Sưu tập các bài thuốc,các mẹo vặt và các kỹ năng ứng xử cần thiết trong cuộc sống !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 28/10/2012.

3766 người đang online, trong đó có 207 thành viên. 07:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112188 lượt đọc và 1008 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    NHỮNG BÀI THUỐC TỪ CỎ MẦN TRẦU

    Tên khác: cỏ vườn trầu, màn trầu, màng trầu, thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía, ngưu cân thảo. Tên khoa học: Eleusine indica (L.) Gaerth.f., họ lúa (Poaceae)
    Cây thuộc thảo, sống hàng năm, cao từ 20 - 90 cm, có rễ mọc khoẻ; thân bò dài ở gốc, phân nhánh, sau đó mọc thẳng thành bụi. Lá mọc so le, hình dải nhọn. Cụm hoa là bông xẻ ngọn, có 5 - 7 nhánh dài mọc toả tròn đều ở đầu cuống chung, có thêm 1 - 2 nhánh xếp thấp hơn ở dưới. Mỗi nhánh mang nhiều hoa. Quả thuôn dài, gần như có 3 cạnh. Cây mọc hoang ở nhiều nơi.
    [​IMG]
    Bộ phận dùng: Thu hái toàn cây, dùng ở dạng tươi hay khô.
    Thành phần hóa học: Phần trên mặt đất có chứa dẫn chất của bê ta sitosterol và palmitoyl; cành và lá tươi có flavonoid.
    Tính vị, công năng: Mần trầu vị ngọt hơi đắng, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu viêm trừ thấp, cầm máu, tán ứ và mát gan. Liều lượng: 16 - 20 g khô hoặc 40 - 100g tươi, dạng thuốc sắc hay hoàn, thường dùng phối hợp với các vị khác.
    Công dụng: Mần trầu được nhân dân dùng làm thuốc chữa tăng huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, tiểu tiện vàng và ít. Phụ nữ có thai có hoả nhiệt gây táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu nôn mửa và tức ngực. Trị mụn nhọt và các chứng nhiệt độc, trẻ em tưa lưỡi.
    Một số đơn thuốc có mần trầu:
    Bài 1: Chữa tăng huyết áp: dùng cây tươi 500g, rửa sạch, giã nát, thêm 1 bát nước đun sôi để nguội. Lọc qua vải và vắt lấy nước cốt, thêm ít đường cho đủ ngọt. Uống 2 lần, sáng và chiều.
    Bài 2: Đề phòng viêm màng não truyền nhiễm: Cỏ mần trầu 30g sắc uống trong ngày. Uống liền 3 ngày, nghỉ 10 ngày, sau đó lại uống tiếp 3 ngày nữa.
    Bài 3: Chữa sốt cao co giật, hôn mê: Cỏ mần trầu 120g. Sắc với 600 ml nước, còn 400 ml, thêm ít muối, cho uống nhiều lần trong 12 giờ.
    Bài 4: Mần trầu cũng một vị thuốc trong toa thuốc căn bản: cỏ tranh 8g, rau má 8g, cỏ mực 8g, cam thảo đất 8g, ké đầu ngựa 8g, mần trầu 8g, gừng tươi 2g, củ sả 4g, vỏ quýt 4g. Tác dụng của mần trầu trong đơn là giải độc, an thai, thanh nhiệt.
    Bài 5: Chữa viêm da, vàng da: Cỏ mần trầu tươi 60g. Rễ cây tổ kén đực (1 loài cây dó) 30g. Sắc uống.
    Bài 6: Chữa thấp nhiệt, hoàng đản: Cỏ mần trầu tươi 60g, sơn chi ma 30g. Sắc uống
    Bài 7: Chữa viêm tinh hoàn; Cỏ mần trầu 60g. Cùi vải 10 cùi. Sắc uống.
    Bài 8: Chữa cảm, sốt nóng, người mẩn đỏ, tiểu tiện vàng ít. Mần trầu 16g,Cỏ tranh 16g. Sắc uống.
    Lưu ý: Bài thuốc số 5,6,7,8 dùng đến khi bệnh thuyên giảm thì dừng.

