Sưu tập các bài thuốc,các mẹo vặt và các kỹ năng ứng xử cần thiết trong cuộc sống !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 28/10/2012.

4012 người đang online, trong đó có 273 thành viên. 07:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 112190 lượt đọc và 1008 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Các bài thuốc chữa hôi miệng




    Nếu nguyên nhân gây hôi miệng là dạ dày bị nhiệt, có thể lấy chanh tươi 2-3 quả rửa sạch, cắt đôi, vắt lấy nước, hòa mật ong vừa đủ ngọt; mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 thìa canh.

    Cũng có thể áp dụng các biện pháp sau:
    - Dưa chuột (dưa leo) rửa sạch, gọt lấy vỏ, đun nước uống ngày 3 lần.
    - Rễ cỏ lau tươi 100-200 g, đường phèn 30-50 g, rễ cỏ lau tươi rửa sạch, cắt thành từng đoạn bỏ trong bát, cho đường phèn vào một ít nước, hấp cách thủy, lọc bỏ bã, lấy nước uống thay chè.
    - Vỏ chanh rửa sạch, nhai kỹ nuốt dần, ngày vài lần.
    - Dưa hấu ép lấy nước uống.
    Chữa hôi trong khoang miệng:
    - Vỏ quýt 30 g rửa sạch, thái sợi, nấu thành nước uống hàng ngày.
    - Hạt hoa quế 3 g, nấu nước, dùng súc miệng mỗi ngày vài lần.
    - Quả vải khô 2-3 quả, bỏ vỏ, hạt, lấy cùi ngậm trước khi đi ngủ, sáng hôm sau nhổ đi, ngậm liên tục 10-15 ngày.
    - Đu đủ 30 g, hoắc hương 6 g, đem sắc lấy nước súc miệng ngày 3 lần.
    - Cau bổ thành từng miếng, ngậm dần trong miệng hàng ngày.
    Chữa hôi miệng do đầy bụng khó tiêu
    - Mơ xanh ướp muối, phơi khô, ngậm trong miệng sau bữa ăn.
    - Lá cây đậu xanh 15 g, hoắc hương 10 g, sắc lấy nước, súc miệng ngày 3 lần.
    - Quả lê bỏ vỏ, hạt, thái miếng mỏng, ngâm nước sôi để nguội trong nửa ngày, uống thay nước trong vài ngày liền. ​
    BS Thu Hiền, Sức Khoẻ &Đời Sống
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Bí quyết giúp xương vững chắc

    Bài đăng bởi admin on 11:18 lúc bí quyết, nên biết, sức khỏe | 0 nhận xét
    [​IMG]
    Chạy bộ thường xuyên giúp duy trì xương vững chắc Thường xuyên đi bộ, chạy bộ, chơi quần vợt có hiệu quả trong việc duy trì mật độ chất xương ở chân và xương sống.


    Đó là lời khẳng định của các bác sĩ chuyên về chấn thương chỉnh hình Ấn Độ, theo hãng tin New Kerala. “Tập thể dục thường xuyên, ví dụ như đi bộ nhanh khoảng 30 phút mỗi ngày; ăn các thực phẩm từ sữa, lòng trắng trứng, cá hồi sẽ giúp giảm nguy cơ bị loãng xương”, Chủ tịch Hiệp hội Chỉnh hình Ấn Độ S Rajasekaran cho biết.


    Tắm nắng khoảng 20 phút mỗi ngày cũng là cách giúp xương vững chắc nhờ giúp bổ sung vitamin D cho cơ thể, vitamin D là chất giúp cơ thể hấp thu canxi. Những ai có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê nhiều nên bổ sung canxi nhiều vì dễ có nguy cơ bị loãng xương.


    Chuyên gia Rajasekaran nhấn mạnh: “Có một lối sống lành mạnh với việc tập thể dục, kiểm tra mật độ chất xương thường xuyên sau tuổi 40 đối với nữ và 55 đối với nam giới sẽ giúp họ duy trì xương vững chắc, chống gãy xương”.
    Theo TNO


  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Bài thuốc đông y điều trị loãng xương


    Loãng xương thường gặp ở lứa tuổi 45 – 50, nhất là ở phụ nữ ở tuổi mãn kinh, thường gặp ở những người suy dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống cà phê hơn 5 tách/ngày, ít vận động...


    [​IMG]


    Ảnh minh họa.
    Các biểu hiện thường gặp: Cảm giác nóng âm ỉ trong xương, đau mỏi trong các khớp, cột sống, đau cơ, co cứng cơ...
    Loãng xương được mô tả phạm vi chứng hư lao, cốt lao trong y học cổ truyền.
    Phòng ngừa: Ăn uống đầy đủ các chất, chú ý về các loại vitamin và khoáng chất. Nên ăn thức ăn giàu canxi như: sữa bò, trứng gà, đậu nành, cá, tôm, xương heo... Bỏ thuốc lá, rượu bia. Đừng dùng thức ăn nhiều mỡ, vì ảnh hưởng sự hấp thụ canxi. Tập thể dục, vận động thích hợp như dưỡng sinh, khí công, đi bộ... đặc biệt là thể dục dưới nắng, sẽ giúp cơ thể tự sản sinh vitamin D, giúp cho việc hấp thụ canxi.
    Bài thuốc:

    1. Hà thủ ô 20 gam.
    2. Thục địa 12 gam.
    3. Ngưu tất 10 gam.
    4. Bạch phục linh 12 gam.
    5. Đỗ trọng 10 gam.
    6. Bạch truật 12 gam.
    7. Đơn bì 8 gam.
    8. Lá lốt (dùng tươi) 10 gam.
    - Nước nhất đổ 700 ml nước nấu còn 250 ml.
    - Nước nhì đổ 600 ml nước nấu còn 200 ml.
    Mỗi ngày uống 1 thang, thời gian dùng từ 2 - 3 tuần.
    Bác sĩ Huỳnh Công Trứ
    Ảnh ST​
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Hai kiểu cột tóc vintage điệu đà

    Một chút gel tạo nếp và 5 phút thực hiện theo hướng dẫn dưới đây, bạn đã có được kiểu tóc 'không đụng hàng'.

    Kiểu 1: Tóc thắt nút
    [​IMG]

    Dùng kem dưỡng tóc bôi đều lên tóc cho tóc mềm và bớt rối. Vắt tóc sang một bên, chia thành hai phần.
    [​IMG]

    Dùng hai phần tóc cột lại với nhau. Vuốt thẳng rồi thắt thêm một lần nữa.
    [​IMG]

    Nhập hai phần đuôi tóc vào làm một. Kéo thẳng và dùng thun cố định đuôi tóc. Chú ý cột sát nút thắt. Khi buông tay ra, phần thắt nút sẽ che khuất thun cột.
    [​IMG]

    Chải lại phần đuôi tóc cho hai lọn tóc hoàn toàn lẫn vào nhau. Kiểu 2: Tóc bồng Vintage
    [​IMG]

    Dùng cây cuốn nóng, uốn cho tóc quăn gợn nhẹ. Chia dọc tóc thành 3 phần. Phần ở giữa chia thành 2 phần nhỏ hơn ở trên và dưới.
    [​IMG]

    Đánh rối phía trong phần tóc phía trên ở giữa, xoắn lại và kẹp cố định.
    [​IMG]

    Đánh nhẹ phía trong phần tóc 2 bên, cuộn theo hướng úp vào giữa. Dùng kẹp cố định sát vào nhau.
    [​IMG]

    Dùng keo xịt tóc nhẹ để các sợi không xù ra và hỗ trợ giữ nếp cuộn cho tóc.
    Duy Hiên
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036

    Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} [FONT=&quot]Những lợi ích chữa bệnh của củ cải trắng[/FONT][FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]


    [/FONT][FONT=&quot]Do củ cải trắng có rất nhiều dưỡng chất, bạn nên tích cực bổ sung chúng trong suốt mùa đông này nhé để nhận được những lợi ích sức khỏe.[/FONT][FONT=&quot]

    Củ cải có loại củ cải trắng và củ cải tím. Theo kết quả phân tích cứ trong 100g củ cải thì có 93,5g nước, 0,6g protein, 0,1g chất béo, các loại đường là 5,3g chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ. Trong dân gian dùng củ cải trắng làm thuốc chữa một số bệnh sau:

    [/FONT]Chữa khàn tiếng không nói được[FONT=&quot]: Lấy củ cải và gừng tươi giã vắt lấy nước uống.[/FONT]
    [FONT=&quot]Trị lao phổi ho ra máu[/FONT][FONT=&quot]:[/FONT][FONT=&quot] Củ cải 300g, mật ong 150g, phèn chua 10g, nước[/FONT][FONT=&quot] 400ml. Cho củ cải vào đun cùng với nước cho sôi, đến khi còn khoảng 100ml thì gạn lấy nước bỏ bã. Cho phèn chua và mật ong vào nước này khuấy đều, đun sôi chia làm 3 lần uống trong ngày trước khi ăn.

    [/FONT][FONT=&quot]Trị viêm phế quản mạn ở người cao tuổi: [/FONT][FONT=&quot]Củ cải trắng 250g, đường phèn, mật ong vừa đủ, một bát con nước. Sắc đến khi còn nửa bát con nước, ăn củ cải và uống nước. Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.

    [/FONT][FONT=&quot]Trẻ nhỏ bị ho[/FONT][FONT=&quot]: [/FONT][FONT=&quot]Lấy củ cải thái thành miếng mỏng, thả vào ngâm trong nước đường đặc vài ngày. Mỗi lần lấy ra một thìa nhỏ, pha thêm nước nóng cho trẻ uống.

    [/FONT][FONT=&quot]Chữa nhiệt miệng:[/FONT][FONT=&quot] Súc miệng bằng nước cốt củ cải, ngày súc miệng nhiều lần sẽ nhanh khỏi.[/FONT]
    [FONT=&quot]Chữa đái tháo đường:[/FONT][FONT=&quot] Củ cải 250g, gạo 100g. Củ cải tươi rửa sạch, cắt nhỏ, nấu với gạo thành cháo ăn hằng ngày.

    [/FONT][FONT=&quot]Trị sỏi mật: [/FONT][FONT=&quot]Củ cải 400g, mật ong 100g. Củ cải gọt vỏ, cắt từng miếng dài khoảng 6cm, tẩm mật ong rồi sấy khô (chú ý không để củ cải cháy). Ăn củ cải và uống cốc nước muối loãng độ mặn (như nước canh).

