Tầng 4----Quĩ TLV F319, nơi gặp gỡ của những trái tim nhân hậu.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kimhoababa2, 22/09/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3616 người đang online, trong đó có 173 thành viên. 00:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 126300 lượt đọc và 1044 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Mã số 105:
    Người mẹ 35 năm nuôi con bệnh tật


    (Dân trí) - Hơn 30 năm nay, người mẹ góa gầy gò vẫn sớm hôm cặm cụi làm thuê, làm mướn lo bữa cơm từng ngày cho người con điên dại gánh chịu hậu quả của chất độc da cam.
    Đó là hoàn cảnh của hai mẹ con bà Lê Thị Bình (sinh năm 1945) và anh Nguyễn Trung Hợp (sinh năm 1976) là nạn nhân chất độc da cam nặng thế hệ thứ 2.

    Trong căn nhà nhỏ của hai mẹ con bà chẳng có gì đáng giá ngoài những vật dụng sinh hoạt hàng ngày. Cuộc sống của người con trai bà suốt mấy chục năm qua cũng chỉ diễn ra trong căn nhà chật chội, tối tăm ấy.

    [​IMG]
    Suốt 35 năm qua anh Hợp chỉ biết nằm một chỗ
    Năm 18 tuổi, bà Bình xin gia nhập đội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước. Bà cùng đơn vị xung phong làm nhiệm vụ mở đường ở khắp mặt trận từ Thanh Hóa đến Quảng Trị. Chiến tranh ác liệt vẫn còn lưu lại trên cơ thể bà hai mảnh đạn ở má trái và chân phải.
    Đến năm 22 tuổi, bà kết duyên cùng ông Nguyễn Trung Hòa, một thanh niên cùng quê cũng đang tham gia đi chiến đấu. Cưới nhau chưa được lâu thì bà được cấp trên giao nhiệm vụ dạy lớp “Bình dân học vụ” tại địa phương, còn ông Hòa lại cùng đơn vị đi chiến đấu tại chiến trường Khe Xanh, Quảng Trị và chiến trường Tây Nguyên. Mùa đông năm 1974 sau mấy tháng sốt rét nằm liệt tại rừng, ông Hòa được đơn vị cho về địa phương điều trị.
    Năm 1976, ông bà hạnh phúc khi sinh hạ đứa con trai đầu lòng. Trớ trêu thay, từ khi mới lọt lòng, anh Hợp đã mang một cơ thể kì dị, toàn thân nổi mụn nhọt, cơ thể xanh xao ốm yếu, tay chân cứ teo tóp đi. Càng lớn lên càng ngớ ngẩn, vô hồn. Biết con đang mang trong mình di họa chất độc da cam, ông bà đã vay mượn khắp nơi để chạy chữa cho con nhưng cũng chẳng có kết quả. Không còn cách nào khác, ông bà đành nuốt nước mắt vào trong, đưa con về nhà chăm nom với nỗi đau xé lòng.
    Năm 1978, ông bà sinh người con thứ 2 với hy vọng con khỏe mạnh và là chỗ dựa lúc về già. Chị Nguyễn Thị Tình tuy không có biểu hiện nhiều của chất độc da cam nhưng khi lấy chồng, sinh con thì cháu lại thiếu đi cả hai cánh tay. Đến người con thứ ba của ông bà lại bị mắc bệnh tim bẩm sinh còn người con út lại mang trong mình căn bệnh Viêm gan B quái ác.
    Anh Hợp thì quanh năm chỉ điên dại nằm liệt một góc nhà, cho gì ăn nấy, không nhận biết được xung quanh. Gia cảnh khó khăn, ba người con sau của ông bà dù bạo bệnh nhưng cũng sớm xa nhà đi làm thuê để mưu sinh.
    Năm 2001, ông Hòa bị sốt rét cao, vì vết thương cũ lại tái phát. Sau mấy tháng nằm viện ông qua đời, để lại một mình bà và người con dị tật ngớ ngẩn.
    Bà Bình nghẹn lời kể: “Từ bé, thằng Hợp đã rất khó nuôi. Nó đã điên dại, ngớ ngẩn lại còn ốm đau triền miên. Có lần cháu nó sốt rét phải đưa đi bệnh viện, nhưng các bác sỹ không dám tiêm vì cơ thể cháu quá yếu chẳng may đột tử. Tôi đành nuốt nước mắt đưa cháu về điều trị tại nhà”.

