1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tại sao tôi đầu tư vào IDV, năm 2022 trở đi doanh thu IDV sẽ tăng trưởng mạnh mẽ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi congacongnghiep, 21/09/2021.

6984 người đang online, trong đó có 829 thành viên. 16:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 145864 lượt đọc và 506 bài trả lời
  1. super_man007

    super_man007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2017
    Đã được thích:
    318
    Bán như có biến thế bác nhỉ. Rớt ko thua DIG, CEO luôn chứ chẳng vừa. Sông Lô 2 bị thu hồi dự án hay sao mà bán ghê thế
  2. Nguoihuongnoi

    Nguoihuongnoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2018
    Đã được thích:
    2.561
    Cụ nghe chim lợn doạ tý mà lung lay thế. =))
    super_man007 thích bài này.
  3. super_man007

    super_man007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2017
    Đã được thích:
    318
    Nói thế thôi chứ tôi cũng chẳng quan tâm lắm đâu. Tại kẹp rồi là kẹp thôi. Mua cùng đợt với thằng LLC mà cũng ko nghĩ mua xong nó tụt thế.
  4. MrVu2809

    MrVu2809 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/02/2016
    Đã được thích:
    7.300
    Thời điểm này múc là phù hợp rồi
  5. kieuphong1996

    kieuphong1996 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2020
    Đã được thích:
    14.679
    SLS lãi rồi kìa.... Hihi
  6. MrVu2809

    MrVu2809 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/02/2016
    Đã được thích:
    7.300
    200 đới
    kieuphong1996 thích bài này.
  7. MrVu2809

    MrVu2809 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/02/2016
    Đã được thích:
    7.300
    Vô 'Top 7 cộng đồng thông minh thế giới', Bình Dương lập kỷ lục về thu hút FDI
    [​IMG]

    Ngành du lịch hồi sinh đem đến kỳ vọng các lĩnh vực phụ thuộc vào du lịch như lưu trú và ẩm thực sẽ tăng trưởng trở lại trong quý 2-2022, sau 9 quý giảm liên tiếp - Ảnh: N.BÌNH

    Ngân hàng UOB (Singapore) vừa công bố Báo cáo tăng trưởng kinh tế và dự báo quý kế tiếp cho các thị trường, trong đó có Việt Nam.

    Báo cáo vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam ở mức 6,5% và tỉ lệ lạm phát chính ở mức 3,7% vào năm 2022.

    Tuy nhiên, lạm phát có thể tăng lên 5% trong năm 2023, do phải đối mặt với nhiều rủi ro thách thức, trong đó xung đột Nga - Ukraine kéo dài hơn 100 ngày và sự căng thẳng cũng như các lệnh trừng phạt chưa có dấu hiệu giảm bớt.

    Theo UOB, một trong những lạc quan của kinh tế Việt Nam là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã phần nào tăng trở lại trong tháng 5.

    Số liệu thu hút FDI của Bộ Kế hoạch và đầu tư cho thấy, trong tháng 5, trái ngược với đà sụt giảm của vốn đăng ký mới, vốn điều chỉnh và vốn góp mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục là trụ đỡ trong thu hút FDI những tháng đầu khi cả hai nguồn vốn này vẫn tăng mạnh.

    Theo đó, vốn đăng ký mới giảm 53,4% so với cùng kỳ năm trước, nhưng vốn điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần vẫn tăng mạnh lần lượt là 45,4% và 51,6%, giúp cho vốn FDI đăng ký 5 tháng đầu năm 2022 chỉ giảm 16,3% so với cùng kỳ, xuống 11,71 tỉ USD.


    Số vốn FDI đăng ký tăng mạnh vào năm 2021 ở mức 31,15 tỉ USD cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mức sụt giảm của năm nay.

    Theo số lượng dự án, Hàn Quốc vẫn là đối tác có nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và góp vốn mua cổ phần nhiều nhất trong 5 tháng đầu năm 2022, chiếm 19,4% số dự án mới, 33,9% số lượt điều chỉnh và 36,7% số lượt góp vốn mua cổ phần.

    Về phía người tiêu dùng, việc dỡ bỏ các hạn chế COVID-19 trong nước và mở lại các hoạt động du lịch quốc tế đã tạo ra sức sống mới trong lĩnh vực dịch vụ. UOB kỳ vọng các lĩnh vực phụ thuộc vào du lịch như lưu trú và ẩm thực sẽ tăng trưởng trở lại trong quý 2-2022, sau 9 quý giảm liên tiếp.

    "Dựa vào dữ liệu mới nhất cũng như các khó khăn phía trước, chúng tôi giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam ở mức 6,5%, phù hợp với kế hoạch của Chính phủ là 6 - 6,5%.

