Tâm lý thị trường đang cần hỗ trợ, ace chúng ta cùng chung tay cập nhật liên tục các thông tin suppo

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi futureprecedor, 21/02/2008.

5901 người đang online, trong đó có 863 thành viên. 17:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 2088 lượt đọc và 45 bài trả lời
  1. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Thêm giải pháp hỗ trợ sức cầu


    (ĐTCK-online) UBCK vừa công bố chương trình hành động năm 2008, trong đó đưa ra nhiều giải pháp nhằm duy trì và phát triển TTCK. ĐTCK đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường, UBCK xung quanh vấn đề này.



    Năm 2008, UBCK đặt trọng tâm vào những mục tiêu gì, thưa ông?

    Nhằm triển khai chương trình của Chính phủ và Bộ Tài chính về kế hoạch phát triển TTCK giai đoạn 2006 - 2010, UBCK đã xây dựng chương trình hành động năm 2008. Mục tiêu đầu tiên và tổng quát là duy trì và phát triển TTCK an toàn, bền vững, đảm bảo mức tăng trưởng của thị trường bằng 50% GDP năm 2008. Thứ hai là hoàn thiện khung pháp lý, thể chế chính sách. Thứ ba là hoàn thiện hệ thống tổ chức của TTCK, đưa thị trường giao dịch CP công ty đại chúng chưa niêm yết đi vào hoạt động; xây dựng thị trường trái phiếu chuyên biệt. Thứ tư, tăng cường ứng dụng CNTT trong lĩnh vực chứng khoán.

    Để thực hiện các mục tiêu trên, UBCK đã đưa ra các nhóm công việc cần triển khai. Chúng tôi sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về quản lý TTCK tự do? Mặt khác, sẽ nghiên cứu đưa vào ứng dụng các sản phẩm mới. UBCK sẽ đề xuất ban hành và hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến các vấn đề về chính sách phí lệ phí, thuế... Triển khai đăng ký lưu ký tập trung của các công ty đại chúng để đưa vào giao dịch CP công ty đại chúng chưa niêm yết. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện hệ thống tổ chức thị trường. Trong nửa đầu năm 2008, UBCK sẽ trình Bộ Tài chính và Thủ tướng việc chuyển đổi HASTC và Trung tâm Lưu ký từ mô hình đơn vị sự nghiệp có thu sang mô hình công ty...



    Ông vừa nói, UBCK sẽ nghiên cứu đưa vào thị trường các sản phẩm mới. Cụ thể là gì, thưa ông?

    UBCK sẽ nghiên cứu và trình Bộ Tài chính để có thể đưa vào một số các sản phẩm gồm các sản phẩm phái sinh trên TTCK; cũng như các vấn đề liên quan đến mua bán chứng khoán trong phiên, mở tài khoản giao dịch nhiều hơn đối với NĐT, các giao dịch ký quỹ, giao dịch về chào mua công khai. Đó là những sản phẩm nghiệp vụ cũng như là các vấn đề liên quan đến giao dịch từ xa hoặc áp dụng các phương thức giao dịch online kể cả giao dịch điện tử.



    Đây là những sản phẩm có thể làm tăng tính thanh khoản và được trông đợi từ lâu. Theo ông, bao giờ có thể hiện thực hoá các sản phẩm này?

    Việc cho ra đời một sản phẩm mới không quá khó khăn. Nếu cần thiết thì chỉ trong vòng 2 đến 3 tháng có thể ban hành, bởi việc này nằm trong thẩm quyền của Bộ Tài chính. Thời điểm chính xác thì chưa thể công bố nhưng chúng tôi sẽ cố gắng đẩy nhanh việc soạn thảo văn bản báo cáo Bộ Tài chính ban hành chính thức.

