Tản mạn về CPI và TTCK (40)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 10/05/2023.

5171 người đang online, trong đó có 399 thành viên. 07:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 580674 lượt đọc và 3060 bài trả lời
  1. phiphuong69

    phiphuong69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2022
    Đã được thích:
    30.590
    Thời điểm khó khăn nhất của thị trường đã qua

    Liên quan đến dự báo trường hợp "vỡ nợ kỹ thuật" có thể xảy ra ở một số DN bất động sản thời gian tới, ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam, nhận định, không đến nỗi như vậy. Mặc dù thị trường vẫn còn khó khăn nhưng phải khẳng định thị trường đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Điều này là nhờ hàng loạt các giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ.

    [​IMG]

    Các giải pháp từ Chính phủ đang góp phần giúp DN khơi thông dòng vốn bế tắc. Ảnh: Quang Duy

    Thứ nhất, thời gian trước, các khoản trái phiếu đến hạn là căng nhất và thời điểm này vẫn chưa có các gói giải pháp nào, thì các DN cũng có thể trả nợ một phần. Cá biệt có một số DN đã trả nợ được trái phiếu trước hạn, trong đó có một số DN bất động sản.

    Tuy nhiên, hiện nay sau khi có các gói giải pháp đến từ Chính phủ, đặc biệt là Nghị định 08 sửa chữa, khắc phục cho một số tồn tại của Nghị định 65, trong đó có một số điểm nổi trội như: Trái chủ và các DN tự thương lượng với nhau để trả nợ, phía DN có thể dùng các sản phẩm của mình để hoàn trả cho trái chủ thay cho tiền…

    "Các giải pháp này được cho là mang tính then chốt, giúp cho hai bên có thể ngồi lại với nhau. Thực sự các DN bất động sản không phải bị phá sản mà do họ chưa có dòng tiền ngay để trả cho các khoản trái phiếu đến hạn, trong khi sản phẩm tồn kho của họ thì đang rất lớn", ông Phương nói.

    Thứ 2, một trong các giải pháp then chốt nữa là cho DN giãn nợ, tức là các DN và trái chủ tự thương lượng với nhau để gia hạn thêm thời gian trả nợ (tối đa là 2 năm). Đây là một trong các giải pháp rất quan trọng giúp DN vượt qua giai đoạn khó khăn này.

    Thứ 3, Chính phủ đã lập một tổ công tác đặc biệt để giúp giải quyết, xử lý các vấn đề tồn đọng, khó khăn mang tính vướng mắc về thủ tục pháp lý. Và các giải pháp này được quán triệt từ cấp Trung ương đến địa phương. Tức là các chủ tịch quận, huyện cũng phải bắt tay vào tháo gỡ khó khăn cho DN.

    "Tôi cho rằng, giải pháp này giúp DN khơi thông dòng vốn bế tắc, vì thực sự rất nhiều DN có các dự án bị vướng pháp lý nên không bán để thu tiền về được. Vì vậy, các DN được quan tâm giải quyết khó khăn bằng giải pháp này thì sẽ bán được sản phẩm, thu được dòng tiền để xoay xở", ông Phương khẳng định.

    Cuối cùng, việc gia hạn vấn đề nhà đầu tư trái phiếu chuyên nghiệp sẽ giúp mở rộng đối tượng tham gia mua trái phiếu. Yếu tố này dù không mạnh bằng những yếu tố trên vì bối cảnh hiện nay nhà đầu tư cũng khá e dè với thị trường trái phiếu nhưng dù sao cũng giúp cho thị trường được duy trì, ổn định…

    "Tất cả các giải pháp này sẽ giúp DN dần huy động được tiền nhiều hơn, vượt qua khó khăn", ông Phương khẳng định.

