Sưu tập các bài thuốc,các mẹo vặt và các kỹ năng ứng xử cần thiết trong cuộc sống !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 28/10/2012.

5115 người đang online, trong đó có 587 thành viên. 08:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 112351 lượt đọc và 1008 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Tác dụng chữa bệnh của cây ổi
    [​IMG]
    Cây ổi mọc hoang tại nhiều vùng rừng núi hoặc được trồng trong vườn, quanh nhà để lấy quả ăn. Ngoài ra các bộ phận của cây ổi như búp non, lá non, vỏ rễ và vỏ thân còn được dùng làm thuốc.

    Nghiên cứu dược lýcho thấy dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng. Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết. Quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng. Các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa những chứng bệnh như tiết tả (đi lỏng), viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, mụn nhọt, vết thương... Lá ổi thường được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy do có chứa nhiều tanin, giúp làm săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột và có tác dụng kháng khuẩn.

    Một số đơn thuốc sử dụng các bộ phận của cây ổi:

    Trị tiêu chảy do lạnh: Dùng búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước, cô còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày. Uống 3 - 5 ngày.

    Trị tiêu chảy do nóng: Dùng vỏ dộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn.

    Tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu: Dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày. Dùng đến khi khỏi.

    Giảm đau nhức răng do sâu răng: Vỏ rễ cây ổi sắc với một ít dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.

    Trị mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp. Làm nhiều lần trong ngày.

    Trị bầm tím do ngã (không có trầy xước da): Dùng lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vùng da bị bầm tím. Làm nhiều lần trong ngày.

    Chữa vết thương xây xát nhẹ ở chân tay: Búp ổi 100g, sắc đặc ngâm tay hoặc ngâm chân vào nước sắc lúc thuốc còn ấm, mỗi ngày ngâm 2 - 3 lần.

    Trị rôm sảy, mẩn ngứa: Dùng một nắm lá ổi nấu nước tắm hàng ngày đến khi khỏi.

    Lưu ý: Không dùng cho những người đang bị táo bón.

    Bác sĩ Nguyễn Thị Nga
    Hoa_Sim thích bài này.
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    CHỮA DỨT ĐIỂM ĐAU DẠ DÀY
    [​IMG]
    Đậu rồng già được trồng phổ biến tại khu vực miền Trung và miền Nam, ngoài Bắc còn có tên gọi khác là đậu khế.

    Hãy lấy hột đậu rồng già rang với muối cho vàng thơm, không để cháy. Sáng sớm bụng đói, lấy ra nhai, ăn khoảng 10 - 12 hột nếu răng bạn còn khỏe.

    Nếu răng chỉ còn đôi 3 chiếc, thì xay nhuyễn, song vẫn phải nhai 1 muỗng cafe bột đó. Nhai khoảng 20 lần rồi mới nuốt từ từ...

    Liên tục trong khoảng 15 buổi sáng là khỏi bệnh. Nếu bạn bị nặng thì cần thời gian lâu hơn, cứ kiên nhẫn đến khi dạ dày lành hẳn.

    PS: Hãy chia sẻ để mọi người cùng đọc và tự chữa trị nhé các bạn. Có thể ta không bị bệnh này, nhưng còn có rất nhiều người vẫn đang bị nó hành hạ mỗi ngày đấy
    Hoa_Sim thích bài này.
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    5 TỐT CỦA KHOAI LANG VỚI SỨC KHỎE
    [​IMG]
    Không chỉ là loại thực phẩm ngon, bổ, rẻ, khoai lang còn có tác dụng rất lớn trong làm đẹp và giữ gín nhan sắc cho phụ nữ.

    Khoai lang là thực phẩm phổ biến, hữu ích cho sức khỏe con người do chứa nhiều chất xơ, carotene, các vitamin và chất chống oxy hóa... Không chỉ là loại thực phẩm ngon, bổ, rẻ, khoai lang còn có tác dụng rất lớn trong làm đẹp và giữ gín nhan sắc cho phụ nữ. Cùng khám phá những lợi ích bất ngờ cho sức khỏe từ loại củ dân dã quen thuộc này.

