Tâm sự của một 'người lính hèn nhát'

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi TigerStock, 27/07/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8439 người đang online, trong đó có 1092 thành viên. 15:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 15857 lượt đọc và 185 bài trả lời
  1. TigerStock

    TigerStock Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Đã được thích:
    3
    Việt Nam sẽ ‘chơi’ với nước Lạ như thế nào?


    Chúng ta mua sắm tàu ngầm, tàu chiến, tên lửa phòng thủ bờ biển như vậy có đủ sức "chơi" chưa? Tàu ngầm có giá trị như thế nào? "Chơi" sướng không?...
    [​IMG] _______________________________

    CHƠI HAY, CHƠI CÓ TRÁCH NHIỆM MỚI LÀ DÂN CHƠI


    Mình khoái đánh thằng nào xâm lược, mình bực bội sao chúng ta không vác AK ra chơi bỏ mịa nó. Nhân buổi trà dư tửu hậu với anh bạn thiếu tá, chuyên gia quân sự, mình hỏi vài chuyện. Anh bạn giải thích đơn giản nhưng dễ hiểu, khai mở cho cái đầu ngu dốt về quân sự cuả mình.

    - Chúng ta mua sắm tàu ngầm, tàu chiến, tên lửa phòng thủ bờ biển như vậy có đủ sức chơi chưa?
    - Chúng ta luôn đủ sức và đủ hứng chơi nếu có đứa hấp dẫn nào khêu gợi. Nhưng về tiềm lực thì phải cân nhắc. Dàn tên lửa cuả ta rất hiện đại, có khả năng theo dõi trên 300 mục tiêu và tấn công cùng lúc hàng chục mục tiêu. Tuy nhiên có nhiều thứ cản trở. Hễ bắn một quả thì mất triệu đô hoặc vài triệu đô, hễ bị đánh chặn thì mất trắng. Con nhà nghèo, xài tiền phải kỹ. Mỗi ngày bắn trăm quả thì mình chịu nổi bao lâu? Tuy nhiên như đã nói, hễ nó khêu gợi là mình chơi.

    - Trong cuộc chơi trên biển với đứa khêu gợi, tàu ngầm có giá trị như thế nào? Chơi sướng không?

    - Tàu ngầm chơi rất sướng! Một tàu ngầm lớp Kilo có giá trị bằng một lữ đoàn tàu chiến. Một cái tàu chiến xịn thì có hiệu quả tác chiến bằng một lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ. Tuy nhiên có nhiều thứ đồ chơi trị tàu ngầm như tàu săn tàu ngầm, máy bay săn tàu ngầm...

    - Vậy sao thằng Mỹ nó chơi hoài. Bộ chơi miết không mệt sao?
    - Trên thế giới có đứa càng chơi càng khoẻ. Bởi vì người ta thấy nó chơi, người ta cũng có hứng thú muốn chơi. Và nó giàu nhờ bán đồ chơi. Khi xảy ra một cuộc chiến tranh, nó sẽ đẩy các quốc gia không tham chiến vào thế phải quan sát vũ khí và tìm cách trang bị. Từ đó nó đẩy các quốc gia thù địch hoặc đối đầu với các quốc gia ấy tiếp tục mua đồ chơi để chống đồ chơi.
    Ví dụ: nó bán xe tăng cho mình, nhưng nó lại bán vũ khí chống tăng cho đối phương, rồi nó lại bán áo giáp chống đạn cho xe tăng. Khi mình mua áo giáp rồi, nó lại bán đạn xuyên vượt tốc chống áo giáp cho thằng kia. Cứ vậy, sau mỗi cuộc chiến giữa hai quốc gia, thế giới sẽ thành khách hàng tiềm năng cuả thằng cha sản xuất vũ khí. Chưa tính lợi ích cuả việc sắp xếp lại trật tự sau cuộc chiến, chỉ tiền bán vũ khí cũng khiến nhiều quốc gia ngày càng giàu thêm.

    - Mình có tên lửa tầm ngắn 300km. Vậy sao mình không mua những tên lửa có tầm bắn tới thủ đô nước Lạ?
    - Tầm bắn trên 500 km bị coi là vũ khí tấn công. Theo hiệp ước về phổ biến vũ khí thì Việt Nam không được xài, không được trang bị, không được mua dù có tiền để mua. Trên thế giới có những nước được hiệp ước này quy định mới được sản xuất, mua bán và xài những loại đồ chơi cao cấp đó, nhưng cũng không được bán cho các nước không nằm trong CLB, để tránh chạy đua vũ trang. Và như vậy, họ tự ấn định luật chơi cho cả thế giới. Những nước nằm ngoài cuộc chơi muốn sản xuất hoặc cải tiến tên lửa có tầm bắn trên 500 km cũng phải lén lút nếu không muốn bị áp đặt lệnh trừng phạt.

    - Vậy nếu đứa Lạ khêu gợi, hàng mình làm sao chơi nổi hàng nó, vì nó có hàng ngon, nó công khai khoe hàng khiêu khích mình?
    - Không, nó không chơi ngon bằng mình. Em nào khêu gợi, mình đều biết cách làm cho nó sung sướng, và mình chơi dai, sức nó chơi không nổi, phải nhả, là mình thắng. Cụ thể mình chơi sướng bằng hai cách.
    Cách thứ nhứt là mình chơi du kích, cho máy bay ra chơi rồi về. Mình không xâm lược, mình giữ nhà mình, nhà mình ra ao mình gần, mình uýnh lia chia nó phải ngán.
    Thứ hai là mình chơi thế, chơi kiểu. Đó là mình chơi tác chiến điện tử khiến tàu nó không liên lạc được với bờ. Sau đó mình cho Yết Kiêu ra tống mìn vô họng nó, mình uỳnh vài quả, nó đắm mà bờ nhà nó không biết vì sao đắm.
    Điều nữa cần nhớ, trong mọi cuộc chiến tranh quy ước, chiến thắng thuộc về bộ binh. Nó chơi mạnh mình mất máu, sẽ yếu chút, nhưng nó không chiếm đóng được, coi như nó thua.
    Khi mình chơi dai, vừa chơi vừa la, dư luận nước nó và hàng xóm sẽ chê nó chơi dở mà chơi hoài, nó mệt, nó đau, nó quê thì sẽ bỏ cuộc.