    Ngoài ra, nước ép từ củ cải có tác dụng chống nấm và phòng ngừa sỏi mật. [/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Nguồn:[/FONT][FONT=&quot] Sức khỏe và Đời sống[/FONT]
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Ai bị mỡ máu cao dùng thuốc Tahor của Pháp , ngày 1v, ngoài ra thường xuyên ăn cà tím, tỏi, khoai các loại, bí xanh, nấm hương, mộc nhĩ mỡ máu sẽ giảm về bình thường :
    Tham khảo :
    Cà tím thấm mỡ thải ra ngoài như giấy thấm, phòng chống và giảm mỡ máu. Nên ăn cà luộc, nướng hay cà bung không cho dầu mỡ. Cà bung cho dầu mỡ thì mất tác dụng thấm mỡ do cà đã hút no dầu mỡ.
    [FONT=&quot]http://vietbao.vn/Suc-khoe/Ca-tim-Mo.../55176305/526/


    Mộc nhĩ đen làm loãng máu, có chất keo hút mỡ thải ra ngoài như giấy thấm. Mộc nhĩ có nhiều sắt tốt cho việc tạo máu mới.

    http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/voha/mocnhiden.htm

    Nấm hương. Giảm mỡ máu, bảo vệ tế bào gan.

    http://dantri.com.vn/c7/s7-218870/na...u-thuc-vat.htm

    [FONT=&quot]Các loại khoai hấp thụ mỡ, đường thải ra ngoài. Dễ tìm nhất là khoai lang, khoai tây, khoai sọ. Luộc, hấp, nấu canh không cho mỡ. Rán, xào khoai thì mất tác dụng thấm mỡ do khoai đã hút no dầu ăn.

    http://www.vietnhim.com/dongnhim/sho...d.php?t=20106&[/FONT]

    Tỏi. Hạ mỡ máu, chống ung thư. Đập thật dập khi xào nấu, ăn sống bóc ra sau 15 phút mới nên ăn.

    http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/voha/vh062.htm


    Bí xanh. Tiêu mỡ, giảm cân, phòng chống mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch gây tử vong cao.

    http://suckhoedoisong.vn/20090424104...oi-bi-dao-.htm


    Tự làm thuốc thông mạch, làm giảm mỡ máu, tan cục máu đông

    http://www.youtube.com/watch?v=ITccS9zzaCY&feature=player_embedded#!

    [/FONT]Cao áp huyết (mắt đỏ)

    http://www.youtube.com/watch?v=fXI6zp5s-t4&feature=relmfu

    Chữa bụng to, béo phì bằng bài Nạp Khí Trung Tiêu


  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Gút - căn bệnh "nhà giàu"

    Những chiếc khớp sưng đi sưng lại, những cơn đau, có khi tới hàng chục lần trong năm, thường xảy ra lúc nửa đêm hoặc sau một bữa ăn phong phú thực phẩm, nhiều rượu và thịt. Đó là những hình ảnh cô đọng về căn bệnh không chết người nhưng cũng chẳng mấy dễ chịu này.

