Thành kính tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 05/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4444 người đang online, trong đó có 425 thành viên. 18:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 87943 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Bác Hồ đã chọn vị tướng tài của dân tộc như thế nào?

    ANTĐ - Tháng 6-1940, đồng chí Võ Nguyên Giáp gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và được Người dìu dắt từ ngày đó. Sau chiến thắng Thu Đông 1947, ngày 20-1-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp, Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ.
    [​IMG]

    Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp
    bàn kế hoạch quân sự tại Sở chỉ huy Chiến dịch biên giới (năm 1950)

    Ngày 22-12-1949, trong thư gửi bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích nhân kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Quân đội, Bác Hồ viết: “Quân đội ta quen gọi Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là Anh cả. Cách gọi thân ái ấy rất đúng với tinh thần và lịch sử của Quân đội ta…”.

    Sau chiến thắng Thu Đông 1947, ngày 20-1-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 110/SL phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp, Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân Tự vệ.
    Ngày 27-5-1948, Hội đồng Chính phủ trong phiên họp thường kỳ dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định tổ chức trọng thể lễ phong quân hàm cho vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội ta vào chiều 28-5-1948.
    Buổi lễ được tiến hành trong nhà bằng gỗ, phên nứa, lợp tranh, cạnh bờ một con suối lớn. Sát vách gian giữa là bàn thờ Tổ quốc. Hai bên là hai băng khẩu hiệu nền đỏ chữ vàng: “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi”, “Thống nhất độc lập nhất định thành công”.

    [​IMG]

    Chủ tịch Hồ Chí Minh (hàng đầu, thứ tư từ trái sang) đứng cạnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    (bên trái) sau lễ phong quân hàm Đại tướng cho Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và
    Dân quân Tự vệ Việt Nam tại Lục Rã, chân đèo Re, ngày 27-5-1948
    Đúng 13 giờ buổi lễ bắt đầu.
    Trong không khí trang nghiêm, Bác bước ra trước bàn thờ Tổ quốc, tay cầm bản Sắc lệnh, gọi đồng chí Võ Nguyên Giáp ra đứng bên cạnh. Mọi người chờ đợi Bác cất tiếng, nhưng sao chẳng thấy Bác nói mà chỉ thấy Bác cầm mùi xoa lau nước mắt. Ai nấy đều vô cùng xúc động.
    Bên ngoài tiếng suối vẫn réo ầm ầm như tiếng vọng từ ngàn xưa dội về.
    Những giây phút im lặng thiêng liêng.
    Mãi sau, Bác mới cất tiếng, giọng trầm trầm: “Các cụ ta qua bao thế hệ chiến đấu cho độc lập mà không thành, nhắm mắt mà chưa thấy được dân tộc tự do. Chúng ta may mắn hơn nhưng còn phải trải qua nhiều hy sinh cố gắng. Hôm nay việc phong Tướng cho chú Giáp là kết quả của bao nhiêu hy sinh, chiến đấu của đồng bào, đồng chí, chúng ta phải quyết giành được độc lập, tự do để thỏa lòng những người đã mất”.
    Tiếp đó, Bác giao bản Sắc lệnh cho đồng chí Võ Nguyên Giáp và nói: “Nhân danh Chủ tịch n ước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác trao cho chú hàm Đại tướng để chú điều khiển binh sĩ, làm tròn sứ mệnh mà nhân dân phó thác cho”.
    Đồng chí Võ Nguyên Giáp tiến lên một bước nhận tờ Sắc lệnh trong tay Bác.
    Trước đó 8 năm, tháng 6-1940, lần đầu tiên đồng chí Võ Nguyên Giáp được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh trên một con thuyền ở Thúy Hồ, Côn Minh, Trung Quốc. Kể từ đó, đồng chí Võ Nguyên Giáp luôn luôn có vinh dự được sống và chiến đấu bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và được Người dìu dắt.
    Trước đó 4 năm, tháng 12-1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và ông trở thành Đại tướng Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân Tự vệ Việt Nam với hàng chục vạn chiến sĩ và đã lập nên biết bao chiến công vang dội.
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một vị tướng cầm quân tài giỏi mà còn là một nhà lý luận quân sự hàng đầu của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Đó là nét nổi bật đặc sắc của nhà quân sự Võ Nguyên Giáp.

    (Theo TTXVN)
    BongHongGai81, kokuma83phongthuyBDS thích bài này.
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tam Kim nặng lòng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp


    [​IMG]

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc Quân lệnh số I Quyết định thành lập đội Việt Nam tuyên truyền Giải Phóng quân. (22/12/1944). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
    Trong sâu thẳm tâm hồn người dân cách mạng Cao Bằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người con của quê hương Tam Kim anh hùng. Đại tướng đã sống, chiến đấu và trưởng thành cùng nhân dân Tam Kim, trở thành một phần máu thịt của đồng bào dân tộc nơi đây. Sự ra đi của Đại tướng là một mất mát lớn lao đối với nhân dân Tam Kim.

    Tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, với khu rừng Trần Hưng Đạo, với người dân xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Trong khoảng thời gian 1941-1942, phong trào cách mạng đã phát triển rất mạnh ở các huyện Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Năm 1942, đồng chí Võ Nguyên Giáp được tổ chức cử về hoạt động tại khu vực xã Tam Lọng, Kim Mã (sau này gộp lại thành xã Tam Kim) với bí danh là Văn. Dưới sự hoạt động tích cực của đồng chí Văn, phong trào cách mạng ở đây phát triển mạnh; các đội du kích, tự vệ ra đời và hoạt động mạnh mẽ.

    Trước tình hình đó, Bác Hồ đã ra chỉ thị cho đồng chí Võ Nguyên Giáp thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Nhiệm vụ của Đội là dùng vũ trang để động viên, kêu gọi nhân dân đứng dậy giành chính quyền. Dưới sự tổ chức tài tình của đồng chí Võ Nguyên Giáp, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập vào ngày 22/12/1944.

    Ngày nay, trên vùng đất lịch sử năm xưa, cuộc sống của đồng bào các dân tộc Tam Kim không ngừng đổi mới. Những công trình điện, đường, trường, trạm đã được đầu tư xây dựng hiện đại. Người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng giống mới, cơ giới hóa sản xuất. Năm 2012, tổng sản lượng lương thực của xã đạt gần 2.000 tấn, bình quân đầu người gần 600kg, giá trị sản xuất đạt trên 30 triệu đồng/ha.

    Ông Nông Hữu Chung, Bí thư Đảng ủy xã cho biết trên 90% dân số của xã đã được dùng điện lưới quốc gia, hơn 60% dân được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 95% số hộ đã có xe máy. Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, nhân dân Tam Kim đã tự góp tiền xây dựng được nhiều tuyến đường bê tông liên xóm, nội vùng tạo điều kiện thuận lợi cho bà con sản xuất. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với phát huy truyền thống cách mạng anh hùng, người dân Tam Kim xây dựng đời sống ngày càng ấm no hạnh phúc.