    - Mình đi biểu tình, nó có thua không?
    - Nó không thua, nhưng nó sẽ yếu đi. Biểu tình là cách làm lan toả hào hứng để nhiều người cùng chơi, thì mình sẽ mạnh lên. Miễn mình phải hiểu được đối sách quốc gia, đừng vì chống đứa Lạ một câu mà lên mạng chửi chính quyền năm câu. Có những đối sách ngoại giao không thể công khai - dù nhiều người biết. Vì vậy mình chê nhà mình hoài, thì sẽ làm nhà mình yếu đi.
    Khi ý thức được điều đó, mình sẽ chơi vui, chơi sướng, chơi có hiểu biết và có trách nhiệm! Vậy mới là dân chơi. Nếu không ý thức rõ, mình sẽ chơi chịu, chơi lụi, chơi chạy làng. Cái đó sao gọi là dân chơi?
    BỐ CU HƯNG
  2. TigerStock

    TigerStock Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Đã được thích:
    3
    Quốc lộ 1 là con đường rải nhựa nối giữa Sài gòn và Hà nội. Căn cứ của đại đội nằm cách Quốc lộ 6 km về phía cao nguyên và được nối với quốc lộ bằng một con đường đất. Con đường này là nơi tôi thường xuyên đi lại.

    Một hôm, tiểu đoàn trưởng ghé thăm và nói đại đội đã lập nhiều chiến công nhất nên có gì khó khăn cứ thẳng thắn đề xuất. Nghe tôi nói là cần một chiếc xe Jeep, ông ta liền nhấc ngay điện thoại về sở chỉ huy yêu cầu cử một chiếc xe khác đến để đưa ông ta về, còn chiếc xe ông ta đang đi để lại cho tôi. Thế là tôi tự nhiên lại có một chiếc xe Jeep, mặc dù chức vụ mới là đại đội trưởng.

    Nhưng tai ương cũng từ đó bắt đầu đến với chiếc Jeep của tôi. Những quả mìn chống tăng được rải trên đường thường xuyên đùa giỡn với tình mạng của tôi. Trong thời gian phục vụ 10 tháng tại đây, các đại đội khác đã có 18 người chết và 40 người bị thương trên con đường này. Cũng trong thời gian này 1 xe làm đường, 3 xe bọc thép, 1 xe GMC và 3 xe khác của quân VNCH đã bị phá huỷ. Vì vậy tiểu đoàn đã ra lệnh đóng cửa con đường này và dùng trực thăng để tiếp tế cho đơn vị. Nhưng tôi phản đối là dù bất cứ trong điều kiện nào tôi vẫn sẽ sử dụng con đường này. Việc tôi muốn được dùng xe Jeep mà mãi tôi mới có được đã khiến tôi bảo vệ ý kiến này.

    Những quả mìn bằng thuốc nổ TNT được VC chế tạo rất tinh vi. Điều làm tôi ngạc nhiên là ý tưởng sử dụng trọng lực của xe đi qua để nối cực âm và dương của pin để kích nổ mìn. Để chống lại đối phương trên con đường này, tôi thường xuyên thay đổi vị trí phục kích nhưng thường thất bại. Trong các tài liệu thu giữ được có ghi lại là quân giải phóng đã làm được khoảng 300kg mìn TNT và 100 quả lựu đạn.

    Không biết tự bao giờ các đường dây điện thoại nối đại đội với các trận địa thường xuyên bị mất cắp. Để tìm hiểu xem ai đã gây nên chuyện này, tôi đã cho gài mìn lên đường. Nhưng ngoài dự đoán của tôi, khi mìn nổ thì không phải là VC mà là một đứa trẻ chăn trâu. Thật là kỳ lạ. Phải chăng nó cũng là VC?

    Chúng tôi tìm mọi cách để tìm ra nơi đặt mìn, thậm chí phun cả dầu phế thải ra mặt đường để làm cho mặt đường đen đi và khi VC đào đất đi để đặt mìn sẽ làm thay đổi màu đất. Cũng có khi chúng tôi dùng cả chổi quét để tìm ra dấu tích của mìn TNT. Cũng có vài lần tôi đã phát hiện được ra mìn. Một lần tổ trinh sát báo về đã phát hiện một dây điện màu vàng trong lòng đất. Thế là tôi đến ngay hiện trường và dùng dao đào đất theo hướng của sợi dây đó. Sau một hồi quả mìn cũng hiện ra. E rằng cạnh mìn TNT còn có mìn vướng nổ khác gài lại nên tôi đã dùng dây buộc quả mìn đó và sau khi ra xa 30 m đó thế nào cũng có một quả TNT khác gài cùng. Vì vậy tôi đã ra lệnh cho binh lính dò xét thật kỹ khu vực đó. Đúng là họ đã phát hiện ra một quả TNT khác. Tôi ra lệnh cho binh lính tránh xa khỏi khu vực khoảng 30 m và sau đó ném một quả lựu đạn, định dùng sức nổ của lựu đạn để kích nổ quả TNT. Đúng là một suy nghĩ ngớ ngẩn. Và quả lựu đạn cũng không trúng đích.

    Sau khi đặt lựu đạn lên tôi có khoảng 3 giây để chạy, và ngay khi tôi vừa kịp nằm sấp xuống bờ ruộng thì một tiếng nổ lớn của quả lựu đạn và 40 kg TNT phát ra cùng với cát bụi bay rào rào về phía bờ ruộng nơi tôi nằm. Một cột khói bụi bốc cao lên tận trời, còn con đường thì gần như bị đứt làm đôi. Lúc đó tôi tự thấy là mình quá liều lĩnh. Vụ việc xảy ra lớn nhất trên con đường đó là việc mìn TNT đã giết 5 lính và làm bị thương 15 lính khác của đại đội 19. Lần đó tôi đã nổi cáu với chỉ huy tiểu đoàn. Nguyên nhân mà họ xuất quân là ngày hôm trước quân giải phóng đã bắn 5 phát B40 vào sân bay Phù Cát. Mà sân bay Phù Cát là sân bay của quân Mỹ. Sau khi bắn xong, ngay trong đêm đó họ đã rút, việc xuất quân lùng sục chẳng qua là muốn xun xoe với quân Mỹ thôi. Cuối cùng thì trò hề đó kết thúc với một thiệt hại to lớn. Khi đi lại trên con đường này tôi không bao giờ giao tay lái cho lính lái xe vì sợ chẳng may lại đúng phải mìn. Vì thế tôi luôn tự cầm tay lái. Tôi có một cách lái xe đặc biệt mỗi khi đi qua con đường này: không bao giờđi vào giữa điểm, mà lần thì đi sát vào bên trái, lần thì đi sát vào bên phải đường. Vào mùa khô khi ruộng không có nước tôi đi cả xuống ruộng. Tức là không theo một quy tắc nào cả. Lối lái xe đó là sự đảm bảo cho tính mạng của tôi. Nhờ đó mà chiếc Jeep của tôi an toàn. Thậm chí có lúc có chiếc CMG đi theo ngay phía sau lại trúng mìn làm 3 lính chết trong khi xe tôi đi qua an toàn. Đây chẳng khác nào một trò chơi chết người. Tất nhiên mỗi khi đi qua con đường đó tôi cũng chẳng được yên tâm, luôn phải nhấp nhổm căng thẳng với mặt đất dưới bánh xe. Tôi cũng nhiều lần lái xe như tên bắn trên con đường đó với suy nghĩ nếu chẳng may có đụng phải mìn thì sau khi xe chạy qua mìn mới kịp nổ. Mỗi lần như vậy là tôi lại được nếm thử mùi vị căng thẳng tột độ.