    Các phương thức này sẽ hỗ trợ tốt cho thị trường nhưng vẫn phải đảm bảo khả năng kiểm soát, giám sát; đặc biệt là tránh những tác động xấu trong bối cảnh TTCK có sự suy giảm như hiện nay. Kể cả việc áp dụng lệnh thị trường tại HOSE, việc tăng giảm thời gian giao dịch giữa các thời điểm khớp lệnh khác nhau hoặc tăng lô giao dịch cũng phải được nghiên cứu áp dụng vào thời điểm thích hợp nhất. Chúng tôi sẽ cố gắng để có thể đưa ra các sản phẩm này trong năm 2008.



    NHNN đang muốn hạn chế các NHTMCP cho vay đầu tư chứng khoán để kiềm chế lạm phát. Vậy UBCK có nghiên cứu để cho phép các CTCK cho vay đầu tư chứng khoán?

    Vấn đề này liên quan đến khung pháp lý. Có thể cuộc họp của Hội đồng Tài chính tiền tệ tới đây sẽ bàn vấn đề này.

    Thực ra, có nhiều phương án đưa ra nhưng không thể thực hiện được ngay vì vướng Luật. Chẳng hạn trước đây, có kiến nghị giảm thiểu khan hiếm tiền đồng khi IPO bằng cách thu bằng ngoại tệ đối với đối tác nước ngoài. Vậy nhưng, trong Nghị định 109 lại quy định là DN thực hiện CPH phải thu bằng tiền đồng. Hoặc chúng tôi đang hướng đến việc trình Chính phủ có cơ chế thỏa thuận đàm phán bán cho đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, để làm được thì phải sửa chính sách, vì hiện nay trong Nghị định 109 vẫn áp dụng cơ chế đấu giá.



    Thời gian gần đây rộ lên vấn đề tài khoản NĐT có thể bị chiếm dụng. UBCK đã có hướng xử lý vấn đề này như thế nào?

    Chúng tôi có nhận được phản ánh của công luận cũng như kiểm tra dấu hiệu vi phạm chiếm dụng tài khoản của NĐT. Sắp tới đây, tài khoản tiền gửi NĐT sẽ được mở tại NHTM và qua đó chúng ta sẽ tách biệt tương đối rõ tài khoản của tổ chức kinh doanh chứng khoán và tài khoản của khách hàng, tránh chuyện lạm dụng tài khoản trong vấn đề sử dụng tiền của NĐT. Cơ quan giám sát, thanh tra của UBCK sẽ có những kiểm tra bất thường theo dõi các dấu hiệu vi phạm để xử lý. Trên thực tế, chúng tôi cũng chưa xử lý vụ việc nào liên quan đến tình trạng chiếm dụng tài khoản của NĐT.


    Đông Hải thực hiện.
  2. Bonmua

    Bonmua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Đã được thích:
    25.927
    Góp với các bác:

    Về việc Ngân hàng Nhà nước phát hành 20.300 tỉ đồng tín phiếu bắt buộc, Tiến Sĩ Nguyễn Quang A:

    Điểm trúng ?ohuyệt? lạm phát !

    21-02-2008 01:26:56 GMT +7


    Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng TM Cổ phần Gia Định TPHCM. Ảnh: N.Hữu
    Trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo NLĐ chiều 20-2, TS Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS), cho rằng chính sách trên về lâu dài là rất tích cực, giúp lành mạnh hóa hai thị trường chứng khoán và bất động sản

    Phóng viên: Thưa ông, các ngân hàng thương mại đang kêu ca về những chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)?