    Có ngày hôm nay, nhân dân Tam Kim không quên công ơn của Đảng, Bác Hồ và Đại tướng đã lãnh đạo, dìu dắt nhân dân đấu tranh giành độc lập, tự do. Đối với Tam Kim, Đại tướng không chỉ là người lãnh đạo cao nhất của Quân đội, là vị tướng tài ba bách chiến bách thắng mà còn là một người anh cả, một thành viên ruột thịt của nhiều gia đình.

    Trong thời gian hơn 3 năm hoạt động, công tác ở vùng Tam Kim, Đại tướng luôn được nhân dân yêu mến, đùm bọc, che chở. Năm 1989, được tin Đại tướng về thăm, hàng nghìn người dân Tam Kim kéo về như đi hội để được gặp, được chào Đại tướng.

    Ngày nay, về Tam Kim, hầu như gia đình nào cũng có một bức ảnh chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp treo trang trọng giữa phòng khách. Khi được hỏi về Đại tướng, từ người già cho đến trẻ nhỏ, ai cũng tỏ lòng yêu kính đặc biệt.

    Ông Nguyễn Tường, 83 tuổi ở xóm Nà Dủ, xã Tam Kim, mắt ngấn lệ khi nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Năm ấy, tôi 14 tuổi, chú Văn (Đại tướng Võ Nguyên Giáp) và chú Đinh (Lê Thiết Hùng) vẫn thường xuyên đến xóm tuyên truyền cách mạng. Chú Văn thường lên nhà sàn, dùng ống nhòm quan sát bên kia sông để tránh lính Pháp và bọn lý trưởng. Chú Văn rất vui vẻ, lúc nào cũng hỏi thăm mọi người chu đáo. Khi ấy, tôi cũng tham gia Hội nhi đồng cứu quốc, vẫn thường giúp cán bộ đưa tài liệu. Có lần, nhận tài liệu rồi, chú Văn vỗ vai tôi và bảo “Cháu giỏi lắm, sau này lớn làm cách mạng nhé.” Sau này, khi đất nước giải phóng, tôi đã làm cán bộ huyện, có lần xuống Hà Nội họp, gặp lại Đại tướng, Đại tướng vẫn không quên tôi. Ông tiến lại gần bắt tay và nói: “Tam Lọng, Kim Mã nhỉ?” (ý nói là người ở Tam Kim nhỉ). Rồi ông ân cần hỏi thăm từng nhà trong xóm và nhắn nhủ: “Nà Dủ nhiều nước, nuôi cá thì tốt. Nhớ nuôi nhiều cá vào nhé.”

    Bà Bàn Thị Chủ, lão thành cách mạng, dân tộc Dao ở xã Hoa Thám, nay đã 87 tuổi (bí danh Kim Sơn) vẫn nhớ năm 1942, khi bà mới 16 tuổi. Ngày đó, dưới ách thống trị của thực dân Pháp và bọn tay sai, cuộc sống người dân vô cùng khó khăn vất vả. Từ khi có anh Văn (Đại tướng Võ Nguyên Giáp) và cán bộ về tuyên truyền giác ngộ cách mạng, người dân như được ánh Mặt Trời soi sáng, cùng đứng lên làm cách mạng. Lúc ấy, bà tham gia cách mạng với nhiệm vụ nấu cơm, đưa đường cho cán bộ. Bà chỉ biết có một anh cán bộ tên là Văn được bà con dân bản hết sức quý mến. Bà đã nhiều lần đưa cơm, dẫn đường cho anh Văn, nhưng mãi về sau mới biết anh Văn chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

    Được tin bác Giáp mất, bà Chủ cứ ủ rũ không chịu ăn gì, cứ đòi con cháu phải đưa về Hà Nội để thắp nén nhang kính viếng bác Giáp.

    Không riêng bà Chủ, ông Tường, từ đêm hôm trước, tin bác Giáp ra đi đã khiến nhiều người dân vùng Tam Kim không cầm được nước mắt. Trong khi cán bộ xã đang họp bàn, thống nhất và xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên về việc thành lập Đoàn đi viếng bác Giáp thì nhiều cụ già tuổi cao sức yếu đã lục tục chống gậy ra trụ sở Ủy ban Nhân dân xã gặp cán bộ để xin được theo đoàn đi viếng Đại tướng. Không ai bảo ai, các cụ già đều đeo khăn trắng, thắp nhang lên bàn thờ báo cáo tổ tiên, cầu cho Đại tướng được yên giấc ngàn thu./.
    BongHongGai81, kokuma83phongthuyBDS thích bài này.
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chuyện 2 trung tá Mỹ quỳ dưới ảnh Tướng Giáp

    Hai trung tá hải quân Mỹ bước vào Dinh Độc Lập và bất ngờ quỳ dưới bức ảnh chụp Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang bắt tay cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert McNamara.

    Theo chân Đại tướng
    Vội trở về từ Vinh khi hay tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất, Nghệ sĩ nhiếp ảnh, Nhà báo Trần Tuấn của Thông tấn xã Việt Nam không khỏi bàng hoàng. Tại nhà riêng của mình, những kỷ niệm 35 năm theo chân chụp ảnh Đại tướng của nhà báo Trần Tuấn cứ lần lượt ùa về đầy xúc động.

    Trong phòng tư liệu quý của mình gồm rất nhiều cuốn sách ảnh, những file dữ liệu ảnh khổng lồ, nhà báo Trần Tuấn vừa cho chúng tôi xem hình vừa khẳng định, cái nghiệp của ông là gắn liền với Đại tướng và ông tự hào gọi đó là “cái duyên mấy ai có được”.

    [​IMG]

    Nhà báo Trần Tuấn mở kho dữ liệu ảnh chụp về Đại tướng Võ Nguyên Giáp suốt 35 năm qua của ông
    Năm 1975, ngay khi nhận nhiệm vụ xây dựng lại phân xã Thừa Thiên - Huế sau giải phóng, nhà báo Trần Tuấn được phân công đi theo chụp ảnh, đưa tin về chuyến thăm lại chiến trường miền Nam của Đại tướng. Đó cũng chính là thời điểm những bức ảnh chân thực, bình dị đầu tiên về vị tướng vĩ đại của dân tộc Việt Nam đi vào cuộc đời làm báo của nhà báo Trần Tuấn.