    Sau khi tôi về nước, trên con đường đó đã xảy ra một sự kiện bi thảm làm chết 9 người và bị thương nặng 3 người của đại đội. Quân giải phóng đã không chôn mìn TNT trên đường nữa mà đã chôn đạn pháo 155mm bên rìa đường, khi xe đi qua thì dùng máy kích nổ của mìn Clâymo cho nổ. Rõ ràng mục tiêu là nhằm vào chiếc Jeep đi lại không có quy tắc gì của tôi. Đây là một ví dụ cho thấy quyết tâm của những người lính phía bên kia mãnh liệt đến mức nào. Dù sao tôi cũng đi qua con đường đó một cách bình yên vô sự.

    Phần 11 và 12 của cuốn hồi ký này có chung một nội dung: nói về tinh thần yêu nước của người Việt Nam. Hai phần này khá ngắn lại có chung một chủ đề nên tôi ghép làm một. Tiêu đề phần này do tôi tự đặt.

    Đến làng *********

    Con người không ai có hai mạng sống. Nhưng trên chiến trường tôi đã hành động như là mình có những hai mạng vậy. Tôi gần như là đã đánh bạc với mạng sống của mình bằng những hành động thiếu suy nghĩ và ngu xuẩn. Không phải là tôi dũng cảm hơn người mà do tôi đã điên rồ cho rằng mình không thể chết được. Và đồng thời tôi cũng muốn làm một điều gì đó ra trò trước mặt binh lính.

    Một hôm tôi dẫn một lính liên lạc và một lính dân sự cùng vượt qua cầu tự do, nơi có trạm kiểm soát cuối cùng, để đi về hướng bắc. Đại đội trưởng đại đội 7 làm nhiệm vụ ở cầu đã can tôi đừng có đi vào khu vực VC kiểm soát với 3 người. Điều đó quá nguy hiểm. Nhưng tôi vẫn giữ nguyên ý định và vượt qua cầu.

    Sau khi vượt qua cầu, chúng tôi bỏ lại chiếc xe Jeep bên đường rồi vượt qua khu làng được coi là thuộc quyền kiểm soát của quân giải phóng tới núi ở phía Bắc. Sau khi đi một hồi, quay lại nhìn ngôi làng chúng tôi phát hiện có 4 người trong trang phục đen có trang bị súng xuất hiện. Tôi hỏi tên lính dân sự: “đó chắc là VC hẳn?” Anh ta trả lời “cũng có thể là bọn dân vệ” và hét to gọi những người kia. Lập tức họ bắn về phía chúng tôi và biến mất vào trong làng. Chúng tôi cũng lập tức bắn trả lại. Tôi ngắm bắn vào những bóng áo đen đó, nhưng ở khoảng cách 150m thì khó mà trúng được. Nhưng đạn của chỉ huy bao giờ cũng phát sáng nên sau khi bay không trúng đích nó đã trúng vào mấy ngôi nhà làm chúng bốc cháy. Đây chính là tín hiệu cho quân giải phóng biết là chúng tôi đã vào tận căn cứ của họ.

    Ngay lập tức chúng tôi nhanh chóng quay về. Hai người bắn, một người bò. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi tham chiến tôi phải bò. Chúng tôi phải làm sao thật nhanh ra được quốc lộ 1 và quay về phía cầu.

    Rồi chúng tôi cũng bắt đầu nhận ra thấp thoáng những chiếc mũ sắt của quân Hàn quốc canh đường sắt song song với quốc lộ. Đó là tổ đi cứu tôi của đại đội 7 sau khi nghe tiếng súng nổ. Chắc là họ đã nghĩ tôi là một đại đội trưởng ngớ ngẩn không biếtgì về nguyên tắc chiến đấu. Sau đó tôi đã cùng với 1 trung đội của đại đội 7 đi lùng sục ngôi làng đó.

    “VC chạy ra khỏi ngôi nhà nào?”. Tôi hỏi.

    Nhưng tất cả người trong làng đều trả lời không biết. Tôi liền bắn vào chân một người đàn ông. Những hành động ngớ ngẩn của tôi không dừng lại ở đây. Một hôm 1 trong 3 đội lính dù được cử đến trợ chiến cho đại đội được phái đi phục kích ở gần làng Thuần Phong liên lạc về là những đứa trẻ chăn trâu đã để trâu vào làm nổ mất bãi mìn Clâymo. Đây là khu vực mà trước đó một trung đội của tôi đã từng bị bao vây và tôi đã từng trực tiếp dẫn lính đi giải vây. Tất nhiên là tôi rất bực tổ lính dù đó đã để cho bọn trẻ chăn trâu phát hiện. Tuy nhiên tổ phục kích đó có thể bị bao vây và cũng vì tôi vốn luôn nghi ngờ bọn trẻ chăn trâu nên tôi đã cối bắn khoảng 1 phút vào khu vực đó. Vậy là những người dân vô tội có thói quen đi vệ sinh ở ngoài vào sáng sớm đã bị trúng đạn pháo. Ngày hôm sau khoảng 200 người trong làng khiêng theo 9 người bị thương nặng kéo đến đại đội biểu tình.

    Tinh thần đấu tranh của người phụ nữ Việt Nam

    Ngưòi VN có câu “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Tinh thần đó đã được kế thừa thường xuyên suốt chiều dài lịch sử VN. Theo điều tra thì trong khu vực trách nhiệm chiến thuật của đại đội tôi luôn có 4 cô gái làm nhiệm vụ trinh sát cho *********. Những cô gái xinh đẹp này ăn mặc khá đẹp. Khi một trung đội bắt được một người trong số đó trong trận phục kích, dân làng đã kéo đến biểu tình và nói rằng cô gái đó là dân lương thiện. Nhưng gia đình thật sự của cô gái đó lại không thấy xuất hiện. Điều đó có nghĩa là gia đình cô ta đang ở trong núi, và cô ta có quan hệ với quân giải phóng.

    Trong khi phục kích ở núi Đầu Voi, đại đội tôi cũng đã nhìn thấy một cô gái trong chiếc áo dài đỏ đi ngang qua. Lúc đó tại khu vực đang có chiến dịch quy mô lớn với tên gọi “Mãnh Hổ”. Và chắc chắn trong khu vực núi đó có căn cứ của quân giải phóng. Binh lính do mong chờ cô gái xinh đẹp tuyệt vời đó sẽ quay lại con đường này dẫn theo VC nên đã để cho cô gái cứ thế đi qua.