    Cũng theo Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam, thời gian gần đây, một số DN đã tái khởi động được dự án. Chẳng hạn Novaland gần đây đã tái khởi động các dự án như Aqua, NovaWorld Hồ Tràm, Novaworld Phan Thiết… Điều này cho thấy những khó khăn tạm thời đã vượt qua.
  2. dhtvinh

    dhtvinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2016
    Đã được thích:
    2.159
    Chú thích thêm 1 chút “hàng tồn kho” e đề cập trên chủ yếu nói về các hàng hoá (ngoại trừ BĐS)
  3. 100k

    100k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2021
    Đã được thích:
    18.902
    Thế cụ hiểu thế nào về nợ xấu hiện nay của các ngân hàng, :D
    Ube989, FBV, thatha_chamchi1 người khác thích bài này.
  4. m_sieudn

    m_sieudn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/03/2011
    Đã được thích:
    22.685
    Tc
    Mỗi Bank nó có câu chuyện riêng và nợ Xấu Bank nó lại tuỳ vào cấu trúc của Bank đó. Hiểu được cấu trúc nó rồi mới bàn về nợ xấu. Bank ở chúng ta Nợ ko xấu do cấu trúc nền kinh tế chúng ta là Thế Chấp chứ ko phải Tín Chấp, Tất cả tài sản thế chấp đó là BDS và Bank lại có thêm Lệnh Bài Miễn Tử đó là Khoanh Nợ BDS, Nhưng nó vẫn book Lơi Nhuận bất kỳ lúc nào nó Muốn theo Lãi Ảo hay còn gọi Lãi Dự Thu. Nên đầu tư bank rác cũng được, Bank tầm trung, lớn ..... cung ko sao miễn là hiểu được cấu trúc của nó. A FBV nếu rành về Bank thi nên viết 1 bài về Cấu Trúc ngành Bank nuớc ta.
    *** Luận bàn về cấu trúc Bank, Tôi sẽ lấy vi dụ ABB Bank, Tôi mua làm ví dụ tiêu biểu và đây là cái vòng Loop Của Bank ABB này.
    1) ABB phát hành trái phiếu , cổ phiếu để tăng trưởng quy mô
    2) Tiền người dân gửi vào, và dùng tiền này phục vụ cho lơi ích Nhóm
    3) Khi đã có Tiền từ người gửi và tiền thu về từ Trái Phiếu, Cổ Phiếu, Bank nó sẽ cho đem đi vay theo nghiệp vụ thông thường, nhưng truờng hợp ABB nó lại đem cho Chính Chủ vay và Khống tài sản để rút ruột từ từ và Bank là con Gà đẻ trứng vàng cho Tụi Chính Chủ. Khi tình hình khó khăn, Tất cả Bank đều có Lệnh Bài Miễn Tử đó là Khoang Vùng khoản Nơ trong 2-5 năm tuỳ vào Chính Phủ cho phép để cứu trợ Bank, tình hình bình ổn thì Họ sẽ tiếp tục vay và trả lãi.
    4) Nên ngay cả khi tình hình Xấu đi, Bank nó muốn lợi nhuận no vẫn có thể Book Lãi Dự Thu vào .
    5) Từ điều 3-4 chúng ta sẽ thấy cach hoạt động cua ABB nó sẽ ko phát triển theo mô hình bền vững nhưng bù lại Ưu Điểm của ABB là Chính Chủ sẽ ko để cho nó chết và tiếp tục nuôi nó càng ngày càng lớn dần để Quy Mô càng ngày càng to thi Ho Vay càng nhiều. Nên những dạng Bank này Giá 5-6k thậm chí kinh tế Xấu về 3-4K thì gom nhiều vào được và sẽ có 1 thời điểm nào đó bùng nổ nền kinh tế trong tương lai là Chính Chủ nó sẽ đẩy Giá Tri và Tăng Quy Mô ngân hàng lên cao.
    *** Nên đầu tư vào Bank, mỗi Bank nó đều có 1 câu truyện đằng sau nó, hiểu được cách vận hành của nó thì sẽ Kiếm đươc Tiền dù Tiền mình Tụi Kia nó lấy đem xài rút ruột :).
    Last edited: 21/06/2023
  5. 100k

    100k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2021
    Đã được thích:
    18.902
    Thanks cụ Siêu :D, có ý này xin hỏi cụ là khi bank sử dụng kim bài miễn tử khoanh nợ, giãn nợ ( ko tăng nợ xấu) thì bank có phải ghi chi phí dự phòng cho khoản này ko?
    buinhatnguyen, Ube989, cafit6 người khác thích bài này.
  6. HaiauKhongve

