Tại sao tôi đầu tư vào IDV, năm 2022 trở đi doanh thu IDV sẽ tăng trưởng mạnh mẽ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi congacongnghiep, 21/09/2021.

4481 người đang online, trong đó có 409 thành viên. 23:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 140684 lượt đọc và 493 bài trả lời
  1. congacongnghiep

    congacongnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2016
    Đã được thích:
    636
  2. kieuphong1996

    kieuphong1996 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2020
    Đã được thích:
    14.495
    Đặt 8k 57.1 khớp dc có 2k cụ ạ.............
    Có tý gạo chống dịch rồi... :D
    congacongnghiepSuperboy1202 thích bài này.
  3. Anhngoc2

    Anhngoc2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/06/2021
    Đã được thích:
    385
    Sau phiên nổ vol thì lại lịm dần các cụ nhỉ? Mai có giá đỏ mua được đấy các cụ nhỉ?
  4. congacongnghiep

    congacongnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2016
    Đã được thích:
    636
    Mỹ sẽ xây đại sứ quán lớn nhất thế giời tại Việt Nam
    và sau buổi làm việc với 30 tập đoàn của Mỹ , các tập đoàn này đổ bộ vào Việt Nam thì KCN chắc tăng giá chóng mặt
    Chủ tịch Quốc hội sẽ làm việc với lãnh đạo 30 tập đoàn hàng đầu của Mỹ
    30-09-2021 - 09:39 AM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

    BÁO NÓI - 2:47

    [​IMG]
    Chủ tịch Quốc hội sẽ làm việc với lãnh đạo 30 tập đoàn hàng đầu của Mỹ. Ảnh: Quốc hội.
    Buổi làm việc có sự tham dự của Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ- ASEAN, Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc điều hành Khu vực của Hội đồng, đại diện Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cùng lãnh đạo của hơn 30 tập đoàn đa quốc gia hàng đầu của nước này.


    Theo đề nghị của ông Ted Osius, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ chủ trì cuộc làm việc trực tuyến với Đoàn doanh nghiệp cấp cao của Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN vào sáng nay (30/9).

    Buổi làm việc có sự tham dự của ông Ted Osius, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN, ông Michael Michalak, Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc điều hành Khu vực của Hội đồng, đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cùng lãnh đạo của hơn 30 tập đoàn đa quốc gia hàng đầu của Mỹ.

    Về phía Việt Nam có Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, đại diện Thường trực một số Uỷ ban của Quốc hội, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

    Cuộc làm việc được tổ chức theo đề nghị từ phía Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN, dự kiến trong 2 giờ đồng hồ, ở gần 10 điểm họp trực tuyến gồm Nhà Quốc hội Việt Nam, Thủ đô Washington, D.C (Mỹ), Singapore, Phillipine và ở một số quốc gia khác trên thế giới, nhằm thể hiện cam kết của khu vực kinh tế tư nhân Mỹ với vai trò là đối tác và nguồn lực tin cậy trong việc thúc đẩy các mục tiêu ưu tiên, đặc biệt là trong chuyển đổi số và phát triển bền vững của Việt Nam.


    Không chỉ vậy, buổi làm việc còn tiếp tục thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai bên thông qua các trao đổi và ghi nhận các kiến nghị cụ thể từ phía các doanh nghiệp Mỹ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh theo thẩm quyền của Quốc hội, sự đóng góp của Hội đồng và các doanh nghiệp Mỹ đối với việc xây dựng các chính sách ưu tiên của Quốc hội Việt Nam, cũng như các đề nghị từ phía Việt Nam đối với các hoạt động thương mại, đầu tư và mở rộng đầu tư của doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam.

    Hai bên cũng trao đổi việc thực hiện các hiệp định thương mại mà Việt Nam và Mỹ có lợi ích liên quan như EVFTA, RCEP,...

    Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN (USABC) là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Thủ đô Washington, D.C, đại diện cho 170 tập đoàn thành viên có hoạt động kinh doanh toàn cầu, phần lớn trong số này nằm trong danh sách 500 công ty hàng đầu Mỹ. Các công ty thành viên hoạt động ở nhiều ngành kinh tế và có ảnh hưởng lớn tới chính phủ và quốc hội Mỹ.

    Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc USABC Ted Osius và Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc điều hành khu vực Michael Michalak đều từng là các Đại sứ của Mỹ tại Việt Nam trong những năm trước đây.
    kieuphong1996 thích bài này.
  5. congacongnghiep

    congacongnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2016
    Đã được thích:
    636
    Tin nóng hổi khi truy cập vào trang WEB chính thức của IDV, GIẬT MÌNH
    1. khi nhìn thấy tỷ lệ lấp đầy KCN Châu Sơn mở rộng là 48%, liệu có biến không khi 400K cổ mua và quý này IDV đã cho thuê được 48% KCN Châu Sơn mở rộng, ước doanh thu 48%*60ha*80USD ~ 600 tỷ đồng


    KCN CHÂU SƠN - HÀ NAM
    Là khu công nghiệp được xây dựng trên địa bàn Phường Châu Sơn và phường Lê Hồng Phong (thành phố Phủ Lý), xã Thanh Sơn (huyện Kim Bảng) và Thị trấn Kiện Khê (huyện Thanh Liêm), tỉnh Hà Nam
    • Thời gian hoạt động: Đến tháng 10/2068
    • Tổng diện tích đất : 174,68 ha
    • Số Dự án đã đăng ký đầu tư: 33 Dự án
    • Tỷ lệ lấp đầy: KCN cũ 89,91%, KCN mở rộng 48,25%
    • Đơn giá cho thuê đất đã có hạ tầng: 65-80 USD/m2/đời Dự án
    https://vpid.vn/kcn-chau-son-ha-nam

    2. Còn nữa theo dự kiến KCN Sông Lô II tháng 6/2022 đã có thể phát sinh doanh thu
    KCN SÔNG LÔ II - VĨNH PHÚC
    Là khu công nghiệp được xây dựng trên địa bàn các xã Đồng Thịnh, Yên Thạch, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là địa điểm thuận lợi với chi phí thấp để cung cấp hàng hóa cho các thành phố lớn trong khu vực và cả nước.

    • Thời gian thực hiện dự án:
    - Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Năm 2020 đến Quý IV/2021

    - Giai đoạn đầu tư thực hiện XDCB trong 36 tháng: từ 2022 đến 2024

    - Giai đoạn bắt đầu cho thuê đất dự kiến: Tháng 6/2022

    • Tổng diện tích đất quy :165,65ha
    Vị trí:

    - Cách nút giao Văn Quán đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai: 5Km

    - Cách sân bay Nội Bài: 50Km

    - Cách trung tâm TP Hà Nội: 75Km

    - Cách cảng Hải Phòng: 180Km

    - Cách TP Vĩnh Yên: 25Km

    https://vpid.vn/cum-cong-nghiep-hong-duc-hai-duong-cp-828771622433223
    --- Gộp bài viết, 05/10/2021, Bài cũ: 05/10/2021 ---
    A e lưu tâm có hàng cân nhắc, đợi BCTC ra mà KCN mở rộng cho thuê 30 ha thì IDV tiến thắng 100.x
    Quyetdaicakieuphong1996 thích bài này.
  6. congacongnghiep

    congacongnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2016
    Đã được thích:
    636
    Việt Nam có thể đánh bại Trung Quốc để trở thành "công xưởng sản xuất của thế giới"?
    12-10-2021 - 08:38 AM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

    BÁO NÓI - 7:08

    Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, ấn tượng nhất trong số các nền kinh tế mới nổi ở châu Á. Vậy cơ hội nào cho Việt Nam thay thế Trung Quốc để trở thành "công xưởng sản xuất mới toàn cầu"?


    Điều gì giúp Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu trong khu vực

    Nhóm các nhà kinh tế của AXA Investment Managers Asia có trụ sở ở Singapore đã đưa ra phân tích và lý giải nguyên nhân Việt Nam có thể trở thành cường quốc xuất khẩu trong khu vực, đồng thời đánh giá triển vọng trở thành "công xưởng thế giới thứ hai" sau Trung Quốc của nền kinh tế Đông Nam Á này.