    [​IMG]
    Mọi sinh hoạt cá nhân của anh Hợp đều do người mẹ già lo liệu
    Mọi sinh hoạt của anh Hợp trong suốt 35 năm qua cũng chỉ nằm một góc buồng chật hẹp. Mọi chuyện ăn uống, tắm giặt, vệ sinh đều do một tay bà Bình lo toan, chăm sóc. Nhiều đêm, anh phát sốt, tiền nong chẳng có một đồng để đưa đi bệnh viện. Thương con, bà cũng chỉ biết khóc nhìn con đau đớn vì bệnh tật hành hạ.
    Dù mới ở tuổi 35 nhưng cơ thể anh Hợp gầy còm, co quắp lúc lên cơn sốt trên mình cứ lở loét, sưng phù. Bữa ăn hàng ngày của anh cũng chỉ là nước canh, thức ăn mềm hay cháo loãng.
    Kinh tế chính của hai mẹ con bà Bình chỉ trông chờ vào một sào ruộng và 240.000đ tiền phụ cấp tàn tật hàng tháng của anh Hợp. Bà Bình và chồng tham gia kháng chiến chống Mỹ nhưng do giấy tờ thất lạc nên không được hưởng chế độ chính sách.
    Chị Nhữ Thị Hinh hàng xóm chia sẻ: “Bà con trong thôn ai cũng thương cảm với hoàn cảnh khó khăn của gia đình bà Bình. Thỉnh thoảng mọi người vẫn đến thăm động viên cho bà đỡ tủi thân hay biếu bát gạo, củ khoai, bắp ngô để hai mẹ con ăn qua ngày”.
    Tuổi đã cao, sức yếu, nhưng hầu như đêm nào bà cũng thức trắng vì trông con. Đến bữa ăn đạm bạc hàng ngày của hai mẹ con mà cũng khi đói, khi no chứ nói gì đến chuyện thuốc thang. “Tôi không trách than số phận, chỉ mong mình được khỏe mạnh để còn có sức làm việc kiếm bát cơm, bát cháo nuôi con”, bà Bình nghẹn lời.

    Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

    1. Bà Lê Thị Bình, thôn Yên Doãn 2, xã Đông Yên, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Tôi đề nghị thế này xem bà bà cùng các nhà hảo tâm xem thế nào nhé !
    Hằng Sỹ do ở gần ,nhiều người giúp đỡ đã ổn định rồi ,tối qua tôi gọi điện vào thì thấy Sỹ bảo đang đi công chuyện ,tôi nói muốn gặp Hằng để tính hỏi xem Hằng cần gi` và thik ăn j`cũng định tư vấn thêm chút về tâm linh nữa ,nên dặn Sỹ khi quay về thì nháy máy ,xong tắt đi để tôi gọi lại cho khỏi tốn tiền nhưng chờ đến h này mà chưa thấy nháy máy ,lại thấy trên báo nói đã ổn định về tinh thần ,sức khoẻ cũng như vật chất rồi ,nên có lẽ ta nên để dành cho trường hợp khác ???

    Mã số 105:
    Người mẹ 35 năm nuôi con bệnh tật
    (Dân trí) - Hơn 30 năm nay, người mẹ góa gầy gò vẫn sớm hôm cặm cụi làm thuê, làm mướn lo bữa cơm từng ngày cho người con điên dại gánh chịu hậu quả của chất độc da cam.
    Đó là hoàn cảnh của hai mẹ con bà Lê Thị Bình (sinh năm 1945) và anh Nguyễn Trung Hợp (sinh năm 1976) là nạn nhân chất độc da cam nặng thế hệ thứ 2.

