Tháng 7 chọn CP ngành BĐS

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 21/06/2015.

8139 người đang online, trong đó có 1026 thành viên. 15:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 148656 lượt đọc và 996 bài trả lời
  1. rita21

    rita21 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/02/2015
    Đã được thích:
    1.755
    bác ơi phân tích thêm chút nữa đi. khi nào rút quân được ạ
  2. OXXXO

    OXXXO Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/01/2010
    Đã được thích:
    623
    TT vịt ngan co bị ảnh hưởng bởi TG đâu. Bị ảnh hưởng bởi tin đồn là chính.
  3. Thoidaimoi123

    Thoidaimoi123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/02/2015
    Đã được thích:
    10.360
    China điều chỉnh lại cho hợp lý thôi....chứ làm gì có khủng hoảng giờ này..
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    LIG LIG LIG LIG LIG LIG LIG LIG

    LIG LIG LIG LIG LIG LIG LIG LIG

    LIG LIG LIG LIG LIG LIG LIG LIG
    MEBOBO thích bài này.
  5. LoyalPrince

    LoyalPrince Thành viên quen thuộc Not Official

    Tham gia ngày:
    24/07/2015
    Đã được thích:
    12
    Tài cán bao nhiêu đi dự kinh tế thế giới, chỉ việc múc MSN 96,5 đủ thấy bản chất thùng rỗng kêu to
    haha_manBusiness thích bài này.
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Đến MSN không phân biệt nổi với MSR lại dám bàn CK hay sao?
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    "Mỹ đang bên bờ Thế chiến III với Trung Quốc"

    Tỷ phú đầu tư George Soros nói, tình trạng kinh tế Trung Quốc khiến ông nghĩ tới khả năng thế chiến mới có thể bùng phát.




    Chi tiêu quân sự ở Trung Quốc tăng vọt khi nước này cố gắng chuyển từ kinh tế xuất khẩu sang nền kinh tế theo hướng phục vụ nhu cầu trong nước, ông Soros phát biểu tại hội nghị của Ngân hàng Thế giới.

    Nếu bước đi đó thất bại, các lãnh đạo Trung Quốc có khả năng sẽ xúc tiến một cuộc xung đột với nước ngoài, có thể là với một đồng minh của Mỹ, để giữ sự đoàn kết quốc gia và giữ vững quyền lực, báo Sputnik của Nga dẫn lời ông Soros.

    "Nếu có một cuộc xung đột giữa Trung Quốc và một đồng minh quân sự của Mỹ, ví dụ như Nhật Bản, thì sẽ không phải là phóng đại khi nói chúng ta đang ở ngưỡng một thế chiến thứ 3", tờ Market Watch trích lời ông Soros cho hay.

    Tỷ phú này kêu gọi Mỹ đưa ra một sự nhượng bộ lớn và cho phép Nhân dân tệ gia nhập nhóm các đồng tiền của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Và theo đó, Nhân dân tệ trở thành đối thủ tiềm năng với đôla Mỹ, với tư cách là đồng tiền dự trữ toàn cầu.

    Đổi lại, Trung Quốc cũng phải nhượng bộ trong cải tổ kinh tế, ví dụ, chấp nhận các quy luật, ông Soros nói.

    Việc cho phép đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc trở thành đồng tiền thị trường sẽ tạo nên mối quan hệ ràng buộc giữa hai hệ thống, tỷ phú này lập luận. Một thỏa thuận như vậy rất khó song giải pháp thay thế có thể là thảm họa với thế giới.