    Theo hai nhà kinh tế Aidan Yao và Shirley Shen, Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, ấn tượng nhất trong số các nền kinh tế mới nổi ở châu Á (không tính Trung Quốc), hội nhập sâu rộng vào thương mại toàn cầu nhiều thập kỷ gần đây.

    Các chuyên gia nghiên cứu kinh tế vĩ mô của AXA Investment Managers Asia khẳng định: “Việt Nam ngày càng tăng khả năng cạnh tranh thương mại và trở thành một trung tâm sản xuất hấp dẫn trên thế giới”.

    Theo đánh giá của AXA Investment Managers Asia, việc Việt Nam hội nhập thành công trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chính là "chìa khóa" để hoạt động thương mại tăng trưởng mạnh mẽ.

    Trong khu vực, Việt Nam được xếp hạng cao về hiệu quả kinh tế, được thúc đẩy nhờ lợi nhuận mạnh mẽ của phát triển sản xuất và tiềm năng xuất khẩu.

    Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các khu vực, nền kinh tế lớn khác nhau trên thế giới như Nhật Bản (VJEPA), Liên minh châu Âu EU (EVFTA), Anh (UKVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)…, điều này đã tạo môi trường thuận lợi để quan hệ thương mại phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

    Các nghiên cứu trước của AXA Investment Managers Asia đều có chung nhận định rằng, Việt Nam là bên chiến thắng nổi bật về thị phần xuất khẩu toàn cầu trong những năm gần đây.

    Đặc biệt là khi Trung Quốc vươn lên thành công khẳng định giá trị trong chuỗi cung ứng thương mại toàn cầu, bỏ qua những khoảng trống tăng trưởng giá trị thấp hơn, thâm dụng lao động giá rẻ, khiến nước này mất đi khả năng cạnh tranh so với quốc gia láng giềng đang bứt phá mạnh mẽ như Việt Nam.

    Nhóm nghiên cứu của AXA Investment Managers Asia cho biết: “Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu tăng gấp 5 lần trong thập kỷ qua, vượt trội hơn hẳn so với phần còn lại của khu vực châu Á”.

    Bên cạnh đó, trong thời gian qua Việt Nam được xem là một trong những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cùng với khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất tăng nhanh cũng góp phần đưa Việt Nam vươn lên trở thành một cường quốc xuất khẩu trong khu vực ASEAN nói riêng và châu Á nói chung.

    Số liệu cho thấy xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng 29% trong năm 2019. Vào cuối năm ngoái, Việt Nam đã trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ 6 vào thị trường Mỹ, tăng từ vị trí thứ 12 trong năm 2017.

    Về vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam đặc biệt thành công nhờ các chính sách ưu đãi của chính phủ suốt thời gian qua. Đặc biệt, dòng vốn FDI của Việt Nam tăng nhanh nhất trong khu vực.

    Đến năm 2020, Việt Nam có 369 khu công nghiệp, tăng 180% so với năm 2005. Việt Nam cũng đã thăng hạng trong xếp hạng chỉ số “thuận lợi kinh doanh” của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng 23 bậc lên hạng 70 so với 10 năm trước.


    Bên cạnh đó, về các điểm đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên mức độ thuận lợi kinh doanh, chất lượng hậu cần, chi phí tiền lương, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng như những thay đổi trong tỷ trọng xuất khẩu và FDI, Việt Nam được đánh giá là nước có khả năng cạnh tranh cao nhất trong khu vực. Điều này giúp gia tăng thị phần xuất khẩu ấn tượng trong những năm gần đây.

    Về ngành sản xuất của Việt Nam trong thập kỷ qua, loạt thống kê cho thấy giá trị của ngành tăng cao nhất, gấp đôi mức tăng của Ấn Độ.

    Theo AXA Investment Managers Asia, một trong những nguyên nhân quan trọng để Việt Nam vươn lên như một cường quốc sản xuất, lắp ráp thương mại là khả năng thu hút doanh nghiệp tái định cư, tái thiết lập cứ điểm sản xuất.

