Tháng 7 chọn CP ngành BĐS

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 21/06/2015.

7314 người đang online, trong đó có 1051 thành viên. 15:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 148883 lượt đọc và 996 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Thế là dự cách 03 tháng nay thành sự thật rồi. Chết đói gặp chiếu manh, may mắn quá VN ơi.... Haha

    Cuối cùng TPP đã hoàn thành như mong muốn của BBS Mỹ. Nó đã tốn quá nhiều tiền bạc để làm game này và giờ là lúc đại gia Mỹ đi thu hoạch trên toàn TG.

    Cái gì đến cũng phải đến. What must be, must be...
    NGAYMAITROILAI SANGkhongquen25 đã loan bài này
  2. vimexcon

    vimexcon Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    16/01/2015
    Đã được thích:
    152
    Nhục nhất là dang full tiền, bách nhục là mai lại ko dám mua.
    Dù có mua hớ 1 2 line hay mua hớ T1 T2 thì vẫn có ăn thôi. Đừng tự tìm lý do để ko enter mua sáng mai.
    tapchoick10 thích bài này.
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    ứng trái chiều về thỏa thuận TPP
    Trong khi lãnh đạo các nước xem việc đàm phán thành công Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một bước ngoặt lớn thì nhiều ý kiến lại tỏ ra lo ngại về những tác động của nó đối với nền kinh tế.
    [​IMG]
    Đại diện 12 nước tham gia đàm phán TPP tại Atlanta, Mỹ. Ảnh: USTR

    Ngày 5/10, sau hơn 5 ngày làm việc thâu đêm, Bộ trưởng Thương mại 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam tuyên bố kết thúc thành công quá trình đàm phán để đi đến một thoả thuận mang tính lịch sử, có tác động tới 40% GDP toàn cầu. Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) nhận định đây là hiệp định của thế kỷ 21, với các tiêu chuẩn ở đẳng cấp cao, đầy tham vọng, toàn diện và cân bằng, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ tạo mới và duy trì công ăn việc làm, tăng cường đổi mới và nâng cao năng suất cũng như năng lực cạnh tranh. Hiệp định cũng được cho là giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm đói nghèo, thúc đẩy minh bạch và và tăng cường bảo vệ người lao động, bảo vệ môi trường.

    "TPP là một bước quan trọng hướng tới mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là mở cửa thương mại và hội nhập trong toàn khu vực", thông cáo của USTR viết.

    Tổng thống Mỹ Barack Obama ngay lập tức ca ngợi TPP "tạo ra sân chơi" cho nông dân, các chủ trang trại và nhà sản xuất Mỹ cũng như giúp nước này đạt được nhiều mục tiêu khác.

    "Khi hơn 95% khách hàng tiềm năng sống ở bên ngoài biên giới của chúng ta, chúng ta không thể để những nước như Trung Quốc viết ra luật lệ cho nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta phải viết ra những luật lệ đó, mở cửa những thị trường mới cho các sản phẩm của Mỹ trong khi thiết lập các tiêu chuẩn cao hơn để bảo vệ người lao động và bảo tồn môi trường của chúng ta. Đó là những gì mà thỏa thuận đạt được hôm nay ở Atlanta sẽ làm", thông cáo của ông Obama có đoạn.


    Những người ủng hộ TPP ở Mỹ bày tỏ sự lạc quan rằng hiệp định sẽ giúp các doanh nghiệp nước này dễ dàng bán sản phẩm ra nước ngoài, xuất khẩu tăng trường sẽ tạo ra nhiều việc làm có thu nhập tốt ở trong nước.

    Thủ tướng Canada Stephen Harper cũng ca ngợi hiệp định lịch sử sẽ thiết lập một tiêu chuẩn vàng mới cho các thỏa thuận thương mại toàn cầu trong tương lai. TPP sẽ bảo vệ việc làm cho người Canada và tạo ra thêm nhiều công việc cho thế hệ sau này nhờ việc đảm bảo tiếp cận đến các thị trường quan trọng ở nước ngoài.

    "Thỏa thuận này, không nghi ngờ gì, là lợi ích tốt nhất cho nền kinh tế Canada", ông nói.

    Ông Harper cũng cho biết nội các liên bang đã thông qua một kế hoạch chi 4,3 tỷ USD trong 15 năm tới để bảo vệ nông dân Canada khỏi những tác động của TPP.