    Hai năm sau, trở ra Bắc làm việc, một lần nữa nhà báo Trần Tuấn được phân công nhiệm vụ đi theo Đại tướng trong chuyến thăm khu kinh tế Quảng Ninh. Ngay khi được thông báo, ông Tuấn mừng vô cùng. “Đúng là cái duyên không hẹn mà gặp” – ông Tuấn khẳng định. Và từ đó, cứ mỗi lần đi đâu công tác, Đại tướng lại yêu cầu văn phòng báo “anh Tuấn” cùng đi. Đại tướng còn nhắc nhở nhà báo Trần Tuấn về sau phải gọi Đại tướng bằng cái tên thân mật “anh Văn”.

    Trong 35 năm cầm máy theo Đại tướng, trong lòng nhà báo Trần Tuấn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị tướng của lòng dân, cao cả và đức độ. Kỷ niệm về Đại tướng thì nhiều nhưng ông Tuấn sẽ không bao giờ quên cái lần ông bị đau ruột thừa phải mổ ở Bệnh viện Điện Biên.

    “Ngày tôi ra viện, tôi xúc động đến rơi nước mắt khi biết rằng, Đại tướng đã tạm dừng chuyến công tác để đợi tôi bình phục. Hôm đón tôi ở cổng bệnh viện, Đại tướng yêu cầu chụp ảnh tôi đứng cạnh Đại tướng rồi bảo tôi về nhà in bức ảnh này ra, đưa cho Đại tướng ký. Sau đó Đại tướng đã ký tặng lên bức ảnh bằng chữ ký thời Đại tướng còn làm Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam” – ông Tuấn bồi hồi kể lại.

    [​IMG]
    Bức ảnh có chữ ký Đại tướng Võ Nguyên Giáp của nhà báo Trần Tuấn (Ảnh: Hà Thành)
    Bây giờ bức ảnh ấy được đặt trang trọng trong phòng khách ở nhà riêng của nhà báo Trần Tuấn, dưới chân bức tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ. Để không gian trở nên “Điện Biên” hơn, ông Tuấn còn đặt một bình hoa lau mang hương sắc của núi rừng Tây Bắc.

    [​IMG]

    Nhà báo Trần Tuấn và bức ảnh chụp bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Ảnh: Hà Thành)


    Những khoảnh khắc xúc động về Đại tướng

    Lật dở cuốn sách ảnh “101 khoảnh khắc về vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp” xuất bản năm 2011, ông Tuấn kể cho chúng tôi xem hoàn cảnh ra đời của rất nhiều bức ảnh. Trong đó có những bức ảnh theo ông chỉ chụp được một lần trong đời.

    Đó là bức ảnh chụp vào tháng 4/1976, nhân kỷ niệm 1 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Đại tướng đến thăm Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên-Huế. Trong ảnh, Thiếu tướng Lê Nam Khánh đang giới thiệu với Đại tướng về cán bộ của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Bức ảnh gây xúc động với nhà báo Trần Tuấn ở nụ cười hiền hậu, nét giản dị thân mật của một vị chủ soái huyền thoại bên những người lính của mình.

    [​IMG]
    Kế đến là bức ảnh chụp Đại tướng đang ngồi cạnh lắng nghe ông Năm Được (Nguyễn Văn Được), nguyên Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Bà Rịa thời kỳ 1946-1952 kể về cuộc chiến gian khổ trong những năm kháng chiến chống Pháp.

    Trong bức ảnh, ông Năm Được đang cầm chiếc khăn mùi xoa đưa lên lau những giọt nước mắt. Ở phía đối diện, Đại tướng không khóc, nhưng từ sâu trong tái tim Đại tướng nỗi đau như nhân lên gấp bội và toát ra ngoài trên một nét mặt đầy chia sớt với đồng bào. Ông Tuấn bảo, đây là bức hình ông chụp được trái tim Đại tướng.

    Một bức ảnh khác cũng khiến ông Tuấn không thể nào quên. Đó là bức ảnh chụp Đại tướng đến thăm quán nước của chị Trần Thị Tỉnh – diễn viên ca múa nhạc kịch tỉnh Hà Tuyên năm 1990.

    [​IMG]

    Ông Tuấn kể, hôm ấy sau giờ làm việc, nghe nói có một nữ diễn viên ca múa nhạc kịch tỉnh Hà Tuyên bán nước ở gần đó, bác đã rảo bước tới quán để uống nước và trò chuyện cởi mở cùng nữ diễn viên này. Ông Tuấn đi theo để quay phim nhưng vẫn cố lấy ra một chiếc máy ảnh nhỏ, tranh thủ chụp được khoảnh khắc đầy bình dị của Đại tướng.

    [​IMG]
    Chuyện hai Trung tá Mỹ quỳ dưới ảnh Đại tướng
    Cuối tháng 3/2011, nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhà báo Trần Tuấn có tổ chức một cuộc triển lãm “101 khoảnh khắc về vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp” tại Dinh Độc Lập, TP.HCM. Tại triển lãm này, ông cho in khổ lớn bức ảnh chụp Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang bắt tay cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara và đặt ở chính giữa phòng triển lãm.

    Trong những người vào tham quan triển lãm ngày hôm đó, có hai trung tá hải quân Mỹ. Sau khi xem quanh một vòng phòng triển lãm, họ đã dừng lại trước bức ảnh lớn kể trên một hồi lâu rồi bất ngờ cùng nhau quỳ xuống.

    Vì sao hai cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam lại có hành động như vậy thì ông Tuấn không được họ nói rõ. Ông chỉ biết rằng, một người trong số đó bày tỏ sự cảm phục về tài chỉ huy quân sự cũng như tấm lòng cao cả của Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trước khi rời phòng triển lãm, họ xin được chụp ảnh kỷ niệm cùng tác giả bức ảnh.

    [​IMG]
    Về hoàn cảnh ra đời bức ảnh, nhà báo Trần Tuấn cho biết, bức ảnh được chụp vào ngày 23/6/1997 tại Nhà khách Chính phủ khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara.

    “Trước khi chụp khoảnh khắc này, tôi đã chụp được nhiều bức ảnh Đại tướng bắt tay ông Robert McNamara ở thế đối diện và nhìn về phía nhau. Nhưng phải đến khi ông Robert McNamara quay mặt đi và cúi đầu xuống thì bức ảnh mới nói lên tất cả. Đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Đại diện cho sự chính nghĩa, trong thế ngẩng cao đầu của người người chiến thắng, còn ông Robert McNamara – Đại diện của sự phi nghĩa, trong thế quay mặt đi, cúi đầu tâm phục khẩu phục” – nhà báo Trần Tuấn kết lại.

    (Theo VTCNews)
    BongHongGai81, kokuma83phongthuyBDS thích bài này.
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Lời hịch của vị Tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp
    CHILÊ (VIETNAM+) LÚC : 07/10/13 08:15

    Có giọt nước khẽ lăn từ khóe mắt giữa một sáng Thu trong lành và ấm nắng khi tôi kết thúc cuộc trò chuyện và rời khỏi nhà Trung tướng Phạm Hồng Cư, sau hồi nghe những chia sẻ xúc động về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người cấp trên và cũng là anh em đồng hao của ông.