    Gút (Goutte), hay còn gọi là bệnh thống phong, thực chất là một loại viêm khớp. Chỉ có điều, tất cả các loại thuốc chữa thấp khớp đều tỏ ra bất lực với bệnh này. Bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm là viêm đa khớp thông thường vì có các biểu hiện: đau nhức, sưng, nóng, đỏ, căng bóng ở các khớp.
    Nhiều axit uric
    Bệnh xảy ra do nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao, tạo thành các tinh thể lắng đọng tại khớp, gây ra những cơn đau đớn vô cùng khó chịu. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng axit uric tăng:
    1. Sử dụng quá nhiều thực phẩm có chứa nhiều chất purin như:
    - Các loại thịt đỏ (chó, bò, thú...).
    - Phủ tạng động vật: gan, bầu dục...
    - Một số cá (cá mòi, cá hồi, cá trích...).
    - Tôm, cua, ốc ...
    2. Sử dụng một số thuốc như:
    - Nhóm cortison.
    - Aspirin, các thuốc có chứa salicylate.
    - Pyrazinamid, thuốc lợi tiểu.
    Tiến triển
    Bệnh gút tiến triển qua 2 giai đoạn.
    1. Giai đoạn cấp tính:
    - Người bệnh bỗng thấy ngón tay, ngón chân cái bị sưng tấy (cũng có khi ở cổ chân, khớp gối hoặc ở những ngón chân khác). Xuất hiện những cơn đau dữ dội, đau đến mức không thể chịu đựng được, nhất là về đêm. Có thể kèm theo sốt nhẹ, mệt mỏi và sợ lạnh.
    - Cơn sưng đau kéo dài từ vài ngày đến hàng tuần, rồi tự nhiên giảm dần và trở lại gần như bình thường.
    - Vài tuần hoặc vài tháng sau, những cơn đau khác lại xuất hiện, cũng dữ dội và bất ngờ như những cơn đau trước. Cứ như vậy, những cơn sưng đau trở đi trở lại, có khi tới hàng chục lần trong năm.
    - Cơn gút thường xảy ra vào quá nửa đêm, hoặc sau một bữa ăn nhiều rượu và thịt.
    Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ kéo dài vài năm rồi chuyển thành mạn tính.
    2. Giai đoạn mạn tính
    Người bệnh bị sưng đau nhiều khớp, nhất là ngón chân cái, mắt cá, khớp gối và khớp đốt ngón tay. Các u cục này to nhỏ không đều, đường kính từ 2 mm đến 5 cm, hơi mềm, không đau, có thể nhìn thấy cặn trắng ở bên dưới lớp da mỏng. Khi bị vỡ, từ các u này sẽ chảy ra một thứ bột trắng như phấn, đó là axit uric lắng đọng dưới dạng muối urat. Các muối urat không những lắng đọng ở dưới da, quanh khớp mà còn lắng đọng cả ở thận, gây sỏi thận, dẫn đến tăng huyết áp, suy tim, suy thận và có thể dẫn đến tử vong.
    Xử trí
    Bệnh thường "đe doạ" nam giới từ 30 tuổi trở lên, to béo, ăn uống thừa thãi (rất hiếm gặp ở phụ nữ và lứa tuổi trẻ). Theo các chuyên gia y tế, vì bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được, nên những người trên 30 tuổi, có mức sống cao, nên thường xuyên kiểm tra nồng độ axit uric trong máu.
    - Nếu lượng axit uric cao hơn mức bình thường (50-60 mg/l) thì phải thực hiện ngay chế độ ăn uống thích hợp và dùng thuốc giảm axit uric trong máu.
    - Khi đã xuất hiện cơn đau, có thể dùng thuốc chống viêm, giảm đau, nhưng không nên quá ỉ lại vào thuốc, vì chúng chỉ có thể cắt cơn đau mà không điều trị dứt bệnh được.
    - Tuyệt đối không được uống rượu và các chất kích thích.
    - Uống nhiều nước (2-3 lít /ngày), tốt nhất là nước khoáng có độ kiềm cao, để tăng thải axit uric qua đường tiểu tiện.
    - Tránh dùng các thực phẩm có chứa nhiều chất purin như thịt, cá, phủ tạng động vật (chỉ nên dùng dưới 100 g/ngày hoặc không quá 2 lần mỗi tuần).
    (Theo Người Lao Động)​
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Phòng chống bệnh gút bằng ăn uống;

    Theo Đông y, bệnh gút (thống phong) là do ngoại tà xâm nhập cơ thể, gây tắc nghẽn kinh lạc, ứ trệ khí huyết, làm tân dịch kết lại thành đờm quanh khớp, gây đau. Ngoài việc dùng thuốc, phương pháp điều trị bằng ăn uống cũng rất quan trọng. Sau đây là một số món ăn chữa bệnh gút.
    1. Rau cải trắng 250 g, dầu thực vật 20 g, xào rau ăn hằng ngày, thích hợp trong giai đoạn điều trị củng cố.
    2. Cà dái dê tím 250 g, rửa sạch, luộc chín, thái thành miếng, cho thêm xì dầu, dầu vừng, muối, gia vị, trộn đều, ăn cách nhật.
    3. Khoai tây 250 g, dầu thực vật 30 g, rán khoai tây rồi trộn với xì dầu, muối, gia vị, ăn hằng ngày. Dùng rất tốt khi bệnh tái phát.
    4. Củ cải 250 g thái chỉ, dầu thực vật 50 g. Củ cải rán qua với dầu rồi thêm bá tử nhân (30 g), nước (500 ml) đun chín, cho thêm muối và gia vị, ăn hằng ngày.
    5. Củ cải 250 g, dầu thực vật 30 g, gạo tẻ 30 g. Củ cải thái chỉ, rán qua rồi cho thêm 750 ml nước, nấu với gạo thành cháo, ăn trong ngày.
    6. Măng tre 250 g, dầu thực vật 30 g, xào măng, cho thêm muối và gia vị, ăn hằng ngày.
    7. Hạt dẻ tán thành bột 30 g, gạo nếp 50 g, nấu với 750 ml nước thành cháo ăn trong ngày.
    8. Rau cần 100 g (để cả rễ, rửa sạch, thái nhỏ), gạo tẻ 30 g, nấu với 750 ml nước thành cháo, ăn trong ngày.
    9. Nho tươi 30 g, gạo tẻ 50 g, nấu thành cháo ăn hằng ngày, dùng rất tốt trong giai đoạn cấp tính.
    10. Dâu tây (thảo mai) 80 g, rửa sạch, bỏ cuống, ép lấy nước, pha thêm đường phèn và nước đun sôi để nguội (khoảng 100 ml) chia 2-3 lần uống mỗi ngày.
    11. Khoai tây, cà rốt, dưa chuột, táo tươi (loại táo to nhập khẩu từ Trung Quốc) mỗi loại 300 g. Tất cả rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước, cho thêm mật ong uống trong ngày.
    11. Quýt 200 g, cà rốt 300 g, táo 400 g, lô hội 40 g, tất cả rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước, pha thêm mật ong uống hằng ngày.
    13. Cương tàm 250 g, đậu đen 250 g, rượu trắng 1.000 ml. Đậu đen sao cháy, ngâm trong rượu cùng với cương tàm, sau 5 ngày thì dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 ml.
    14. Độc hoạt 40 g, bạch tiên bì 15 g, khương hoạt 30 g, nhân sâm 20 g, rượu vừa đủ. Các vị rửa sạch, sấy khô, tán vụn. Mỗi lần lấy 10 g bột thuốc, 7 phần nước 3 phần rượu, đun cạn còn 7 phần rồi bỏ bã, uống hằng ngày.
    15. Tang ký sinh 200 g, đậu đen 200 g, rượu trắng 1.500 ml. Các vị sấy khô, sao thơm, tán vụn, ngâm trong rượu cùng một chút mật ong, sau 5 ngày thì dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 ml.
    16. Độc hoạt 60 g, đậu tương 500 g, đương quy 10 g, rượu trắng 1.000 ml. Tất cả sấy khô, sao thơm, thái vụn, ngâm trong rượu, cho thêm mật ong, uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-15 ml.
    Th.S Hoàng Khánh Toàn, VHNTAU

