Sưu tập các bài thuốc,các mẹo vặt và các kỹ năng ứng xử cần thiết trong cuộc sống !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 28/10/2012.

7197 người đang online, trong đó có 902 thành viên. 13:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 111666 lượt đọc và 1008 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Trái Sung Chữa Tan Sỏi Mật, Điều Mà Ít Ai Biết:

    http://www.daophatngaynay.com/vn/cuoc-song/7011-Trai-Sung-Chua-Tan-Soi-Mat-Dieu-Ma-It-Ai-Biet.html

    "Lấy trái sung xanh, xắc mỏng phơi khô sao vàng cho vào nồi, đổ ngập nước nấu cạn còn nửa nồi uống dần sẽ hết bệnh."





    *)Bác sĩ Thúy Hòa (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: Những món ăn chế biến từ quả sung có lợi cho hệ tiêu hoá và đặc biệt có thể kích thích tuyến sữa với phụ nữ sau sinh.

    *)Cây sung hay ưu đàm thụ hoặc tụ quả dong là loại thân cây gỗ lớn, mọc nhanh, thuộc họ Dâu tằm .
    Sung ưa thích sống tại các khu vực ẩm ướt, cạnh bờ sông suối, đôi khi trong lòng suối tại các cao độ từ 100 tới 1.700 m. Khu vực phân bố: Trung Quốc (miền nam tỉnh Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam), Ấn Độ, Đông Nam Á, Nepal, New Guinea, Pakistan, Sri Lanka, Australia. Ở Việt Nam cây phần bố rộng khắp ở cả 3 miền. Quả sung mọc thành từng chùm ở thân cây có thể ăn được, người ta hay muối như muối dưa để ăn trực tiếp hoặc kho với thịt, cá.

    Lá sung non cũng thường được sử dụng trong ẩm thực khi ăn kèm với thịt chua, thịt lợn ba chỉ luộc, gỏi cá v.v. Lá sung tật, loại lá có côn trùng đẻ vào khiến các đốm sùi lên, được dùng để chữa một số loại bệnh và là thành phần trong phương thuốc lợi sữa. Loại cây này là một loài cây cảnh rất phổ biến vì có dáng thân rất đẹp và bởi quan niệm từ sung gần với sung túc, hiện tại cây sung còn được sử dụng làm bonsai.

    Trong mâm ngũ quả ngày Tết nhiều nơi người ta xếp chùm quả sung cùng các loài trái cây khác để chưng trên bàn thờ với mục đích cầu mong sự sung túc, sung sướng cho gia đình trong năm mới.

    Nhựa sung được sử dụng để chữa các vết thương xây xát ngoài da, chữa đau đầu, áp xe vú, nhọt độc, hen, chốc lở, ghẻ ngứa.
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Lá lốt chữa đau nhức xương khớp

    Cây lá lốt tên khoa học Piper lolot C.DC, thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), được trồng lấy lá làm gia vị và làm thuốc, có thể dùng thân, hoa, hay rễ.

    Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày. Chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau. Chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu. Trong nhân dân, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh sau:
    Chữa đau nhức xương khớp
    Bài 1: Dùng 5-10g lá lốt phơi khô, hay 15-30g lá tươi, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày
    Bài 2: Lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, liều lượng bằng nhau (khoảng 15g khô mỗi loại), sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
    Bài 3: Lá lốt 20g, thiên niên kiện 12g, gai tầm xoong 16g, tất cả sắc với 400ml, còn 100ml dùng uống trong ngày. Có thể dùng một trong các bài thuốc này, sắc uống liên tục 7-8 ngày sẽ có tác dụng tốt.
    [​IMG]
    Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày.
    Chữa bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư): Lá lốt 50g, nghệ 40g, phèn chua 20g, đổ nước ngập lên mặt thuốc 2 đốt ngón tay, đun sôi, bớt lửa giữ cho sôi lăn tăn 10-15 phút, chắt lấy 1 bát, gạn lấy nước trong dùng rửa âm đạo. Phần còn lại tiếp tục đun sôi dùng để xông hơi vào âm đạo, có thể xông nhiều lần.
    Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân: Dùng 30g lá lốt tươi cho vào 1 lít nước nấu sôi, cho thêm ít muối, để nguội dần dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối.
    Chữa lỵ: Lấy 1 nắm nhỏ lá lốt, sắc với 300ml nước, dùng uống.
    Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay: Đồng bào Mường có kinh nghiệm lấy 1 nắm thật to lá lốt, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống làm một lần. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi vài lần rồi vớt bã để riêng. Khi nước âm ấm thì dùng rửa sạch tổ đỉa. Lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày là khỏi.
    Theo Phụ nữ
  3. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.512
    Cám ơn bạn đã sưu tầm và post lên để chia sẽ với mọi người.
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Đu đủ- Công hiệu


