Tầng 5 Quĩ TLVF319 ------ nơi hẹn gặp của những Trái tim nhân hậu

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kimhoababa2, 22/09/2011.

5492 người đang online, trong đó có 506 thành viên. 23:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 481068 lượt đọc và 911 bài trả lời
  1. scorpion83

    scorpion83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Đã được thích:
    5.425
    Cháu mới chuyển khoản ủng hộ quỹ 1.000.000 bà bà nhé :)..
  2. miubaba

    miubaba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2009
    Đã được thích:
    2
  3. trinhvanmanhbds

    trinhvanmanhbds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2012
    Đã được thích:
    0
  4. miubaba

    miubaba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2009
    Đã được thích:
    2

    ------Nick mới lập ko biết trời đất gì, nhảy vào mọi topic sì pam lung tung , dám nhảy cả vào topic Nội qui để pr cho thuê chung cư .... thế này dám bị khoá vĩnh viễn lắm.

    Có tự xoá ngay đi ko ???
  5. Ha_Index

    Ha_Index Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    16
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    XÃ HỘI
    > CÂU CHUYỆN CUỘC SỐNG
    Thứ sáu, 26/10/2012, 08:52 GMT+7

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] E-mail [​IMG] Bản In
    Con gái người lính Trường Sa mắc bệnh hiểm nghèo

    Sau 16 năm lấy nhau, vợ chồng thượng úy Hoàng vui mừng đón đứa con đầu lòng nhờ thụ tinh ống nghiệm. Nhưng bé gái mới sinh đã thiếu máu, anh chị bán cả nhà lấy tiền chạy chữa cho con mà vẫn chưa phát hiện ra bệnh.