    Ngăn ngừa lão hóa

    Thêm 1 muỗng canh mật ong, 1 thìa sữa và 1 thìa nước gừng. Pha trộn tất cả các thành phần với nhau cho đến khi bạn có một hỗn hợp thật mịn.

    Thoa mặt nạ này lên phần mặt và cổ đã được rửa sạch. Để trong 20-25 phút phút và rửa lại với nước ấm. Mặt nạ này sẽ giúp cho làn da của bạn được mềm mại hơn, ngăn ngừa việc lão hóa da sớm. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng giữ phần chưa dùng hết của mặt nạ trong tủ lạnh cho đến 2-3 ngày sau.

    Kiểm soát nhịp tim

    Kali có nhiều trong khoai lang. Nó là chất điện ly quan trọng giúp kiểm soát nhịp tim và các tín hiệu thần kinh.

    Cũng như các chất điện ly khác, kali đảm nhiệm nhiều chức năng thiết yếu trong đó có thư giãn co thắt cơ, giảm sưng, bảo vệ và kiểm soát hoạt động của thận. Khoai lang chính là nguồn cung cấp kali tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua.

    Tăng cường thị lực

    Một nghiên cứu do ĐH Harvard (Mỹ) thực hiện trên 124.000 người cho thấy, những người tiêu thụ thức ăn giàu carotene trong chế độ ăn uống thường xuyên của mình giảm tới hơn 32% nguy cơ ung thư phổi.

    Màu cam trên vỏ khoai lang là dấu hiệu cho thấy mức carotene rất cao của loại củ này. Nhóm chất carotene giúp tăng thị lực, thúc đẩy hệ miễn dịch, chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa. Ảnh minh họa.

    Chống ung thư

    Beta carotene là tiền chất của vitamin A trong cơ thể người. Vitamin A duy trì đôi mắt sáng và làn da khỏe mạnh. Đồng thời, beta caroten được chứng minh là có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây ung thư. Đây cũng là một dưỡng chất dồi dào trong khoai lang.

    Những phụ nữ có nồng độ carotene cao nhất có nguy cơ tái phát ung thư vú thấp nhất. Đây là kết luận được các nhà khoa học từ WHEL (Women’s Healthy Eating and Living) đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên những phụ nữ hoàn tất giai đoạn đầu điều trị căn bệnh này.

    Giảm cân

    Để phòng chống béo phì, có thể ăn củ và rau lang luộc. Áp dụng chế độ nửa gạo, nửa khoai riêng rẽ, hoặc độn chung với nhau nấu thành cơm, cháo, bánh...

    Khoai lang cũng là sự lựa chọn số 1 cho những người muốn giảm béo. Năng lượng có trong khoai lang rất ít, chỉ bằng 1/3 so với cơm và 1/2 so với khoai tây.

    Loại củ này không chứa chất béo và cholesterol, ngăn ngừa quá trình chuyển hoá đường trong thức ăn thành mỡ và chất béo trong cơ thể. Ăn khoai lang trước bữa ăn sẽ tạo cảm giác no bụng, vì thế sẽ giảm được lượng thức ăn hấp thụ trong bữa ăn chính.

    Một số điểm lưu ý khi dùng khoai lang:

    - Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.

    - Không ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận.

    - Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.

    - Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.

    - Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).

    - Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.

    - Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.

    - Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.