    Tiến sĩ Nguyễn Ðức Quang
    www. suckhoedoisong.vn
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    MƯỚP ĐẮNG DÃ TẬT

    Mướp đắng (tiếng Hán gọi là khổ qua), thuộc họ bầu bí. Quả có hàm lượng vitamin C đứng hàng đầu trong các loại rau, dưa, bí; gấp 5 - 20 lần dưa chuột, có tác dụng phòng bệnh xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, bảo vệ tim. Chất glycoside của mướp đắng có tác dụng giảm đường trong máu nên có tác dụng trị liệu bổ trợ đối với bệnh đái tháo đường. Protein của mướp đắng có thể xúc tiến hệ thống miễn dịch của cơ thể kháng tế bào ung thư. Thường xuyên ăn mướp đắng có thể tăng cường công năng miễn dịch của cơ thể, ức chế HIV.
    Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc. Thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, hạt bổ thận tráng dương.
    Trị chứng rôm sảy: mướp đắng thái miếng xoa lên da. Nấu nước uống có thể tán nhiệt giải thử. Mướp đắng thái ra phơi khô là vị thuốc trị liệu phát sốt có hiệu quả.

    [​IMG]
    Quá nóng sinh khát: mướp đắng 1 quả bổ ra bỏ ruột, cắt nhỏ, đun nước uống hoặc mướp đắng cũng làm như trên rồi giã nát, cho 50g đường trộn đều, để 2 giờ sau vắt lấy nước uống.
    Trúng nóng phát sốt, đau mắt sưng đỏ: mướp đắng tươi 1 quả, cắt đôi bỏ ruột, cho lá chè vào rồi khâu lại, phơi ở chỗ thoáng gió râm mát cho khô rồi sắc nước uống hoặc pha uống thay chè, mỗi lần 10g.
    Chữa đái tháo đường: mướp đắng 100g, tươi thì hấp chín ăn, khô hãm nước sôi uống, dùng dài ngày.
    Chữa viêm họng: hạt mướp đắng 30g, lá rẻ quạt 15g, cam thảo 10g. Các vị tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước nguội.
    Chữa chốc đầu: mướp đắng 100g, mật lợn 100ml. Mướp đắng rửa sạch giã nhỏ trộn đều với mật lợn. Trước khi đắp thuốc cần dùng nước chè tươi đặc rửa sạch chỗ chốc rồi đắp thuốc lên. Ngày đắp một lần.
    Lở loét chảy nước, đau: mướp đắng (vừa đủ) giã nát đắp vào vết thương.
    Chữa lỵ: mướp đắng (vừa đủ) giã nát vắt lấy nước, mỗi lần 150ml, uống với nước sôi để nguội, ngày uống 2 lần.
    Liệt dương, di tinh, mộng tinh: hạt mướp đắng (lượng vừa phải) rang chín, tán bột. Mỗi lần uống với rượu (khoảng 10g) ngày 2 - 3 lần.



  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    LÁ LỐT – VỊ THUỐC DÂN GIAN

    Lá lốt là loại rau quen thuộc trong nhân dân thường dùng để ăn sống như các loại rau thơm, hoặc dùng làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh. Khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô.
    Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Còn trong y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng...
    Đơn thuốc có sử dụng lá lốt chữa bệnh:
    Chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh: 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
    Trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân: Lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc lá lốt 30g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa.