    Đu đủ có thể coi là "thần dược", bởi nhiều bộ phận của cây đu đủ không những được dùng làm thức ăn mà còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh, như bệnh tim, chứng mất ngủ, hay hồi hộp, đau lưng mỏi gối, viêm dạ dày mãn tính...

    Nếu bạn bị chứng ít ngủ, hay hồi hộp, hãy lấy đu đủ chín, chuối, củ cà rốt mỗi thứ 100 g; xay trong nước dừa non nạo. Thêm mật ong cho đủ ngọt, uống cách ngày.

    Trong 100 g đu đủ có 74-80 mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm.

    Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Do có nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

    Người ta còn dùng nhiều bộ phận của cây đu đủ để làm thức ăn và làm thuốc. Đu đủ xanh hầm với mọi loại thịt động vật đều làm cho thịt mềm. Ở nước ta, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thường ăn chân giò hầm với đu đủ xanh để có nhiều sữa.

    Dân gian dùng hạt đu đủ đực chữa hen phế quản bằng cách chưng hoặc hấp cơm cho trẻ uống. Có công trình nghiên cứu còn cho rằng hạt đu đủ có thể chữa bệnh tim...

    Ở Ấn Độ, Srilanka và Mailaysia, người ta dùng lá, hạt và quả đu đủ xanh để phá thai. Các công trình nghiên cứu cho thấy tác dụng ngừa thai có được là do chất nhựa papain, có nhiều trong quả xanh, lá, hạt đu đủ. Quả đu đủ đã chín ít nhựa thì không còn tác dụng đó nữa.

    Gần đây, một số nhà khoa học cho rằng, tác dụng trên là do nhựa đu đủ đã phá hủy progesterol là trợ thai tố. Khi vào cơ thể, tác dụng của nhựa sẽ tăng mạnh 25 lần so với khi ở ngoài.

    Một số bài thuốc:

    - Chữa gai cột sống: Hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20-30 ngày.

    - Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, liên tục 3-5 hôm.

    - Viêm dạ dày mãn tính: Đu đủ, táo tây, mía mỗi thứ 30 g sắc uống.

    - Ho do phế hư: Đu đủ 100 g, đường phèn 20 g hầm ăn.

    - Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ 30 g, khoai mài 15 g, sơn tra 6 g, nấu cháo.

    - Đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30 g, ngưu tất 15 g, kỷ tử 10 g, cam thảo 3 g sắc uống.


    Ngoài ra có nghiên cứu cho rằng lá cây đu đđun uống có thể trị bệnh ung th[SIZE=3]ư :
    [SIZE=3]http://www.baomoi.com/Thuc-hu-chuyen-chua-ung-thu-bang-la-du-du/82/1017716.epi[/SIZE]
    [/SIZE]
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Xử lý mùi khi làm bếp

    Chủ Nhật, 28 Tháng Mười 2012 ​
    Khi tay bị nóng, lưỡi bị tê vì ăn ớt; mắt cay xè vì cắt hành; mùi tỏi nồng, mùi cá thịt bám trên tay, gây khó chịu…, bạn hãy thử áp dụng một vài mẹo sau:
    Ngứa tay khi gọt khoai sọ

    Khi gọt khoai môn, khoai sọ, nếu bị ngứa tay, bạn sẽ rất khó chịu. Để không xảy ra tình trạng này, khi gọt khoai, bạn không nên để tay ướt mà nên giữ cho tay khô ráo. Nếu lỡ bị ngứa, có thể pha dung dịch nước giấm và nước ấm theo tỷ lệ 1-1 để rửa, bạn sẽ thấy giảm ngứa tức thì. Ngoài ra, việc hơ tay lên bếp lửa cũng rất hiệu nghiệm vì chất gây ngứa sẽ bị biến đổi khi gặp nhiệt độ cao.