    Nguon: Laodong
    Hoa_Sim thích bài này.
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    BÀI THUỐC CHỮA BỆNH SỎI THẬN
    [​IMG]Bài thuốc này đã chữa khỏi nhiều người xin chia sẻ cùng mọi người . Phương thuốc chữa bệnh ít tốn kém , không gây đau đớn như can thiệp y khoa và cũng không để lại những tác dụng phụ .
    Một anh bạn bị sỏiThận và sỏi Mật chữa nhiều nơi không hết , vận may có người mách anh về dùng thử một thời gian sau đó đi siêu âm kiểm tra thật bất ngờ là cả hai loại sỏi Thận và sỏi Mật đều giảm , anh kiên trì uống một thời gian kiểm tra không còn sỏi nữa .
    Tôi có người cháu ngoài 20 tuổi cũng bị sỏi Thận và sỏi Mật đi bệnh viện tán sỏi không hết , đang định đi mổ lấy sỏi ,sau khi tôi bảo cháu dùng thử sau 20 ngày đi siêu âm kiểm tra sỏi thận giảm từ 26mm còn 20 mm, sỏi mật từ 24mm còn 14mm , sau đó cháu uống tiếp 30 ngày và không đi kiểm tra nữa ,nay đã hơn một năm , tôi nhắc cháu phải đi kiểm tra và uống duy trì để cân bệnh không tái phát.
    NGUYÊN NHÂN CĂN BỆNH SỎI THẬN VÀ SỎI MẬT.
    Có một nguyên nhân chính là người bệnh thường xuyên uống thiếu nước , do thiếu nước cơ thể không đào thải hết chất vôi và cặn bã qua đường tiểu được, lâu ngày đọng thành sỏi trong thận và mật ....Bác sỹ khuyến cáo người lớn phải uống từ 1,5 lít đến 2 lít nước một ngày mới đủ lượng nước cho cơ thể.
    CÁC VỊ THUỐC
    1- Rau Ngò ôm( miền Bắc gọi rau Ngổ): 200g
    2- Qủa Thơm( miền Bắc gọi quả Rứa): 1/4 trái
    CÁCH CHẾ BIẾN
    Rau ngò ôm rửa sạch để ráo nước, sắt nhỏ . Quả thơm gọt vỏ , bỏ các mắt rửa sạch , để ráo nước,sắt nhỏ.
    Cho 2 thứ vào máy quay sinh tố cho thêm ít nước sôi để nguội , say nhuyễn( nếu không có máy sinh tố có thể giã bằng cối giã cua) .sau đó cho thêm khoảng 1,5 lít nước quấy đều và lọc trong một cái rây nhỏ , bỏ bã. Nước sau khi lọc được khoảng 1,5 đến 2 lít cho và chai nhựa dùng cả ngày.
    CÁCH UỐNG THUỐC
    Dùng liên tục thay nước, không uống chung với các loại nước khác, không uống rượu, bia...khát lúc nào uống lúc đó, uống lúc bụng bánh tẻ( không no và không đói ) tốt nhất . Nến phải đi làm xa nhà có thể mang chai nước đi uống cả ngày, nếu ở nhà lúc chưa uống có thể để chai thuốc ngăn lạnh của tủ lạnh....một ngày phải uống hết lượng thuốc trên. Ngày mai làm đợt khác . Sau 30 ngày đi siêu âm kiểm tra. Tùy theo cơ địa mỗi người mà dùng thuốc dài ngày hay ngắn ngày.....
    Chúc mọi bệnh nhân đều khỏi bệnh , mọi người đọc tin này chia sẻ cho người khác....
    Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật !
    Hoa_Sim thích bài này.
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    5 cách chữa bệnh bằng mật ong
    [​IMG]
    Để chữa đau cổ họng, bạn có thể uống hỗn hợp mật ong hòa với nước ép gừng. Thứ đồ uống này còn giúp bạn giảm triệu chứng của cảm lạnh như ho, chảy nước mũi…

    Một số ứng dụng khác của mật ong:

    - Giúp sáng mắt: Pha một thìa mật ong vào nước ép cà rốt, uống trước khi ăn sáng khoảng một giờ; bạn sẽ có đôi mắt trong sáng, tia nhìn tinh anh.

    - Thúc đẩy tuần hoàn máu: Trộn 1 thìa nước ép tỏi với 2 thìa mật ong. Dùng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Bài thuốc này giúp thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, khiến da dẻ hồng hào, mịn màng hơn.

    - Giảm béo: Pha 1-2 thìa mật ong với 1 thìa nước ép chanh vào một ly nước ấm. Việc uống hỗn hợp này mỗi ngày sẽ giúp lọc sạch đường ruột, giảm béo.