    [​IMG]
    Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay:
    30g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống trong ngày. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước dùng để rửa nơi có tổ đỉa, sau đó lau khô lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày.
    Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng: Lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Cách làm: Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.
    Chữa phù thũng do thận: Lá lốt 20g, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng trong 3-5 ngày.
    Đau bụng do lạnh: Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.
    Chữa đầu gối sưng đau: Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    10 TÁC DỤNG KÌ DIỆU CỦA QUẢ ME

    Không chỉ là món ăn vặt hấp dẫn, me còn có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe như giảm mỡ, ngừa thiếu máu, cao huyết áp…
    Dưới đây là 10 tác dụng của quả me đối với sức khỏe.
    1. Giúp hệ thần kinh hoạt động tốt (hàm lượng thiamin 29%)
    Bạn thường xuyên cảm thấy bị tê ở chân? Bạn có biết rằng nguyên nhân chính gây ra các chứng tê ở bắp chân, chuột rút, đau mỏi và kim châm ở lòng bàn chân chính là do thiếu thiamin gây nên.
    Thiamin là một loại vitaminB có vai trò quan trọng trong các hoạt động của dây thần kinh và cơ bắp. Nếu không có chất dinh dưỡng này, các màng bọc myelin của các dây thần kinh có thể bị tổn thương, gây ra những cảm giác đau đớn, cảm giác gai, châm chích ở lòng bàn chân.
    Me là một nguồn cung cấp thiamin tuyệt vời, nó có lợi cho hệ thần kinh hoạt động tốt. Vậy nên, chẳng có cớ gì bạn lại không ăn me hàng ngày.
    2. Giữ xương chắc khỏe (hàm lượng magnesium 23%)
    Bạn có thể bổ sung magiê tự nhiên cho cơ thể bằng cách ăn me và những món ăn từ me tươi. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng những người có chế độ ăn giàu kali và magiê sẽ có mật độ xương cao hơn, xương chắc khỏe hơn so với những người không được bổ sung đầy đủ hai chất này.
    [​IMG]
    Quả me có rất nhiều công dụng với sức khỏe
    3. Giúp ngăn ngừa táo bón (hàm lượng chất xơ 20%)
    Quả me là một trong những nguồn chất xơ cao nhất trong các loại trái cây. Chất xơ trong quả me nói riêng có tác dụng điều hòa nhu động ruột và được coi như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên, vừa hiệu quả vừa không gây tác dụng phụ. Vì vậy, ăn me có thể giúp cơ thể bạn ngăn ngừa táo bón.
    4. Giúp kiểm soát huyết áp (hàm lượng kali 18%)
    Quả me có thành phần kali cao gấp hai lần lượng kali trong chuối. Do đó, nó có tác dụng kiểm soát huyết áp tốt không kém gì chuối. Me giúp ổn định huyết áp bằng cách kiểm soát các tác động của natri trong cơ thể, tránh để tình trạng lượng natri tăng cao làm cho huyết áp tăng.
    5. Ngăn chặn bệnh thiếu máu (hàm lượng sắt 16%)
    Với hàm lượng sắt phong phú, quả me sẽ giúp bạn tránh được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Vì vậy, đây cũng là loại trái cây rất tốt cho phụ nữ mang thai.
    6. Giúp kiểm soát mức cholesterol ( hàm lượng niacin 10%)
    Me chứa khá nhiều chất niacin, một loại vitamin B rất quan trọng với sức khỏe. Chất này có thể giúp giảm cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể.
    7. Cung cấp năng lượng mà không gây béo (hàm lượng riboflavin 9%)
    Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, hãy thử dùng một ít quả me có vị ngọt. Thành phần của me bao gồm chất riboflavin sẽ giúp chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể thành năng lượng. Bởi vậy, khi ăn me, bạn không cần nạp thêm tinh bột mà vẫn có năng lượng cho các hoạt động của mình.
    8. Hỗ trợ cơ chế đông máu hoạt động bình thường (hàm lượng calcium 7%)
    Me là một trong những loại trái cây giàu canxi. Canxi (với sự giúp đỡ của vitamin K) lại đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình đông máu. Vì vậy, me được coi là loại quả có thể giúp cơ chế đông máu ở con người hoạt động bình thường.
    9. Giúp răng và lợi khỏe mạnh (hàm lượng vitamin C 6%)
    Răng lung lay và nướu răng chảy máu có thể là một dấu hiệu của tình trạng thiếu vitamin C trong cơ thể. Ăn me có thể bổ sung lượng vitamin C mà bạn cần mỗi ngày.
    10. Tăng cường hệ thống miễn dịch (hàm lượng protein 6%)
    Trong số các loại trái cây, me chứa nhiều protein. Protein trong quả me là một chất dinh dưỡng giúp sản xuất kháng thể để chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    NẤM MỠ - THỰC PHẨM LÝ TƯỞNG CHO NHIỀU BỆNH