    Nhưng cuối cùng thì cả người đẹp đó lẫn VC đã chẳng xuất hiện. Thế là chúng tôi đã mất cả chì lẫn chài. Binh lính đã tỏ ra rất tiếc rẻ khi phải cho cô gái xinh đẹp đó đi qua theo lệnh của đại đội trưởng. Tất nhiên là tôi cũng thấy tiếc. Cô gái mà chúng tôi bắt được rõ ràng là đã bị bắt trong khi dang ở khu vực hoạt động của VC nhưng vẫn một mực kêu là dân bình thường. Binh lính đã lột quần áo cô ta, nhốt vào căn cứ trên điểm cao 166.

    Sau khi tôi về nước, quân giải phóng đã dụ đại đội tôi vào ổ phục kích và tiêu diệt một trung đội. Người đảm đương nhiệm vụ kéo cả đại đội tôi vào ổ phục kích cũng là một cô gái. Lúc cả đại đội hô “Bắt tên ********* gái kia” và đuổi theo cũng là cả đại đội rơi vào ổ phục kích. Một trung đội đã tử trận.

    Tinh thần đấu tranh kiên cường vì độc lập, tự do của Tổ quốc của người phụ nữ VN cóthể ví như bản năng bảo vệ con cái. Lần đầu tiên Việt Nam nổi lên chống lại thế lực thống trị nước ngoài, ngưòi lãnh đạo cuộc nổi dậy đó là hai người phụ nữ tên là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Hai Bà Trưng đã được tưởng nhớ cho đến tận ngày nay, và tên tuổi họ đã được đặt cho các đường phốở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác của Việt Nam. Những người phụ nữ tôi đã từng thấy khi tham chiến ở Việt Nam đều là những người đã kế thừa tinh thần quật cường đó của dân tộc.
  3. TigerStock

    TigerStock Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Đã được thích:
    3
    Tham chiến ở VN, chúng tôi lấy biện pháp giết người đáng lên án nhất để làm cân bằng tâm trạng mệt mỏi, sợ hãi, buồn nản, đói khát, cô đơn luôn chế ngự.

    Điều chi phối tinh thần binh lính

    Một lần có một lính vốn nhát gan đã tưởng nhầm quả dừa là đầu quân giải phóng nên bắn loạn cả lên và làm các binh sĩ khác hoảng sợ. Và họ đã phải chiến đấu với những quả dừa trong suốt mấy giờ liền. Một lần khác một lính gác nhát gan khác cũng đã bắn nhầm. Do đó toàn bộ đại đội đã tập trung bắn vào khu vực xạ kích của mình. Vào những lúc như thế này mệnh lệnh ngừng bắn cũng khó mà thực hiện được. Chỉ cần nỗi sợ hãi lan ra là tình trạng sẽ trở nên không thể nào kiểm soát được.

    Tính ác của con người cũng không khác nỗi sợ hãi là mấy, chỉ cần bị cái ác chi phối một lần là khó mà thay đổi được. Tất cả đều sẽ trở thành những người cổ vũ, ca ngợi cái ác. Vì vậy mà trên chiến trường chúng tôi mới có những hành vi không thể nào hiểu nổi. Đã bắn giết bằng những cách dã man rồi lại còn hành thạ thi thể của phía bên kia nữa.

    Binh lính Hàn quốc đã từng lật thi thể những người lính giải phóng để tìm kiếm vật dụng cá nhân, và nhổ cả những chiếc răng trong miệng xác chết nữa. Thậm chí còn lấy cả nịt ngực trên thân thể của những người phụ nữ đã chết. Đó là bản năng tàn ác của loài cầm thú đã nhập vào chúng tôi.

    Chúng tôi đã chiến đấu vì cái gì?

    Một đại đội trưởng đóng quân gần căn cứ đã nói với tôi, một người chỉ biết có chiến đấu, sục sạo và phục kích rằng: “Mày chiến đấu vì ai chứ?”. Đây cũng là suy nghĩ của rất nhiều lính Hàn quốc tham chiến ở VN thời đó. Đối với họ, chiến tranh VN chẳng qua là cuộc đánh lộn ở nhà người, vì vậy chỉ cần kiếm được chút tiền và vượt qua 1 năm an toàn là được. Tất nhiên là tôi từ chối sự nhàn hạ này và cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng dù sao thì tất cả họ, người luôn tìm VC để giao chiến hay người luôn phải giao chiến với VC, đều không hiểu rõ ràng về lịch sử VN. Chiến đấu ở VN và chiến đấu ở trong nước là hai sự việc hoàn toàn khác nhau. Lính Hàn quốc tham chiến ở VN không biết mình chiến đấu vì ai, vì mục đích gì. Họ chẳng có nhân duyên sâu sắc gì với VN, họ cũng chẳng có thâm thù gì với VN. Muốn tạo ra một danh nghĩa gì đó cho binh lính thì cũng chẳng qua là hô “ngăn chặn làn sóng CS” trên thế giới mà thôi. Nhưng điều này lại khó lọt tai họ.

    Những người lính chỉ có thể chiến đấu khi họ biết rõ mình đang sống và chết vì cái gì. Vì vậy làm sao họ có thể bỏ mạng tại một nơi chiến trường cách xa quê nhà, với một đối phương nghèo về vũ khí nhưng cực kỳ dũng cảm như vậy được.

    Ở đâu đó , người lính Hàn quốc có thể còn chiến đấu vì lòng căm thù, vì tín ngưỡng... Nhưng ở nơi này, không có bất cứ một biện pháp hữu hiệu nào để đưa những cái đó vào đầu họ. Những binh lính tham chiến ở VN đều do mệnh lệnh cấp trên hoặc vì mấy đồng lương thưởng. Hơn nữa trong lòng người dân VN tràn đầy lòng căm thù quân đội ngoại quốc đến xâm lược nước họ.

    Biệt hiệu của tôi là “tướng cướp rừng xanh”. Binh lính tin tưởng tôi. Những người lính không vượt qua được chính mình nơi đất khách quê người này rất dễ bị rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý. Vì vậy mà tôi thường xuyên dùng thể thao, trò chơi, lùng sục, phục kích, trinh sát, lao động, huấn luyện để kéo mình ra khỏi cô đơn và đem lại sự cân bằng nhất định.