    - Trị hen: Trộn 1/2 g bột tiêu đen với mật ong và nước ép gừng, uống 3 lần/ngày.
    (5 ảnh)
    Hoa_Sim thích bài này.
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    NHỮNG BÀI THUỐC TUYỆT VỜI TỪ RAU MỒNG TƠI (chữa 9 bệnh hay gặp)
    [​IMG]
    Theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng…

    Rau mồng tơi còn gọi là mùng tơi, lạc quỳ, có tên khoa học là Basella alba L, thuộc họ Basellaceae, là loại dây leo, lá to, dày, dòn, màu xanh thẫm và nhiều chất nhầy. Quả nhỏ khi chín có nước với màu tím than.

    Theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng… Ăn mồng tơi chữa táo bón, đái dắt, kiết lỵ, tốt cho người tiểu đường, thải chất béo nên rất tốt cho người có mỡ và đường máu cao, trị táo bón, trị núm vú sưng, trị đái dắt, tiểu buốt…

    Sau đây là một số tác dụng của rau mùng tơi:

    - Chữa táo bón, nóng ruột: Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ.

    Hoặc lấy lá mồng tơi, lá vông non mỗi thứ 30g, rễ đinh lăng 20g, củ mài 12g (thái mỏng sao vàng), vừng đen 30g (rang nổ), sắc với 600ml nước còn 300ml. Người lớn chia 2 lần, trẻ em tùy tuổi dùng ít hơn.

    - Chữa chảy máu mũi (chảy máu cam) do huyết nhiệt: Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi bên chảy máu.

    - Chữa đinh nhọt: Lá rau mồng tơi tươi, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, ngày thay thuốc 2 – 3 lần.

    - Chữa thiếu sữa ở sản phụ: Thường ăn rau mồng tơi, sữa sẽ nhiều.

    - Chữa tiểu tiện không thông, tiểu dắt, tiểu nhỏ giọt (do nhiệt): 100g mồng tơi, sắc nước uống trong ngày thay trà.

    - Chữa chúng nóng trong người: Nấu canh rau mồng tơi thái nhỏ cùng cua đồng giã nát (lọc bỏ bã) ăn rất tốt.

    - Chữa sưng trĩ (thể nhẹ): Một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời ăn thường xuyên canh mồng tơi với cá diếc

    - Chữa chứng đi tiểu nóng buốt: Khi tiểu tiện thấy nóng buốt và khó lấy một nắm lá mồng tơi cho vào cối sạch giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống ngày vài lần.

    - Chữa da không tươi sáng: Rau mồng tơi nấu canh với cá trê vàng, mỗi tuần ăn 1 lần hoặc lấy lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.

    Rau mồng tơi tính mát lạnh, vì vậy dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng, đại tiện lỏng. Để hạn chế lạnh, nên nấu kỹ
    Hoa_Sim thích bài này.
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    "Bật mí" về cây Điều: vừa là thực phẩm, vừa là cây thuốc
    [​IMG]
    Cây điều còn gọi là đào lộn hột vì nó thuộc họ Đào lộn hột hay còn gọi là họ Xoài (Anacardiaceae) tên khoa học: Anacardium occidentale L.; đồng nghĩa: Anacardium curatellifolium A.St.-Hil.) là cây ăn quả quan trọng chỉ có ở miền Nam nhưng lại không thấy có ở miền Bắc.

    Điều không những là cây thực phẩm quý, cho vị thuốc tốt mà còn là cây phủ xanh đất trồng đồi trọc, cây chắn gió, chắn cát. Điều là cây nhiệt đới, xanh quanh năm, cao 6 – 14m, thân ngắn cành dài, lá đơn nguyên hình trứng tròn đều, hoa nhỏ mọc thành chuỳ. Quả thật là một loại quả khô, hình quả thận, nặng 5 – 9g, vỏ mầu xám, cuống quả phình to bằng quả trứng màu vàng, đỏ hay trắng, làm cho ta có cảm giác phần cuống quả phình ra là quả và quả thật là hạt do đó có tên là “Đào lộn hột”.

    Điều nguồn gốc ở Braxin nhưng các nước trồng nhiều nhất lại là Ấn Độ, Việt Nam, Tanzanai, Mozambic. Điều phát triển ở vùng nóng ẩm và nửa khô hạn. Cây không chịu được giá rét, dưới 7 – 8oC cây ngừng sinh trưởng, do đó điều chỉ phát triển tốt ở miền Nam nước ta nhờ khí hậu phù hợp.