    Theo dinh dưỡng học cổ truyền, nấm mỡ vị ngọt, tính mát, có công dụng bổ tỳ ích khí, nhuận phế hoá đàm, tiêu thực lý khí, rất thích hợp cho những người chán ăn mệt mỏi do tỳ vị hư yếu, sản phụ thiếu sữa, viêm phế quản mạn tính, viêm gan mạn tính, hội chứng suy giảm bạch cầu... Sách Bản thảo cương mục viết nấm mỡ có tác dụng “ích tràng vị, hoá đàm lý khí”. Sách Y học nhập môn thì cho rằng nấm mỡ có khả năng “duyệt thần, khai vị, chỉ tả, chỉ ẩu” (làm cho tinh thần sảng khoái, kích thích tiêu hoá, cầm tiêu chảy và cầm nôn.
    Theo dược lý học hiện đại, nấm mỡ có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn và trực khuẩn coli. Gần đây, người ta cũng đã nhận thấy việc dùng nấm mỡ làm thức ăn hàng ngày hoặc thường xuyên uống nước sắc loại nấm này có thể trị liệu viêm gan mạn tính và chứng giảm thiểu bạch cầu, hiệu quả đặc biệt nâng cao khi dùng kết hợp với ngũ vị tử, có thể đạt tới 73%. Ngoài ra, nấm mỡ còn có tác dụng làm giảm đường máu, hạ nồng độ cholesterol trong huyết thanh và cải thiện chức năng tuyến tuỵ. Bởi vậy, nấm mỡ là một trong những thực phẩm lý tưởng dành cho những người bị bệnh tim mạch, đái đường, ung thư và bệnh lý tuyến tuỵ.
    [​IMG]
    Dưới đây, xin được giới thiệu một số công thức điển hình có sử dụng nấm mỡ để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng.
    Công thức 1: Nấm mỡ 200g, đùi ếch 100g, hành, gừng tươi, tỏi, hạt tiêu, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Đùi ếch bỏ da, rửa sạch, rán non; nấm mỡ bổ đôi, chần qua nước sôi, để ráo nước. Phi hành tỏi cho thơm rồi xào lẫn đùi ếch với nấm, chế đủ gia vị, ăn nóng.

    Công dụng: Ích vị kiện tỳ, lý khí hoá đàm, thanh nhiệt lợi niệu.
    Công thức 2: Nấm mỡ 200g, tôm tươi 500g, cà rốt, măng củ, hành, gừng tươi, dầu thực vật, bột đao và gia vị vừa đủ. Nấm rửa sạch, khía hình chữ thập trên mũ, chần qua nước sôi, để ráo nước; tôm bóc vỏ, bỏ đầu, rửa sạch, ướp nước gừng và gia vị; cà rốt và măng củ rửa sạch, thái mỏng. Phi hành cho thơm rồi xào lẫn tôm với cà rốt và măng trước, kế đó cho nấm vào, đun to lửa một lát là được, chế đủ gia vị.

    Công dụng: Bổ thận tráng dương, kiện tỳ ích vị, hoá đàm tiêu thực.
    Công thức 3: Nấm mỡ 150g, đậu phụ 300g, măng củ 100g, nước dùng (nước luộc gà hoặc nước ninh sườn) 200ml, hành, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Nấm rửa sạch, bổ đôi, chần qua nước sôi; măng thái mỏng; đậu phụ xắt miếng nhỏ. Tất cả cho vào nồi, chế đủ gia vị, đổ nước dùng vào đun sôi chừng 10 phút là được.