    - TS Nguyễn Quang A: Kêu ca là bình thường, vì đụng tới chuyện kinh doanh của họ. Nhưng tôi cho rằng tất cả những biện pháp của NHNN là đúng hướng, lại hành xử kiên quyết. Biện pháp mà NHNN áp dụng có thể hơi thô, hơi sốc nhưng có thể điều chỉnh được. Là một người cũng bị tác động nhưng tôi hết sức ủng hộ quyết định của NHNN.
    Quyết định đó chứng tỏ NHNN đã phát huy được vai trò của mình. Trước đây, NHNN dường như đã bị gạt sang bên lề của cuộc chiến chống lạm phát khi không phải là thành viên của tổ điều hành vấn đề giá cả. Bởi thế, đây là một thay đổi về tư duy theo hướng đúng nên rất cần ủng hộ.
    Quyết định của NHNN sẽ thúc ép các doanh nghiệp phải hoạt động hiệu quả hơn, buộc họ phải từ bỏ những dự án đầu tư kém. Vì thế, siết chặt chính sách tín dụng của NHNN nhìn về lâu dài mang ý nghĩa tích cực hơn là tiêu cực.
    . Ông có tin rằng biện pháp thắt chặt tiền tệ của NHNN sẽ có tác dụng hiệu quả trong cuộc chiến chống lạm phát?
    + Tôi tin chắc điều đó bởi đã điểm trúng ?ohuyệt? của lạm phát. Nó giống như thầy thuốc bắt trúng bệnh và kê đơn thuốc, dùng liệu pháp chữa trị đúng nên không thể không có kết quả. Tất nhiên đây mới chỉ một phần của vấn đề. Còn phải tiến hành giảm bớt chi tiêu Chính phủ, ngân sách và tăng hiệu quả đầu tư. Không nên để các tập đoàn lớn của Nhà nước đầu tư tràn lan, thậm chí đi vay nước ngoài về để cho các tập đoàn đầu tư vào các dự án kém hiệu quả hay dùng vốn này để nhảy vào thị trường bất động sản (BĐS) và thị trường chứng khoán (TTCK).
    . Nhưng việc thắt chặt chính sách tiền tệ mà NHNN vừa áp dụng sẽ tác động tới sự phát triển của thị trường BĐS và TTCK?
    + Nó chắc chắn sẽ hạn chế tình trạng đầu cơ, lướt sóng trên cả hai thị trường này. Hiện nay chúng ta chưa có một TTCK và thị trường BĐS tăng trưởng lành mạnh, mà tăng trưởng có nhiều yếu tố bong bóng. Không thể có một thị trường BĐS với giá cao ngất ngưởng vào loại nhất thế giới mà chẳng dựa trên cơ sở kinh tế như ở VN hiện nay, nên cần để nó xẹp xuống rồi vực nó dậy một cách lành mạnh.
    . Như vậy thì ông cho rằng cách làm của NHNN còn làm cho hai thị trường này trở nên lành mạnh hơn?
    + Đúng như vậy. Thị trường mà dựa trên đầu cơ là chính như hiện nay thì cần phải có biện pháp để điều chỉnh. Thử hỏi một người làm công ăn lương có nhu cầu thực sự đi nữa thì tích lũy bao lâu mới mua được một căn nhà, nên thị trường hiện nay là thị trường không lành mạnh.
    . Thưa ông, tăng trưởng cao của chúng ta hiện nay dựa khá nhiều vào đầu tư lớn. Vậy nếu các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh bị hạn chế thì nó có tác động tới tăng trưởng kinh tế hay không?
    + Hiệu quả của đồng vốn và tăng trưởng được đo bằng hệ số ICO (tỉ lệ đồng vốn đầu tư bỏ ra để đạt được tỉ lệ tăng trưởng kinh tế). Hệ số ICO hiện nay của chúng ta rất cao, có thể phải bỏ tới 4-5 đồng đầu tư mới được 1 đồng tăng trưởng. Điều ấy chứng tỏ sử dụng đồng vốn không hiệu quả, về dài hạn chẳng phải là điều tốt.
    Nếu có chính sách tốt, chú trọng tới hiệu quả đầu tư, tính toán kỹ lưỡng thì tôi cho rằng tăng trưởng vẫn không giảm sút. Tôi tin người dân không quan tâm nhiều đến tốc độ tăng trưởng mà điều quan trọng nhất đối với họ là chất lượng cuộc sống được cải thiện như thế nào mà thôi.