    Đôi mắt rưng rưng từ “thế hệ lời thề Độc lập” mà ông là đại diện tiêu biểu hiếm hoi còn lại mạnh khỏe với đời sau khi người “anh Cả” Võ Nguyên Giáp ra đi, đã nhắn nhủ những lời như rút ruột mà đầy hào sảng với phóng viên Vietnam+.

    Lời hịch của vị Tướng huyền thoại

    - Thưa Trung tướng Phạm Hồng Cư, dù sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không đột ngột nhưng cũng làm cả nước khóc thương. Vậy, nguyên là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, lại từng gắn bó với Võ Đại tướng cả trong quân đội lẫn đời thường ông có thể chia sẻ điều gì sâu sắc về Người?
    Trung tướng Phạm Hồng Cư: Với tư cách cấp dưới nhận lệnh một cấp trên như Đại tướng Võ Nguyên Giáp là tuyệt đối thiêng liêng. Lệnh của Đại tướng hay lắm, toàn những lệnh đọc lên nghe chảy nước mắt.

    Có hai lần nhận lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khiến tôi xúc động nhất. Lần thứ nhất trong chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông năm 1947. Khi ấy, giặc Pháp tung 10 vạn quân với hai gọng kìm định tiêu diệt Chính phủ Hồ Chí Minh và kết thúc cuộc kháng chiến theo phương thức “tốc chiến tốc quyết” của họ.

    Ngày 7/10, giặc Pháp nhảy dù Bắc Kạn. Trong khi đó, tiểu đoàn của tôi là một bộ phận quyết tử quân của Hà Nội được lệnh rút ra sớm và hành quân cấp tốc lên Việt Bắc, trấn ngự ở bến Bình Ca trên Sông Lô bảo vệ cửa ngõ phía Tây của an toàn khu phía Bắc.

    Trưa hôm đó, có một sỹ quan liên lạc của Bộ Tổng tham mưu đi ngựa đến nơi, đứng ở bìa rừng gọi rất to: “Chính trị viên Hồng Cư, Tiểu đoàn trưởng Vũ Phương ra nhận lệnh.”

    Chúng tôi đứng nghiêm nhận mệnh lệnh từ người sỹ quan liên lạc, mở ra thấy một bức thư viết tay, dưới ký chữ Văn (bí danh hoạt động của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời đó), nội dung có đúng một câu: “Tiểu đoàn 42 [giờ là Tiểu đoàn 7, Trung đoàn Thủ đô-PV], sống chết với con đường Bình Ca Thái Nguyên.”
    [Vị Đại tướng và bữa cơm cùng hai quả trứng luộc]

    Mệnh lệnh đọc lên nghe như một lời hịch của Tổ quốc giao nhiệm vụ cho chúng tôi sống chết với con đường Bình Ca chứ không phải là một mệnh lệnh quân sự.

    Ngay sau đó, tôi phân công Tiểu đoàn trưởng Vũ Phương đi kiểm tra các trận địa còn tôi đi gặp các chiến sỹ bộ đội. Và, có một cảnh tượng cho đến giờ nhớ lại tôi vẫn còn xúc động. Thấy anh em nằm la liệt, đắp chăn run bần bật vì bị sốt rét nhưng nghe tôi báo có mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà khi đó mới là Tổng chỉ huy thì tất cả anh em tung chăn đứng bật dậy.

    [​IMG]

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng Lãnh tụ Cuba Fidel Castro huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ,” nhân chuyến thăm của Fidel Castro đến Việt Nam, tháng 9/1973. (Nguồn ảnh: TTXVN)Đọc xong lệnh, một cảnh tượng khiến tôi vô cùng cảm động là anh em vừa cầm chắc tay súng vừa run lẩy bẩy.
    Chờ suốt đêm hôm ấy cho tới hai ngày hôm sau thì địch đổ bộ và chúng tôi đã lập được công. Sau đó, tiểu đoàn tôi được Đại tướng viết thư khen.

    Về sau, nhà thơ Chính Hữu biết chuyện đến thăm chúng tôi, chứng kiến cảnh tượng các chiến sỹ bộ đội c ụ Hồ như vậy đã viết ra những câu thơ nói về tiểu đoàn chúng tôi: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi/ Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá/ Miệng cười buốt giá/ Chân không giày/ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay/ Đêm nay rừng hoang sương muối/ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/ Đầu súng trăng treo...”

    Lần thứ hai là mệnh lệnh: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút xốc tới mặt trận. Giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng” nhận ngày 7/4/1975, cũng khiến tôi và anh em xúc động dâng trào khí thế.

    Khi ấy tôi là phái viên của Tổng Cục chính trị đi với Quân đoàn 2, thành lập cánh quân duyên hải do Tư lệnh Lê Trọng Tấn và Chính ủy Lê Quang Hòa làm Bí thư Đảng ủy. Nhận được mệnh lệnh đúng lúc đang trên đường tiến quân vào Sài Gòn, cả đoàn dừng lại hoan hô Đại tướng và hừng hực khí thế tiến công.

    Hai mệnh lệnh trực tiếp của Đại tướng mà chúng tôi nhận như hai lời hịch của Tổ quốc!
    [​IMG]
    Đại tướng với cháu tại tư gia. (Ảnh: Trần Định)
    Niềm tự hào Việt Nam
    - Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong trái tim ông là người thế nào, thưa Trung tướng?

    Trung tướng Phạm Hồng Cư: Đối với tôi, vừa là người đã từng giúp việc cho Đại tướng nhưng đồng thời cũng là người nhà trong đại gia đình Đại tướng. Bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng là chị gái của vợ tôi.

    Tôi thực sự quý trọng “anh Cả.” Vì Đại tướng không phải người của riêng gia đình mà là người của toàn quân. Võ Nguyên Giáp là vị danh tướng của thời đại Hồ Chí Minh, là người của dân tộc. Ông cũng là một trong những danh tướng của mọi thời đại và khi đó lại là người của thế giới.

    Đại tướng không chỉ là thiên tài quân sự mà điều tôi cảm nhận sâu sắc nhất ở con người này, Đại tướng là một người đức độ, đạo đức theo đúng tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác Hồ từng dạy Đại tướng thời kỳ ở Pắc Pó và lúc giao nhiệm vụ có nói với Đại tướng rằng: “Chú Văn à, làm cách mạng phải ‘dĩ công vi thượng’ (đặt lợi ích của dân, của Tổ quốc lên trên hết).”

    Sau này, Đại tướng có nói với tôi: “Bác chỉ dặn mình có mấy chữ như thế thôi mà mình nhớ suốt đời và làm theo lời Bác.”