    [​IMG]
    Thủ tướng Canada Stephen Harper trong cuộc họp báo về TPP hôm qua. Ảnh: Reuters

    "Chúng tôi thất vọng vì không có thỏa thuận về việc xóa bỏ hoàn toàn thuế sữa nhưng nhìn chung đây là một thỏa thuận rất tốt cho New Zealand", Thủ tướng John Key nói trong một thông cáo.

    Các nhà xuất khẩu sữa của Thuế của New Zealand sẽ có cơ hội tiếp cận các thị trường đối tác mới như Mỹ, Nhật Bản, Canada, Mexico và Peru. Trong khi đó, tất cả các mặt hàng xuất khẩu khác từ new Zealadn đến các nước trong TPP sẽ được xóa bỏ, với xuất khẩu thịt bò sang

    Bộ trưởng Thương mại New Zealand, nước có đòi hỏi rất thách thức về mở cửa thị trường sữa, đã khẳng định "Thật phi thường khi chuyến xe TPP đã đỗ lại ở Atlanta". Ông cho biết New Zealand đã có thỏa thuận tốt từ TPP và "TPP có lợi cho tất cả thế hệ người dân các nước chúng ta".

    Hàn Quốc cũng hoan nghênh việc đàm phán thỏa thuận TPP hoàn tất và tái khẳng định sẽ tích cực cân nhắc việc tham gia hiệp định thương mại tự do này sau khi phân tích kỹ lưỡng tác động của nó đối với nền kinh tế quốc gia.

    Trong một thông cáo mới phát đi, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde đánh giá thỏa thuận đạt được giữa các nước đang tham gia TPP là một bước phát triển rất tích cực. "Thỏa thuận này không chỉ quan trọng vì quy mô của nó, khi các nước ký kết chiếm khoảng 40% GDP toàn cầu, mà còn thúc đẩy phạm vi thương mại và đầu tư hàng hóa, dịch vụ sang những khu vực mới, nơi có lợi ích đáng kể", bà nói.

    Bà cho hay IMF sẽ xem xét lại tất cả các chi tiết trước khi đưa ra một đánh giá toàn diện. "Tuy nhiên, tôi hy vọng rằng TPP có thể mở đường cho một loạt nỗ lực hội nhập thương mại sâu rộng. Tôi khuyến khích các quốc gia khác tái nỗ lực để hoàn thành các cuộc đàm phán đang diễn ra và cộng đồng quốc tế nói chung tái tham gia vào các sáng kiến thương mại đa phương nhằm đảm bảo một hệ thống thương mại toàn cầu gắn kết".

    Cuộc đàm phán TPP khép lại hôm qua sau gần một tuần làm việc liên tục của Bộ trưởng Thương mại 12 nước tham gia tại Alanta, Mỹ. Đây được coi là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới. Sau khi hoàn tất, TPP sẽ bao phủ 40% kinh tế toàn cầu và bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm. Hiệp định vẫn cần được quốc hội 12 nước thông qua.

    Trước đó, Quốc hội Mỹ đã phê duyệt một điều luật gọi là Quyền Thúc đẩy Thương mại, cho phép họ chấp thuận hoặc bác bỏ thỏa thuận này nhưng không có quyền sửa đổi nó. Ông Obama cam kết rằng quốc hội và người dân Mỹ "sẽ có nhiều tháng để đọc kỹ từng chữ" trước khi ông ký kết thỏa thuận này. Tuy nhiên, các nghị sĩ trong đảng Dân chủ của ông phản ứng tiêu cực trước kết quả đàm phán TPP.

    Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Bernie Sanders nhanh chóng lên án TPP ngay sau khi việc hoàn tất quá trình đàm phán thỏa thuận được công bố. Ông cho rằng thỏa thuận thương mại này sẽ "gây tổn hại cho người tiêu dùng và việc làm của Mỹ".

    "Phố Wall và các tập đoàn lớn khác lại chiến thắng", ông nói. "Đã đến những người còn lại trong chúng ta phải ngừng làm ngơ việc các tập đoàn đa quốc gia lợi dung hệ thống này để thu lợi nhuận từ tiền của chúng ta".