    Công dụng: Kiện tỳ ích vị, sinh tân nhuận táo, thanh nhiệt giải độc.
    Công thức 4: Nấm mỡ 350g, lòng non lợn 500g, hành, tỏi, gừng tươi, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Lòng non làm sạch, cắt đoạn chừng 2cm, gừng thái phiến, hai thứ cho vào nồi áp suất đun trong 2 phút rồi lấy ra, để ráo nước; nấm mỡ rửa sạch, chần qua nước sôi. Phi hành tỏi cho thơm rồi xào nấm với lòng non, chế đủ gia vị, ăn nóng.

    Công dụng: Kiện vị tiêu thực, lý khí hoá đàm, thanh tràng chỉ huyết.
    Theo kinh nghiệm dân gian, nấm mỡ là thứ “phát vật” (thức ăn dễ gây dị ứng) nên những người mẫn cảm với nấm thì không nên dùng. Sách Ẩm thực chính yếu viết: “Ma cô, động khí phát bệnh, bất khả đa thực”. Sách Phẩm quảng tinh yếu viết: “Ma cô, lệnh nhân chư thang trung thực chi, vị thậm tiên mỹ, đãn bất khả đa thực, do kỳ động khí nhi phát bệnh cố dã”. Sách Tuỳ tức cẩm thực phổ viết: “Ma cô, đa thực phát phong động khí, chư bệnh nhân giai kỵ chi”. Tất cả ý muốn nói, nấm mỡ là thứ dễ gây dị ứng nên những người có cơ địa dễ mẫn cảm cần thận trọng khi dùng.
    Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    HÀNH TÂY TỐT CHO NGƯỜI BỆNH TIM MẠCH

    Hành tây là loại rau, gia vị vừa thơm ngon lại rất giàu dinh dưỡng. Thường xuyên ăn hành tây có thể phòng tránh được nhiều bệnh, sức khỏe sẽ tốt hơn và kéo dài được tuổi thọ. Đông y cho rằng hành tây có vị thơm cay, tính ấm, không độc, tác dụng chữa nhiều bệnh như tiêu khát, tăng huyết áp, mỡ máu, xơ vữa thành mạch, bệnh mạch vành tim, cảm mạo phong hàn...
    Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy hành tây có chứa chất prostaglandin (prostagladin A; PG) và thành phần hoạt tính fibrin nên có thể kích thích hoạt động hòa tan máu, chống lại những chất gây tăng huyết áp trong cơ thể, mặt khác các chất này còn thúc đẩy sự bài tiết muối natri, do đó làm hạ huyết áp. Chỉ cần một lượng nhỏ chất prostaglandin trong cơ thể đã có tác dụng điều hòa huyết áp và các thành phần của máu, đồng thời lại ngăn ngừa sự hình thành huyết khối. Ngoài ra, hành tây có tác dụng diệt khuẩn, trừ đờm, chữa ho, ra mồ hôi, thông tiểu, kích thích tiêu hóa, làm cho ruột, dạ dày nâng cao quá trình bài tiết, chống viêm đường ruột, phòng chống phong thấp, an thần, giúp ngủ ngon giấc, làm giảm hoặc chậm xơ cứng thành huyết quản, có tác dụng đề phòng bệnh mạch vành tim và hạ thấp lượng mỡ trong máu...
    [​IMG]
    Hành tây giúp làm chậm xơ cứng thành huyết quản, có tác dụng phòng bệnh mạch vành tim


    Một số bài thuốc chữa bệnh từ hành tây:
    Chữa tàn nhang: Dùng nước ép từ củ hành tây để xoa lên vết bị tàn nhang.
    Làm tóc mọc nhanh và dày hơn: Hằng ngày dùng nước ép củ hành tây để xoa vào nơi tóc rụng.
    Chữa cảm mạo phong hàn: Khi thấy xuất hiện các triệu chứng như đau nhức đầu, không ra mồ hôi, tay chân nhức mỏi, mũi tắc ngạt, chảy máu cam, ngứa họng, giọng nói khàn, ho có đờm trắng loãng: lấy 60g củ hành tây tươi thái nhỏ, cho vào vài lát gừng tươi, một ít đường đỏ, nấu cùng 300ml nước để uống. Uống vài lần sẽ khỏi.
    Phòng bệnh đái tháo đường: Lấy thịt lợn nạc 50g thái miếng và nấu chín rồi cho 50 - 100g hành tây thái nhỏ vào, cùng nấu chín để ăn. Ngày ăn 2 lần, cần ăn thường xuyên.
    Chữa mất ngủ, đau nhức các khớp xương: Người Trung Hoa đã dùng hành tây để nấu ăn hoặc ăn sống với liều từ 50-100g mỗi ngày. Cần ăn liền một thời gian.
    BS. Hoàng Xuân Đại
    (www. suckhoedoisong.vn)
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    HÀNH HOA - VỊ THUỐC CHỮA NHIỀU BỆNH