    Việt Báo (Theo_VnExpress.net)
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Chế độ ăn cho người tiểu đường thừa cân

    Giảm cân là cách hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đườngrất hiệu quả. Tuy nhiên việc giảm cân của người mắc bệnh tiểu đường cần tuân thủ theo một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt.

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh tiểu đường cần một chế độ ăn đặc biệt nhằm hạn chế thừa cân và tăng lượng đường trong máu. Ngoài việc tìm gặp bác sỹ dinh dưỡng để có được sự tư vấn đúng đắn, người bệnh cần chú ý tới những thực phẩm mình ăn hàng ngày.
    1. Thực phẩm nên ăn:
    Rau quả:
    Bạn nên chọn những loại rau củ ít đường, rau tươi hoặc đông lạnh đều được. Đặc biệt, khổ qua, hay còn gọi là mướp đắng là một loại rau quả theo mùa giúp điều chỉnh mức đường trong máu và giữ cho cơ thể hoạt động bình thường. Khổ qua được sử dụng như một bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khổ qua chứa một chất tựa như Insulin cực kì hữu dụng trong việc làm giảm lượng đường trong máu và rất tốt cho giảm cân.
    Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng rau tươi hoặc rau đông lạnh, không nên sử dụng rau đóng hộp bởi chúng chứa lượng Natri cao. Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế tối đa các loại rau củ sau: Dưa chua, nộm ngọt, rau có hàm lượng muối cao, rau ăn cùng nước chấm…
    Về cách chế biến, luộc, nấu, hấp vẫn được coi là lựa chọn hợp lý nhất với người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trong quá trình nấu ăn, bạn không nên cho đường, chất tạo ngọt hoặc các chất béo khác vào món ăn.
    Trái cây tươi cũng là thực phẩm hữu hiệu trong việc ngăn ngừa những biến chứng ở mắt dẫn đến mất thị lực do bệnh đái tháo đường gây ra. Tuy nhiên bạn nên chọn các loại trái cây ít đường như dâu tây, dưa lưới, đào, cam và tránh xa chuối, xoài, nho…
    Các loại đậu
    Các loại đậu là thực phẩm tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn các thực phẩm nhiều chất xơ, đặc biệt là các loại đậu, giúp hạn chế việc tăng nồng độ đường trong máu sau bữa ăn và giảm lượng đường trong máu, từ đó giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định.
    Sữa ít béo và các sản phẩm thay thế
    Những người giảm cân nên sử dụng váng sữa hoặc sữa ít béo. Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường không nên dùng sữa có đường nhân tạo.
    Thịt trắng
    Người tiểu đường chỉ nên ăn một lượng thịt vừa phải và ăn những sản phẩm thịt trắng như thịt gà, cá… tránh các sản phẩm thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò…
    [​IMG]

    2. Thực phẩm không nên ăn:
    Đường và các sản phẩm nhiều đường:
    Đối với bệnh nhân tiểu đường, kẹo là thực phẩm “cấm kỵ” hàng đầu, bởi chúng có quá nhiều đường. Thay vì dùng chất đường hấp thu nhanh, hãy sử dụng chất đường hấp thu chậm từ thực phẩm như củ cải, hành tây… khi chế biến thành món ăn.
    Chất béo no
    Chất béo nói chung, đặc biệt là chất béo no (thường có nguồn gốc từ động vật), cần được hạn chế nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường và thừa cân. Tốt nhất, hãy chọn những thực phẩm nướng bằng lò vi sóng, tránh các đồ ăn chiên xào.
    Nước ngọt, nước có ga:
    Việc sử dụng những đồ uống ngọt có ga làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tiểu đường và bệnh tim. Vì vậy, hãy thay thế chúng bằng các loại đồ uống không calo hoặc ít calo như: nước ép cam, nước ép cà rốt, nước lọc…
    Các sản phẩm tinh bột
    Các loại tinh bột như bánh mỳ trắng, bột mỳ và gạo được cơ thể chuyển hóa tương đối nhanh thành đường. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường thừa cân không nên ăn nhiều các thực phẩm này. Ngô và khoai tây cũng là các nguồn tinh bột khá lớn và nên được thay thế bằng các loại rau, đậu.
    Viet Bao.vn (Theo TPO)​
  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Các loại đậu và lợi ích:

    Đậu đen xanh lòng trong Đông y


    [​IMG]