    Thậm chí các nghị sĩ Cộng hòa, những người từng ủng hộ TPP, cũng hoài nghi trước kết quả đàm phàn. "Tôi lo ngại rằng thỏa thuận này sẽ nhanh chóng sụp đổ một cách thảm hại", thượng nghị sĩ Orrin Hatch, chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện, nói.
    --- Gộp bài viết, 06/10/2015, Bài cũ: 06/10/2015 ---


    Đúng 02 năm trước khi lần đầu cũng BSC tổ chức hội thảo về TPP khi khái niệm đó còn rất mơ hồ rất nhiều người còn trêu mày cứ đoán mò, chuyện KT-CT thế giới đâu có dễ đoán như thế.

    Nhưng rồi đúng 02 năm sau nó diễn ra đúng từng ly những gì em chém gió ngày hôm đó.


    Link: http://f319.com/threads/chuyen-dong...vong-doi-voi-ttck.456495/page-16#post-9586553
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Khongquen25 viết lúc : #160
    [​IMG]14/10/2013, 16:09


    Lưu ý đây là ngày 14/10/2013 và cách đây đúng 02 năm


    Một tuần đã qua và chủ đề TPP trong thớt này em xin lỗi chưa chém tiếp được do bận tham gia hội thảo.

    Trước hết cho em bày tỏ làm cám ơn chân thành đến toàn thể các bác đã dự HỘI THẢO về chủ đề TPP của bọn em. Em cũng rất cám ơn với các bác đã dự buổi giao lưu với BSC tại quán 3T số 29-31 Tôn Thất Thiệp sau khi lết thúc hội thảo. Hôm đó do em thức khuya nhiều ngày trứóc đó và cũng tuổi cao sức yếu nên không thể uống được nhiều. Hehhe mong các bác lượng thứ nhé. Hy vọng lần kế tiếp em chuẩn bị tốt hơn. Hehhe.

    TRong cả 2 hội thảo ở HN ngày 10/10 và tại TPHCM ngày 11/10 em thấy rất nhiều bác hỏi về bản chất TPP nhưng do thời gian có hạn của hội thảo cũng như tính quy chuẩn của hội thảo em không thể trả lời hết và nói thật : quê em ở Mũi NÉ, em sống ở Uông BÍ và ông cụ nhà em ngày trước có hoạt động cùng anh hùng NÚP. =))=))=)).

    Tuy nhiên tại F319 này em sẽ trở lại và giải đáp mọi thắc mắc yêu cầu trọng khuôn khổ và hiểu biết của mình về TPP và các tác động liên quan mà tại hội thảo chính thống không được phép nói ra hoặc không có thời gian để nói.

    Em sẽ cố gắng trả lời nốt các câu hỏi của các bác gửi đến BSC. Các câu hỏi có nội dung chính giống nhau em sẽ ghép lại và trả lời chung.

    Em hy vọng phần trả lời ở đây sẽ bù đắp cho phần nào những hạn chế về thời lượng buổi hội thảo hôm trước.

    Em xin phép tiếp tục nhé.

    1. Câu hỏi liên quan đến mục đích kinh tế chính trị thực sự của TPP. Đánh giá vai trò của Mỹ và TQ trong ván bài TPP.

    Câu hỏi này là câu hỏi lớn nhất và hóc búa nhất của 8 bác tham gia hội thảo trong đó có 5 đến từ HN và 3 đến từ hội thảo tại TPHCM.

    Hôm đó em đã trả lời vắn tắt và cố gắng tránh các thông tin quá nhạy cảm và chỉ trả lời dưới góc nhìn của dân CK. Tuy nhiên để bóc tách giữa KT và CT là không thế.

    Hôm nay em sẽ trả lời chi tiết hơn.
    Xem tất cả
    Bắt đầu trả lời chi tiết mà trong hội thảo không đủ thời gian trả lời:

    Như trong hội thảo em có trình bày nếu bỏ qua phần trình bày kinh điểm của đồng nghiệp em thì góc nhìn TPP của em hoàn toàn khác. Nhưng trong khuôn khổ 1 buổi hội thảo chính thống em không thể chia sẻ theo cách nhìn từ bản chất được. TPP nếu hiểu đúng nó phải như sau:

    TPP bản chất là ván bài quyền lợi chính trị khi vai trò lịch sử của WTO chấm dứt. Khi nền kinh tế lớn cuối cùng là Nga vào WTO thì chả ai còn có lợi gì nữa nên cần phải xóa đi chơi lại. Tất nhiên người có lợi là người tạo game. Ai càng vào sớm càng có lợi.