    Dự báo dựa trên cơ sở tăng trưởng GDP trong quý 2-2022 sẽ đạt 6% so với cùng kỳ năm trước và sau đó tăng lên 7,6% trong quý 3-2022", báo cáo của UOB nêu rõ.
  8. MrVu2809

    MrVu2809 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/02/2016
    Đã được thích:
    7.300
    Bước sang năm 2022, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được kỳ vọng sẽ khởi sắc trở lại nhờ những chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn và chủ trương mở cửa trở lại nền kinh tế sau hai năm đóng cửa bởi dịch bệnh Covid-19. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến 20/3/2022 đạt 8,91 tỷ USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước.

    – Vốn đăng ký cấp mới có 322 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 3,21 tỷ USD, tăng 37,6% về số dự án và giảm 55,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 2,19 tỷ USD, chiếm 68,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 599,9 triệu USD, chiếm 18,7%; các ngành còn lại đạt 422,7 triệu USD, chiếm 13,1%.

    Trong số 35 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022, Đan Mạch là nhà đầu tư lớn nhất với 1,32 tỷ USD, chiếm 41,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Xin-ga-po 626,6 triệu USD, chiếm 19,5%; Trung Quốc 379,5 triệu USD, chiếm 11,8%; Đài Loan 219,9 triệu USD, chiếm 6,8%; Đặc khu hành chính Hồng Công (Trung Quốc) 191,7 triệu USD, chiếm 6%.

    – Vốn đăng ký điều chỉnh của 228 lượt dự án (đã cấp phép từ các năm trước) với số vốn đầu tư tăng thêm 4,07 tỷ USD, tăng 93,3% so với cùng kỳ năm trước.

    Theo ngành, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt gần 5 tỷ USD, chiếm 68,7% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,71 tỷ USD, chiếm 23,5%; các ngành còn lại đạt 569,6 triệu USD, chiếm 7,8%.

    – Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 734 lượt với tổng giá trị góp vốn 1,63 tỷ USD, tăng 102,6% so cùng kỳ năm trước. Trong đó có 341 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 819,7 triệu USD và 393 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 811,4 triệu USD. Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 992,9 triệu USD, chiếm 60,9% giá trị góp vốn; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 300,6 triệu USD, chiếm 18,4%; ngành còn lại 337,7 triệu USD, chiếm 20,7%.

    Các số liệu trên cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã coi Việt Nam là điểm đến đầu tư an toàn, thể hiện niềm tin về môi trường đầu tư kinh doanh, tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam, khi Việt Nam kiểm soát tốt dịch Covid-19, nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng trở lại trong trạng thái bình thường mới.

    Bên cạnh đó, Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam 3 tháng đầu năm nay ước tính đạt 4,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức cao nhất của quý I trong 5 năm qua. Trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 3,44 tỷ USD, chiếm 77,8% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 379,8 triệu USD, chiếm 8,6%; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 350,3 triệu USD, chiếm 7,9%.

    Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 3 tháng đầu năm các năm 2018-2022 (Tỷ USD)

    [​IMG]

    Mặc dù cơ hội đón vốn FDI là rất lớn nhưng cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư FDI đang ngày càng quyết liệt nhất là trong bối cảnh nguồn cung vốn hạn chế và ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, các quốc gia đều tranh thủ thu hút nguồn lực bên ngoài để duy trì và phục hồi nền kinh tế. Do đó, cạnh tranh thu hút FDI giữa các quốc gia đang phát triển có sự tương đồng về thị trường, trình độ phát triển, công nghệ và lao động đang ngày càng gay gắt. Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần tập trung tìm ra các biện pháp có thể phát triển các ngành dịch vụ theo chiều sâu; tạo thêm động lực tốt cho việc tăng năng suất khu vực dịch vụ lẫn khu vực sản xuất kinh doanh cùng nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế. Bên cạnh đó,Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư như rà soát, bổ sung quỹ đất sạch; rà soát lại quy hoạch điện; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; bổ sung chính sách để phát triển công nghiệp hỗ trợ; xây dựng các quy định, tiêu chuẩn như một bộ lọc mới nhằm lựa chọn các nhà đầu tư FDI có công nghệ tiên tiến, có khả năng chống chịu sức ép từ bên ngoài để phát triển bền vững và bảo đảm an ninh quốc gia.


    THÔNG TIN THỐNG KÊ:
    GẮN THẺ:
    CHỦ ĐỀ:


    NGÀY ĐĂNG: 07/04/2022


    Phản hồi
    Vui lòng cung cấp phản hồi của bạn bên dưới:

    Bạn đã tìm thấy thông tin này hữu ích?
  9. Nguoihuongnoi

    Nguoihuongnoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2018
    Đã được thích:
    2.561
    Các cụ rời tàu hết chưa? :D
  10. Batcapitals

    Batcapitals Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2017
    Đã được thích:
    873
    vẫn còn. Cbi múc tiếp nè

Chia sẻ trang này