    Hành hoa là loại gia vị rất thông dụng, được nhiều người ưa thích, được sử dụng rộng rãi trong chế biến món ăn. Ngoài ra, hành còn là vị thuốc rất quen thuộc chữa được nhiều bệnh do chứa tinh dầu có sunfua và chất kháng sinh allin, acid malic, galantin và allinsufit; hạt chứa S-propenyllein sunfoxit. Theo YHCT, hành hoa vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, diệt khuẩn, giải độc, thông khí huyết. Xin giới thiệu một số bài thuốc trị bệnh có hành hoa:
    Trị cảm lạnh, sốt không vã mồ hôi, nhức đầu, ngạt mũi, sợ gió, nước tiểu trong: củ hành tươi 30g, gừng tươi 10g, chè 10g. Sắc uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.
    Hoặc hành 10g, tía tô 10g, bạc hà 10g, kinh giới 10g, sả 10g, lá tre 10g. Cho tất cả vào nồi, đun sôi kỹ, xông xong uống một bát nước rồi đắp chăn cho ra mồ hôi.
    Hoặc vài chục cây hành cả rễ, cắt bớt lá xanh, 3 lát gừng, 1 nắm gạo nấu cháo, ăn khi còn nóng, xong trùm chăn kín.
    Trị ho: hành 60g, gừng tươi 10g, sắc kỹ, xông miệng mũi, ngày 2 - 3 lần.

    [​IMG]
    Hành là loại gia vị quen thuộc, cũng là vị thuốc thông dụng chữa nhiều bệnh
    Hoặc hành 5g, ngâm mật ong qua đêm, lọc bỏ bã rồi pha rượu uống. Cách 2 - 3 giờ uống một lần. Ho do cúm, hen phế quản hoặc do hút thuốc lá đều dùng được.
    Trị khản tiếng: ăn hành củ sống, giã hành đắp lên cổ.
    Đau bụng giun: giã củ hành tươi, ép lấy nước, trộn với 5ml dấm uống hết 1 lần.
    Tẩy giun: 30g hành nghiền nát trộn với 30g dầu vừng, uống ngày 2 lần.
    Đau bụng, lạnh chân tay: 5 cây hành cả rễ và lá, giã dập để lên bụng, lăn chai nước nóng lên, khi hành nát lại thay hành khác. Khi vã mồ hôi, đun nước gừng khô, uống nóng.
    Bí đại tiện, đầy hơi: hành 2 củ, gừng 1 lát, muối hạt 1 thìa, giã nhỏ, hơ nóng gói vào miếng vải buộc vào rốn, nếu nửa giờ sau chưa thông thì thay thuốc mới.
    Hạ cholesterol máu, hạ huyết áp: Ăn hành và tỏi đều đặn mỗi ngày.
    Hạ đường huyết: ăn hành hằng ngày.
    Làm mượt tóc: vỏ hành khô 10g dầm với 1 lít nước sôi trong 50 phút, gội đầu 2 - 3 lần, để khô gội lại bằng nước sạch, tóc sẽ óng mượt.
    Trị đau do phong thấp: hành tươi, tương đậu nành xào với dầu thực vật, bột gia vị ăn thường xuyên.
    Ong đốt: giã nát hành, xát vào vết đốt để giảm đau nhức.
    Côn trùng lọt vào tai: hành, hẹ mỗi thứ vài cây, gừng 1 lát mỏng, giã ép lấy nước nhỏ vào tai.
    www.suckhoedoisong.vn

  8. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Cám ơn bạn. [};-
    Cái này đơn giản mà hay đấy, vây mà mình lại không nghĩ ra. Xem bảng điện tử riết rồi đâm ra lú ~X
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Ăn gì để giảm béo theo nhu cầu của bạn ?