    "Nếu không có điều này, có mối nguy thực sự xảy ra. Đó là Trung Quốc sẽ liên kết với Nga về chính trị, quân sự và từ đó mối nguy Thế chiến 3 trở nên thực tế hơn và điều này rất đáng lo".
    conduongtinhtadihailuabuonchung thích bài này.
  8. hailua1975

    hailua1975 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2011
    Đã được thích:
    9.500
    tóm lại là tạm thời không chơi chứng khoán có đúng kho ?
  9. haha_man

    haha_man Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/06/2014
    Đã được thích:
    498
    Chủ top háo thắng và thích đc tâng bốc, chú nói thế chủ top giận và để bụng đó!
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    TPP và cuộc chiến tranh tiền tệ:

    http://f319.com/threads/chuyen-dong-kinh-te-vi-mo-va-trien-vong-doi-voi-ttck.456495/page-16


    Khongquen25 viết lúc [​IMG]14/10/2013, 16:09

    Bắt đầu trả lời chi tiết mà trong hội thảo không đủ thời gian trả lời:

    Như trong hội thảo em có trình bày nếu bỏ qua phần trình bày kinh điểm của đồng nghiệp em thì góc nhìn TPP của em hoàn toàn khác. Nhưng trong khuôn khổ 1 buổi hội thảo chính thống em không thể chia sẻ theo cách nhìn từ bản chất được. TPP nếu hiểu đúng nó phải như sau:

    TPP bản chất là ván bài quyền lợi chính trị khi vai trò lịch sử của WTO chấm dứt. Khi nền kinh tế lớn cuối cùng là Nga vào WTO thì chả ai còn có lợi gì nữa nên cần phải xóa đi chơi lại. Tất nhiên người có lợi là người tạo game. Ai càng vào sớm càng có lợi.

    Trong nội khối TPP có thể lợi với nhau lĩnh vực này mà bất lợi ở lĩnh vực khác nhưng chung quy nó sẽ thoả thuận được với nhau để cùng nhau ngăn chặn các nước ngoài khối. Vậy nước nào là nước ngoài khối cần ngăn chặn nhất. Hiển nhiên là TQ rồi.

    Thông qua TPP, Hoa Kỳ đang muốn lôi kéo các nước trong khu vực kinh tế Đông Á thoát dần khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc và bước dần vào quỹ đạo mà Washington đang toan tính định hình.


    Thực tế cho thấy muốn khẳng định chỗ đứng và vai trò " võ lâm minh chủ" của mình tại Châu Á - Thái Bình Dương, dù là Washington hay Bắc Kinh cũng đều cần xây dựng một thể chế kinh tế chung đặt dưới sự lãnh đạo của mình và có những luật chơi do mình đặt ra.

    Bên cạnh chiến lược xoay trục về Châu Á - TBD về an ninh quân sự thì đối trọng còn lại là lợi ích kinh tế luôn là một nước cờ cần thiết cho những toan tính lâu dài của Mỹ. Chính vì vậy, bên cạnh chiến lược củng cố đồng minh quân sự và mở rộng các cam kết hợp tác quốc phòng, yếu tố kinh tế chính là thành tố quan trọng thứ hai đối với chiến lược "trở lại châu Á" của Hoa Kỳ. Do đó, TPP đang thu hút sự chú ý không phải của riêng các nhà hoạch định Hoa Kỳ, mà từ cả giới lãnh đạo Trung Quốc.

    Một đất nước đang đầy dã tâm như TQ có biết điều này không? Chắc chẳng ai ngây thơ đến mức nói là không biết. Tất cả đều phải thừa biết là TPP chính là một phần công cụ mà Hoa Kỳ sử dụng trong chiến lược kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Một hiệp định nối liền hai bờ Thái Bình Dương, nối liền Châu Mỹ với khu vực kinh tế Đông Á giàu tiềm năng, nhưng lại do Hoa Kỳ khởi xướng và chi phối buộc phải làm TQ lo lắng.

    Từ ngày vào WTO không những TT TQ không bị khai thác mà TQ còn khai thác ngược TT các nước TPP. Chúng ta thấy rằng chỉ trong 1 thập kỳ từ ngày vào được TPP nền KT TQ thực sự cất cánh và vươn lên thứ 2 TG. Một vị thế mà có nằm mơ Mỹ cũng không bao giờ nghĩ đến khi cho TQ vào đc WTO.