    Trong nội khối TPP có thể lợi với nhau lĩnh vực này mà bất lợi ở lĩnh vực khác nhưng chung quy nó sẽ thoả thuận được với nhau để cùng nhau ngăn chặn các nước ngoài khối. Vậy nước nào là nước ngoài khối cần ngăn chặn nhất. Hiển nhiên là TQ rồi.

    Thông qua TPP, Hoa Kỳ đang muốn lôi kéo các nước trong khu vực kinh tế Đông Á thoát dần khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc và bước dần vào quỹ đạo mà Washington đang toan tính định hình.

    Thực tế cho thấy muốn khẳng định chỗ đứng và vai trò " võ lâm minh chủ" của mình tại Châu Á - Thái Bình Dương, dù là Washington hay Bắc Kinh cũng đều cần xây dựng một thể chế kinh tế chung đặt dưới sự lãnh đạo của mình và có những luật chơi do mình đặt ra.

    Bên cạnh chiến lược xoay trục về Châu Á - TBD về an ninh quân sự thì đối trọng còn lại là lợi ích kinh tế luôn là một nước cờ cần thiết cho những toan tính lâu dài của Mỹ. Chính vì vậy, bên cạnh chiến lược củng cố đồng minh quân sự và mở rộng các cam kết hợp tác quốc phòng, yếu tố kinh tế chính là thành tố quan trọng thứ hai đối với chiến lược "trở lại châu Á" của Hoa Kỳ. Do đó, TPP đang thu hút sự chú ý không phải của riêng các nhà hoạch định Hoa Kỳ, mà từ cả giới lãnh đạo Trung Quốc.

    Một đất nước đang đầy dã tâm như TQ có biết điều này không? Chắc chẳng ai ngây thơ đến mức nói là không biết. Tất cả đều phải thừa biết là TPP chính là một phần công cụ mà Hoa Kỳ sử dụng trong chiến lược kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Một hiệp định nối liền hai bờ Thái Bình Dương, nối liền Châu Mỹ với khu vực kinh tế Đông Á giàu tiềm năng, nhưng lại do Hoa Kỳ khởi xướng và chi phối buộc phải làm TQ lo lắng.

    Từ ngày vào WTO không những TT TQ không bị khai thác mà TQ còn khai thác ngược TT các nước TPP. Chúng ta thấy rằng chỉ trong 1 thập kỳ từ ngày vào được TPP nền KT TQ thực sự cất cánh và vươn lên thứ 2 TG. Một vị thế mà có nằm mơ Mỹ cũng không bao giờ nghĩ đến khi cho TQ vào đc WTO.

    Sau khi lần lượt vượt qua Đức rồi Nhật để lên thành nền KT lớn thứ 2 TG. TQ nuôi tham vọng tạo dựng ảnh hưởng và vị thế "đầu tàu" của mình tại khu vực kinh tế Đông Á. Họ đã rất nỗ lực trong quá trình này khi "lật đổ" vị trí nền kinh tế thứ hai thế giới của Nhật Bản, hay nỗ lực thành lập một hiệp định tự do thương mại chung Đông Bắc Á.

    Bên cạnh mục tiêu đảm bảo sự phồn thịnh của riêng mình, sự chuyển mình thần tốc về kinh tế của Trung Quốc còn nhắm đến một mục đích cao hơn: trở thành "trái tim và khối óc" của khu vực kinh tế Đông Á - khu vực nhiều hứa hẹn sẽ vươn lên trở thành trung tâm kinh tế mới của thế giới. Tuy nhiên, những diễn biến này đương nhiên không thoát khỏi tầm mắt của Washington, và giới lãnh đạo Hoa Kỳ đương nhiên không thể để Châu Á - Thái Bình Dương rơi vào tay Trung Quốc.

    Nếu không can dự vào ngay thì dù không muốn nền KT của đông bắc á như Nhật và Hàn vẫn chịu tác động đáng kể của TQ điều mà 10 năm trước không bao giờ chúng ta có thể nghĩ đến.

    Thế nên tuy TPP được nhắc đến là hiệp định TM nhưng tất cả đều hiểu nó có tác động địa chính trị rất lớn của Hiệp định này.