    [​IMG]

    Cay mắt khi cắt hành

    Hầu hết ai cũng bị cay xè và chảy nước mắt khi cắt hành. Cách tránh rất đơn giản: trước khi cắt, bạn để hành trong tủ lạnh khoảng 20 phút rồi mang ra cắt bình thường. Có thể dùng một khoanh khoai tây tươi chà lên hai mặt dao, bạn sẽ không lo bị cay mắt. Một mẹo hay khác là đốt một cây đèn cầy gần với thớt bạn cắt hành cũng giúp giảm độ cay.

    Để hạn chế vị hăng của hành trong các món salad, sau khi xắt hành, bạn ngâm chúng vào tô nước đá khoảng 30 phút rồi đổ ra rổ cho ráo và dùng bình thường. Hành sẽ hết hăng, lại có vị giòn, ngọt hấp dẫn.

    Dính ớt trên tay, mắt

    Nếu lỡ bị dính ớt làm tay bạn nóng bừng, hãy khử chúng bằng cách lấy một ít đường cát xoa vào chỗ bị cay, rồi rửa lại với xà bông và nước sạch. Có thể rửa tay trong nước trà đậm để giải cay.

    Nếu bạn không quen ăn cay mà cắn trúng miếng ớt cay xè, hãy dùng những đồ ăn, thức uống có tính axit hay chất béo để giảm ngay cảm giác khó chịu này. Cụ thể, hãy uống một ngụm sữa hay nước chanh, nước ép cà chua, ăn một ít đường, hoặc các loại kem, bơ, đậu phộng…

    Để tránh bị ớt dính tay, bạn nên cho ớt vào tủ lạnh khoảng 15 phút rồi mang ra cắt bình thường. Cách này khiến ớt giảm độ văng nước khi cắt mà không hề ảnh hưởng đến vị của ớt khi pha chế.

    Khử tay hôi vì lột tỏi

    Hãy thử dùng bã cà phê để rửa tay. Bã cà phê vừa có tác dụng khử mùi, vừa tẩy tế bào chết, giúp da tay bạn mềm mại. Khoai tây cũng có tác dụng tẩy sạch chất bẩn và mùi hôi. Chỉ cần một vài lát khoai tây chà xát lên tay là được. Ngoài ra, việc rửa tay với giấm để khử mùi tỏi cũng rất hiệu quả.

    Khử mùi hôi nước mắm, mùi tanh cá thịt trên tay

    Dùng tay vò nắm rau răm hoặc vài lá tía tô, sau đó rửa tay bằng nước chanh, mùi tanh hoặc mùi nước mắm ám trên tay khi làm bếp sẽ mất. Nếu bạn có sẵn rượu trắng, rửa tay bằng rượu cũng có tác dụng làm bay mùi khó chịu.

    Khi tay bạn có mùi khét do làm bếp, hãy pha muối hột với nước và ngâm rửa vài phút, mùi khét sẽ bay mất.


    CamNangGiaDinh theo PNO ​
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Cách phân biệt đậu phụ có thạch cao hay không
    Thứ Năm, 25 Tháng Mười 2012 ​
    Người tiêu dùng đang lo lắng trước việc vì lợi nhuận một số cơ sở sản xuất đã bỏ thêm thạch cao vào đậu phụ.
    Vậy làm thế nào để có thể phân biệt đậu phụ có thạch cao hay không?
    Đậu phụ là món ăn dân dã và lành tính, được ưa chuộng trong các bữa ăn của người Việt. Từ đậu phụ người ta có thể chế biến được nhiều món ăn ngon.