    Bộ phận điện báo AIU từ đơn vị cấp trên liên tục chuyển đến cho chúng tôi tin tức về 4 chuyên gia quân sự Bắc Triều Tiên đến VN để huấn luyện cho 400 quân giải phóng về cách tiêu diệt một đại đội quân Hàn quốc. Và đại đội của tôi được cho biết sẽ là đối tượng thực hành của kế hoạch này. Phía quân Hàn quốc thì sư đoàn trưởng đã trực tiếp xuống tận đại đội để chỉ thị cách đối phó.

    Trên cao điểm 166, cách căn cứ của đại đội khoảng 1km, có một trung đội độc lập của đại đội đóng quân. Vị trí của đại đội nằm án ngữ trước căn cứ 226, một căn cứ chủ yếu của đối phương. Đại đội tôi đã dùng các loại pháo 105 đến 155mm pháo kích mãnh liệt vào khu vực từ cao điểm 166 cho đến thung lũng. Từ “pháo kích tầm xa”, “pháo kích cuối cùng”, “pháo kích căn cứ”, đều được mang ra áp dụng.

    Sư đoàn trưởng và tôi đang theo dõi trận pháo kích đó trên điểm cao 166 thì bỗng nhiên thấy đạn pháo rơi ngay trên đầu. Chúng tôi không thể ngờ rằng pháo binh đã dùng cả “pháo kích căn cứ” trong trận này. Sư đoàn trưởng đã phải nằm bẹp xuống đất dưới làn đất đá, không ngẩng đầu lên. Việc “pháo kích căn cứ” này là do ý của tôi. Tháng trước đại đội đã chết một và bị thương hai lính trong một trận pháo kích của đối phương. Sư đoàn trưởng đã lập tức tới thăm đơn vị chúng tôi. Tất nhiên chúng tôi cho rằng sư đoàn trưởng đến để hỏi thăm và khích lệ. Vừa ngồi xuống một cái là ông ta đã nói: “Cái bọn bệnh hoạn này”. Ông ta đã chửi mắng vì chúng tôi đã bất cẩn trong tiếp đón nhưng ông ta đã không hề nghĩ gì đến những người lính không biết sống chết lúc nào. Tất nhiên một người chỉ quen với việc đón tiếp long trọng ở hậu phương có thể không hài lòng với cách đón tiếp của một đơn vị chiến đấu. Việc một cấp chỉ huy mắng chửi thuộc hạ của mình vì một lỗi không có gì đặc biệt như thế là hoàn toàn không đúng.

    Việc tôi cho pháo kích căn cứ chính là một kiểu kháng nghị, một kiểu biểu tình vũ lực. Việc này cũng là ý muốn của toàn đơn vị và đồng thời cũng được thoả thuận trước với pháo binh. Sau này trước khi hết hạn phục vụ tại VN, tôi cũng đã kiến nghị với tiểu đoàn trưởng xin được đánh một trận quyết định với 400 người được quân Bắc Triều Tiên huấn luyện trong khu căn cứ A Nội. Đó là thời điểm 1 tuần trước khi tôi lên đường về nước. Tiểu đoàn trưởng đã khuyên tôi hãy lên đường về nước cho an toàn, chẳng may có chuyện gì thì làm sao còn trông thấy mặt vợ ở nhà.

    Khi còn học ở trường sĩ quan lục quân, tôi và tiểu đoàn trưởng cùng là thành viên của đội bóng bầu dục nên chúng tôi rất hiểu nhau. Tất nhiên tiểu đoàn trưởng cũng biết rất rõ vợ tôi, người luôn có mặt trên sân vận động mỗi khi có trận đấu. Tôi đã giải thích cho đại đội biết là trong rừng đang có quân Bắc Triều tiên và ra lệnh cho đại đội chuẩn bị một trận đánh kéo dài 4 ngày 3 đêm. Chúng tôi rời căn cứ kéo vào thung lũng A Nội. Nhưng một tình huống đã phát sinh ngoài dự đoán của chúng tôi. Trên đường hành quân chúng tôi đã gặp phải một đầm lầy. Trong bóng đêm dày đặc chúng tôi không thể biết đầm lầy đó sâu rộng ra sao. Điều này đã khiến tôi lúng túng. Hơn nữa trong đêm, tiếng lội bì bõm vượt qua đầm lầy nghe chẳng khác nào tiếng thác đổ, và điều này sẽ làm cho đối phương trong thung lũng phát hiện ra. Lúc đó trong đầu tôi đã nghĩ tới chuyện nếu chẳng may đụng đối phương thì có lẽ đây là trận đánh cuối cùng của chúng tôi.

    Mặc dù tôi liên tục dùng vô tuyến điện ra lệnh cho đại đội không được phát ra tiếng động, nhưng tình hình lúc đó đã hoàn toàn không thể kiểm soát nổi. Tôi ra lệnh cho các trung đội trưởng không được tiếp tục tiến nữa, tất cả dừng lại và từng trung đội một sẽ vượt đầm lầy. Nhưng binh lính của tôi không còn muốn nghe lệnh nữa mà chỉ muốn sao thoát ra khỏi đầm lầy ngập đến ngực này càng nhanh càng tốt. Tôi liền ra lệnh người nào để phát ra tiếng động sẽ bị bắn ngay lập tức, nhưng tiếng động mỗi lúc một to hơn. Có lẽ đối phương đã không thể tưởng tượng được là quân Hàn Quốc, đội quân thường sử dụng trực thăng để di chuyển trong những cự ly như thế này, lại có thể vượt đầm lầy trong đêm, và gần sáng thì tiếp cận được với điểm cao 100 nằm ngay giữa thung lũng.

    Trên cao điểm có một vị trí mà từ đó có thể quan sát được toàn bộ thung lũng. Tôi đã lên đó để quan sát tình hình xung quanh. Tôi đã nhìn thấy những làn khói bếp nấu cơm sáng bay lên khắp nơi, sâu trong thung lũng. Tại đây không hề có một khu dân cư nào nên có thể chắc chắn rằng có một đơn vị khá lớn của quân chính quy VC đang giấu mình trong đó. Tôi đã gọi pháo 155mm và hướng pháo vào những nơi có khói bốc lên đã được tôi đánh dấu trên bản đồ. Tại chỗ chúng tôi cũng pháo kích bằng cối 81mm. Trong giây lát làn khói bếp trong thung lũng đã được thay bằng khói đạn pháo mù mịt.

    Nhưng không như mong muốn, “trận quyết chiến cuối cùng” đã không đạt được kết quả mong muốn. Tất nhiên là đối phương sẽ bị thiệt hại trong trận pháo kích đó, nhưng chúng tôi không thể nhìn tận mắt. Đáng ra chúng tôi phải tiêu diệt đối phương bằng cách phục kích trên đường di chuyển chứ không phải bằng pháo kích. Sau khi bị đạn pháo bắn chính xác, có lẽ quân giải phóng đã nhận ra rằng quân Hàn Quốc đã xâm nhập vào thung lũng. Vì vậy họ bắt đầu phái từng người một ra trinh sát ở thung lũng. Nếu bị đối phương phát hiện thì phần bất lợi sẽ thuộc về chúng tôi. Đối phương biết quá rõ về địa hình trong thung lũng và biết cách phải phòng thủ thế nào. Nhưng đối với chúng tôi, thung lũng lại là một địch thủ mới và nếu bị bao vây thì chúng tôi sẽ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, không có phần thắng.