    Sau khi lần lượt vượt qua Đức rồi Nhật để lên thành nền KT lớn thứ 2 TG. TQ nuôi tham vọng tạo dựng ảnh hưởng và vị thế "đầu tàu" của mình tại khu vực kinh tế Đông Á. Họ đã rất nỗ lực trong quá trình này khi "lật đổ" vị trí nền kinh tế thứ hai thế giới của Nhật Bản, hay nỗ lực thành lập một hiệp định tự do thương mại chung Đông Bắc Á.

    Bên cạnh mục tiêu đảm bảo sự phồn thịnh của riêng mình, sự chuyển mình thần tốc về kinh tế của Trung Quốc còn nhắm đến một mục đích cao hơn: trở thành "trái tim và khối óc" của khu vực kinh tế Đông Á - khu vực nhiều hứa hẹn sẽ vươn lên trở thành trung tâm kinh tế mới của thế giới. Tuy nhiên, những diễn biến này đương nhiên không thoát khỏi tầm mắt của Washington, và giới lãnh đạo Hoa Kỳ đương nhiên không thể để Châu Á - Thái Bình Dương rơi vào tay Trung Quốc.

    Nếu không can dự vào ngay thì dù không muốn nền KT của đông bắc á như Nhật và Hàn vẫn chịu tác động đáng kể của TQ điều mà 10 năm trước không bao giờ chúng ta có thể nghĩ đến.

    Thế nên tuy TPP được nhắc đến là hiệp định TM nhưng tất cả đều hiểu nó có tác động địa chính trị rất lớn của Hiệp định này.

    Sự trở lại của trên "mặt trận" kinh tế của khu vực sẽ mang lại cho Hoa Kỳ cùng lúc nhiều lợi ích. Thứ nhất, TPP sẽ mở đường cho Hoa Kỳ thật sự hội nhập vào nền kinh tế Đông Á, một lực đẩy cần thiết cho bài toán khôi phục nền kinh tế nội địa và đảm bảo vị thế nền kinh tế số một thế giới.

    Thứ hai, bằng con đường thương mại, Hoa Kỳ sẽ giải quyết được mối lo những người đồng minh tại Châu Á, như Nhật Bản, Philipinnes hay Australia, hiện nay đang dần bị nền kinh tế Trung Quốc thu hút và từng bước chi phối.

    Thứ ba, các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực đương nhiên cũng bị lôi cuốn vào "cuộc chơi lớn" TPP, khi đứng trước lợi ích từ việc phát triển thương mại với những thị trường có sức mua lớn như Hoa Kỳ, New Zealand hay Nhật Bản. Như vậy Hoa Kỳ sẽ trực tiếp tác động đến nhóm các quốc gia hiện khó lòng thoát khỏi sự ảnh hưởng kinh tế từ người láng giềng khổng lồ Trung Quốc. Thứ tư, TPP sẽ giúp cho Hoa Kỳ định hình được sự vận động của nền kinh tế Đông Á, và có thể là cả thế giới trong, tương lai khi luật chơi là do chính người Mỹ tạo dựng. Đây là nước đi cần thiết để đảm bảo cái mà người ta gọi là "quyền lực cấu trúc" của Hoa Kỳ về lâu về dài.

    Nếu như kịch bản này thành công theo ý muốn chủ quan của Mỹ thì Mỹ sẽ tạo lập được sự ảnh hưởng gần như tuyệt đối lên nền kinh tế khu vực, Trung Quốc sẽ buộc phải đứng trước sự lựa chọn khó khăn: hoặc chấp nhận luật chơi của Hoa Kỳ, hoặc bị bỏ rơi và cô lập ngoài cuộc chơi chung của khu vực.

    Hiệp định TPP lúc này đây có lẽ vẫn chưa gọi là "bao vây" Trung Quốc, nhưng chắc chắn nó sẽ kìm hãm được sự trỗi dậy về vị thế của Trung Quốc tại khu vưc và thế giới.

    Vậy TQ đã làm gì? Tất nhiên vụ Lý Khắc Cường vội vã sang VN với cây gậy và củ cà rốt sẽ thấy ngay sau chuyến đi này.