    Trong căn nhà nhỏ của hai mẹ con bà chẳng có gì đáng giá ngoài những vật dụng sinh hoạt hàng ngày. Cuộc sống của người con trai bà suốt mấy chục năm qua cũng chỉ diễn ra trong căn nhà chật chội, tối tăm ấy.

    [​IMG]
    Suốt 35 năm qua anh Hợp chỉ biết nằm một chỗ
    Năm 18 tuổi, bà Bình xin gia nhập đội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước. Bà cùng đơn vị xung phong làm nhiệm vụ mở đường ở khắp mặt trận từ Thanh Hóa đến Quảng Trị. Chiến tranh ác liệt vẫn còn lưu lại trên cơ thể bà hai mảnh đạn ở má trái và chân phải.
    Đến năm 22 tuổi, bà kết duyên cùng ông Nguyễn Trung Hòa, một thanh niên cùng quê cũng đang tham gia đi chiến đấu. Cưới nhau chưa được lâu thì bà được cấp trên giao nhiệm vụ dạy lớp “Bình dân học vụ” tại địa phương, còn ông Hòa lại cùng đơn vị đi chiến đấu tại chiến trường Khe Xanh, Quảng Trị và chiến trường Tây Nguyên. Mùa đông năm 1974 sau mấy tháng sốt rét nằm liệt tại rừng, ông Hòa được đơn vị cho về địa phương điều trị.
    Năm 1976, ông bà hạnh phúc khi sinh hạ đứa con trai đầu lòng. Trớ trêu thay, từ khi mới lọt lòng, anh Hợp đã mang một cơ thể kì dị, toàn thân nổi mụn nhọt, cơ thể xanh xao ốm yếu, tay chân cứ teo tóp đi. Càng lớn lên càng ngớ ngẩn, vô hồn. Biết con đang mang trong mình di họa chất độc da cam, ông bà đã vay mượn khắp nơi để chạy chữa cho con nhưng cũng chẳng có kết quả. Không còn cách nào khác, ông bà đành nuốt nước mắt vào trong, đưa con về nhà chăm nom với nỗi đau xé lòng.
    Năm 1978, ông bà sinh người con thứ 2 với hy vọng con khỏe mạnh và là chỗ dựa lúc về già. Chị Nguyễn Thị Tình tuy không có biểu hiện nhiều của chất độc da cam nhưng khi lấy chồng, sinh con thì cháu lại thiếu đi cả hai cánh tay. Đến người con thứ ba của ông bà lại bị mắc bệnh tim bẩm sinh còn người con út lại mang trong mình căn bệnh Viêm gan B quái ác.
    Anh Hợp thì quanh năm chỉ điên dại nằm liệt một góc nhà, cho gì ăn nấy, không nhận biết được xung quanh. Gia cảnh khó khăn, ba người con sau của ông bà dù bạo bệnh nhưng cũng sớm xa nhà đi làm thuê để mưu sinh.
    Năm 2001, ông Hòa bị sốt rét cao, vì vết thương cũ lại tái phát. Sau mấy tháng nằm viện ông qua đời, để lại một mình bà và người con dị tật ngớ ngẩn.
    Bà Bình nghẹn lời kể: “Từ bé, thằng Hợp đã rất khó nuôi. Nó đã điên dại, ngớ ngẩn lại còn ốm đau triền miên. Có lần cháu nó sốt rét phải đưa đi bệnh viện, nhưng các bác sỹ không dám tiêm vì cơ thể cháu quá yếu chẳng may đột tử. Tôi đành nuốt nước mắt đưa cháu về điều trị tại nhà”.