    Về giá trị dinh dưỡng, đậu phụ là thực phẩm giàu protein, Trong 100g đậu phụ, hàm lượng protein chiếm khoảng hơn 34%. Ngoài ra đây còn là nguồn cung cấp khoáng chất và vitamin khá tốt cho cơ thể, đặc biệt loại thực phẩm này còn hỗ trợ cho việc phòng và điều trị một số bệnh như: bệnh tim mạch.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, sản phẩm này cũng đang có những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. Vì lợi nhuận, một số cơ sở sản xuất đã bỏ thêm thạch cao vào đậu trong quá trình sản xuất. Điều này khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng.

    Nhiều người đã tìm đến siêu thị để chọn mua loại đậu có nguồn gốc xuất xứ đàng hoàng, chất lượng đảm bảo. Tại siêu thị thường bán 2 loại đậu phụ thường và đậu phụ non. Tuy nhiên, nhiều người cũng không thật tin tưởng và làm thế nào để nhận biết đậu phụ có thạch cao hay không? Lời khuyên sau đây của chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm lựa chọn thực phẩm.

    Theo PGS. TS. Lê Thị Hương, Bộ môn dinh dưỡng an toàn thực phẩm, Đại học Y Hà Nội, nếu ăn phải đậu phụ có thạch cao thì chắc chắn không có dinh dưỡng tốt như đậu phụ bình thường, ngược lại nó còn gây thêm các tác dụng phụ, chất đó sẽ lắng đọng trong thành ruột, trong thận, điều này sẽ không tốt cho cơ thể.

    Thông thường, một miếng đậu phụ ngon bao giờ cũng thường có màu trắng ngà, rất mềm mại. Còn đậu phụ có thạch cao màu thường vàng hơn, càng vàng thì càng nhiều thạch cao và độ cứng, độ chắc nhiều hơn rất nhiều đậu phụ tươi bình thường.

    Tuy là món ăn ngon, nhưng đậu phụ thường là món ăn khó để được lâu, dễ hỏng. Dưới đây là một số bí quyết để bảo quản đậu phụ được lâu:

    Khi mua đậu non ở siêu thị về nên bảo quản ngay vào tủ lạnh. Nếu không sử dụng hết thì cũng phải cho sản phẩm vào hộp đậy kín, rồi cho vào tủ lạnh, và vẫn phải lưu ý hạn sử dụng.

    Đối với những đậu phụ mua từ chợ thì càng phải bảo quản cẩn thận hơn và cũng chỉ lưu ý sử dụng trong ít ngày. Khi mua đậu phụ về cần rửa sạch, rồi cho vào hộp, đổ ngập nước, sau đó cho vào tủ lạnh. Để bảo quản được lâu, cần thay nước, để cho đậu được tươi ngon.

    Với các cách bảo quản như trên, ta có thể giữ được đậu từ 5 - 7 ngày. Nếu nước ngâm đậu có màu vàng thì cũng không có nghĩa là đậu đã hỏng, vì nước màu vàng đậm đặc đó là do sữa đậu nành ở trong đậu tiết ra, chúng sẽ bị phân huỷ khi gặp nước.

    CamNangGiaDinh theo Vnmedia ​
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Công dụng bất ngờ từ bã chè




    Bã chè tưởng chừng như thứ bỏ đi nhưng nó lại có rất nhiều tác dụng không ngờ bạn có thể tham khảo công dụng qua bài viết dưới đây nhé!

    Nước chè đã nhạt bạn không nên đổ bã đi vì có thể tận dụng nó vào nhiều việc có ích như làm đệm gối đầu, giúp hoa tươi lâu. Sau đây là một số mẹo có thể tận dụng chúng:
    [​IMG]
    Ảnh minh họa

    - Bã chè phơi khô làm đệm gối đầu, nằm lên mềm mại, thơm tho, có tác dụng khử hỏa rất tốt.
    - Bã chè phơi khô đốt lên có thể xua đuổi côn trùng, khử được mùi hôi ở nhà vệ sinh.
    - Lấy nước chè bỏ đi, thấm ướt vải, lau vào kính, các đồ thủy tinh, cửa sổ, dụng cụ gia đình, giày dép có tác dụng tẩy bẩn rất hiệu quả.
    - Sau khi ăn hành tỏi, nhai một ít bã chè có thể khử được mùi khó chịu.
    - Bã chè để qua đêm đem tưới hoa vừa giữ được độ ẩm của đất trong chậu hoa, vừa làm phân bón cho hoa.