    Nếu VN đi cùng TQ thì mọi việc như cũ thậm trí nó sẽ rót Nhân dân tệ ác đấy. Nhất là phần đầu tư hạ tầng giao thông miền Bắc.

    Ngược lại VN bật lại thì việc hạn chế nhập khẩu hàng hóa thiết yếu của VN là tất yếu đồng thời nó sẽ siết chặt nguồn cung nguyên liệu mà VN đang phụ thuộc hầu như tuyệt đối vào TQ. VN quyết ra sao và bài toán TQ đối với TPP thế nào em sẽ tiếp tục lý giải.

    Đầu tiên em dùng dệt may để chứng minh vì Dệt may là cái dễ nhìn ra nhất vì nếu suy rộng ra các sản phẩm phi nông phẩm có kết cấu giá thành khá giống nhau và nằm trong những chuỗi cung ứng toàn cầu. Dệt may chỉ là 1 lĩnh vực lớn mà thôi.

    Thế nên việc đàm phán VN vào TPP nhưng em nói ở trên bản chất ở đây là Mỹ muốn loại TQ ra khỏi cuộc chơi nên nếu VN để TQ mượn đất làm bàn đạp tiến sang Mỹ thông qua TPP thì việc Mỹ dựng nên TPP là trở nên vô nghĩa do đó bọn nó mới nghĩ ra trò nguyên tắc từ sợi trở đi.

    Tại sao lại là nguyên tắc từ sợi trở đi và nguyên tắc xuất xứ Mỹ cực khó nhượng bộ vì nhượng bộ là mất đi mục đích căn bản của TPP. Do vậy chúng ta cần nhìn rõ vẫn đề này.

    TQ đương nhiên không muốn VN vào TPP nhưng họ cũng hiểu rằng ngăn là không thể bởi mỗi nước quyền lợi dân tộc là trên hết và vào TPP tất nhiên chúng ta có những lợi ích dân tộc rõ ràng.

    Tuy nhiên nếu phương án VN vào TPP thì TQ làm gì để vẫn tránh được mục đích cô lập hóa nền KT của TQ đối với KT toàn cầu?

    Đương nhiên như em trình bày ở trên nó đàm phán hiệp định song phương và đa phương khác để vô hiệu hóa TPP nhưng mặt khác trong ngắn hạn thì nó làm 1 việc đơn giản hơn và hiệu quả hơn nhiều là đầu tư FDI sang VN luôn.

    Chúng ta có thể thấy làn sóng di chuyển những siêu nhà máy dệt từ TQ sang VN 6 tháng đầu năm tăng đột biến và với tốc độ nhanh chưa từng có.

    Không những về tốc độ mà quy mô cũng làm VN choáng. Những NM ở Quảng Ninh, Thái Nguyên, Đồng Nai, Tây Ninh .... những NM có giá trị hàng trăm triệu $ và máy móc rất có thể move từ TQ sang.

    Cuối cùng, nguy cơ người hưởng lợi trực tiếp và lớn nhất nếu đàm phán TPP với Hoa Kỳ về dệt may thành công sẽ không phải là các doanh nghiệp Việt Nam và Việt Nam sẽ là “đại xưởng” sản xuất hàng may mặc cho Trung Quốc xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Trung Quốc hiện là nước có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ dẫn đầu, chiếm tỷ trọng 40% giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ, đã tăng hơn gấp đôi thị phần trong vòng 10 năm. Vì vậy, Trung Quốc có thể thông qua Việt Nam để sản xuất hàng và đi vào Hoa Kỳ để hưởng lợi.

    Do vậy Mỹ chắc chắn hiểu và chúng ta càng cần phải hiểu. Nếu không mục đích dựng nên TPP của Mỹ đổ vỡ và mục đích tham gia TPP của VN cũng chả tác dụng gì.

    Vậy họ Lý sang Vn làm gì? Hihii ... câu này miễn hỏi và miễn trả lời. Chúng ta tự biết và tự trả lời nhá.
    conduongtinhtadihailuabuonchung thích bài này.

Chia sẻ trang này