    Đối phương đã phái người ra trinh sát ngay trước mắt các trung đội của tôi, những người đã lập nên trận địa phục kích trong thung lũng. Tình hình lúc này đòi hỏi phải xem xét một cách thận trọng việc có tiếp tục trận đánh nữa hay không. Cuối cùng tôi đã hướng dẫn pháo bắn thêm một lúc nữa và quyết định cho đại đội rút lui. Tôi đã cố gắng để có một trận quyết chiến cuối cùng, nhung thật tiếc kết quả đã là không.

    Sự chuẩn bị của quân giải phóng rất tỉ mỉ. Họ đã chuẩn bị quyết chiến tại ngôi làng nằm bên cạnh căn cứ của đại đội và cũng là nơi tôi hay đi lại mà không đem theo súng. Trong ngôi làng này có một cô gái xinh đẹp tên là Hiệp, là con gái một gia đình VC. Thỉnh thoảng tôi có ghé nhà này. Và VC đã lập trận địa phục kích chính tại nơi đó. Họ đã vào đây, chuẩn bị trận địa trong đêm và rút đi trước khi trời sáng sau khi đã ngụy trang trận địa, cứ như vậy liên tục trong một tuần. Kế hoạch của họ dùng khoảng 200 quân lập một trận địa phục kích và sau đó dụ đại đội 11 vào để tiêu diệt. Sau này qua lời kể của binh nhất Pak Chang Soon, tôi có thể tưởng tượng ra trận đánh đó. Trong quyển nhật ký chiến đấu của anh ta đã ghi lại như sau:

    “Chúng tôi đã bị lừa vào trận địa phục kích. Anh lính điện đài bị trúng đạn ngay khi vừa định đánh điện về. Viên hạ sĩ quan cũng bị bắn gục. Anh lính điện đài đang nhảy tưng tưng vì đạn bị bắn trúng mặt. Phân đội trưởng phân đội 1 không còn nghĩ gì đến việc bắn súng nữa mà quay sang cầu nguyện cho các đội viên, anh ta cũng bị trúng đạn và chết trong lúc đang cầu nguyện. Còn phân đội trưởng của tôi, người cũng bị bắn giữa mặt thì đang xả đạn loạn xạ lên các cây dừa. Tôi bồng nghe thấy tiếng kêu “nước, nước” và quay lại thì thấy Chang Man đã hấp hối vì bị đạn trúng cổ. Tôi lấy khăn ướt đắp lên mặt cho anh ta và tiếp tục nổ súng. Tôi có cảm giác như mình đang ở trong một bộ phim cao bồi miền Tây.

    Sau một lúc thì tôi hết đạn. Trong khoảnh khắc hình ảnh vợ con và quê hương hiện lên trong mắt tôi, và tôi khóc. Thấy lựu đạn ném về phía mình, tôi liền nhỏm dậy và chạy, nhưng ngay lập tức bị ngã vì vấp phải xác của đồng đội. Tôi nghe thấy tiếng chân ngày càng tiến gần về phía mình, tôi gọi thầm tên con gái “Jong Nye ơi” thì một nòng súng hướng về đầu tôi bóp cò. Nhưng thật may mắn là viên đạn đã không trúng đầu mà chỉ xuyên thủng vai bên trái. Vừa hay lúc đó pháo của quân ta bắt đầu bắn đến.

    Khi tôi tỉnh lại thì thấy mình đã bị lột hết quần áo. Thay vào đó là tôi bị cát bụi do đạn pháo phủ kín người. Tôi đứng dậy đúng lúc đó đạn pháo lại bay đến. Lợi dụng lúc này tôi chạy thục mạng về phía ngược lại. Sau một hồi tôi thấp thoáng thấy bóng mũ sắt của quân Hàn. Khi tôi mở mắt ra thì đã thấy mình nằm trong bệnh viện. Đội trưởng đội an ninh và sĩ quan y tế đến bên tôi và yêu cầu kể lại chi tiết trận đánh. Lời đầu tiên của tôi là: “tất cả đã chết”".

    Binh nhất Pak Chang Soon là người duy nhất sống sót hôm đó. Ngay lập tức quân Hàn quốc đã huy động một tiểu đoàn quân đi phục thù, nhưng không gặt hái được kết quả gì. Quân Hàn đã bao vây kín khu vực đó, nhưng chỉ có lực lượng thiết giáp của quân Hàn bị thiệt hại bởi đạn B40 của đối phương mà thôi. Đêm hôm đó 200 quân giải phóng đã lọt qua vòng vây và rút lui nhẹ nhàng về núi Đầu Voi.
  4. TigerStock

    TigerStock Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Đã được thích:
    3
    Ở nơi sự sống và cái chết đan xen nhau, tâm lý của con người rất dễ bị kích động. Việc biết trước được hành động của đối thủ là một năng lực để tồn tại. Nhưng ở trong chiến tranh thì chỉ như vậy thôi thì chưa đủ. Đặc biệt ở người chỉ huy cần thêm một giác quan nữa. Không biết phải gọi cái đó là gì nhỉ? Nhục cảm hay linh cảm? Những “chiến công” mà đại đội tôi lập được phần lớn là nhờ vào linh cảm của tôi.

    Có một điều lạ là mỗi khi ở các đại đội khác của tiểu đoàn 1, sư đoàn Mãnh Hổ xảy ra chuyện thì đại đội của tôi lại lập chiến công. Vì thế mà trên sư đoàn hay nghi ngờ chúng tôi báo cáo sai sự thật. Một hôm đại đội tôi báo cáo thành tích lên sư đoàn, ngay lập tức một sĩ quan thanh tra của sư đoàn đáp trực thăng tới với một dáng điệu rất oai vệ. Ông ta đến tìm hiểu sự thật với một thái độ hết sức ngạo mạn.

    Tôi đã đón ông thiếu tá đó với một ánh mắt đầy căm thù và tức giận. Đối với tôi, những người trên bộ tư lệnh là những kẻ chỉ biết ngồi trên bàn giấy mà ăn cắp chiến công và kiếm tiền. Xác của VC được để trong một góc của đại đội. Viên thiếu tá tham mưu đó có vẻ hơi rờn rợn. Với vẻ ngượng ngùng ông ta không nói được câu nào, lên máy bay về thẳng sư đoàn.