    Hai chuyên gia kinh tế Shirley Shen và Aidan Yao cho hay, ngoài làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng từ những nước phát triển sang cộng đồng các quốc gia đang phát triển, nghiên cứu trước đây của AXA cũng chỉ ra rằng lợi nhuận sản xuất thấp khiến các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới bắt đầu di cư ra khỏi Trung Quốc trong những năm gần đây.

    Nguyên do được chỉ ra rằng Trung Quốc có nền kinh tế phát triển quá nhanh, chi phí lao động ngày càng tăng, các khoản chi phí vận hành sản xuất cũng tăng chóng mặt hay gần đây là căng thẳng thương mại đối với Mỹ, cùng với tác động của đại dịch COVID-19 khiến làn sóng dịch chuyển sản xuất ngày càng được đẩy nhanh hơn.

    Cuối năm 2018 và 2019, Samsung cũng lần lượt đóng cửa hai nhà máy lắp ráp điện thoại lớn ở Trung Quốc, chuyển sang Việt Nam, để rồi một nửa số thiết bị cầm tay hàng đầu tập đoàn điện tử Hàn Quốc này được lắp ráp tại Bắc Ninh và Thái Nguyên.

    Các chuỗi cung ứng về sản phẩm thời trang, may mặc, giày dép hàng đầu gần đây như Nike và Adidas, quyết định chuyển cơ sở sản xuất của họ khỏi Trung Quốc cũng đã lựa chọn Việt Nam như một cứ điểm an toàn.

    Ngoài ra, nhiều ông lớn công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Microsoft, và Intel, cũng đã chuyển dịch hoặc đang trong quá trình chuyển đổi các bộ phận trong dây chuyền sản xuất của mình sang Việt Nam.

    Việt Nam có thể trở thành "công xưởng thế giới" thay thế Trung Quốc?

    Theo ông Aidan Yao và bà Shirley Shen, mặc dù Việt Nam là điểm đến được ưa chuộng về tái định cư chuỗi cung ứng toàn cầu, tuy nhiên, khả năng để quốc gia Đông Nam Á này trở thành "nhà máy mới của thế giới" hay "công xưởng sản xuất mới toàn cầu" là ít khả năng.

    Nhóm nghiên cứu chỉ rõ: “Quy mô nền kinh tế là vấn đề quan trọng khi nói đến dự báo Việt Nam có khả năng thay thế vị trí của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu hay không. So với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, thực tế kinh tế Việt Nam nhỏ hơn nhiều – chỉ bằng 1/5 GDP và 1/5 dân số Trung Quốc cũng như tổng lực lượng lao động sản xuất hiện có”.

    Ngoài ra, sản lượng sản xuất của Việt Nam chỉ chiếm 0,3% tổng sản lượng toàn cầu, trong khi Trung Quốc lên tới 28%.

    Các so sánh khác, bao gồm cả nghiên cứu và chi tiêu cho phát triển (R&D), xây dựng cơ sở hạ tầng, các tuyến vận tải đường sắt, giá trị cổ phiếu, công suất phát điện đều cách biệt đáng kể tạo khoảng cách lớn về quy mô giữa Việt Nam và nước láng giềng khổng lồ.
    kieuphong1996 thích bài này.
  7. congacongnghiep

    congacongnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2016
    Đã được thích:
    636
    Các nhóm ngành dự báo sẽ tạo ra cơ hội đầu tư trong quý cuối năm
    12-10-2021 - 13:59 PM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

    BÁO NÓI - 3:49

    [​IMG]
    Báo cáo của Agriseco mới đây nhận định, các động thái của Chính phủ trong thời gian qua nhằm đẩy lùi dịch bệnh và tiến triển bao phủ vaccine sẽ mở ra những kỳ vọng kinh tế cũng như cơ hội đầu tư trong thời gian tới.


    [​IMG]
    Dự án đầu tư đặc biệt được ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 7%

    Mới đây, Agriseco đã công bố báo cáo đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô quý 3 và đánh giá quý 4 năm 2021.