    [​IMG]
    Mọi sinh hoạt cá nhân của anh Hợp đều do người mẹ già lo liệu
    Mọi sinh hoạt của anh Hợp trong suốt 35 năm qua cũng chỉ nằm một góc buồng chật hẹp. Mọi chuyện ăn uống, tắm giặt, vệ sinh đều do một tay bà Bình lo toan, chăm sóc. Nhiều đêm, anh phát sốt, tiền nong chẳng có một đồng để đưa đi bệnh viện. Thương con, bà cũng chỉ biết khóc nhìn con đau đớn vì bệnh tật hành hạ.
    Dù mới ở tuổi 35 nhưng cơ thể anh Hợp gầy còm, co quắp lúc lên cơn sốt trên mình cứ lở loét, sưng phù. Bữa ăn hàng ngày của anh cũng chỉ là nước canh, thức ăn mềm hay cháo loãng.
    Kinh tế chính của hai mẹ con bà Bình chỉ trông chờ vào một sào ruộng và 240.000đ tiền phụ cấp tàn tật hàng tháng của anh Hợp. Bà Bình và chồng tham gia kháng chiến chống Mỹ nhưng do giấy tờ thất lạc nên không được hưởng chế độ chính sách.
    Chị Nhữ Thị Hinh hàng xóm chia sẻ: “Bà con trong thôn ai cũng thương cảm với hoàn cảnh khó khăn của gia đình bà Bình. Thỉnh thoảng mọi người vẫn đến thăm động viên cho bà đỡ tủi thân hay biếu bát gạo, củ khoai, bắp ngô để hai mẹ con ăn qua ngày”.
    Tuổi đã cao, sức yếu, nhưng hầu như đêm nào bà cũng thức trắng vì trông con. Đến bữa ăn đạm bạc hàng ngày của hai mẹ con mà cũng khi đói, khi no chứ nói gì đến chuyện thuốc thang. “Tôi không trách than số phận, chỉ mong mình được khỏe mạnh để còn có sức làm việc kiếm bát cơm, bát cháo nuôi con”, bà Bình nghẹn lời.

    Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

    1. Bà Lê Thị Bình, thôn Yên Doãn 2, xã Đông Yên, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa .......


    Tôi có bạn làm giám đốc NH trong Thanh Hoá ,có thể báo chuyển tiền đến nơi sớm nhất ,hay ta tập trung giúp trường hợ này đi ????????
  3. cuc_vang

    cuc_vang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Ui thế thì để cucvang gọi là pak phong thuỷ nhé vì em nghĩ chắc rằng bak hơn tuổi em [:D].

    Con gái bak lớn thế cơ à? Hị hị
  4. cuc_vang

    cuc_vang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Dear bbà và bak phong thuỷ,

    Lúc trưa con bận quá nên không vào mạng lâu được. Theo con nghĩ giống như bak phong thuỷ nói, trường hợp của anh chị Sỹ Hằng hiện giờ cũng tàm tàm nhận được khá nhiều sự trợ giúp của mọi người nên chúng ta có thể tạm thời chuyển sự quan tâm sang trường hợp khác.

    Thật ra khi đã lên báo thì sẽ có rất nhiều tổ chức đoàn thể quan tâm giúp đỡ nên con hy vọng mọi người nếu biết những trường hợp khó khăn mà cộng đồng, báo chí chưa biết thì sẽ up lên đây để chúng ta có thể giúp họ phần nào.

    Trường hợp trên của bak phong thuỷ bbà xem quỹ mình có giúp không, con thấy tội quá!
  5. Thanhthienvn

    Thanhthienvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Đã được thích:
    2
    cũng mong tt lên để mọi người hưởng ứng nhiều nhiều =D>
  6. cuc_vang

    cuc_vang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài báo về Người đàn ông cô độc nơi hành lang bệnh viện này con thấy đau xót quá! Sao nhiều người lại rơi vào hoàn cảnh cùng cực thế. Cuộc đời thật ngắn ngủi và mong manh.
  7. director

    director Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Đã được thích:
    0
    Xin được mạn phép đóng góp ý kiến : Những Tr/ hợp như trên nó chưa có gì gọi là cấp bách chỉ để giải quyết phần tình cảm gia đình đó sau những tháng ngày xa cách thôi. Mà những trường hợp kiểu như trên thì xã hội ta có nhiều lắm ba ba ko lo nổi hết đâu. Xin bà nên dành 2tr này cho những hoàn cảnh khó khăn, bần hàn hơn để họ có được bát cơm no ngày xuân. Tks ba
    (Cuộc sống đã khó khăn lại đẻ nhiều con mà ko cần biết mình có nuôi dậy được tốt ko đã là một cái tội rồi ).