    Đậu đen được trồng rất nhiều tại một số nước Á Châu. Người Trung Hoa không những đã biết dùng đậu đen để chế biến các loại thực phẩm như nước tương, tương khô và bột đậu mà còn dùng để luyện cao và làm thuốc.
    Có hai loại đậu đen: loại vỏ đen ruột trắng và loại vỏ đen ruột xanh thường gọi là đậu đen xanh lòng. Loại sau này thường được người ta chọn lựa dùng để làm thuốc nhiều hơn.
    Theo sách Y Học đời Mãn Thanh ghi chép: "Đậu đen tính hàn, vị cam (ngọt), sắc đen, chứa nước, hình dáng giống quả thận, nên có khả năng làm sáng mắt, lợi thủy, bổ thận, nhuận tâm, giải nhiệt, khu phong, hoạt huyết, giải độc, giảm đau và trừ được chứng sưng phù. Dùng đậu đen giã nát hay đâm vụn rồi đắp lên chỗ sưng đau thì sẽ chóng lành. Những người thường ăn đậu đen nấu chín sẽ phòng ngừa được các chứng ban trái."

    Sách Bản Thảo Bị Yếu của Trung Quốc viết rằng: Đậu đen có đặc tính làm cho người già mắt yếu được sáng trở lại. Nó còn có công hiệu bổ thận và điều hòa hệ thống tim mạch. Ở Trung Hoa có nhiều người đã trên 80 tuổi, nhờ dùng đậu đen thường xuyên, mà không cần đeo kiếng lão, lên xuống thang lầu không biết mệt và khi viết chữ, tay không run. Có người bị táo bón kinh niên cũng nhờ dùng đậu đen mà nay được nhuận trường, đại tiện bình thường trở lại. Những người bị bịnh đậu mùa , mặt rổ hoa mè, sau khi áp dụng phương pháp dưỡng sinh bằng đậu đen một thời gian thì thấy các vết thẹo khỏi hẳn, da trơn mịn màmg bình thường.

    Sách Y Học cổ truyền Trung Quốc cũng viết: "Ngoài bông cúc ra, đậu đen là loại thực phẩm dưỡng sinh tốt nhất để bổ mắt, đến già vẫn còn đọc chữ được rõ ràng. "

    Sách Thọ Thân Dưỡng Lão Tân Thư viết: “Lý Mỗ tiên sinh mỗi sáng thức dậy là nuốt 27 hạt đậu đen tròn lẵng. Đến nay đã già nhưng mắt ông còn tỏ và tai ông vẫn thính như thuở thanh xuân”. Sách Dưỡng lão càn thư của Huy Thân viết : “Mỗi sáng nuốt 49 hạt đậu đen xanh lòng suốt đời sáng mắt , thính tai , đen tóc tiêu mụn nhọn."

    Có người lúc còn trẻ, hàng ngày chỉ nuốt một hạt đậu đen, rồi tăng dần liều lượng mỗi năm thêm một hạt. Cho đến già, v ẫn thấy mạnh khỏe hơn những người cùng tuổi. Mắt còn tỏ, không cần phải đeo kiếng lão

    Nuốt đậu đen xanh lòng ra sao?
    Lựa những hạt đậu đen mướt (bổ thận) có ruột xanh (bổ gan).


    Cách thức dùng đậu đen để bồi dưỡng và trị liệu tùy theo sự tiện lợi hay ý thích của mỗi người.
    Cách thông thường nhất để thử nghiệm trong một tuần lễ là chúng ta có thể dùng 49 hạt đậu đen xanh lòng thứ tốt (no tròn, đen mướt và còn mới) rửa sạch. Mỗi sáng nuốt 7 hạt với nước chín để nguội hay còn ấm. Nhớ rửa sạch mỗi lần 7 hạt trước khi dùng. Đừng rửa một lượt 49 hạt rồi để dành vì sau khi dùng rồi, phần đậu còn lại sẽ lên mộng. Sau đó số lượng đậu dùng hàng ngày có thể gia tăng tùy thích. Người bị bịnh thận có thể dùng nước sôi nguội pha muối thật loãng để nuốt đậu đen. Còn người bị bịnh phù thũng chỉ nên dùng nước sôi nguội bình thường và không pha muối. Hạt đậu không được rang hay nấu chín. Nên được nuốt trọn, không được cắn bể hay nhai nát. Nuốt đậu đen rồi, chốc lát sau có thể dùng điểm tâm và sinh hoạt bình thường, không kiêng cử gì cả. Bất kỳ người lớn hay thiếu niên đều có thể áp dụng phương pháp dưỡng sinh này để kiện thân và bồi dưỡng sức khỏe. Đừng lo ngại đậu đen nguyên hạt sẽ không tiêu hóa được ở trong ruột. Chỉ 3 tiếng đồng hồ sau khi nuốt đậu xong là chúng ta cảm thấy phải đi đại tiện rồi.
    Tài liệu dưỡng sinh trên đây có nguồn gốc từ Trung quốc và đã đươc dịch và do chùa Phước Huệ tại Wetherrill, Sydney (Úc) phổ biến. Qúi bạn nào muốn thử nghiệm xin hãy cứ nuốt một hạt vào mỗi sáng để thăm dò, xem có bị sình bụng, tiêu chảy hay cảm giác khó chịu không. Nếu không có gì trở ngại, thì sau một tuần lễ quý bạn có thể gia tăng liều lượng từ từ đến con số mà mình mong muốn.
    Dựa theo tài liệu “Nuốt đậu đen xanh lòng đề phòng và chữa bệnh” ( do bạn Bao Nguyen chuyển tới )