    Bác cũng dạy cho Đại tướng sáu chữ “trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung” thì Đại tướng hoàn toàn là con Người như thế. Đó cũng là cảm nhận và ấn tượng của tôi về Đại tướng.

    - Theo Trung tướng, tài sản quý giá nhất mà một vị tướng quân như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại cho dân tộc Việt Nam là gì?
    Trung tướng Phạm Hồng Cư: Tài sản quý giá nhất mà Đại tướng để lại là đã góp công lớn cùng với toàn dân đánh thắng hai đế quốc lớn. Dưới sự chỉ huy của Đại tướng thì tư tưởng Hồ Chí Minh được thực hiện cụ thể hóa và đặc biệt ông đã làm nên một huyền thoại của thế kỷ XX, là một dân tộc nhỏ đã đánh thắng hai đế quốc lớn.

    - Vâng, vừa là người giúp việc thân cận lại vừa là người thân gần gũi trong gia đình, Trung tướng đã học hỏi được gì cho sự nghiêp của mình từ người “anh Cả” Võ Nguyên Giáp?
    Trung tướng Phạm Hồng Cư: Tôi phải nói ngay đó là trí và dũng. Điều này thể hiện nhất trong trận Điện Biên Phủ. Đại tướng xuất phát từ thực tiễn, phân tích tình hình thực tiễn, rút ra quy luật và hành động đúng quy luật cho nên thắng lợi chứ nếu giáo điều máy móc theo kinh nghiệm của Trung Quốc là sẽ thất bại.

    Đại tướng vốn không phải là nhà quân sự chuyên nghiệp mà xuất thân từ một nhà giáo, nhà báo và do được Bác Hồ giao nhiệm vụ, lại tích lũy kinh nghiệm quân sự của thế giới, đặc biệt là phát triển nghệ thuật quân sự của ông cha mà đã đi đến những quyết định thành công.

    Quyết định ấy với chúng tôi, những cựu chiến binh của trận chiến Điện Biên Phủ rất biết ơn. Vì nếu Đại tướng không thay đổi cách đánh mà vẫn tiết kiệm được xương máu quân sỹ thì tôi đã nằm lại cánh đồng Mường Thanh chứ đâu còn được ngồi đây trò chuyện với bạn thế này.

    Lòng nhân của Đại tướng thì tuyệt vời. Ông Thượng tướng Trần Văn Trà đã có lần nói rằng Đại tướng là “tư lệnh của các tư lệnh, chính ủy của các chính ủy nhưng biết tiếc thương từng giọt máu của chiến sỹ.”

    Tôi xin khẳng định lại một lần nữa, “trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung” chính là con người của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

    [​IMG]

    Đại tướng trở lại chiến trường xưa nhân kỷ niệm nửa thế kỷ chiến thắng Điện Biên Phủ. (Ảnh: Trần Định)

    Lời nhắn từ thế hệ "lời thề Độc lập"
    - Những ngày qua, sự ra đi của Đại tướng khiến không chỉ nhân dân cả nước và thế giới tiếc thương vô hạn mà thế hệ trẻ hậu sinh cũng bày tỏ những tình cảm tôn kính dành cho “huyền thoại quân sự” của dân tộc. Nhiều người trẻ đã đứng lặng người và khóc trước cửa nhà số 30 của Đại tướng. Vậy, Trung tướng có điều gì muốn nhắn nhủ tới thế hệ trẻ Việt Nam?

    Trung tướng Phạm Hồng Cư: Điều nhắn nhủ không phải là nhắn nhủ của riêng tôi mà đây là lời nhắn của một thế hệ, thế hệ của một lời thề, thế hệ của lời thề Độc lập. Thế hệ chúng tôi lớn lên đã được Bác Hồ dìu dắt và đã giơ tay thề Độc lập trong ngày 2/9/1945 [nói đến đây, mắt rưng rưng Trung tướng Phạm Hồng Cư giơ bàn tay nắm chặt lên như một lời tuyên thệ-PV].

    Thế rồi khi giặc Pháp và giặc Mỹ đến xâm lược nước ta một lần nữa thì chúng tôi thực hiện lời thề ấy qua hai cuộc kháng chiến, 30 năm, 10.000 ngày và đến ngày 30/4/1975 thì hoàn thành nhiệm vụ với Tổ quốc.

    Bây giờ, thế hệ của lời thề Độc lập ấy nhắn lại với thế hệ của thời đổi mới và thời phát triển là nếu thế hệ chúng tôi cùng với toàn dân xóa cái nhục mất nước thì thế hệ này phải xóa cái nhục nghèo nàn và lạc hậu, đưa đất nước phát triển ngang hàng với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn.

    Rời khỏi căn nhà có giàn hoa tigôn rủ tràn bức tường vôi cũ kỹ của Trung tướng Phạm Hồng Cư, tôi miên man với suy nghĩ, thế hệ ông cha vừa tài vừa tâm và đức độ thế này sắp nối gót nhau thành thiên cổ cả rồi. Bỗng nghèn nghẹn trong tim…

    Qua con đường Hoàng Diệu dẫn lối vào nhà Đại tướng chiều nay im ắng quá. Lá vàng thưa thớt khẽ rơi xuống hàng người xếp trải dài cả dãy phố để vào viếng Đại tướng tại tư gia.

    Bao mái đầu bạc và đầu xanh; những bước chân chậm chạp, run rẩy của các vị tướng lĩnh già, cựu chiến binh lẫn vào vô số dáng đứng thanh niên rắn rỏi… Tất cả không phân biệt thân-sơ, lặng lẽ đứng dựa vào nhau, trĩu nặng ưu tư.Và lẫn đâu đó trong đám đông, những đôi mắt ầng ậng nước, những cái so vai cố ghìm nén cảm xúc và cả những ánh mắt ngơ ngác trẻ thơ… Tất cả tụ về đây, tạm biệt niềm Tự hào của dân tộc Việt Nam thanh thản yên giấc ngàn thu!

    Những ngày này, bầu trời Thủ đô sao cao xanh vời vợi và trong mát, thênh thang lạ./.
    BongHongGai81, kokuma83phongthuyBDS thích bài này.
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đón Tết cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa
    Thứ sáu, 31/01/2014 17:28
    Sự kiện: Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần
    (Xã hội) - Ở Vũng Chùa - Đảo Yến (Quảng Bình), dù là Tết Nguyên đán, hàng chục chiến sĩ biên phòng vẫn làm nhiệm vụ bảo vệ khu mộ Đại tướng, hướng dẫn khách đến viếng.