    Quả Điều có rất nhiều công dụng. Nhân Điều rất ngon bùi như hạt dẻ hay hạnh nhân, ngon hơn lạc, được dùng trong chế biến Chocola, kẹo Nuga, bánh ngọt, bánh quy, kem. Nhân điều rang là món nhậu lai rai rất tốt. Một số nước dùng nhân điều thay sữa đối với một số người bị dị ứng sữa, người béo phì không muốn tăng cân, dùng cho các nhà thể thao và luyện tập thể hình.

    Nghiền một bát nhân điều sống, cho thêm nửa bát nước táo, một thìa mật ong, khuấy đều sẽ có dung dịch sữa rất giầu protein. Quả giả là nguyên liệu tốt để chế biến. Ép quả giả lấy dịch lên men sẽ có rượu nhẹ thơm ngon (rượu cajou) hoặc lấy dịch làm nước quả, sirô (rau hoa quả chữa bệnh).

    Đặc biệt các bộ phận của cây điều rất giàu dược tính nên được sử dụng làm thuốc trị một số bệnh như:

    * Thuốc an thần: Lấy 20 – 30g lá điều phơi khô thái nhỏ sắc với 400ml nước, lấy 100ml uống chia 3 lần.

    * Chữa kiết lỵ: Dùng nhân hạt điều cùng với măng cụt, hạt cau già và rau má, mỗi thứ 30g, sắc đặc chia 3 lần uống trong ngày.

    * Chữa tiêu chảy: Lấy vỏ cây điều phơi khô, thái mỏng sắc lấy nước uống chia làm 3 lần.

    * Chữa đau nhức: Dùng rượu điều (nước quả giả ủ lên men) để xoa bóp (Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).

    * Chữa chai chân, nứt nẻ chân, vết loét: Bôi dầu vỏ vào nơi chai chân nứt nẻ mỗi ngày từ 3 – 4 lần.

    * Chữa viêm họng: Súc miệng bằng rượu điều ngày 3 – 4 lần.

    * Chống nôn mửa: Nhấm nháp rượu điều ngày vài lần.
    (5 ảnh)
    Hoa_Sim thích bài này.
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    7 bài thuốc trị bệnh từ cây rau ngót

    [​IMG]
    (GDVN) - Rau ngót là loại rau lành và bổ dưỡng. Không chỉ là một món ăn thông thường, rau ngót còn có tác dụng chữa bệnh.

    Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt. Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hoá ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa bệnh.

    Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót.

    Với chất lượng đạm thực vật cao nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Rau ngót được khuyên dùng cho người giảm cân và người bệnh có đường huyết cao.

    Tác dụng của rau ngót

    - Thanh nhiệt: Rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Dùng lá rau ngót tươi dưới dạng nước ép lá hoặc nấu canh rau ngót.

    Rau ngót có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu,...

    - Trị cảm nhiệt gây ho suyễn: Rau ngót vị mát, có tính thanh nhiệt, lại chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm
    - Giảm thân trọng: Rau này có khả năng sinh nhiệt thấp (100g chỉ có 36 lalori), ít gluxit và lipit nhưng nhiều protein do đó rất phù hợp với thực đơn người muốn giảm thân trọng như mập phì, bệnh tim mạch và tiểu đường. Nên nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, đậu hũ.

    - Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để glucoz - huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.

    - Trị táo bón: Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, sinh tân dịch, bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh.

    - Chảy máu cam: Giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bã gói vào vải đặt lên mũi.

    Bài thuốc trị bệnh từ rau ngót

    1. Đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em

    Lấy 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn.

    Đặc biệt, canh rau ngót nấu với thịt lợn nạc hoặc giò sống... không chỉ tốt cho trẻ em mà còn rất tốt cho cả người lớn bởi nó là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khoẻ với người mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau khi sinh.

    2. Chữa tưa lưỡi

    Lấy 10g lá tươi, rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước, thấm vào gạc mềm, sạch, đánh trên lưỡi (tưa trắng), lợi, vòm miệng trẻ em. Đánh nhẹ cho tới khi hết tưa trắng.