    Ý kiến chuyên gia

    TS Trần Du Lịch - Viện trưởng Viện Kinh tế TPHCM:

    Đây là giải pháp tối ưu

    Tôi đang theo dõi diễn biến tình hình, vì cho đến thời điểm này vẫn còn sớm để đưa ra nhận xét xác thực nhất. Đây là thời điểm mà Nhà nước tìm mọi giải pháp để kiềm chế lạm phát, trong đó có biện pháp siết chặt tiền tệ, hạn chế lượng tiền lưu thông trên thị trường. Giải pháp này ít nhiều tác động đến các lĩnh vực, các đối tượng nhưng nó vẫn là giải pháp tối ưu trong thời điểm hiện nay. Việc lạm phát gia tăng, giá cả tăng cao sẽ còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người nghèo nên giải pháp này sẽ có lợi cho đối tượng có thu nhập thấp.

    PGS-TS Nguyễn Trọng Hoài - Trưởng Khoa Kinh tế Phát triển (ĐH Kinh tế TPHCM):

    Doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn

    Siết chặt tiền tệ trong bối cảnh hiện nay là hợp lý để chống lạm phát. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại sẽ gặp nhiều khó khăn về nguồn tín dụng cung cấp ra ngoài. Lãi suất tăng cao, người đi vay hạn chế dẫn đến tác động ngắn hạn đối với các doanh nghiệp, chi phí cao dẫn đến đầu tư hạn chế, giá thành sản phẩm tăng, lãi của doanh nghiệp sẽ bị giảm... Việc siết chặt tiền tệ sẽ tác động nhiều đến hầu hết các lĩnh vực, trong đó lĩnh vực chịu nhiều ảnh hưởng là chứng khoán, BĐS, sản xuất kinh doanh. Về giá, sắp tới sẽ khó có khả năng tăng, cho dù giá thành sản xuất tăng do sức mua đã yếu đi.


    Nguồn http://www.nld.com.vn/tintuc/kinh-te/215708.asp
  3. futureprecedor

    futureprecedor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    468
    Mượn link của bác hwanlan để xem Tây múc hôm nay.

    http://www9.ttvnol.com/forum/f_319/Hom-nay-Tay-muc-nhu-pha-ma-gan-nhu-khong-ban-ra/1019979.ttvn
  4. hopeman

    hopeman Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/05/2007
    Đã được thích:
    0
    các bluechip tây cũng múc kha khá đấy nhỉ , hay là ta tham chiến với bluechip thoai
  5. Acer2003

    Acer2003 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Đã được thích:
    0
    thế giới lên xanh bát ngát.
  6. futureprecedor

    futureprecedor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    468
    - Kết quả giao dịch khớp lệnh trong ngày: So với phiên trước có 01 chứng khoán tăng giá; 147 chứng khoán giảm giá và 02 chứng khoán đứng giá. Về Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài: Phiên giao dịch khớp lệnh, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 65 cổ phiếu các loại, tổng khối lượng 1.510.520 đơn vị, tương đương giá trị 119,692 tỷ đồng (chiếm 23,6% giao dịch toàn thị trường). Bán ra 17 mã chứng khoán với tổng khối lượng 79.140 đơn vị, tổng giá trị 5,809 tỷ đồng (chiếm 1,15% giao dịch toàn thị trường). Bên cạnh đó các nhà đầu tư nước ngoài còn giao dịch thỏa thuận mua vào 02 cổ phiếu là DPM (30.000cp); PPC (25.000cp) và 14 trái phiếu các loại với khối lượng 9.728.000 đơn vị; tổng giá trị mua là 1.005,6 tỷ đồng; Bán ra 02 trái phiếu với khối lượng 2.200.000 đơn vị, giá trị 227,6 tỷ đồng.
  7. NgoanVCB

    NgoanVCB Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    808
    Sốt? đất Hà Tây vì tin đồn sáp nhập
    Cập nhật lúc 07h53, ngày 21/02/2008

    Báo Gia đình Xã hội cho hay: Hy vọng đổi đời nhờ việc Hà Tây sát nhập vào Thủ đô là nỗi khát khao của không ít người dân nơi đây. Đằng sau những thông tin chưa chính thức này, những yếu tố tích cực xuất hiện nhiều mà tiêu cực nảy sinh cũng không phải ít...


    Từ Hà Nội chạy thẳng đến ngã ba Ba La, qua mấy huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, mấy năm trước còn rộng thênh thênh, giờ bỗng nhiên chật hẹp. Nhà cửa san sát, rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu chế biến... Công nghiệp hóa đã hóa làng thành phố.