    Báo cáo cho biết, việc Chính phủ mở cửa trở lại các khu vực đầu tàu kinh tế cũng sẽ thúc đẩy cho quá trình phục hồi, tăng dòng vốn FDI vào các khu công nghiệp, tiêu dùng được đẩy mạnh. Agriseco kỳ vọng, khi nền kinh tế mở cửa trở lại và tốc độ tiêm chủng cao, FDI sẽ hồi phục trong 3 tháng cuối năm cả về lượng vốn đăng ký và giải ngân .

    Về trung và dài hạn, dòng vốn FDI kỳ vọng vẫn tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào lợi thế cạnh tranh của Việt Nam về vị trí địa lý, chi phí nhân công, giá thuê đất cũng như môi trường kinh doanh và chính sách ưu đãi. Bên cạnh đó, nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động cũng giúp Việt Nam hưởng lợi như chiến tranh thương mại Mỹ Trung; hiệp định thương tự do được ký kết.

    Báo cáo của Oxford Economics gần đây cũng có những nhận định tương tự. Theo đó, chuyên gia kinh tế Sian Fenner phân tích, triển vọng đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong trung hạn vẫn mạnh mẽ. Trong đó Trung Quốc có thể là điểm đến hàng đầu của FDI một lần nữa.

    "Tuy nhiên, khi chi phí lao động ở Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn cùng với chủ nghĩa bảo hộ thương mại, thì các chuỗi cung ứng sẽ có xu hướng tiếp tục điều chỉnh. Nghĩa là, khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, sẵn sàng trở thành thị trường hưởng lợi chính", Sian Fenner cho hay.

    [​IMG]
    Nguồn: Agriseco Research

    Agriseco dự báo, bức tranh nền kinh tế vĩ mô hiện tại nhìn chung sẽ tạo ra một số cơ hội đầu tư tại một số nhóm ngành. Đơn cử như ngành bất động sản công nghiệp, các chuyên gia cho biết, cổ phiểu của nhóm ngành này sẽ được hưởng lợi nhờ Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút vốn đầu tư FDI nhờ lợi thế cạnh tranh từ vị trí địa lý, chi phí nhân công, giá thuê đất và các chính sách ưu đãi so với khu vực.


    Bên cạnh đó, các ngành bất động sản, vật liệu xây dựng cũng sẽ được hưởng lợi từ đầu tư công, khi Chính phủ đang tập trung đẩy mạnh đầu kéo của nền kinh tế. Nhóm ngành bán lẻ tiêu dùng được kỳ vọng phục hồi khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trở lại.

    Đối với nhóm ngành xuất khẩu, các chuyên gia khẳng định lĩnh vực này sẽ phục hồi mạnh mẽ nhờ vào 3 yếu tố chính. Thứ nhất, báo cáo chỉ ra rằng, chuỗi cung ứng toàn cầu đang có xu hướng dịch chuyển và Việt Nam là một trong những điểm đến của xu hướng trên.

    Thứ hai, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại trên thế giới như EVFTA, CPTPP, UKVFTA… Điều này giúp giảm mức thuế với các mặt hang thế mạnh của Việt Nam về mức 0% và tạo động lực tăng trưởng giao thương.

    Thứ ba, yếu tố về nhu cầu được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ sau khi nền kinh tế tái khởi động. Báo cáo dự báo một số nhóm ngành sẽ có nhiều động lực tăng trưởng trong Quý 4/2021 nhờ xu thế này, bao gồm sắt thép, gỗ và các sản phẩm gỗ, may mặc và thủy hải sản.

    Ngoài ra, ngành dược cũng được dự báo là một ngành có tiềm năng. Cụ thể, tờ báo The Star đưa tin, trong buổi hội thảo trực tuyến với chủ đề "Đầu tư vào Việt Nam: Thắng lợi và Thách thức" do công ty dược phẩm Adamed và Davipharm tổ chức vào tuần trước, ông Michal Wieczorek, Giám đốc điều hành Davipharm, cho biết ông nhìn thấy cơ hội lớn tại thị trường dược phẩm Việt Nam.