    3. Đái dầm ở trẻ em

    40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào rau ngót đã giã, rồi khuấy đều, để lắng và gạn lấy nước uống. Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút.

    Rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt.

    4. Trẻ bị sốt nóng thân nhiệt tăng

    Dân gian vẫn thường dùng lá rau ngót rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cho trẻ uống, bã đắp vào thóp sẽ có công hiệu.

    5. Đau mắt đỏ, nhức nhối khó chịu

    Lá rau ngót 50g, rễ cỏ xước 30g, lá dâu 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

    6. Chữa sót rau thai

    Lá rau ngót 40g rửa sạch giã nát, thêm một ít nước đã đun sôi để nguội vào. Vắt lấy chừng 100ml nước, chia hai lần uống mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15 đến 20 phút rau sẽ ra.

    7. Trị nám da

    Rau ngót (sau khi đã rửa sạch) cho vào máy xay sinh tố để xay lấy nước uống mỗi ngày. rau ngót (sau khi đã rửa sạch) cho vào máy xay sinh tố để xay lấy nước uống mỗi ngày. Một cách khác đó là giã nát rau ngót với một chút đường, sau đó đắp chúng lên vùng da bị nám trong khoảng 20-30 phút và rửa lại với nước lạnh. Cách làm này nếu được áp dụng thường xuyên sẽ đem đến sự bất ngờ cho bạn.

    Chú ý: Không nên cho đường vào nước rau ngót vì nó sẽ làm mất tác dụng, tốt nhất là uống nước cốt bạn nhé!

    Tác động tiêu cực của rau ngót

    Đằng sau những đặc điểm ưu việt, lá rau ngót cũng có một số nhược điểm. Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho, cả canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót cũng như trong thực phẩm khác được ăn kèm với rau ngót.
    Hoa_Sim thích bài này.
  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Những công dụng chữa bệnh bất ngờ của cây xương rồng
    [​IMG]
    (GDVN) - Chúng ta thường chỉ biết tới xương rồng với công dụng để làm cảnh hay trồng làm hàng rào. Thế nhưng trên thực tế xương rồng còn rất nhiều công dụng khác mà nhiều người trong chúng ta chưa biết tới.

    Theo Đông y, xương rồng nói chung có vị đắng, tính hàn và có độc. Dân gian thường dùng nhựa cây làm thuốc chữa đau bụng, nhưng cần pha chế với vài vị khác để giảm tác dụng quá mạnh. Nhiều người còn dùng xương rồng để sát trùng.

    Ở Trung Quốc, người ta sử dụng xương rồng để hành khí hoạt huyết, thanh nhiệt, giải độc, tán ứ tiêu thụng, chữa táo bón và ho.

    Chiết xuất dung dịch từ thân cây xương rồng có thành phần kháng sinh. Nó cũng được dùng để chữa bệnh thấp khớp, phù, xóa mụn cóc, các chứng bệnh ngoài da. Thân cây sắc lấy nước có thể chữa bệnh gút.

    Dân gian thường dùng nhựa cây làm thuốc chữa đau bụng.

    Tại Ấn Độ, người ta dùng xương rồng tươi nghiền nát, đắp vào chỗ sưng nhọt và chữa một số bệnh ngoài da, phù thũng. Quả dùng làm thuốc trị bệnh ho gà.

    Trong y học dân gian Mexico, xương rồng dùng để điều trị bệnh lậu, tiểu đường, hen suyễn, huyết áp, các vấn đề về tiêu hóa và bệnh tăng nhãn áp.

    Ở vùng nam châu Âu, Bắc Phi, Ấn Độ, Úc, Nam Mỹ, Mexico, quả xương rồng được xem như một loại quả ngon ngọt, giải khát, có mùi vị giống như dưa hấu.

    Một số bài thuốc trị bệnh từ cây xương rồng

    1. Trị đau lưng: Theo một số bài thuốc dân gian Xương rồng có thể sử dụng làm thuốc trị đau lưng bằng cách luộc xương rồng Opunitia để ăn.