    Ông Lê Đức Bắc, người thôn Khê Tang, xã Cự Khê (xã giáp ranh với Bích Hòa, Thanh Oai) cho biết, ở làng, đâu đâu người ta cũng bàn tán rôm rả chuyện sắp được thành người Thủ đô, sắp không phải bán mặt cho đất, bán lưng cho giời ?orũ bùn đứng dậy sáng lòa? nên ai cũng náo nức chờ đón điều kỳ diệu ấy. Và, thông tin ấy, theo ông Bắc, càng trở nên... đáng tin khi có tin đồn, Nhà nước sắp mở đường cao tốc chạy qua làng Khê Tang của ông. ?oChẳng biết đúng sai như thế nào nhưng giá đất làng tôi cứ lên vùn vụt. Ngày trước, đất đai trong làng cho nhau còn được, nhưng giờ thì bạc triệu mua còn khó!?- ông Bắc nói.

    Đông La là một xã nghèo của huyện Hoài Đức. Từ Hà Nội, vào xã, đường thuận tiện nhất là qua Hà Đông. Cũng như nhiều làng quê khác của tỉnh Hà Tây, trước đây, đất đai trong xã rơi vào tình trạng ?ođóng băng?, rất ít có chuyện chuyển nhượng, mua bán. Thế nhưng, thời gian gần đây, trước tin đồn Hà Tây sẽ về Hà Nội, thì đất đai trong xã đã thành đề tài vô cùng nóng bỏng. Giá đất tăng chóng mặt từng ngày.
  8. hwanglan

    hwanglan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Em chả có tin tức gì, chỉ theo Tây

    Bây giờ 90% NDT nhỏ lẻ cầm cash, he he, làm gì có ai còn cổ phiếu
    Xem VTV1 hôm nay, toàn NDT nhỏ lẻ bán cho khoai Tây, khoai Tây cảm ơn lắm lắm !
  9. H3H

    H3H Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    4
    Hôm nay chắc tiê?n có trong ta?i khoa?n rô?i các bác nhi?, chă?ng ai kêu hết tiê?n nưfa, du? ít du? nhiê?u cufng săfn đạn đê? bắn rô?i--> tin tốt
    CK thế giới xanh mướt--> chă?ng liên qua
    1200 ti? giao dịch tp hôm nay đi đâu-->va?o cp trên sa?n thi? quá tốt .
    Giá cp quá hấp dâfn --> tốt
    Ktế phát triê?n, lạm phát gia?m (ADB dự đoán khoa?ng 7, 8% năm nay)--> tuyệt
    ....
    CK vâfn la? nhất khi bđs sắp đi đơ?i, va?ng cufng ngon nhưng đê? được 20% trơ? lên thi? chi? có ck ma? thôi!
  10. futureprecedor

    futureprecedor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    468
    Ngày 21-02-2008, 18:51
    Chủ tịch STB mua vào CP: Cơ hội lớn cho việc tự mở room?


    (ĐTCK-online) Ngày 20/2/2008, Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) TP.HCM thông báo Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) Đặng Văn Thành sẽ mua lại 2.000.000 cổ phiếu kể từ ngày 25/2/2008. Hiện tại, ông Thành đang nắm giữ 14.404.710 cổ phiếu (chiếm 3,237% vốn điều lệ). Như vậy, nếu giao dịch thành công thì ông Thành sẽ nắm giữ 16.404.710 cổ phiếu (chiếm 3,687% vốn điều lệ).





    Được biết, dự kiến ngày 17/3/2008, Sacombank sẽ tổ chức họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2007. Liệu đây có phải là một chiêu lấy lòng các cổ đông của vị Chủ tịch HĐQT này? Hay đây là một động thái nhằm cứu giá cổ phiếu STB khi mà đóng cửa phiên giao dịch sáng nay (21/2/2008), giá cổ phiếu STB có phiên rớt tự do thứ hai liên tiếp với dư bán khối lượng lớn ở mức giá sàn 53.500đ/cổ phiếu?