    Cụ thể, thuốc sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 47% nhu cầu tiêu dùng. Trong tương lai, chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe được dự báo sẽ tiếp tục tăng.

    "Thị trường dược phẩm của Việt Nam sẽ vẫn là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới", Giám đốc điều hành Davipharm chia sẻ.
  8. congacongnghiep

    congacongnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2016
    Đã được thích:
    636
    Doanh nghiệp FDI tin tưởng, cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam
    13-10-2021 - 08:16 AM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

    BÁO NÓI - 9:15

    [​IMG]
    Bên cạnh niềm tin và cam kết đồng hành dài hạn, các doanh nghiệp FDI còn chung tay cùng Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.


    [​IMG]
    Dự án đầu tư đặc biệt được ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 7%

    "Căng mình" vượt khó

    Tại tâm dịch Bình Dương, để duy trì sản xuất trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát mạnh, từ ngày 19/7 đến nay, 200 nhân viên Công ty TNHH Geuther Việt Nam có vốn đầu tư của Bỉ đã phải thực hiện "3 tại chỗ".

    Để đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho công nhân, doanh nghiệp đã bố trí 2 tòa nhà làm nơi nghỉ và lắp đặt thêm các thiết bị vệ sinh cần thiết. Bên cạnh đó, việc thực hiện xét nghiệm PCR cho công nhân hàng tuần cũng giúp phòng chống dịch bệnh lây lan.

    "Quyết định tự cách ly từ rất sớm là rất đúng đắn vì lúc đó số lượng ca nhiễm COVID-19 không cao lắm, nhưng về mặt tài chính rõ ràng lỗ vì chi phí cao, năng suất giảm, chúng tôi không được phép bổ sung công nhân trong nhà máy nên chúng tôi đang thiếu công nhân. Các công nhân chắc chắn cũng đã rất mệt mỏi khi ngủ trong lều trong 3 tháng. Điều đó không dễ dàng nhưng ít nhất chúng tôi có thể tiếp tục sản xuất với công suất khoảng 60 - 70%", ông Michel Bertsch, Giám đốc Công ty TNHH Geuther Việt Nam, Bình Dương, cho hay.

    [​IMG]
    Nhiều doanh nghiệp FDI tin tưởng Việt Nam sẽ vượt qua đại dịch COVID-19. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)

    Là doanh nghiệp sản xuất đồ dùng cho trẻ em như nôi, bàn ghế ăn, đồ chơi… nên chỉ cần thiếu một chiếc đinh vít sẽ không thể đóng gói và giao sản phẩm. Tuy nhiên, trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị đứt gãy, thiếu nguyên liệu đầu vào, vấn đề logistics gặp cản trở, doanh nghiệp bắt buộc phải tự xoay xở nếu muốn duy trì sản xuất và hoàn thành đơn hàng.

    "Chúng tôi có một số nhà cung cấp phụ tùng đã phải đóng cửa và cho đến nay vẫn đóng cửa trong hơn 2 tháng. Vì vậy đội ngũ mua hàng phải làm rất nhiều việc để thuyết phục các nhà cung cấp. Về hậu cần, việc tổ chức vận chuyển cũng không hề dễ dàng, nhất là từ vùng này sang vùng khác. Chúng tôi đã phải vận chuyển bằng xe tải có mã QR với giá thành rất cao", ông Michel Bertsch cho biết.

    Theo kết quả khảo sát mới đây do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện với hơn 500 doanh nghiệp, tập đoàn đầu tư nước ngoài trên phạm vi cả nước, khoảng 97% doanh nghiệp cho biết bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, trong đó 52% bị tác động vừa phải, 44% bị tác động nghiêm trọng.

    Trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cuộc làm việc với đại sứ các nước và đại diện các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp.