    2. Điều trị bệnh tiểu đường, dạ dày, mệt mỏi: Cây xương rồng Lê Gai còn gọi là cây Tiên Nhân Chưởng cũng là một loại xương rồng họ Opunitia được đề nghị sử dụng nhiều trên thế giới nhằm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, dạ dày, mệt mỏi…

    Ở Nhật bản còn phổ biến một loại chất ngọt sinh học chiết xuất từ enzim của một loại xương rồng để pha chế cà phê mà không dùng đường. Một ly cà phê như vậy có giá 15 USD và nó an toàn cho những người bị tiểu đường vì không chứa đường mà chỉ gây nên cảm giác ngọt.

    3. Chữa sốt: Nước ép từ quả của cây xương rồng trộn với mật ong, chia ra từng liều nhỏ giúp thúc đẩy khạc ra đờm. Vì có tính mát, giải nhiệt nên thân cây này có thể chữa sốt.

    4. Chữa đau răng: Hái cành xương rồng rồi cạo bỏ gai, đem nướng cho nóng mềm, giã nát, nhặt bỏ xơ, thêm ít muối. Sau đó đặt vào chổ răng đau ngậm chặt lại. Khi chảy dãi, bạn nhổ ra.

    Thực hiện 3-4 ngày. Sau mỗi lần ngậm bạn nhớ súc miệng tránh nuốt vào vì có thể gây tiêu chảy.

    5. Chữa mụn nhọt: Lấy cành xương rồng rồi bổ làm đôi, hơ trên lửa cho nóng. Vừa hơ, bạn vừa áp mặt cắt vào mụn nhọt đang sưng đau, độc sẽ tự tiêu.

    Bạn Cũng có thể lấy một đoạn xương rồng rồi cạo sạch gai, giã nát với lá ớt, lá mồng tơi đắp vào mụn hay nhọt đầu đinh để trị.

    6. Làm hạ đường huyết: Nhiều nghiên cứu cho thấy xương rồng còn giúp hạ đường huyết. Tác dụng hạ đường huyết mạnh hơn khi bạn dùng 500g lá nấu sôi, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Uống cho đến khi lượng đường bình ổn

    Chiết xuất dung dịch từ thân cây xương rồng có thành phần kháng sinh.

    Xương rồng giúp giảm bớt tác hại của tia tử ngoại phát ra từ các thiết bị điện tử

    Vì sao xương rồng thường được đặt gần máy tính hay các thiết bị điện tử…? Có phải chỉ để trang chí cho đẹp chăng? Mặc dù chúng ưa môi trường ngoại thất nắng và thoáng hơn?

    Lý do chính là vì theo nghiên cứu của các nhà khoa học xương rồng có thể giúp giảm bớt tác hại của tia tử ngoại phát ra từ máy tính hay các thiết bị điện tử bằng việc hấp thu một phần các tia tử ngoại này.

    Trong số các mẹo chống tác hại của tia tử ngoại gây ra bao gồm: uống nước trà, ăn nhiều chuối…thì biện pháp sử dụng một chậu xương rồng đặt gần máy tính hay thiết bị điện tử đem lại hiệu quả hơn cả và cũng rất đơn giản.

    Xương rồng làm thực phẩm

    Đây chắc hẳn là một điều khá lạ lẫm với nhiều người bởi ít ai nghĩ tới loài cây đầy gai góc này lại làm nên những món ăn ngon tuyệt vời. Nào là salad xương rồng, xương rồng sào ớt, gỏi xương rồng …theo thống kê có khoảng hơn 350 món ăn chế biến từ xương rồng. Ở Mêhicô và các quốc gia Châu Mỹ thì món ăn từ xương rồng rất phổ biến chúng thường được sơ chế và bán như một món rau thường ngày.

    Loại xương rồng thường được sử dụng làm thức ăn chủ yếu là xương rồng họ Opunitia, một loại xương rồng mỏng rẹt có hình elip, tên khoa học là Nopal. Gần đây loại xương rồng này đã được du nhập vào nước ta và được trồng ở Ninh thuận. Bộ phận của xương rồng được sử dụng làm thực phẩm không chỉ bao gồm than mà Trái của chúng còn rất được ưa chuộm với món Sinh tố xương rồng không chỉ ngon mà còn rất bắt mắt.
    Hoa_Sim thích bài này.

Chia sẻ trang này