    Sự trở lại của trên "mặt trận" kinh tế của khu vực sẽ mang lại cho Hoa Kỳ cùng lúc nhiều lợi ích. Thứ nhất, TPP sẽ mở đường cho Hoa Kỳ thật sự hội nhập
    vào nền kinh tế Đông Á, một lực đẩy cần thiết cho bài toán khôi phục nền kinh tế nội địa và đảm bảo vị thế nền kinh tế số một thế giới.

    Thứ hai, bằng con đường thương mại, Hoa Kỳ sẽ giải quyết được mối lo những người đồng minh tại Châu Á, như Nhật Bản, Philipinnes hay Australia, hiện nay đang dần bị nền kinh tế Trung Quốc thu hút và từng bước chi phối.

    Thứ ba, các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực đương nhiên cũng bị lôi cuốn vào "cuộc chơi lớn" TPP, khi đứng trước lợi ích từ việc phát triển thương mại với những thị trường có sức mua lớn như Hoa Kỳ, New Zealand hay Nhật Bản. Như vậy Hoa Kỳ sẽ trực tiếp tác động đến nhóm các quốc gia hiện khó lòng thoát khỏi sự ảnh hưởng kinh tế từ người láng giềng khổng lồ Trung Quốc. Thứ tư, TPP sẽ giúp cho Hoa Kỳ định hình được sự vận động của nền kinh tế Đông Á, và có thể là cả thế giới trong, tương lai khi luật chơi là do chính người Mỹ tạo dựng. Đây là nước đi cần thiết để đảm bảo cái mà người ta gọi là "quyền lực cấu trúc" của Hoa Kỳ về lâu về dài.

    Nếu như kịch bản này thành công theo ý muốn chủ quan của Mỹ thì Mỹ sẽ tạo lập được sự ảnh hưởng gần như tuyệt đối lên nền kinh tế khu vực, Trung Quốc sẽ buộc phải đứng trước sự lựa chọn khó khăn: hoặc chấp nhận luật chơi của Hoa Kỳ, hoặc bị bỏ rơi và cô lập ngoài cuộc chơi chung của khu vực.

    Hiệp định TPP lúc này đây có lẽ vẫn chưa gọi là "bao vây" Trung Quốc, nhưng chắc chắn nó sẽ kìm hãm được sự trỗi dậy về vị thế của Trung Quốc tại khu vưc và thế giới.

    Vậy TQ đã làm gì? Tất nhiên vụ Lý Khắc Cường vội vã sang VN với cây gậy và củ cà rốt sẽ thấy ngay sau chuyến đi này.

    Nếu VN đi cùng TQ thì mọi việc như cũ thậm trí nó sẽ rót Nhân dân tệ ác đấy. Nhất là phần đầu tư hạ tầng giao thông miền Bắc.

    Ngược lại VN bật lại thì việc hạn chế nhập khẩu hàng hóa thiết yếu của VN là tất yếu đồng thời nó sẽ siết chặt nguồn cung nguyên liệu mà VN đang phụ thuộc hầu như tuyệt đối vào TQ. VN quyết ra sao và bài toán TQ đối với TPP thế nào em sẽ tiếp tục lý giải.
    --- Gộp bài viết, 06/10/2015, Bài cũ: 06/10/2015 ---
    Sau khi TPP được chính thức ký kết thì OBAMA đã ngửa tất cả quân bài và nói thẳng mục đích TPP rồi. Nó đúng như những gì em đã nghĩ về TPP. Giờ chúng ta cùng thuyền với họ chỉ xem liệu VN có biết chèo cùng không mà thôi.
    TTVNBK, blackcat124850Cent thích bài này.
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Em cũng dự về TQ tại topic đó 02 năm trước như sau:

    Khongquen25 viết lúc:

    #163
    [​IMG]14/10/2013, 16:30

    TPP góc nhìn bản chất tiếp ...

    Quá rõ mưu đồ sâu xa của Mỹ trong hiệp định TPP mỗi nước đều có toan tính riêng và lựa chọn cho mình 1 phía để theo.

    Chúng ta thấy 1 bên đa phần là những đồng minh thân cận nhất của Mỹ với 1 bên còn lại là đồng minh của TQ. Phía TQ mà Mỹ muốn chặt vây cánh đương nhiên là Peru, Chi lê và đặc biệt là VN, Đất nước duy nhất có khác biệt rất lớn về thể chế CT và quan hệ đối tác lần này với Mỹ. Vậy sao Mỹ chọn VN để mời chúng ta tham gia TPP? hehe câu hỏi quá khó mà dễ phải không các bác?