    Làm sáng đồ thủy tinh

    Cốc thủy tinh thường ố và mờ sau thời gian dài sử dụng. Để chúng sáng bóng lại, bạn có thể ngâm những cốc ố đó vào nước ấm pha với giấm, rồi dùng vải mềm kỳ cọ sau đó tráng lại bằng nước sạch, chắc chắn bạn sẽ có một bộ cốc hoàn toàn mới.
    - Muốn làm sạch vết bẩn trên cửa thủy tinh, bạn hãy lấy củ khoai tây cắt đôi, xoa đều lên những cánh cửa.
    [​IMG]
    Kem đánh răng giúp làm sáng đồ thủy tinh (ảnh minh họa)
    - Những chiếc gạt tàn thuốc lá bằng thủy tinh dùng lâu ngày sẽ đọng lại một lớp cáu bẩn, hãy ngâm nó một chút, rồi dùng vải tẩm nước muối thật đặc để lau. Cáu bẩn sẽ biến mất khỏi chiếc gạt tàn.
    - Đồ dùng pha lê có nhiều khe kẽ cần phải lau rửa cầu kỳ, hãy bôi kem đánh răng và kỳ cọ bằng bàn chải đánh răng mềm, sau đó rửa lại bằng nước pha giấm.
    Cách lấy nước cốt chanh mà không cần cắt ra
    Đôi khi bạn chỉ cần vài giọt nước cốt chanh mà cắt cả trái chanh thì uổng lắm. Bạn hãy đốt một que diêm rồi thổi tắt và dùng đầu que bị đốt đâm vào trái chanh, sau đó bạn chỉ bóp nhẹ là nước chanh sẽ tia ra ngay!
    Mẹo giảm đau răng
    Khi cảm thấy đau răng, bạn chỉ cần xoa nhẹ đá lạnh trên mu bàn tay, chỗ tạo thành hình chữ V giữa ngón cái và ngón trỏ. Cơn đau của bạn sẽ giảm đi một nửa.
    Các nhà khoa học Canada phát hiện, mẹo vặt kể trên giúp chữa đau răng mà không cần mở miệng. Theo họ thì các dây thần kinh nhỏ nằm ở khu vực này kích thích một vùng nào đó của não nên ngăn chặn các tín hiệu đau đớn từ gương mặt và tay.
    (theo mamasuanon)
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Mẹo vặt chọn dưa hấu ngon




    Dưa hấu có rất nhiều tác dụng như giải khát, tiêu độc, giàu dược tính... được nhiều người ưa thích. Amthuc365.vn xin giới thiệu với bạn một số mẹo khi chọn dưa hấu.




    Để chọn được quả dưa hấu ngon, chín, bạn nên dựa vào các đặc điểm sau:
    [​IMG]
    Cuống dưa: Cho dù bất cứ loại dưa tròn, dưa dài, cuống dưa phải lõm vào, gần cuống dưa có màu xanh lục.
    Vỏ dưa: Dưa càng chín thì vỏ dưa càng nhẵn. Với loại có vân thì các vân phải rõ ràng. Nếu quả vỏ đen thì màu sắc phải đen sẫm, có ánh. Ngoài ra, để biết chất lượng bên trong quả dưa, nên dùng ngón tay ấn vào vỏ dưa. Nếu quả dưa cứng là loại chất lượng, nếu vỏ mềm thì không nên mua.
    Dùng tay vỗ vào quả dưa, nếu quả dưa phát ra tiếng kêu chắc, thanh, tay cầm thấy rung rung là dưa chín. Nếu quả dưa phát ra tiếng ộp ộp là quả dưa bị nẫu hoặc rỗng bên trong.
    (Sưu tầm)
  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Rau dấp cá và công dụng đối với sức khỏe




    Dấp cá từ lâu đã được y học cổ truyền dùng chữa các bệnh về tiêu hóa, phát ban, tắc sữa... Gần đây, Tây y cũng phát hiện ra nhiều tác dụng quý của nó như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chống ung thư.