    HaiauKhongve Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/01/2021
    Đã được thích:
    39.537
    Theo tôi thì chả ai ở pic này lâu mà cần định nghĩa nợ xấu là gì hay nợ xấu thế nào. Chúng ta đã nói về vấn đề này quá nhiều rồi, chủ yếu chắc là chúng ta chắc chỉ cần bàn luận về chuyện SBV sẽ làm gì với các vấn đề của bank vì nó sẽ tác động trực tiếp đến kinh tế và là nguồn gốc dòng tiền trong CK

    Còn nếu bác nào cần tìm thông tin về nợ xấu thì lưu ý các vấn đề sau khi tính toán,

    1. Tỷ lệ dư nợ trên ngành nghề: tác động không nhỏ đến nợ xấu khi tỷ trọng cho vay các ngành nghề mang tính chất rủi ro cao
    2. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ: đây là thông tin mang tính chính thức được công bố (tập trung chủ yếu ở nhóm 4,5), nhưng tuỳ thời điểm, có thể cần lưu ý cả nhóm 3 khi CP cho phép giữ nguyên nhóm nợ như hiện nay
    3. Chất lượng TSBD: cái này khá quan trọng, gặp lúc các cụ khó ở thì có thu TSBD thì lại cũng không bán nổi để thu nợ
    4. Tỷ lệ trích lập dự phòng cho nợ xấu: có công bố
    5. Nợ cũ: do VN luật bất thành văn là không có NH phá sản, nên có nhiều zombie

    Còn vài thứ nữa nhưng khó có thông tin chính thức nên tôi không nêu

    Tôi thì luôn sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật nên chỉ nói như báo thôi :))

    Báo thì nói thế này,

    https://vietnambiz.vn/7-thach-thuc-lon-cua-nganh-ngan-hang-trong-nam-2023-2023620151840662.htm
    Last edited: 21/06/2023
  7. m_sieudn

    m_sieudn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/03/2011
    Đã được thích:
    22.685
    Có nha,khi kinh tế xấu đi Bank nào nó cũng phải trích lập dự phòng. Việc trích lập là do tình hình chung của nền kinh tế nên nó phải trích lập dự phòng các khoản này. Nhưng việc trích lập đó là có tính toán có nghĩa là nghiệp vụ Bank nó đều có Đảo Nợ bằng cách Lãi Suất qua đêm liên ngân hàng nên nó sẽ khống chế được Tỷ lệ % theo ý muốn của các Chủ Bank. Nên thực ra nó sẽ ko có ý nghĩa quá nhiều, cái quan trọng là % cho vay ra làm các dự án và sự thất thoát đó nó chiếm bao nhiêu % trên Tổng Tiền Bank. Thì cái này nó đòi hỏi nghiệp vụ đánh Giá Tổng Thể trên các Khoản Vay. Nên khi định giá Bank ko phải chỉ nhìn trên Lợi Nhuận nó làm ra …. Vì tất cả cái này Bank đều có thể xào nấu được, mà chúng ta nhìn vào Cấu Trúc Nợ va Nhóm Nợ để đánh giá sẽ khách quan hơn.
    **** Vì có kim bài miễn tử nên Các Bank nhà nước
    Sẽ không bao giờ chết. Còn Bank tư nhân vẫn không chết nhưng sẽ có thể bị thâu tóm Mua Lại Giá 0 Đồng. Nên muốn đi đường dài cứ mua Các Bank của Chính Phủ là bảo đảm an toàn, và các khoản Vay nó cung kiểm soát tốt hơn do ko có sự làm bậy nhiều
    Last edited: 21/06/2023
  8. 100k

    100k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2021
    Đã được thích:
    18.902
    Cụ Siêu có thể đánh giá khi TTCK VN áp dụng krx , T0, ko biên độ:D
    ChuBeChanTrau, cafit, FBV1 người khác thích bài này.
  9. khoaivn

    khoaivn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2010
    Đã được thích:
    3.474
    Cảm ơn các bác đã góp ý:x
    cafit, 100k, FBV1 người khác thích bài này.
  10. 100k

    100k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2021
    Đã được thích:
    18.902
    Dự là nay con của em nó lại tím cụ à, lại phải hãm:D
    Ube989, codienlanh, cafit1 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này