    [​IMG]

    Chiến sĩ được giao nhiệm vụ canh giấc ngủ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    Khi người người đang háo hức trước thềm Xuân Giáp Ngọ, những chiến sĩ được giao nhiệm vụ canh giấc ngủ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Vũng Chùa (tỉnh Quảng Bình) vẫn điềm tĩnh trong bộ quân phục xanh đặc biệt của người lính.

    Mặc cho sóng biển dập dềnh và gió rừng thổi vun vút, những đoàn người hối hả viếng thăm cùng với cánh mai rừng nở sớm cũng đủ làm cho người lính ở Vũng Chùa cảm nhận được khí xuân đang tràn trề.

    Chiều Đông, cơn gió từ ngoài biển khơi đổ vào bờ thêm phần dữ dội. Xung quanh dãy núi, những vạt cây thay nhau gầm rú như "hăm dọa" các chiến sĩ canh gác mộ Đại tướng ở Vũng Chùa. Vượt qua tất cả, những người lính biên phòng vẫn nghiêm trang trước sức càn quét của gió trời.

    Dưới chân núi - nơi những đoàn xe đang tiến vào bãi đỗ, mỗi khi có đoàn khách bước xuống, những chiến sĩ lại hối hả hướng dẫn đến bàn đăng ký, nhắc nhở không đặt tiền, đồ lễ rồi xếp hàng, chỉnh trang lại đồ đạc trước khi đi lên viếng mộ Đại tướng.

    Trước dòng người hối hả xếp hàng chuẩn bị lên viếng mộ, các chiến sĩ thay nhau quan sát và không quên nhắc nhở khi thấy vị khách lạ “dính” vào điều cấm: “Xin lỗi! khách lên viếng mộ Đại tướng không được phép mặc quần - áo... Mong anh thông cảm”.

    Sau phút chốc ngập ngùng, chàng thanh niên chủ động lùi lại, ánh mắt tiếc nuối: “Mình từ ngoài Bắc vào thành phố Đồng Hới công tác, tiện thể cùng đoàn tới viếng thăm Người! Thế nhưng, sơ suất quá nên đành cáo lỗi…”.

    Anh tâm sự: “Đầu năm nhất định mình sẽ quay lại thắp hương cho Đại tướng. Sau chuyến này, về mình cũng nhắc mọi người chú ý, để không gặp phải sự cố như vậy”.

    Trên đoạn đường dẫn khách lên khu mộ phần Đại tướng, các chiến sĩ biên phòng tiếp tục được bố trí đứng trực tại những vị trí quan trọng. Gần chục người lính thay nhau hướng dẫn khách lên, xuống theo đúng phần đường quy định. Những đoàn người nối dài với những bó hoa cúc rực sắc vàng.

    Tại vị trí sát dưới chân phần mộ, hai chiến sĩ làm nhiệm vụ thông báo người đến viếng để hoa theo quy định rồi đứng xếp hàng. Ngay sau đó, những nén nhang được người lính lần lượt phát cho khách. Bên trong kề cận mộ phần, 4 chiến sĩ nghiêm trang, ánh mắt xa xăm nhìn ra biển lớn.

    Trung úy Khắc Ngọc Tân Hào, Đội trưởng Đội bảo vệ cho biết: “Ở đây gió lạnh, vất vả nhưng vinh dự lắm". Anh bảo, cái vất vả ở đây là Vũng Chùa cách biệt hoàn toàn với các vùng dân cư nên điện lưới vẫn chưa có. Hơn thế, việc ăn uống, sinh hoạt cá nhân cũng lắm khó khăn do chợ ở xa, đi lại mất nhiều thời gian, nhất là những ngày giáp Tết.

    “Nhưng khó khăn nhất với Vũng Chùa là vấn đề nước ngọt, vì đây là vùng ven biển. Để có nước uống và tắm rửa, anh em phải thay nhau đi vào khu dân cư cách đây gần 5km mang về cho vào bể dùng dần”, trung úy Hào tâm sự.

    Khó khăn, thiếu thốn từ cái ăn, nơi ở là vậy. Thế nhưng, bất kể trời mưa hay nắng, đêm hay ngày, ngày thường cho tới ngày Tết, từng tốp chiến sĩ vẫn nghiêm trang, kính cẩn bên khu mộ vị tướng của nhân dân, người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

    Ngoài nhiệm vụ bảo vệ khu lăng mộ, hướng dẫn khách đến viếng mộ Đại tướng, các chiến sĩ biên phòng còn thay nhau làm công tác hậu cần và vệ sinh môi trường. Khó khăn là vậy, nhưng nhóm 30 chiến sĩ biên phòng “đóng” trên đất Vũng Chùa vẫn một lòng bảo vệ giấc ngủ của Đại tướng bằng tấm lòng thành kính.

    Chia sẻ về cảm xúc khi phải đón Tết xa gia đình, trung úy Hào bảo đến tháng sau là tròn 10 năm khoác áo lính, tham gia bảo vệ quê hương, chủ quyền đất nước. Trong quãng thời gian đó, anh đã 7 năm ăn Tết xa gia đình. Năm 2014 này, trung úy Hào thêm một cái Tết xa nhà nhưng tự hào khi được cấp trên tin tưởng, giao trọng trách canh “giấc ngủ” cho đại tướng.

    Trung úy Hào bảo ai đến Vũng Chùa cũng mang theo cái tâm và lòng kính cẩn dành cho Đại tướng. Mới đây, một cụ bà 93 tuổi ở thành phố Cần Thơ đã vượt cả chặng đường dài tới viếng mộ, khiến tất cả anh em chiến sĩ làm nhiệm vụ vô cùng xúc động.

    “Cụ bảo không thể sống để viếng Đại tướng lần thứ hai, nên còn chút sức lực bà cũng phải đi, để về có nhắm mắt cũng an lòng. Lời bà cụ nói khiến anh em chúng tôi phải ngoảnh mặt đi nơi khác để kìm nén xúc động khi thấy cụ khóc”, anh Hào chia sẻ. Theo anh những lời an ủi, động viên, lời nói của bà cụ đã góp phần xua tan cái lạnh giá đang bám riết người lính đón Tết ở Vũng Chùa.

    Theo thống kê của Đội bảo vệ khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hiện có hơn 22.000 đoàn với gần 185.000 người đến viếng. Trong thời gian tới (đặc biệt là dịp đầu năm), dự kiến sẽ có rất đông khách tới thăm viếng, đội sẽ được tăng cường thêm 7-10 chiến sĩ.
    BongHongGai81, kokuma83phongthuyBDS thích bài này.
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Tết Giáp Ngọ ở Vũng Chùa!

    Cái Tết đầu tiên Đại tướng Võ Nguyên Giáp về với thiên thu ở Vũng Chùa - Đảo Yến (Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình). Vùng đất thảo dã, ấm áp này đã khiến người dân khắp ba miền nườm nượp đổ về dâng hương viếng mộ Đại tướng. Riêng người dân thôn Thọ Sơn, Minh Sơn, 19-5 ở xã Quảng Đông lập trang thờ Đại tướng tại nhà và dâng bánh chưng xanh cùng sản vật địa phương trong không khí tết ấm cúng ở đất Vũng Chùa.