    Rau dấp cá còn có tên khác là diếp cá, ngư tinh thảo. Tên khoa học là Houltuynia cocdata Thunb, thuộc họ Saururaceae. Theo Đông y, dấp cá có mùi tanh, tính mát...
    Tác dụng giải nhiệt chống viêm, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau, chỉ khái... Được dùng tươi hoặc sấy khô dưới dạng thuốc sắc. Lá vò nát thêm nước để uống hoặc giã nhỏ đắp tại chỗ trị mụn nhọt áp-xe...

    Một số bài thuốc có dùng dấp cá:

    Viêm đường tiết niệu, đái buốt, đái dắt: Rau dấp cá 30g, xa tiền thảo 20g, rau má 30g, râu ngô 24g, lá tre 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
    Rau dấp cá, rau má, rau mã đề mỗi thứ 50g rửa sạch, vò nát lọc lấy nước trong uống nhiều ngày sẽ khỏi.
    Trĩ bị sưng đau, chảy máu: Lá dấp cá và lá hòe mỗi thứ 40g. Giã nhỏ hai thứ đắp tại chỗ băng lại. Cho bệnh nhân nằm nghỉ tại chỗ. Đồng thời dùng bài thuốc uống trong gồm: rau dấp cá tươi 30g, cỏ mực 20g, hoa hòe (sao) 16g, ngân hoa 12g, phòng sâm 12g, đương quy 12g, thăng ma 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
    Hằng ngày nên ăn sống dấp cá, ngoài ra có thể dùng lá dấp cá nấu nước để xông, ngâm, rửa lúc thuốc còn nóng. Bã còn lại dịt vào hậu môn.
    Nếu trĩ đau nhức thì lấy dấp cá nấu sôi già đổ ra chậu để xông hậu môn, đến lúc nước còn ấm thì ngâm và rửa sạch vùng hậu môn bằng nước đó - sau lại giã rau dấp cá rịt vào chỗ bị trĩ và băng lại.
    Điều trị sỏi thận: Rau dấp cá tươi 30g, rau ngổ 20g, xấu hổ 20g, kim tiền thảo 16g, lá tre 16g, râu ngô 16g, cát căn 12g. Sắc uống ngày 1 thang. 5 - 7 ngày là một liệu trình.
    Lấy 50 - 100g rau dấp cá (sao vàng), đổ 1.000ml nước sôi vào ngâm trong 30 phút sau đó lấy ra uống, mỗi ngày 1 thang, 3 tháng một liệu trình, mỗi một liệu trình cách nhau 2 - 3 ngày.

    Ho kéo dài do phế nhiệt: Rau dấp cá 30g, tang diệp 24g, lá đinh lăng 24g, lá xương sông 24g, rau má 30g, xa tiền thảo 24g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

    Trẻ em sốt cao, có thể dẫn đến co giật: Rau dấp cá tươi 40g, lá hương nhu 30g. Hai thứ rửa sạch giã nhỏ, thêm một chén nước sôi để nguội uống có tác dụng hạ sốt, phòng tránh được cơn co giật.
    Áp-xe vú, sưng đau, người phát sốt: Rau dấp cá 30g, lá đinh lăng 30g, quả ké (sao) 12g, hoa hòe (sao) 16g, ngân hoa 12g, kinh giới 12g, hoàng kỳ 12g, mộc thông 12g, chỉ xác 10g, bồ công anh 20g, cam thảo 16g. Sắc ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Đồng thời cho dùng bài thuốc đắp ngoài như sau: rau dấp cá 50g, lá mã đề 40g, lá chanh non 30g. Ba thứ giã nhỏ đắp tại chỗ băng lại.
    Chữa kinh nguyệt không đều: Cây dấp cá 40g, ngải cứu 30g (cả hai đều dùng tươi). Rửa sạch cây dấp cá và ngải cứu, giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội, lấy một bát nước thuốc, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, uống liền 5 ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày.