    Nhân dịp xuân 2011 chúc Ba và anh chị em F319 Manh Khoe - Hanh Phuc
  8. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828

    -----Bba vửa đi tất niên về, dù muộn nhưng cố vào lướt xem có gì đặc biệt ko thì thấy mừng quá vì trường hợp đôi vợ chồng trẻ đã nhận từ cộng đồng số tiền khá lớn cho việc sinh nở. Quả là cộng đồng dân ta luôn làm nên những điều kì diệu----rất nhiều cases cần trợ giúp mà ca nào cũng nhận được khá nhiều, chưa nói là có ca rất nhiều. Thật là những tấm lòng vàng quí giá. ^:)^^:)^^:)^

    Như ý kiến dòng chữ đỏ của phongthuyBDS thì cũng hợp lí, ta dành số tiền nhỏ lại cho ca khác ít đưọc giúp hơn.

    Nhưng việc bà mẹ 35 năm nuôi con thế này thì bba thấy nếu ai thương cảm thì chỉ giúp 1 chút gọi là, chứ ko nên giúp tập trung vào những ca như thế. Lí do : cộng đồng thương và giúp ông bà già vất vả nuôi con thì hỗ trợ 1 chút thôi, chứ nghĩ lại thì việc tập trung công sức, tiền của vào những ca thế này quả thật ko thấy có 1 chút tương lai nào. Các gia đình có người bị như thế là 1 nỗi đau, nhưng còn có các trung tâm dành cho những người như thế, lại có y bác sĩ chuyên môn chăm sóc nuôi dưỡng. Gia đình nào thương con, tự muốn chăm sóc riêng thì vô hình để lại gánh nặng quá sức cho mình và cho cả xã hội.

    Cộng đồng còn chia sẻ cho biết bao những ca cần có tiền sống để làm việc, giúp ích cho đời hơn. Vì vậy, Quĩ nhà ta sẽ ko tập trung vào ca đó. Bạn nào thương cảm có thể gửi trợ giúp trực tiếp theo địa chỉ thì rất hoan nghênh. =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>


    ---@director : theo bba nghĩ nỗi lo của bố mẹ cho con tuổi ăn học là nỗi lo triền miên và nhiều cay đắng khi hàng tháng ko kiếm đâu ra tiền cho con ăn, trọ, hàg học ki ko chạy nổi tiền cho con đóng học phí. Nhà này làm ruộng, diện nghèo của thôn nghèo nhất huyện Quảng Trạch mà có 4 con học hành đến nơi đến chốn thế cũng gọi là có phúc và biết giáo dục con cái.

    ---Ngay trên F319 có lẽ cũng có nhiều bạn cũng đã trải qua hoàn cảnh thiếu thốn đủ bề khi học phổ thông cho đến ĐH. Cũng ko cần nói thêm nếu đang tuổi ăn học mà nhà nghèo, ko có đủ ăn, phải xoay sở làm thêm nhiều cách để đóng học phí, ko có thời gian nghỉ ngơi, học tập, thậm chí phải bỏ học vì đi làm, vì đau ốm do thiếu thốn mà ra........sẽ ra sao nếu bỏ lỡ tương lai chỉ vì sự thiếu thốn............?:-??

  9. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828

    ---@director : bba thấy việc về quê ngày Tết đối với những đứa con xa nhà chỉ là 1 phần. Phần chính vẫn là tiền học phí sau Tết và ăn ở . Có đứa con nào ngày Tết mà ko muốn về với bố mẹ, quê hương, nhất là con nhà nghèo, bố lại đau ốm---ở lại thành phố nhìn dân phố no đủ, ăn chơi hưởng thụ Tết, chắc chúng đau buồn lắm, mà ở lại chắc gì đã có ăn ?
  10. 806290

    806290 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Đã được thích:
    0
    Bba thức khuya thé? Xuống sắc bi rờ :-"
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này