    Khi ngắm mình trong gương thấy bụng dưới to, bắp đùi lớn, vòng 2 quá khổ... Không sao, nếu bạn biết ăn đúng cách thì các bộ phận cơ thể sẽ gầy đi theo ý muốn.
    1. Giảm béo vùng mặt - cần tây

    Ai cũng nói bạn béo, thực ra bạn chỉ béo mặt mà thôi. Muốn cho khuôn mặt của mình thon thả, ngoài việc trước khi ngủ ít uống nước, bạn nên ăn nhiều rau cần tây.

    Hàm lượng chất xơ trong cần tây khá cao, một cây cần tây chứa khoảng 5 kalo nhiệt lượng. Nhai cần tây đòi hỏi mất 8 kalo nhiệt lượng, tiêu hóa xuống dạ dày đòi hỏi phải có thêm 5 kalo nhiệt lượng nữa. Do vậy bạn có thể yên tâm ăn thoải mái rau cần tây.

    2. Giảm béo vùng vai - chanh leo

    “Vai u thịt bắp” để miêu tả những người đàn ông có vóc dáng thô khoẻ nhưng với phụ nữ thì cần đôi bờ vai mảnh mai. Vai u lên trước hết là do thể trạng từng người và sau đó là do cơ thể hấp thụ quá nhiều đường nên chuyển hóa thành lớp mỡ dày trên vai.

    Muốn giảm béo vùng vai trước hết cần giảm hấp thụ lượng đường vào cơ thể. Nhiệt lượng của quả chanh leo rất thấp, đây là thứ quả chứa một loại xúc tác giúp cho cơ thể giảm bớt sự hấp thụ đường.

    3. Giẻm béo vùng eo - dâu tây

    Bạn không thể ngờ rằng quả dâu tây ngon ngọt lại có chức năng làm cho vòng eo của bạn thon thả.

    Dâu tây có chứa chất acid aspartic, có tác dụng làm mất đi lượng nước thừa ở phần eo, làm tiêu lớp mỡ thừa tích tụ ở vùng eo. Bạn hãy ăn dâu tây thường xuyên sẽ có được vòng eo vừa ý.

    4. Giảm béo vùng bụng - cà chua

    Bụng dưới to là nỗi lo lắng và đau khổ của hầu hết nữ nhân viên văn phòng thường ngồi hàng giờ trước màn hình vi tính.

    Khi ngồi nhiều, đường ruột của bạn tích tụ quá nhiều chất thải. Cà chua có khả năng hút mỡ lại chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho việc hấp thụ lượng mỡ dư thừa trong ruột, đẩy lượng mỡ và chất độc ra ngoài cơ thể. Bạn nên ăn cà chua tốt nhất trước bữa ăn.

    5. Giảm béo vùng đùi - củ cải trắng

    Khi lượng mỡ của cả cơ thể tiêu hao gần hết thì mới tới lượt mỡ vùng đùi. Do đó, muốn giảm béo vùng đùi không phải là chuyện dễ.

    Trong củ cải trắng có chứa dầu hạt cải, có tác dụng thúc đẩy các acid béo trao đổi chất nhiều hơn, tiêu hao nhiều mỡ hơn và như vậy sẽ làm giảm được số đo của vòng đùi.

    6. Giảm béo vùng bụng chân - dưa hấu

    Dưa hấu có chứa nhiều đường nhưng lượng đường trong dưa hấu không đủ để làm bạn tăng thêm cân.

    Dưa hấu có chứa nhiều limocitrin acid, giúp đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, dưa hấu còn chứa nhiều kali, làm cho bắp chân bạn thon gọn hơn.


    Sưu tầm

Chia sẻ trang này