    Nhộn nhịp kẻ bán người mua



    Cách đây hơn một tháng, sau khi có thông tin International Finance Corporation (IFC) sẽ bán hơn 8 triệu cổ phiếu STB, trên một diễn đàn mạng có tiếng đã có một ý kiến cho rằng ông Chủ tịch HĐQT sẽ có động thái mua lại cổ phiếu của Ngân hàng mình từ IFC để có thể tự mở room cho STB. Rất nhiều người cứ nghĩ đó chỉ là lời nói đùa, nhưng giờ thì nhiều người lại nghĩ điều đó sẽ thành sự thật.



    Dựa trên những thông tin về giao dịch nội bộ cổ phiếu STB được cập nhật từ Sở GDCK TP.HCM trong thời gian vừa qua, một số chuyên gia cho rằng khả năng ông Thành sẽ mua thỏa thuận 2 triệu cổ phiếu từ IFC là rất lớn. Mặc dù không có thông tin chính xác việc mua bán giữa các tổ chức trong thời gian vừa qua, nhưng chúng ta có thể rút ra bảng tổng kết như sau:



    Tổ chức IFC
    Cổ phiếu


    Đăng ký bán
    8,917,620
    Từ ngày 25/11/2007 đến 25/5/2008.

    Đã bán
    (703,170)
    Bán thỏa thuận cho ANZ ngày 25/11/2007 giá 69.5

    Đã bán
    (5,953,170)
    Bán thỏa thuận cho một vài tổ chức, cá nhân nước ngoài.

    - Ngày 31/01/2007 bán 3 triệu STB giá 67.5

    - Ngày 21/01/2007 bán 1,5 triệu STB giá 65.0

    - Ngày 14/01/2007 bán 750 nghìn STB giá 64.5

    - ?

    Chưa bán
    2,261,280
    Bán cho ông Thành 2 triệu CP từ ngày 25/02/2008 ???




    Do STB là cổ phiếu ngành ngân hàng nên theo quy định, tỷ lệ sở hữu (room) dành cho nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) chỉ là 30%. Con số này đã được lấp đầy từ rất sớm và chưa bao giờ nhà đầu tư nước ngoài chịu nhả ra. Đây cũng là một đặc tính rất riêng của hai cổ phiếu ngân hàng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán là STB và ACB. Do đó, nếu ông Thành mua được 2 triệu cổ phiếu từ tay nhà đầu tư nước ngoài sẽ khiến cho con số này lần đầu tiên bị giảm đi. Và điều gì sẽ xảy ra khi room của STB ?obị? vơi đi? Câu trả lời có thể rất dễ tìm từ một sự kiện đã từng diễn ra trong quá kứ giao dịch:



    Sự kiện hy hữu trong lịch sử



    Cách đây đúng 6 tháng, ngày 21/8/2007, một sự kiện được cho là hy hữu đã xảy ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Một sự cố trong phiên giao dịch ngày 21/8 đã xảy ra khi Sở GDCK TP.HCM phát hiện room của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu STB đã được mở đến 49%, trong khi quy định chỉ là 30%. Sự việc được lý giải rằng nhân viên của Trung tâm Lưu ký chứng khoán đã nhầm lẫn và đưa giới hạn này lên 49% như đối với những doanh nghiệp bình thường khác.

    Ngay lập tức, Sở này đã gửi thông báo khẩn đến đại diện giao dịch của các công ty chứng khoán đề nghị không nhập lệnh mua STB của NĐTNN nữa Nhưng trước đó, NĐTNN đã không bỏ lỡ cơ hội vàng này và lệnh mua STB ào ạt được đưa ra. Ngay trong phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa thị trường, gần 1,3 triệu cổ phiếu STB được giao dịch. Điều này khiến giá STB tăng kịch trần lên 54.500 đồng/CP. Số lượng giao dịch này tiếp tục tăng lên đến cuối ngày và tổng cộng có 2.058.810 CP STB được khớp lệnh thành công, trong đó NĐTNN kịp mua vào 1.209.380 CP (chiếm hơn 50% tổng khối lượng giao dịch trong ngày).