    MINH PHONG


    Giao thừa bên linh mộ


    Chiều 30 Tết, khi vạt nắng cuối cùng khuất xuống mái bên kia của dãy Hoành Sơn, đứng từ Đèo Ngang nhìn xuống Vũng Chùa, trời đã chạng vạng, nhiều người vẫn còn ngược xuôi ở vùng đất này để viếng linh mộ Đại tướng, đó cũng là lúc kíp trực mới của các chiến sĩ Bộ đội biên phòng ở khu vực này bắt đầu. Canh giấc thiên thu cho Đại tướng là 30 cán bộ, chiến sĩ của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Bình thay phiên nhau theo ca. Bầu trời bảng lảng, tiều phu hái củi lục tục ra về, một tốp 10 chiến sĩ biên phòng nhận lệnh chia nhau thành 3 điểm chốt, một ở bãi đỗ xe và bàn hướng dẫn, một ở đường dẫn lên linh mộ, một ở cầu thang gỗ và khu mộ cũng như bàn hướng dẫn dâng hương. Bên kia sườn núi Mũi Rồng, một tổ trinh sát đi tuần tra lên đỉnh núi và kéo ra biển, xuống bãi Vảy Rồng. Đường tuần tra bảo vệ mục tiêu đi hết cũng là lúc giao thừa sắp điểm. Mọi người lại chuẩn bị mâm cỗ dâng lên Đại tướng giữa đất trời Vũng Chùa của đêm căng tràn thời khắc năm mới.


    [​IMG]
    Người dân cung kính dâng hương trước linh mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

    Binh nhất Phan Xuân Linh, một trong 3 chiến sĩ được giao chuẩn bị các sản vật quê nhà và từ các làng biển quanh Vũng Chùa làm mâm cỗ đặt trước linh mộ Đại tướng, nói: “Tết đầu tiên em xa nhà, nhưng vinh dự vô cùng vì được phân công tự tay làm mâm cỗ để dâng lên Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào thời khắc giao thừa”. Mâm cỗ là những món ăn giản dị của quê hương Quảng Bình, những sắn, khoai, cá biển, cá ruộng, bánh chưng, bánh tét, xôi nếp quê được bày biện tươm tất, đầy lòng kính trọng. Một mâm ngũ quả từ vườn tược quê nhà cũng được bày ra, cung kính dâng trước linh mộ Đại tướng. Thời khắc giao thừa đã điểm, toàn bộ chiến sĩ ở khu vực này được đến linh mộ dâng hương. Họ cầu Đại tướng phù hộ đất nước thanh bình, dân tộc đoàn kết, quốc thái dân an.

    Những chiến sĩ biên phòng Quảng Bình ngoài bảo vệ an toàn linh mộ Đại tướng, còn có nhiệm vụ thay hoa tươi trước khu vực mộ, đảm bảo khói hương luôn nghi ngút để đất Vũng Chùa ấm áp mỗi ngày. Mỗi lần thay ca, các chiến sĩ đều nghiêng mình dâng hương xin phép như lễ thành tâm và sự tự hào để giữ yên giấc thiên thu của Đại tướng ở đất Vũng Chùa - Đảo Yến thiêng liêng.


    Dân về với Đại tướng

    Mùng 1 Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, người dân ở các làng Thọ Sơn, Minh Sơn, 19-5... xã Quảng Đông rồi bên kia Đèo Ngang là Kỳ Nam của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) rủ nhau bưng lễ bánh chưng, bánh tét cùng sản vật địa phương dâng lên linh mộ Đại tướng. Nhưng nguyên tắc hiện chưa thể đặt lễ nên người dân đã lập trang thờ Đại tướng trong nhà và dâng lên đó như tấm lòng thành kính với vị tướng tài ba lỗi lạc đã chọn đất Vũng Chùa - Đảo Yến về với thảo dã điền viên. Khi nén nhang trên trang thờ vừa thắp, người dân ở các làng đã đổ về phía linh mộ Đại tướng khi bình minh mùa xuân vừa kéo lên phía biển Đông. Từ ngõ xóm, mọi người í ới gọi nhau: “Đi kính hương Đại tướng”. Cụ Lê Thanh Khành ở thôn Thọ Sơn nói: “Không ai hẹn ai cả, hương khói tổ tiên xong thì ra với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng về với bà con, với nhân dân thì người dân cũng biết mà tìm về mộ phần của Đại tướng. Đại tướng ở đây xa gia đình nhưng là quê hương rồi thì dân làng đến với Đại tướng, lễ nghĩa với Đại tướng để bà con được ấm áp”.

    Ngày đầu tiên của Tết Giáp Ngọ, Thượng tá Phạm Xuân Diệu, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Bình cho biết: “Có hơn 6.000 lượt khách đến viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đó là niềm vinh hạnh với những người bảo vệ khu vực cũng là lòng thành kính của người dân khắp nơi hướng về Đại tướng”. Mùng 2 Tết, lượng người về thăm mộ Đại tướng hơn 5.000 người. Mùng 3 Tết, số đồng bào đổ về linh mộ của Đại tướng ở Vũng Chùa cũng hơn 7.000 lượt. Đồng bào từ ba miền, Bắc-Trung-Nam đều thành kính đổ về. Từ sáng mùng 1 Tết, ra đường, tôi đã gặp anh Trần Nguyễn Nam Anh (Hà Nội) cùng vợ con vào Quảng Bình du xuân hỏi đường về Vũng Chùa. Anh kể: “Kính phục tấm gương Đại tướng, tết này gia đình tôi đưa hai cháu vào Quảng Bình ngay sau khi đón giao thừa. Đi ô tô cả đêm tuy mệt nhưng rất muốn ra mộ Đại tướng từ sáng để được viếng, dâng hương”. Xa tít trong miền Nam, anh Huỳnh Nhị Lộc ở Cần Thơ ra, cho biết: “Mình chưa lần nào đến Quảng Bình, nhưng tết năm nay thuê xe để đại gia đình hai bên nội, ngoại ra đây để được dâng hương cho Đại tướng. Ba của tôi đã già, 91 tuổi, ông ước mong có một lần ra Vũng Chùa viếng dâng hương Đại tướng nên quyết tâm đi trong dịp tết này để tận mắt thấy được nơi Đại tướng chọn yên giấc thiên thu”.