    Nhiều kiến nghị, đề xuất của các nhà đầu tư liên quan đến duy trì chuỗi cung ứng, vận chuyển, lưu thông hàng hóa, sản xuất an toàn, cấp phép lao động, nhập cảnh cho các chuyên gia, hay tiêm vaccine, các chính sách ưu đãi về thuế, phí đã được tiếp nhận và có những giải pháp tháo gỡ cụ thể.

    "Chính phủ một mặt vẫn điều hành đất nước bình thường, mặt khác là chống dịch, nhưng vẫn tạo được cuộc họp trực tuyến với các tập đoàn kinh tế lớn. Dập dịch trong các khu công nghiệp, hỗ trợ cán bộ công nhân viên khi gặp khó khăn, ưu tiên xét nghiệm COVID-19 và tiêm chủng, đó là những tín hiệu rất tích cực để hỗ trợ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài", ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) nhận định.

    "Tôi phải nói rằng chúng tôi rất ấn tượng với sự chỉ đạo của Thủ tướng. Thủ tướng lập tức ban hành Nghị quyết 105, tổng kết chỉ đạo của Chính phủ, yêu cầu các tỉnh phải thực hiện để hỗ trợ doanh nghiệp. Hầu hết nội dung mà chúng tôi kiến nghị đều được giải quyết", ông Alain Cany, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) chia sẻ.

    Cam kết đồng hành

    Trước những khó khăn ở thời điểm hiện tại, nhiều ý kiến quan ngại một số doanh nghiệp FDI sẽ rời bỏ thị trường Việt Nam, nhưng thực tế không phải như vậy. Niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường Việt Nam là không thay đổi.

    Trong 8 tháng qua, nhiều dự án FDI lớn có vốn đầu tư hàng tỷ USD đã được triển khai. Nhiều nhà đầu tư cũng tăng vốn vào các dự án đang hoạt động ở Việt Nam. Đơn cử như trong tháng 8, Công ty TNHH LG Display Việt Nam đã điều chỉnh tăng thêm 1,4 tỷ USD, nâng tổng vốn đầu tư tại Hải Phòng lên 4,65 tỷ USD.

    Ngay cả ở vùng tâm dịch như Bình Dương cũng thu hút được 1,5 tỷ USD vốn FDI trong 8 tháng đầu năm, tăng 25% so với cùng kỳ.

    Còn riêng từ đầu tháng 8 đến nay, Đồng Nai đã thu hút được hơn 100 triệu USD vốn FDI, trong đó không ít dự án có số vốn đầu tư tăng thêm khá lớn.

    "Chúng tôi rất tin tưởng với sự phát triển của Việt Nam. Do đó, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư cũng như mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc, đặc biệt là một số tập đoàn lớn như Samsung, LG, họ đang nỗ lực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sản xuất để cùng tham gia vào hệ thống chuỗi giá trị của toàn cầu", ông Hong Sun, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam khẳng định.


    Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố, tính chung 9 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút được 22,15 tỷ USD vốn FDI, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt có tới 1.212 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt 12,5 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước; có 678 lượt dự án được điều chỉnh tăng vốn, với tổng vốn tăng thêm đạt 6,4 tỷ USD, tăng 25,6%.

    Trong số quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, hiện Singapore dẫn đầu với tổng số vốn đầu tư gần 6,3 tỷ USD, sau đó đến Hàn Quốc, Nhật Bản.

    "Theo đánh giá của tổ chức thương mại, phát triển Liên Hợp Quốc UNCTAD, dòng vốn đầu tư nước ngoài năm 2020 giảm 40%. Miếng bánh lớn như vậy giảm thì sẽ ảnh hưởng tới tất cả các nước tiếp nhận, nhưng Việt Nam vẫn giữ được các lợi thế riêng nên họ nhận thấy ảnh hưởng của dịch COVID-19 là trong ngắn hạn, chứ không phải trong dài hạn nên vẫn có doanh nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất, vẫn có các dự án đầu tư mới quy mô lớn đang vào Việt Nam", ông Phan Hữu Thắng, Nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho hay.