    Số lượng giao dịch thành công trong ngày 21/8 được xem là một kỷ lục về lượng giao dịch của STB nói chung và cả kỷ lục về số lượng mua một loại CP của NĐTNN trong một phiên giao dịch. Trong khi phiên giao dịch trước đó, chỉ có 726.980 CP STB được giao dịch và NĐTNN không hề có một giao dịch nào về CP này.




    Điều kỳ diệu sẽ xảy ra



    Hãy cùng nhìn lại thời điểm khi đó và bây giờ, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều nét tương đồng. Khi đó, thị trường cũng đã bước vào những ngày điều chỉnh cuối cùng của một đợt giảm giá mạnh và dai dẳng trước đó. Sau khi có sự kiện STB ngày 21/8/2007, thị trường đã có sự phục hồi nhanh chóng. Hiện tại, giá cổ phiếu STB cũng đang xấp xỉ ở mức cách đây 6 tháng, và thị trường cũng đã trải qua một giai đoạn điều chỉnh kéo dài. Liệu cổ phiếu STB có phải là đầu tàu đủ mã lực để có thể kéo con tàu VN-Index chạy ngược lên dỉnh dốc một lần nữa hay không? Chúng ta hãy cùng hy vọng điều kỳ diệu sẽ xảy ra một lần nữa.




    Hiện nay, vốn điều lệ của Sacombank là 4.448,8 tỷ đồng. Như vậy, nếu việc chuyển giao thành công 2 triệu cổ phiếu từ 1 tổ chức nước ngoài cho 1 người Việt Nam sẽ tạo cơ hội mở hơn 0,449% room cho khối các NĐTNN. Nếu giả thiết mà ai cũng mong đến này sẽ thành sự thật, hãy xem chuyện gì sẽ xảy ra. Theo quy định, kể từ sau giao dịch T+3 thì room của NĐTNN sẽ tự động được tăng thêm. Như vậy, nếu ngày 25/02/2008 là ngày IFC bán 2 triệu cổ phiếu, thì ngày 29/02/2008 sẽ là ngày mà room tự động mở cho các NĐTNN. Cũng thật đặc biệt khi chỉ 4 năm mới có một ngày, vậy tại sao đó không phải là ngày xảy ra điều kỳ diệu cơ chứ?



    Giới đầu tư đánh giá đây là một nước cờ khá thông minh của người lãnh đạo cấp cao của Sacombank. Quyết định táo bạo này đã dường như đã ngay lập tức lấy được niềm tin cho các cổ đông của STB, nhất là trong bối cảnh nhà đầu tư đang mất dần niềm tin vào thị trường cũng như việc ban lãnh đạo của một số công ty niêm yết liên tục bán tháo cổ phiếu trong thời gian vừa qua.



    Theo kết quả kinh doanh mới công bố trong tháng 1/2008, Sacombank đã đạt 157,3 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 157% so với cùng kỳ năm 2007. Tổng vốn huy động đạt 60.298 tỷ đồng, tăng 159% so với cùng kỳ năm 2007; tổng dư nợ cho vay là 40.252 tỷ đồng, tăng 157% so với cùng kỳ năm 2007 và tổng tài sản là 69.917 tỷ đồng, tăng 162% so với tháng 1/2007.

    Trước đó, tính đến thời điểm 31/12/2007, lợi nhuận trước thuế là 1.452 tỷ đồng, tăng 167% so với năm 2006 (năm 2006 là 543 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế năm 2007 của STB đạt 1.280 tỷ đồng tăng 213,8% so với năm 2006 tương đương tăng 872 tỷ đồng. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) năm 2007 đạt 3.647 đồng. Với mức giá 53.500 đồng ngày 21/2/2007, thì P/E của STB chỉ có 14.66. Liệu đây có phải là một cơ hội đầu tư tiềm năng cho các nhà đầu tư. Câu trả lời sẽ có trong thời gian tới.

Chia sẻ trang này