    Chữa viêm âm đạo: Cây dấp cá 20g, bồ kết 10g, tỏi 1 củ (vừa). Cho thuốc vào nồi cùng với 5 bát nước đun sôi thật kỹ. Cho bệnh nhân xông hơi nóng vào chỗ đau, sau đó dùng nước ngâm, rửa chỗ đau.

    Ngày làm 1 lần, cần làm trong 7 ngày liền.
    [​IMG]
    Chữa viêm tuyến vú: Lá dấp cá 30g (dùng lá tươi), lá cải trời 20g. Rửa sạch hai thứ lá trên, giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội lấy một bát nước thuốc, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, cần uống 5 ngày liền.
    Chữa bệnh viêm tai giữa, viêm tuyến vú: Lá dấp cá khô 20g, táo đỏ 10g, nước 60ml sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.

    Bên ngoài dùng 2 hạt gấc, bỏ vỏ cứng giã nát, cho 1 thìa canh giấm ăn vào hòa đều bôi vào chỗ đau, ngày bôi 3 lần, cần bôi 5 ngày liền.

    Chữa mụn nhọt sưng đỏ: Lá dấp cá ăn sống, ngoài ra dùng một nắm nhỏ giã nát đắp vào mụn nhọt. Nhọt đinh râu: Lá dấp cá và lá rau má giã nhỏ mịn, đắp tại chỗ.

    Chữa viêm phế quản: Lá dấp cá, cam thảo đất mỗi thứ 20g. Sắc đặc uống dần trong ngày.
    Chữa sưng phổi: 30g dấp cá, 15g cát cánh, nấu nước uống hoặc nghiền nhỏ cho vào nước nóng quấy đều uống.
    Chữa đau mắt đỏ: Rau dấp cá 10 lá, rửa sạch giã nhuyễn - dùng vải mỏng hoặc giấy xốp gói đắp lên mắt sẽ khỏi.
    Chữa kiết lỵ: 20g rau dấp cá, 6g than cây sơn tra, nấu nước và thêm mật ong để uống.
    Chữa quai bị: Lấy một ít lá dấp cá tươi, giã nhuyễn và đắp lên quai hàm, băng lại cố định, mỗi ngày làm 2 lần.
    Chữa táo bón: Lấy 5 - 10g dấp cá sao khô, đổ nước nóng vào ngâm từ 10 - 12 phút, sau đó uống thay trà. Trong thời gian trị liệu phải ngừng sử dụng các loại thuốc khác, 10 ngày một liệu trình.
    Chữa bệnh trĩ: Rau dấp cá dùng ăn sống hàng ngày - kết hợp lấy dấp cá giã nát và rịt vào nơi bị trĩ, băng lại mỗi ngày 1 đến 2 lần rất tốt.
    Chữa viêm gan vàng mật cấp tính: 180g dấp cá, 30g đường trắng, nấu nước uống, mỗi ngày 1 thang, uống liền 5 - 10 thang.
    Chữa cảm, sốt: 16g dấp cá, 20g lá hương trà loại nhỏ, nấu nước uống. Hoặc đem hai loại trên nghiền nhỏ, cho nước vào sắc cho cô đặc lại, làm thành viên nén, mỗi viên 0,3g, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 - 4 viên.
    Chữa sốt xuất huyết: Rau dấp cá, lá rau ngót, lá cỏ mực mỗi thứ 100g - sắc đặc uống làm nhiều lần trong ngày.
    Chữa vú sưng tắc sữa: Dùng 20g cây dấp cá khô, táo đỏ 10 quả. Đổ vào 600ml nước, sắc còn lại 200ml, chia đều 3 lần uống trong ngày.
    Lưu ý: chỉ dùng trong điều kiện xa cơ sở y tế hoặc dùng kết hợp với điều trị Tây y.
    Bảo Thanh tổng hợp
    Amthuc365.vn

Chia sẻ trang này