    Nguyên nhân là do tôi đã dự đoán được VC sẽ xuất hiện nơi nào để lập công. Lúc đầu khi nghe tôi ra lệnh mai phục trong khu làng tái định cư, hay trong các ngôi nhà đổ nát, lính của tôi thường tỏ ra không phục. Nhưng khi những suy đoán đó đúng chẳng khác nào lời sấm truyền thì họ bắt đầu tỏ ra tin tưởng vào tôi.
    Các đại đội khác không mấy khi bị quân giải phóng pháo kích trực tiếp, nhưng đại đội tôi đã bị pháo kích tới 6 lần. Bộ đội chủ lực thường dùng những quả đạn pháo được vận chuyển từ Hà nội vượt qua hàng ngàn km để bắn vào những mục tiêu quan trọng như sở chỉ huy hoặc sân bay. Vì vậy việc họ pháo kích vào căn cứ của đại đội chứng tỏ họ rất muốn tiêu diệt đại đội 11 của tôi.

    Một số sĩ quan và binh lính nghĩ rằng quần lót của phụ nữ có thể bảo vệ sinh mạng cho bản thân nên mỗi khi ra trận là họ lại nhét vào balô một chiếc quần lót phụ nữ. Những ca sĩ hoặc diễn viên nổi tiếng mối khi sang biểu diễn động viên binh lính thường hay đem theo rất nhiều quần lót để chia cho các binh lính.

    Và tôi cũng nhận từ một nữ ca sĩ một chiếc. Nhưng đúng hôm đó, một lính của tôi bị tử trận nên tôi đã đem ngay chiếc quần đó đi đốt. Một chiếc quần phụ nữ làm sao có thể bảo vệ sinh mạng cho con người. Linh cảm của người chỉ huy sẽ ảnh hưởng tới sự an toàn của toàn bộ đơn vị và tất nhiên linh cảm của mỗi cá nhân binh lính sẽ ảnh hưởng tới an toàn của họ. Vì vậy các thuộc hạ của tôi đưa ra rất nhiều yêu cầu.

    - Thưa đại đội trưởng, hôm nay em thấy khang khác thế nào ấy. Xin phép cho em nghỉ buổi phục kích hôm nay.

    - Hôm nay em có cảm giác chẳng lành tí nào. Hay là ngày mai hãy cho em đi lùng sục.

    Rặt một kiểu như vậy.

    Một hôm, một lính dân sự tên là Kim I Kon, người luôn đi theo tôi làm nhiệm vụ phiên dịch, đến và xin tôi:

    - Thưa đại đội trưởng, đại đội trưởng là người sẽ không bao giờ bị chết đâu. Nhưng em có cảm giác sẽ bị giết trong khi đi theo đại đội trưởng. Xin hãy cho em về nước sớm.

    Thấy lời nói của anh ta cũng có lý nên tôi đã cho phép anh ta được về nước sớm. Người đến thay anh ta mỗi khi sắp phải cùng tôi đi đến những nơi nguy hiểm thường nước mắt lưng tròng ôm lấy chân tôi van xin. Và tôi luôn từ chối yêu cầu đó. Một trung uý phụ trách vũ khí tên là Seol Jong Book, khi tôi kết thúc thời hạn về nước đã năn nỉ xin cho được chiếc mũ cao bồi mà tôi thường vẫn đội. Anh ta nói rằngtôi có thể sống sót mà ra khỏi được nơi nguy hiểm là nhờ vào phép lạ trong chiếc mũ đó. Không thể từ chối trước yêu cầu thiết tha của viên trung uý, tôi đã cho lại anh ta chiếc mũ cao bồi đó trước khi về nước.

    Những chiến hữu đã cùng vào sinh ra tử với tôi trong chiến tranh VN đã lập ra "hội Mãnh Hổ" và gặp nhau định kỳ một năm hai lần. Rất nhiều người trong chúng tôi vẫn phải chịu thương tật sau chiến tranh, người thì bị cụt cả hai chân, người bị mất một tay, người bị mất cằm, người phải sống với những mảnh đạn trong cơ thể.

    Tất cả đều không trùng họ, trùng tên và mỗi người cũng làm những công việc khác nhau nhưng chúng tôi có cùng một điểm chung là đã gặp nhau ở VN. Chính điều này đã gắn kết chúng tôi với nhau. Đến đây là nơi chúng tôi vứt bỏ hết những vui buồn của cuộc sống đời thường.

    Một lần hội chúng tôi tổ chức đi du lịch đảo Cheju, mang cả vợ đi theo. Tại đó tôi đã được thấy các chiến hữu cũ, người thì đang nhảy với chiếc nạng bên hông, người khác bị cụt tay phải nên đang dùng tay trái nắm lấy micro và hát. Những người vợ bên cạnh thì vừa nhảy vừa hát và vừa giúp đỡ họ. Những người vợ đó đã trở thành người trông nom chăm sóc chồng của mình suốt đời. Tôi đã phải cố nén cảm xúc. Để an ủi tôi, họ đều nói họ không phải bị thương trong thời gian ở VN.

    Mỗi khi chúng tôi gặp nhau là chuyện chiến tranh lại tuôn ra tưởng không bao giờ ngừng. Những cánh rừng rậm rạp, những khoảnh khắc chết người, những chuyện đã nói năm ngoái năm nay lại được kể lại, nhưng dù nghe lại cũng không báo giờ thấy chán. Mỗi khi nhắc đến những câu chuyện có liên quan tới tôi, mọi người lại tranh nhau kể rất hào hứng nhưng riêng tôi lại ngồi im lặng, tôi phải kìm nén nỗi đau sầu thẳm trong lòng. Bởi vì còn đó ký ức đau buồn về chiến tranh, về những tội ác không rửa được, những chiến hữu đến bây giờ vẫn phải sống trong vất vả, những linh hồn không bao giờ quay trở về.

    Năm nào chúng tôi cũng họp nhau và đi viếng nghĩa trang. Tại đó bằng lòng thành tâm của mỗi người chúng tôi đều cầu nguyện cho linh hồn của người đã chết. Bởi vì chúng tôi đều là những người đã ôm họ vào lòng và chứng kiến những phút giây cuối cùng của họ.

    Hỡi những chiến hữu đã vào sinh ra tử cùng với tôi, hỡi những linh hồn đã chết ở VN! Xin Chúa hãy cứu vớt linh hồn họ
  5. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    Lại một thằng vừa hèn nhát vừa ngu muội cất giọng dạy đời!
    Nên nhớ rằng : dân tộc VN yêu hòa bình , không ai muốn sống cảnh bom rơi đạn nổ , vườn hoang nhà cháy cả !
    Thế nhưng khi giặc thù lăm le xâm lấn biên cương thì chúng ta buộc phải cầm lấy vũ khí mà bảo vệ tổ quốc , bảo vệ giống nòi !
    Không phải tự dưng đang yên đang lành mà người dân sôi sục đòi đánh trả bọn xâm lược !