    [​IMG]
    Tính chung 9 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút được 22,15 tỷ USD vốn FDI, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)

    "Chúng tôi không nhìn ngắn hạn, chúng tôi luôn nhìn dài hạn. Ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất của COVID-19, chúng tôi vẫn quyết định rằng Việt Nam là nơi bạn mong muốn để đầu tư. Vì vậy gần đây, chúng tôi đã đầu tư 115 triệu USD vào các nhà máy mới, dây chuyền mới để sản xuất cà phê hòa tan khử cafein cho Nestlé trên toàn thế giới", Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam Binu Jacob khẳng định.

    Sẵn sàng sẻ chia

    Bên cạnh niềm tin và cam kết đồng hành dài hạn, các doanh nghiệp FDI còn thể hiện trách nhiệm xã hội, chung tay cùng Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.

    Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 ngay khi vừa ra mắt đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình, đóng góp tích cực, tự nguyện của nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh đầu tư tại Việt Nam. Điều này một lần nữa khẳng định sự tin tưởng của các doanh nghiệp đối với những chính sách của Chính phủ Việt Nam và sự sẻ chia đối với nhân dân Việt Nam.

    "Chúng tôi tin tưởng rằng quỹ vaccine được thành lập với sự chung tay của người dân Việt Nam cùng nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại đây sẽ đóng góp tích cực giúp toàn dân được tiêm chủng, tạo miễn dịch cộng đồng. Cộng đồng có an toàn thì chúng tôi mới yên tâm sản xuất kinh doanh", ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Electronics Việt Nam, nhận định.

    Bên cạnh đó, mới đây, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã khởi động chiến dịch gây quỹ "Breathe Again - Hồi sinh Nhịp thở", với mục tiêu chính là mua các trang thiết bị và dụng cụ y tế hỗ trợ các bệnh viện chống dịch.

    Dựa trên 3 nguyên tắc chính là: minh bạch, nhanh chóng và hiệu quả, chiến dịch dịch gây quỹ "Breathe Again - Hồi sinh Nhịp thở" ngay lập tức đã nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam. Hơn 1 triệu Euro đã được huy động chỉ sau gần 1 tháng phát động.

    Chiến dịch cũng đã thực hiện liên tục gần 10 chuyến đi bàn giao thiết bị y tế cho các bệnh viện TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

    "Ngay sau khi chúng tôi nhận được các khoản quyên góp đầu tiên, chúng tôi đã bắt đầu đặt mua các thiết bị y tế và chuyển đến các bệnh viện đang cần. Chúng tôi cũng giữ liên lạc với các bác sĩ để mua chính xác những gì họ cần tại thời điểm đó, vì nhu cầu luôn thay đổi theo diễn biến của dịch bệnh", bà Delphine Rousselet, Giám đốc điều hành EuroCham Việt Nam, chia sẻ.

    "Đất nước các bạn đã và đang chào đón chúng tôi đến sinh sống và làm việc, kinh doanh, nên bất cứ điều gì chúng tôi có thể làm với tư cách cá nhân, với tư cách là một công ty hoặc một nhóm công ty, tôi nghĩ đó đều là nhiệm vụ hiển nhiên, khi đoàn kết của các bạn đẩy lùi dịch bệnh", ông Gricha Safarian, Tổng Giám Đốc Công Ty Puratos Grand-Place Việt Nam, người khởi xướng chiến dịch dịch gây quỹ "Breathe Again - Hồi sinh Nhịp thở", nhận định.

    "Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng Việt Nam sẽ vượt qua đại dịch, bởi sức mạnh nội tại của Việt Nam vẫn còn đó. Dĩ nhiên nền kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cuộc khủng hoảng y tế này, tuy nhiên chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ tìm ra cách để phục hồi", ông Jean Michel Caldagues, Giám đốc điều hành Airbus, khẳng định.
  9. congacongnghiep

    congacongnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2016
    Đã được thích:
    636
    kieuphong1996 thích bài này.
  10. congacongnghiep

    congacongnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2016
    Đã được thích:
    636
    L18 lên vù vù, khiếp! IDV đem bán hợp lý!
    kieuphong1996 thích bài này.

Chia sẻ trang này