    Trong căn phòng trên tầng 6 Viện Huyết học Truyền máu Trung ương (Hà Nội), thượng úy Phan Văn Hoàng cẩn thận điều chỉnh dây truyền dịch cho con gái Phan Thị Thu Hoài đang ngậm ti mẹ ngủ say. Trên giường bệnh, cô bé hơn một tuổi đã phải trải qua hai lần chọc tủy và 13 lần truyền máu.
    Lần truyền máu mới đây nhất ở Viện Huyết học, bé khóc thét lên đau đớn khiến ba mẹ em ngồi cạnh giữ cũng khóc theo con. Cả nhà ra Hà Nội được một tuần nhưng các bác sĩ vẫn chưa thể tìm được bệnh của bé Hoài. Không quen khí hậu, cả mẹ và con đều mệt mỏi, kém ăn.
    Chờ vợ con thiu thiu ngủ, thượng úy Hoàng lặng lẽ ra hành lang ngồi một mình. Chiến sĩ hải quân nước da sạm đen vì nắng gió giữ khuôn mặt bình tĩnh suốt cuộc trò chuyện, chỉ đôi lần anh nhoẻn miệng cười khi nói về con, rồi lại ngậm ngùi lúc nhắc tới sự hy sinh, cam chịu của vợ - chị Ngô Thị Hằng (37 tuổi).
    [​IMG]
    Để con gái ngon giấc, anh Hoàng chốc chốc lại theo dõi chai dịch truyền. Ảnh: Bình Minh. Năm 1996, anh làm đám cưới với cô bạn gái cùng xã ở huyện Yên Thành (Nghệ An). Hai năm sau, vợ chồng anh chuyển vào Cam Ranh (Khánh Hòa) theo phân công của đơn vị. Năm 2000, anh bắt đầu ra đảo công tác, còn chị ở nhà tần tảo buôn bán và lo toan công việc gia đình hai bên. Sau hơn một năm sống trên đảo, anh lại được chuyển về đất liền chừng ấy thời gian rồi lại ra ngoài đó công tác. Lấy vợ 16 năm thì anh đã có 6 năm ở ngoài đảo.
    Chừng ấy thời gian chung sống là chừng ấy năm vợ chồng anh chạy chữa từ Bắc vào Nam chỉ mong có một mụn con. Làm được đồng nào, vợ chồng lại tích cóp để chạy chữa. "Vái tứ phương" đến lúc hết tiền, chị Hằng lại về chạy chợ kiếm tiền để đi chữa chỗ khác. Chữa trị không có kết quả, vợ chồng anh tìm đến phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
    Quyết tâm có con, hai vợ chồng vay mượn để vào Sài Gòn thụ tinh. Mỗi lần riêng tiền cấy phôi đã là 19 triệu đồng, chưa kể tiền thuốc, ăn, ở. Mỗi mũi tiêm trung bình 1,5 - 3 triệu đồng, đắt nhất là 6 triệu đồng. Có lần, sáng hôm sau là tới kỳ cấy phôi mà cả nhà chỉ còn 2 triệu đồng. Không người quen ở Sài Gòn, anh đành phải gọi điện từ đảo về vay tiền anh em, bạn bè ở quê cho vợ đến viện. Tổng cộng ba lần cấy phôi đã ngốn hết 200 triệu đồng.
    Ròng rã suốt một năm, chị Hằng sống ở viện nhiều hơn ở nhà. Thấy vợ quá mệt mỏi và chán nản, anh Hoàng phải liên lục gọi điện động viên, an ủi. Vốn khỏe mạnh nhưng mãi không có con lại suy nghĩ nhiều nên chị đâm ra hay ốm yếu. Chỉ cần ai đó nói chạm tới thiên chức làm mẹ, chị đã chạnh lòng và tủi thân khóc.
    "Là phụ nữ khi lấy chồng, ai cũng muốn có con. Chiều đến thấy con nhà hàng xóm khóc, khao khát trong cô ấy lại trỗi dậy. Tôi đi công tác xa, vợ ở nhà có đứa con cũng đỡ buồn tủi. Nhiều lúc nghĩ thương vợ vô cùng", anh Hoàng tâm sự.
    Kiên trì và cố gắng, đến lần thứ ba, anh chị hạnh phúc khi biết mình sắp lên chức. Nhưng không giống như sinh tự nhiên, khi mang bầu, chị phải kiêng cữ rất cẩn thận và chỉ nằm một chỗ. Suốt nhiều tháng, anh ở bên và chăm sóc vợ.
    Ngày chị Hằng sinh, anh ở ngoài đảo và hồi hộp chờ tin tức từ người nhà. Vợ sinh mổ, anh chỉ chuẩn bị được vài triệu và lại gọi điện thoại "chỉ đạo" người thân vay mượn thêm tiền. 20h tối, con gái anh chào đời. Anh dự định hôm sau làm vài mâm cơm mời anh em, bạn bè mừng mình lên chức bố.
    "Mọi thứ đã chuẩn bị sẵn, danh sách những người giúp đỡ đã lên thì 24h đêm tôi nhận được điện thoại về tình trạng thiếu máu rất nguy hiểm của con. Tôi cố gắng bình tĩnh, không tiết lộ cho mọi người ở đơn vị để mọi thứ hôm sau vẫn diễn ra bình thường", thượng úy Hoàng chia sẻ.
    Ba ngày sau, đơn vị trong đất liền gọi điện ra đảo báo tin, mọi người mới biết hoàn cảnh của anh Hoàng. Nhiều người trách anh có trái tim thép, "con như thế mà vẫn cười nói" nhưng anh chỉ bảo, "buồn cũng không làm được gì, phải cứng rắn rồi mọi chuyện sẽ giải quyết được".
    Chiến sĩ hải quân tâm sự, bản lĩnh người lính rèn cho anh sự bình tĩnh và mạnh mẽ. Ở vào hoàn cảnh đó, anh không thể ngồi khóc lóc, đau buồn để sinh ốm đau, khổ vợ và ảnh hưởng tới đơn vị, nhiệm vụ. Tuy nhiên, khi đêm về, anh mới "dám" buồn, nghĩ ngợi và khóc.
    "Tôi xác định, nếu số con ở được với mình thì hạnh phúc còn không thì phải chấp nhận. Dù cứng rắn tới mấy, lúc chỉ có một mình, nghĩ thương vợ, tội con, tôi đã khóc", anh Hoàng nói rồi hướng ánh mắt về phòng nơi vợ con đang nằm.
    [​IMG]
    Bé Hoài không ăn được gì ngoài bú sữa mẹ. Ảnh: Bình Minh. Từ khi sinh ra, bé Hoài cùng mẹ phần lớn ở trong viện, hết bệnh viện ở Cam Ranh đến Sài Gòn. Mỗi tháng, bé đi truyền máu một lần. Nếu không được truyền, bé sẽ mệt mỏi, da xanh - vàng. Chuyển hết viện này đến viện khác nhưng các bác sĩ vẫn chưa tìm ra bệnh của bé. Xót con và cũng muốn biết bệnh để điều trị, vợ chồng anh Hoàng đưa bé ra Viện Huyết học ở Hà Nội.
    Nhắc đến vợ, thượng úy Hoàng xúc động cho biết, anh phục chị ở tính đảm đang, chịu khó và cảm thông với công việc của chồng. Trước khi đến với nhau, hai người từng là bạn bè nên hiểu rõ tính cách. Lấy nhau không có con, gia đình anh từng ép anh bỏ vợ để lấy người khác.
    "Gia đình phong kiến, bố tôi lại khó tính, không cho xin con nuôi và muốn con trai lấy vợ khác. Tôi cương quyết nói đây là chuyện riêng và đã là vợ chồng thì cùng phải chia sẻ", anh Hoàng cho hay.
    Đã vài lần trong lúc tủi thân, chị Hằng khuyên chồng nên đi lấy vợ khác. Hiểu suy nghĩ của vợ, anh lại động viên để chị vững vàng. Suốt thời gian chạy chữa để có con, đến giờ, gia tài lớn nhất của vợ chồng anh là bé Hoài. Nhà cửa và đồ đạc trong nhà chẳng còn gì nhưng để có con và con được sống, anh chị vẫn quyết tâm.
    "Nhà cũng bán rồi. Giờ ở nhà trọ chỉ có một cái giường và mấy cái xoong để vợ chồng nấu ăn thôi. Vay quá nhiều giờ vợ chồng tôi chẳng dám vay lãi nữa vì lấy đâu mà trả. Chuyến ra Hà Nội, nhờ sự trợ giúp của các nhà hảo tâm, anh em, bạn bè và đơn vị tạo điều kiện, tôi mới có tiền đưa con đi viện", người lính đảo nói.
    Giờ đây, mong muốn lớn nhất của vợ chồng anh Hoàng là biết chính xác bệnh tình của con để chữa bệnh cho cháu. Dù đã hết đợt nghỉ phép, anh vẫn xin đơn vị ở thêm vài ngày để biết kết quả xét nghiệm tủy của con gái.
    Bình Minh
    Bé Phan Thị Thu Hoài, phòng 609, khoa Bệnh máu trẻ em, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, 14 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Điện thoại chị Ngô Thị Hằng (mẹ bé Hoài): 01695. 099. 328