    Dù rằng đời ta thích hoa hồng , kẻ thù buộc ta ôm cây súng ...

    Đã có một bài hát như thế vang vọng trong lòng người chiến sĩ năm xưa !

    Chính chú mới là ấu trĩ đấy !
    Hay chú nhận nhân dân tệ để viết bài này ?
    Hay là đô la ?
  6. PhongVanCK

    PhongVanCK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2010
    Đã được thích:
    5.730
    Dốt nát, bán xương bán máu cuối cùng thì được j? Hay cuối cùng lại tiếp tục về nhà bán ruộng bán con để nuôi mấy thằng thằng béo ị ngồi nhà ăn rồi vơ vét cả núi vàng đời chút chít nó phá còn không hết? Mấy giờ rồi còn hô mấy cái khẩu hiệu nòi giống. Nòi giống íu j mà cùng nòi giống nó còn bóc lột cướp bóc còn hơn cả thằng khác nòi ^:)^^:)^^:)^
  7. PhongVanCK

    PhongVanCK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2010
    Đã được thích:
    5.730
    Bao giờ chú chứng kiến cảnh 1 bà cụ có 4 người con, chồng và 3 con hy sinh ngoài mặt trận (theo lời bà ý nói), từ quê lên Hà Nội không 1 đồng giắt lưng, phải ăn xin ngủ đậu vỉa hè cả tháng trời túc trực trước cổng Bộ TBLĐ&XH để xin được cái giấy chứng nhận bà mẹ liệt sỹ để được hưởng chút tiền trợ cấp thì chú mới thấu hiểu sự mất mát của chiến tranh, cái giá phải trả và cái được nhận là gì. Vì vậy, đừng có kích động!
  8. systemrisk

    systemrisk Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2009
    Đã được thích:
    2.840
    Chúng ta nên lắng nghe cựu binh trải qua nhiều cuộc chiến tranh (hơn ai hết thế hệ họ ý thức sâu sắc giá trị của hòa bình) chia xẻ để hành xử cho đúng:
    ".....thời đại này không phải là thời đại muốn mang xe tăng đi đánh ai cũng được. Chúng ta nắm quan điểm như vậy và phải nắm lấy sức mạnh thời đại vì lúc này sức mạnh đó tăng lên rất nhiều. Chúng ta phải dựa vào xu hướng hòa bình của thế giới mà Việt Nam là một trong những ngọn cờ được thế giới đánh giá cao.

    Đồng thời, chúng ta phải dùng “4 tốt” để vạch trần âm mưu bá quyền Biển Đông của Trung Quốc cho thế giới thấy nhà cầm quyền Trung Quốc nói một đằng, làm một nẻo. Hết sức tránh biểu tình bột phát vì khó giữ bình tĩnh dễ dẫn đến kích động, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá nhà nước. "

    và chia xẻ của thế hệ chúng ta, từ người mà cuộc sống ảnh hưởng trực tiếp hàng ngày bởi hậu quả của chiến tranh:
    Mẹ người lính:
    "Thời gian đầu còn có chút tin bố về nhà, càng về sau càng biền biệt. Mấy năm sau có giấy báo tử gửi về, bà nội khụy xuống trước thềm nhà. Suốt tháng trời bà mê man chỉ đòi chống gậy đi tìm con, bà bảo bố em không thể nào chết được."
    Người lính:
    "Mẹ ôm chị gái em từ căn nhà riêng về ở với ông bà vì chị ốm quá, lên sởi mủ xanh mủ vàng đã có lần thiếp đi, chú mang ra góc giường đặt, mẹ khóc ngất, bỗng thấy cánh tay chị vời lên, mẹ lại ôm chị, chăm nuôi bú mớm. Những năm tháng ấy, bố vẫn biền biệt bên kia, không hay biết gì về tình cảnh bi đát của con thơ, mẹ già."
    Con, cháu:
    "...Ngày bố về, nét mặt dữ dằn hơn, những cơn đau mê sảng thỉnh thoảng vẫn trở lại, chị em nhất định không nhận bố vì sợ cái nạng và cái chân gỗ bố tháo ra lắp vào mỗi sáng tối. Ngay cả đến đời con trai của chị, cháu ngoại của bố, mỗi lần nhìn cái chân ấy nó đều khóc thét. Bố mất cả tháng giời chỉ để làm quen và ôm con gái mình vào lòng mà không làm nó sợ."
    và vợ:
    "...nhưng nếu các bạn đã từng vùi cả tuổi xuân của mình để chờ chồng, nuôi cha mẹ già con thơ và dành cả cuộc đời để xoa dịu những vết thương chiến tranh, các bạn sẽ dễ cảm thông cho mẹ em biết chừng nào."

    http://bee.net.vn/channel/5505/201207/Mot-bai-viet-ve-ngay-277-xon-xao-cong-dong-mang-1842956/
  9. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    Chiến đấu vì tổ quốc sao gọi là bán xương bán máu hởi thằng ngu như lợn kia ?
    Tham nhũng là giặc bên trong , cũng cần phải đấu tranh tiêu diệt chúng , nhưng không thể vì mấy thằng tham nhũng mà bó tay để Tàu khựa cướp nước !
    Mày đang nhai lại luận điệu của mấy thằng khựa rồi , chúng nó muốn nhồi ý nghĩ này để làm suy yếu tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam .

    Mày đang tiếp tay cho giặc Tàu đấy , @PhongVanCK à !
    Thảo nào cả avatar lẫn nick đều thối mùi tàu xì !
  10. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    Tao hỏi mày nhận bao nhiêu nhân dân tệ để đánh thuê cho bọn Tàu khốn kiếp ở F319 này ?

    Rõ ràng Hồ Cẩm Đào và phe lũ sẽ rất hài lòng khi đọc những bài viết của mày đấy !
    Mày là 1 tên gián điệp , nếu có máu Hoa .
    Là 1 tên phản quốc , nếu là người Việt !

    Lúc giặc thù đang lăm le cướp nước thì lại đi bới móc chuyện nội bộ để làm lợi cho kẻ thù, thử hỏi mày có phải là người Việt chân chính không ?
    Chỉ nhìn cái avatar có chữ Tàu là biết mày sùng bái bọn Tàu cỡ nào !

    [​IMG]


    Dầu sao qua vụ TQ gây hấn này cũng làm lộ ra những tên đang sẵn sàng theo giặc hoặc thực tế đang làm việc cho giặc !

    Chú @trongvcbs tìm hiểu xem thằng này ở đâu làm gì nhé !
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này