    Chú thích
    1- Để rộng bề tham khảo chúng tôi xin trích dưới đây bài viết về một số thuốc Nam đơn giản có dùng đậu đen do BS Quách tấn Vinh và Trung Tâm Y học phổ biến
    - Chữa đau bụng dữ dội: đậu đen 50g, sao cháy hoặc sắc với rượu uống, có thể sắc với nước rồi pha thêm rượu vào uống.
    - Chữa lưng sườn bỗng dưng đau nhói: Đậu đen 200g, sao vàng, ngâm rượu uống.
    - Chữa trúng phong cấm khẩu, không nói được, tâm phiền hoảng hốt, tay chân không cử động hoặc đau bụng, đầy hơi, hoặc có lúc ngất đi rồi lại tỉnh: Đậu đen lớn hạt, nấu bỏ bã lấy nước, cô thành cao mà ngậm, dùng lâu ngày mới công hiệu.
    - Chữa trúng phong, thình lình tay chân co rút không cựa được: Ðậu đen xanh lòng 3 thăng cho vào chõ đồ, đổ vào 2 thăng giấm, đang khi nóng bưng đổ xuống đất rồi trải chiếu lên đậu cho bệnh nhân nằm; đắp mền áo nhiều lớp, chờ khi đậu nguội thì lấy bớt mền dần dần, nhưng phải cho một tay vào mền để xoa nắn, kéo chỗ bị co rút; rồi lại đổ đậu làm như thế và cho uống thang trúc lịch, thực hiện như vậy 3 ngày là khỏi.
    - Chữa thương hàn thuộc về âm độc nguy cấp: Ðậu đen sao thơm, chế rượu vào, cho uống nóng. Nếu uống vào bị nôn ra thì cho uống lại, đến khi mồ hôi ra được thì thôi.
    - Chữa trúng hàn: Ðậu đen sao cháy. Ðang lúc còn nóng, chế rượu vào uống rồi trùm mền lên cho ra mồ hôi là khỏi.
    - Chữa phong thấp, gân co gối nhức, trong bụng nóng, đại tiện bón: Ðậu đen ngâm nước, ủ cho mộng dài 2-3 tấc rồi phơi khô, dùng 1 thăng rồi cho nửa lạng giấm vào trộn đều, sao vàng tán nhỏ. Mỗi lần uống 1 muỗng nhỏ với rượu trước khi ăn, ngày uống 2, 3 lần, tác dụng rất hay.
    - Chữa uốn ván do trúng phong, cảm thấp mà sinh bệnh, người ngay đơ, thẳng cứng, cấm khẩu như bệnh động kinh: Ðậu đen 1 thăng sao hơi chín, tán nhỏ cho vào chõ nấu đến khi lên hơi thì lấy xuống, cho 3 thăng rượu vào ngâm. Uống ấm 1 thăng cho ra mồ hôi rồi dùng thuốc cao mà dán.
    - Chữa bệnh cổ trướng, bụng trướng do ăn nhầm các loại cá độc: Ðậu đen sắc với nước uống lúc còn ấm.
    - Chữa ngộ độc do ăn rau quả: Ðậu đen tán nhỏ, ngâm rượu, vắt lấy nước cốt nửa thăng.
    - Chữa bất tỉnh do say rượu: Ðậu đen 1 thăng sắc lấy nước uống cho nôn ra thì khỏi.
    - Chữa ngộ độc ô dầu, phụ tử, thiên hoàng, nấm dại: Ðậu đen 2 vốc cho vào ăn, uống hoặc sắc lấy nước uống là khỏi.
    - Chữa phù thũng, nằm ngồi không yên: Ðậu đen 1 thăng, nước 5 thăng, nấu còn 3 thăng, chế vào 5 thăng rượu, lại nấu còn 3 thăng. Chia làm 3 lần và uống nóng, uống đến khi lành mới thôi.
    - Chữa phù thũng thở gấp, đại tiểu tiện bế gắt: giá Đậu đen phơi khô sao giấm, đại hoàng sao đều lượng bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 2 đồng. Dùng rễ cỏ tranh, trần bì sắc làm thang để lợi tiểu.
    - Chữa thượng tiêu hỏa bức, khạc ra máu hay ứ máu buồn phiền, khô ráo, khát nước: Ðậu đen 1 vốc, tử tô 2 cành, ô mai 2 quả, nước 3 bát. Sắc còn 6 phần. Giã gừng sống lấy nước 1 chén, hòa vào và chia uống dần sau bữa ăn.
    - Chữa thượng tiêu có nhiệt, khạc ra máu hoặc ra đờm có máu, buồn phiền, háo khát: Ðậu đen 3 vốc, tử tô cành và lá 1 nắm, ô mai 2 quả, nước 1 bát. Nấu chín rồi hòa vào 1 muỗng nước gừng. Uống dần sau khi ăn.
    - Chữa trĩ ra máu (trường phong hạ huyết): Ðậu đen xanh lòng, dùng bồ kết sắc lấy nước và tẩm một chốc. Sau đó đem đậu sao vàng, xát bỏ vỏ tán nhỏ, rán mỡ heo và luyện làm viên bằng hột ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên với nước gạo tần mễ rất công dụng.
    - Chữa đau đầu: Ðậu đen 3 phần sao hơi có khói, ngâm với 5 phần rượu, đậy kín 7 ngày rồi uống hết.
    - Chữa bụng đau như bị đánh: Ðậu đen nửa thăng sao cháy, rượu 1 thăng. Nấu sôi uống cho say sẽ lành.
    - Chữa tiêu chảy hoắc loạn, trên không thổ được, dưới không tả được, toát mồ hôi lạnh, sắp chết: Ðậu đen 1 vốc, nghiền sống hòa với nước rồi uống.
    - Chữa đau lưng, xương sống đau nhức quá không cử động được: Ðậu đen xanh lòng 1 đấu, chia làm 3 phần sao, 1 phần luộc, 1 phần đồ chín, thêm 3 đấu rượu cho vào bình, dùng nồi lớn đổ nước vào mà chưng cách thủy nửa giờ. Ðể nửa tháng mới uống, uống nhiều hay ít tùy sức.
    - Chữa mất ngủ: Ðậu đen nấu nóng cho vào 1 cái túi đen để gối đầu, khi nguội lại thay.

