cứ khi nào cần. Bạn có thể nhận được ngay sự kích thích ham muốn đòi yêu.

    Chỉ riêng dưa hấu không đủ để kích thích ham muốn một cách hoàn hảo hoặc mạnh như Viagra nhưng chúng thực sự giúp cho mạnh máu thư giãn mà không bị tác dụng phụ hoặc đau đớn. Ngoài tác dụng kích thích ham muốn, dưa hấu còn là loại quả bổ, giải khát tốt giúp cơ thể năng động, ngủ tốt và vui vẻ. Vì những lý do đó, bạn hoàn toàn có thể mời đối tác một ly nước ép dưa hấu trước khi “vui vẻ”.

    Theo Datviet

Chia sẻ trang này