    TQ thừa sức nhận thức được những hệ quả mà Hiệp định TPP có thể gây nên đối với quá trình khẳng định vị thế của mình, Bắc Kinh đang nỗ lực đẩy mạnh các biện pháp có thể để bản thân mình không rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan".

    Con đường để Trung Quốc có thể thoát khỏi ván bài TPP chính là chiến lược phát triển các Hiệp định thương mại tự do của riêng mình. Hay nói cách khác là để tiếp tục cuộc chạy đua ảnh hưởng kinh tế với Mỹ tại khu vực châu Á - TBD thì TQ nhất định sẽ đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương. Dẫu gì đi chăng nữa, Đông Á vẫn được coi là "sân nhà" của người Trung Quốc và họ chắc chắn sẽ tận dụng mọi lợi thế mà mình đang có, từ các ưu thế địa lý tự nhiên đến nguồn lực kinh tế khổng lồ, để đẩy mạnh các FTA và thiết lập luật chơi của riêng mình lên nền kinh tế khu vực.

    Những hiệp định FTA song phương của Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực sẽ đảm bảo duy trì sức ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh lên các thị trường, các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực. Việc phá vỡ đi sự chênh lệch về cán cân thương mại mà Trung Quốc đã tạo lập là vô cùng khó khăn đối với các nước này.

    Mặt khác, Trung Quốc cũng đồng thời đẩy mạnh việc củng cố và tạo mới các FTA đa phương như ACFTA (ASEAN - Trung Quốc) hay FTA Đông Bắc Á (Nhật Bản - Trung Quốc - Hàn Quốc). Đặc biệt, Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) với nền tảng là sáng kiến ASEAN + 6 đang được giới nghiên cứu quốc tế đánh giá như một tham vọng cạnh tranh trực tiếp với Hiệp định TPP của Hoa Kỳ. Với sự tham gia của tất cả các nền kinh tế lớn Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Ấn Độ và Trung Quốc), RCEP có thể xem như một TPP mà Bắc Kinh để bảo vệ Đông Á khỏi tầm tay của Hoa Kỳ.

    Cuộc chạy đua giữa Trung Quôc và Hoa Kỳ trên mặt trận thương mại đang diễn ra dồn dập. Nhìn chung, dù là Hiệp định TPP của Hoa Kỳ hay là những lời đề nghị hợp tác thương mại từ phía Trung Quốc, toàn bộ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mà đặc biệt là khu vực kinh tế Đông Á đang đứng trước một cuộc "đấu giá" lớn với hai đối tác khổng lồ hai bờ Thái Bình Dương là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Cuộc mặc cả này, chưa thể xác định khi nào bước đến hồi kết, nhưng chắc chắn sẽ định hình trật tự khu vực và trật tự thế giới trong một tương lai không xa./.

    VN lúc này buộc phải có chiến lược đàm phán linh hoạt và cực kỳ khéo léo kẻo không trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết.

    Phần kế tiếp em sẽ phân tích và lý giải tại sao đàm phán xuất xứ với Mẽo khoai đến thế.
    --- Gộp bài viết, 06/10/2015, Bài cũ: 06/10/2015 ---
    Cuối cùng thật là may cho dân CK là giới Lãnh đạo VN đã chọn Mỹ. Đúng là sắp chết đói gặp chiếu manh rồi VN ơi.
    devil2623, hailua197550Cent thích bài này.
  6. jakichangck

    jakichangck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/05/2015
    Đã được thích:
    432
    Dự đoán chuẩn.tầm nhìn tốt
    Theo ông cuối tháng 10 vni vượt 600p ko?
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Báo TQ: TPP là "NATO kinh tế", sẽ tạo ra cục diện toàn cầu mới
    Hải Võ | 05/10/2015 22:29
    [​IMG]


    Ảnh minh họa: Sina

    Báo chí Trung Quốc đã gọi Hiệp định TPP vừa được kí kết là "NATO kinh tế" và đánh giá hiệp định thương mại này sẽ tạo ra cục diện toàn cầu mới cũng như đối trọng với Trung Quốc.
    Sau khi 12 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương đạt được thỏa thuận cơ bản về Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đánh giá "TPP sẽ cung cấp một sân chơi cạnh tranh công bằng cho nông dân, chủ nông trường và các nhà chế tạo của Mỹ".