    - Chữa bệnh đái tháo đường:
    1. Ðậu đen tán nhỏ dồn vào một cái túi mật bò, phơi trong bóng râm 100 ngày, làm thành viên. Mỗi sáng uống 1 viên, uống hết là khỏi. Bài thuốc có tác dụng kinh trị chứng tiêu khát, mỗi ngày uống đến 1 thạch nước.
    2. Ðậu đen, thiên hoa phấn. Hai vị đều nhau tán nhỏ khuấy hồ. Làm thành viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần dùng 70 viên, sắc với nước đậu đen uống mỗi ngày 2 lần rất công hiệu. Bài thuốc có tác dụng kinh trị tiêu khát do thận hư, rất khó chữa.
    - Kinh trị âm chứng bí phương: Ðậu đen bất cứ nhiều hay ít, sao già rồi đổ rượu vào, đậy kín lại cho khỏi bay mất hơi, chờ nguội uống rất hay.

    2- Ngoài đậu đen cũng còn có đậu xanh, đậu tương (đậu nành) và đậu đỏ mà theo Đông y công dụng phòng chữa bệnh như sau
    Đậu xanh
    Theo Đông y, hạt đậu xanh vị ngọt mát, hơi tanh có tác dụng giải nóng, tiêu khát, trừ bỏ phù thũng, lợi tiểu, chữa lở loét...
    Giá đỗ: Thường ăn giá sống, xào và muối chua. Giá tính mát, tác dụng vào hai kinh bàng quang và tỳ, giúp thanh nhiệt, giải độc, chỉ khát. Ngoài ra, giá đậu còn cung cấp vitamin C và E.
    Cháo đậu xanh: Đậu xanh xay nấu cả vỏ cùng gạo. Đây là món ăn rất tốt cho mùa hè, có thể ăn cháo đậu xanh với đường hay muối (nước mắm). Cháo đậu xanh trị tiêu khát, uống nhiều nước, giải độc, nóng, lợi tiểu, thanh nhiệt, hạ khí.
    Kết hợp đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, mỗi thứ 300 g nấu chung với cam thảo, ăn cả bã lẫn nước trong vòng 7 ngày, dùng phòng các chứng bệnh mùa hè.
    Đậu tương (đậu nành)
    Đậu tương chứa 40% protid, 20% lipid. Người ta cho rằng đậu tương là “thịt chay”, vì thế nên chỉ dùng ở mức độ vừa phải. Ngoài ra, trong đậu tương có rất nhiều muối khoáng và các vitamin B1, B2, E...
    Đậu phụ: Vị ngọt, tính mát, nhuận tràng, bổ trong, giải độc. Đậu phụ thích hợp với mọi lứa tuổi, là món ăn chủ đạo trong ăn chay.
    Giá đậu nành: Đối với phụ nữ, ăn giá đậu nành xào tái thêm một chút gừng có thể cải thiện được mái tóc, làm cho mái tóc óng mượt và còn có thể làm giảm béo vì trong giá đậu nành có rất nhiều vitamin C, caroten, chất khoáng.
    Cháo đậu tương: Đậu tương ngâm nước, đãi vỏ sạch, cùng với một ít gạo nấu nhừ thành cháo. Cháo đậu tương giúp nhuận phế, tiêu đầy trướng hơi, lợi tiểu.
    Đậu tương là thức ăn rất cần thiết cho trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ chậm phát triển, người bệnh đái tháo đường, bệnh gút.
    Đậu đỏ
    Theo y học cổ truyền, đậu đỏ có vị ngọt chua, tính bình, không độc. Đậu đỏ trị được các chứng mụn lở, thủy thũng, đi tả, đau buốt cơ thể, nôn mửa...
    Cháo đậu đỏ: Giúp tiêu phù nước tiểu, lợi tiểu tiện, tránh độc. Cách nấu như cháo đậu xanh, đậu đen.

    (Nguồn http://www.tintuccaonien.com/docs/docs_4/4_2_36.htm )
    sgnvina1 thích bài này.

Chia sẻ trang này