    Khi nào có số TK thì mình sẽ gửi tiền cho bé ,hoặc sẽ thu xếp đến thăm và tặng tiền tận tay ,thương quá !
  7. miubaba

    miubaba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2009
    Đã được thích:
    2



    ------Thương quá phongthuy ơi, sao số kiếp nhiều người tốt lại lận đận thế :((:((:((. Mai hoặc kia ta làm 1 chuyến vào BV đi.
  8. miubaba

    miubaba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2009
    Đã được thích:
    2

    -------Ca này ở Đà Nẵng. Quĩ sẽ nhờ cô Liên đầu cầu Đà Nẵng đến tận nơi tìm giúp chứ ko gửi qua báo.
    :-bd:-bd:-bd

    Ở ngay TP Đà Nẵng mà các cấp chính quyền của Chủ tịch Thanh vẫn để lọt trường hợp khốn khó đáng thương phải lên báo kêu cầu đến cộng đồng cả nước như vậy sao ??? :((:((:((
  9. miubaba

    miubaba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2009
    Đã được thích:
    2
  10. miubaba

    miubaba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2009
    Đã được thích:
    2


    -----Trường hợp này Quĩ đã nhờ cô Liên đại diện đầu cầu Đà Nẵng đến thăm và chuyển giúp 3 em bé số tiền 2.000.000 đ. Chờ post hình của chuyến thăm.
  11. MuupMiip

    MuupMiip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2008
    Đã được thích:
    1
    Bà ơi, quỹ mình ủng hộ bạn này chưa ạ, chỉ còn thiếu 1 ít nữa thôi là bạn í được mổ ạ





    Nỗi lòng người cha xin cho con về… chết


    (Dân trí) – Đã mổ tim hơn 1 tháng, chỉ cần điều trị thêm mươi mười lăm ngày nữa là chàng trai đó có cơ hội sống. Nhưng đến lúc này, gia đình bệnh nhân đã kiệt quệ, không còn xoay sở được một đồng, một cắc bạc, cùng đường đành xin cho con về… để chết.