    Trang Phượng Hoàng (Trung Quốc) cho biết, Hiệp định TPP được ký kết đồng nghĩa với một cộng đồng kinh tế chiếm 40% tỷ trọng kinh tế toàn cầu chuẩn bị ra đời. Trang này cũng gọi TPP là "NATO kinh tế".

    Tuy nhiên, chuyên trang về tài chính Wallstreetcn (Trung Quốc) khẳng định 40% tỷ trọng kinh tế toàn cầu mà 12 nước thành viên TPP chiếm lĩnh "không bao gồm Trung Quốc - một trong những quốc gia mậu dịch quan trọng nhất".

    [​IMG]
    CHỦ TỊCH TT NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ QUỐC TẾ
    TIẾN SĨ NGUYỄN NGỌC TRƯỜNG
    Đó (gọi TPP là "NATO kinh tế") là cách nhìn nhận có phần cay cú của Trung Quốc. NATO là một tổ chức quân sự, còn TPP là một hiệp định kinh tế. So sánh như vậy là khập khiễng. Với TPP, Mỹ đã chiếm thế thượng phong đối với Trung Quốc về mặt kinh tế. “Liên minh kinh tế” này rất có lợi cho các nước thành viên nhưng không hề đe dọa ai. Chính Trung Quốc cũng có thể tham gia nhưng phải tuân thủ những quy định chặt chẽ chứ không phải nước này "thích làm gì thì làm" như khi họ tham gia WTO.

    Theo Wallstreetcn, Tổng thống Obama cũng tuyên bố "không cho phép Trung Quốc viết lại quy tắc của kinh tế toàn cầu". Trung Quốc không nhận được lời mời và cũng không đề nghị tham gia vào TPP.

    Báo chí Trung Quốc gọi việc 12 nước đạt được thỏa thuận TPP là "sự thành hình của tiêu chuẩn tự do mậu dịch mới do Mỹ đứng đầu", đồng thời là "nhóm kinh tế" đối trọng với chiến lược "một vành đai, một con đường" mà Bắc Kinh đang theo đuổi.

    Phượng Hoàng bình luận, TPP đàm phán thành công sẽ tạo thành một cục diện toàn cầu mới.

    [​IMG]
    HÃNG THÔNG TẤN NHÀ NƯỚC TRUNG QUỐC
    TÂN HOA XÃ
    Hội nghị Bộ trưởng đàm phán TPP nhiều lần kéo dài, một mặt phán ánh những phân cực nghiêm trọng còn tồn tại giữa các nước thành viên, mặc khác thể hiện quyết tâm chính trị nhằm đạt được đột phá của Mỹ.
    Wallstreetcn cho rằng, dù Bộ trưởng các nước thành viên đã ký kết hiệp định cơ bản, nhưng hiệp định chính thức vẫn cần phải đợi sự phê chuẩn từ lãnh đạo cao nhất của các nước.

    Trang này đánh giá, ông Obama sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc giành được sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ tại cuộc bỏ phiếu vào năm tới, đặc biệt trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang tới gần và ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tỏ rõ thái độ phản đối TPP.
    --- Gộp bài viết, 06/10/2015, Bài cũ: 06/10/2015 ---
    Em dự về tháng 10 ở các trang trước rồi. Bác có thể xem lại.

    Em dự là sau nhịp giảm từ 27/7 đến 5/10 thì tạo đáy và tăng từ 5/10 đến 30/10.

    Điểm không quan trọng mà quan trọng danh mục phải tăng.
    nguyen2007, thuypbhailua1975 thích bài này.
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Khuyến nghị SCR đánh game ETF và bán cho Tây
    NGAYMAITROILAI SANG đã loan bài này
  9. bocuteo1

    bocuteo1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2010
    Đã được thích:
    1.668
    Hàng dệt may có vẻ yếu bác nhỉ
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Sao lại yếu. Dệt may nói kiểu gì thì kiểu vẫn là ngành có lợi nhất khi VN tham gia TPP. Tất nhiên sẽ có DN lợi nhiều DN lợi ít.

    Cá nhân em vào STK và TNG và chờ thành quả. May quá hàng về rồi.
    bocuteo1, tapchoick10LINHPLC thích bài này.

Chia sẻ trang này