    “Biết con về là chết. Nói lời xin con về, đau như ngàn mũi dao đâm vào tim, nhưng biết làm sao, đường cùng rồi”, người đàn ông có gương mặt khắc khổ nặng trĩu nỗi buồn khi nói về quyết định đớn đau của một người bố trước sự sống – chết của con mình.
    Nhà nghèo, sau hơn 20 năm mới được mổ
    Chàng trai dân tộc Nùng có tên Lý Văn Thanh (25 tuổi ở thông Khuôn Cay, xã Phúc Thuận, Phổ Yên, Thái Nguyên) đã mổ tim được hơn 1 tháng nhưng vẫn phải nằm trong phòng theo dõi đặc biệt và mới được bỏ thở máy.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Gương mặt đượm buồn, chàng trai trẻ cố ngăn giòng nước mắt khi biết vì nhà nghèo, bố đành xin bệnh viện cho con về...
    PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Tim mạch (BV Việt Đức) cho biết, bệnh nhân may mắn thoát chết nhờ được đưa đến khoa Tim mạch (BV Việt Đức) cấp cứu kịp thời khi liên tục xuất hiện nhiều cơn khó thở, ngất liên tục.
    Hôm đó, 24/9, Thanh xuất hiện nhiều cơn ngất, khó thở nhiều và được đưa đi cấp cứu tại BV Thái Nguyên rồi chuyển ngay lên BV Việt Đức cấp cứu vì tình trạng bệnh quá nặng. Ngay khi được chuyển đến BV Việt Đức hôm 24/9, các bác sĩ nhanh chóng tiến hành hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân.
    Bệnh nhân này nếu không được hồi sức cấp cứu và mổ kịp thời chắc chắn sẽ tử vong bởi bệnh nhân bị tim bẩm sinh từ nhỏ, gây hẹp khít đường ra của thất phải, động mạch chủ hở khiến máu không thể bơm được đi toàn bộ hệ thống cơ thể. Không được mổ ngay, bệnh nhân sẽ chết. “Quả tim như một cái máy bơm vậy, nhưng lúc này máy bơm đã hỏng, không bơm máu đi nuôi cơ thể, bệnh nhân sẽ chết nếu không được sửa chữa quả tim lỗi đó”, TS Ước nói.
    “Khi chúng tôi hỏi, sao để con bị nặng vậy mới đưa đi viện, trong khi bệnh này phải mổ ngay từ nhỏ, càng sớm càng tốt thì mới biết, gia cảnh bệnh nhân quá nghèo, không có tiền nên gia đình cứ lần lữa chuyện đi chữa bệnh cho con”, điều dưỡng trưởng khoa Tim mạch Nguyễn Xuân Vinh cho biết.
    Trước tình cảnh nguy kịch, bệnh nhân đã được hồi sức tích cực và được phẫu thuật huật, sửa toàn bộ quả tim và thay van tim. “Sau hơn một tháng, bệnh nhân dần ổn định thì bố bệnh nhân lại xin con về. Khi nghe ông bố trình bày, chúng tôi cũng biết gia cảnh quá khó khăn, không thể chạy vạy được thêm đồng bạc nào, đến đường cùng rồi họ mới phải làm thế, chúng tôi đã cố thuyết phục. Người bố đã rơi nước mắt khi xin con về, vì biết con về sẽ chết. Trong khi đó chỉ nằm điều trị thêm khoảng 2 tuần nữa, bệnh nhân sẽ được xuất viện, khỏe khoắn. Còn xin về giờ này, đồng nghĩa với cái chết là chắc chắn. Chúng tôi không đành lòng, vì những giai đoạn khó khăn nhất đã qua, những lúc tưởng bệnh nhân cận kề cái chết cũng đã qua khỏi… ”, điều dưỡng Nguyễn Xuân Vinh nói.
    Ngập ngừng khi hỏi về quyết định xin con về có tàn nhẫn quá không khi chính mình sẽ cắt đứt sự sống của con, anh Lý Văn Thịnh (47 tuổi, bố của bệnh nhân Thanh) mãi mới nói lên lời: “Đường cùng rồi bác sĩ ạ. Vay tiền nặng lãi, giờ người ta cũng không cho vay thêm. Trong nhà không còn một đồng bạc, biết lấy gì lo cho con…”.
    50 triệu và một mạng người
    Gương mặt khắc khổ, anh Thịnh kể: “Từ nhỏ thằng con đầu Lý Văn Thành đã ốm đau, rặt rẹo và gia đình đều biết nó bị tim bẩm sinh nhưng không có tiền đi mổ. Trước đây, thấy nó yếu mỗi năm còn cố dành dụm cho nó mua cái thẻ BHYT. Nhưng năm ngoái, thẻ vừa hết hạn thì lại thấy con khỏe khỏe, nhà cũng chẳng còn đồng bạc nào nên không mua thẻ BHYT cho con. Giờ thì nó nhập viện mà không có thẻ, đã phải đóng 90 triệu viện phí…”

    [​IMG]
    Cùng đường, người cha mới đành phải xin cho con về, dù biết về nhà con sẽ chết.​
    Nhà có 3 dứa con (Thành là con đầu), chỉ có 3 xào ruộng nên anh Thịnh vẫn thường xuyên phải đi làm phụ hồ mà vẫn đói ăn. “Khi con nhập viện Việt Đức, số tiền phải đóng đã tới 90 triệu. Toàn bộ số tiền này đều phải vay lãi 5% một tháng. Không vay được ngân hàng vì họ nói nhà nghèo quá, tài sản thế chấp không đủ vay số tiền lớn thế. Trong khi đó, anh em, họ hàng thì ai cũng nghèo khó đành liều vay nặng lãi. Hôm rồi đến tháng, họ đòi tiễn lãi chưa có trả, giờ vay thêm không được, không biết lấy gì để lo cho con mới đành phải xin con về. Chứ làm cha, làm mẹ ai nỡ lòng nào không cứu chữa cho con, nhưng cùng đường rồi…”, anh Thịnh buồn rầu nói.
    Điều dưỡng Nguyễn Xuân Vinh cho biết, khi người nhà bệnh nhân xin con về, các bác sĩ động viên mãi, rằng giai đoạn khó khăn nhất đã qua, giờ chỉ khoảng 50 triệu nữa là con khỏe. Các bác sĩ cũng hứa kêu gọi hộ thì gia đình mới cho bệnh nhân ở lại… Người bố hiện tại, mỗi ngày chỉ dám ăn 25 – 30 ngàn, không dám ngủ trọ vì tốn tiền, vất vưởng trong sân bệnh viện.
    PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, trưởng khoa Tim mạch (BV Việt Đức) cho biết: “Giai đoạn nguy hiểm, khó khăn, tốn kém nhất của bệnh nhân đã qua. Giờ chỉ là giai đoạn điều trị hậu phẫu ổn định là bệnh nhân sẽ sống khỏe. Với chi phí cũng chỉ còn khoảng 50 triệu đồng. Chúng tôi cũng đã hứa với gia đình cố gắng kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng. Khoa cũng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người bệnh. Mong sao những tấm lòng nhân ái từ cộng đồng hỗ trợ chàng trai này chi phí điều trị, bởi con đường đến sự sống của bệnh nhân đã rất gần, rõ mười mươi. Nhưng nếu dừng lại ngay lúc này, bệnh nhân sẽ chết”.

    Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
    1. Mã số 791: Bệnh nhân Lý Văn Thanh, đang nằm điều trị tại khoa Tim mạch (BV Việt Đức, Hà Nội.
    Anh Lý Văn Thịnh (bố bệnh nhân) ở thôn Khuôn Cay, xã Phúc Thuận, Phổ Yên, Thái Nguyên hoặc tại BV Việt Đức.

    ĐT: 01667.843.811
    2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
    Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
    Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
    Email: quynhanai@dantri.com.vn
    Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
    * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
    Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
    Số TK: 045 100 194 4487
    Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
    * Tài khoản USD tại VietComBank:
    Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
    Account Number: 045 137 195 6482
    Swift Code: BFTVVNVX
    Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
    * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
    Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
    Số TK: 10 201 0000 220 639
    Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
    * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
    Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
    Số TK: 0721100356359
    Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
    * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
    Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
    Số TK: 0721100357002
    Swift Code: MSCBVNVX
    Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
    3. Văn phòng đại diện của báo:
    VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
    VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
    VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
    VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
  12. miubaba

    miubaba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2009
    Đã được thích:
    2

Chia sẻ trang này