    Đầu xuân, hòa trong dòng người về viếng mộ Đại tướng, tôi nhận ra rằng, nhân dân hướng về Đại tướng Võ Nguyên Giáp dường như bất tận. Ai cũng một lòng thành kính hướng về. Ghé các làng quê vùng sâu, vùng xa, các ban hội cấp xã, thôn đều bàn bạc để được một lần về linh mộ Đại tướng ở Vũng Chùa. Bởi qua cách nói của mọi người, trong tâm ai cũng có một tượng đài Võ Nguyên Giáp. Trên mộ của Đại tướng, ngày tết có hoa quả từ phương Nam, bánh trái của miền Trung, đặc biệt là hoa đào miền Bắc, rồi mận tam hoa từ Tây Bắc cũng được đồng bào dâng viếng. Từ đây và mãi mãi sau này, Tết ở Vũng Chùa - Đảo Yến luôn đậm đà nghĩa đồng bào với vị tướng lỗi lạc mà bình dị Võ Nguyên Giáp.

    Tại nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở An Xá, Lộc Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình, ông Võ Đại Hàm, người coi sóc căn nhà, cho biết trong 3 ngày tết có hơn 3.000 lượt người đến thăm và dâng hương. Ngoài con em Quảng Bình còn có đồng bào các tỉnh, thành khác của cả nước du xuân cũng đến dâng hương Đại tướng.

    [​IMG]

    Những ngày đầu năm 2014 rất đông người dân đến viếng mộ Đại tướng
    BongHongGai81, Hoa_Simkokuma83 thích bài này.
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tượng tướng Giáp và 3 danh tướng Việt ở Hà Nội

    Tượng 4 vị tướng tiêu biểu của nền lịch sử quân sự Việt Nam như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung vừa ra mắt công chúng.


    [​IMG]

    Hình tượng 4 danh tướng được lựa chọn để trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự (Hà Nội). Dự án đã nhận được sự ủng hộ, trợ giúp của nhiều chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, quân sự như gia đình đại tướng Võ Nguyên Giáp, Giáo sư sử học Lê Văn Lan, Giáo sư Vũ Khiêu và nhà sử học Dương Trung Quốc.
    [​IMG]
    Tượng Quang Trung và Trần Hưng Đạo được mô phỏng theo nguyên mẫu đang đặt tại gò Đống Đa và Nam Định. Tượng Việt quốc công Lý Thường Kiệt và Đại tướng Võ Nguyên Giáp được sáng tác mới bởi nhà điêu khắc Trần Văn Thức.
    [​IMG]
    Các bức tượng cao 1,24m, trong đó bệ 75cm, làm từ nhiều chất liệu vàng, bạc, đồng, composite, gỗ.
    [​IMG]
    Hình ảnh Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn được tái hiện sinh động. Ông đã nhiều lần đánh đuổi quân xâm lược Nguyên Mông, được vua Trần Nhân Tông phong chức Quốc công Tiết Chế, giữ vị trí cao nhất của quân đội thời bấy giờ.
    [​IMG]
    Tượng người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. Ông được đánh giá là nhà cầm quân bất bại với những chiến công hiển hách như lãnh đạo khởi nghĩa Tây Sơn chấm dứt cuộc nội chiến giữa triều đình phong kiến Trịnh ở Phía Bắc, Nguyễn ở phía Nam...
    [​IMG]
    Hình tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng tư lệnh tối cao của quân đội nhân dân Việt Nam. Ông là nhà chỉ huy quân sự tài ba bên cạnh chủ tịch Hồ Chí Minh với nhiều chiến công lừng lẫy chấn động thế giới.
    [​IMG]
    Khác với 3 vị danh tướng còn lại, hình tượng Đại tướng không cầm gươm, súng mà tay chỉ có ống nhòm và bàn tay chỉ thẳng. Theo nhiều nhà phân tích, hình ảnh này tượng trưng cho tầm nhìn sâu rộng của người "anh cả" quân đội Việt Nam.
    [​IMG]
    Những hình tượng được các nhà điêu khắc thiết kế rất tinh xảo.
    [​IMG]
    Triển lãm cũng là thông điệp đến nhân dân thế giới về truyền thống dựng nước, giữ nước, yêu hoà bình sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ độc lập chủ quyền của người Việt Nam, kéo dài đến hết ngày 24/2.

    Lê Hiếu


    tulacoiphucBongHongGai81 thích bài này.
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Triễn lãm tượng của 4 vị danh tướng bách chiến bách thắng của Việt Nam diễn ra trong thời điểm kỷ niệm tròn 35 năm kháng chiến chốngTrung Quốc xâm lược 17 - 02 - 1979 !
    Có lẽ đây là lời nhắn gửi tế nhị cho những kẻ ôm mộng bành trướng phương Bắc hãy đừng quên bài học lịch sử !

    Bên cạnh tài thao lược quân sự xuất chúng và lòng yêu nước thương nòi vô hạn, cả 4 vị tướng lừng danh kim cổ này cùng có 1 điểm chung: đó là các vị đã chỉ huy quân dân nòi giống Lạc Hồng đánh tan mộng xâm lăng của tên láng giềng tham lam phương Bắc !


    Các cụ đã về với thiên thu... nhưng lớp lớp cháu con sẽ tiếp nối truyền thống cha ông, quyết không để bất cứ kẻ thù nào xâm phạm bờ cõi biên cương lãnh hải của tổ quốc !

    Còn đất nước, dân ta còn hạnh phúc !
    Mất non sông, thì sống để làm gì ?


    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
    tulacoiphucBongHongGai81 thích bài này.
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời phỏng vấn báo chí phương Tây (VTV kí ức Việt Nam)
    Chúng ta học được gì ở Việt Nam ư ? Chúng ta học được rằng : Chúng ta không nên ở đó ngay từ đầu !

    Lời Stanley Karnow, nhà báo và nhà sử học Mỹ
    Lời bình của Hoa Sim:
    Tất cả những ai mưu đồ tấn công xâm lược Việt Nam, nhận xằng lãnh thổ lãnh hải Việt Nam là của họ cần nghe câu nói này để khỏi phải hối tiếc về sau !

    tulacoiphuc thích bài này.
  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    60 năm, trận mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ

    (VTV Online) - Hôm nay (13/3) là vừa tròn 60 năm, kể từ trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ với cuộc tấn công vào đồi Him Lam chiều ngày 13/3/1954.


    • Đây là trận khai hỏa của một chiến dịch kéo dài “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt”, để có một chiến thắng quyết định sự kết thúc cuộc kháng chiến thần kỳ 9 năm chống thực dân Pháp.

      Đúng 60 năm trước tại đồi Him Lam, ông Nguyễn Hữu Chấp và đồng đội của ông đã làm chủ 3 mỏm đồi ngay trong đêm khai hỏa chiến dịch và chỉ mất khoảng 6 giờ đồng hồ sau, thì Him Lam hay còn gọi là Beátrice đã vào tay *********.

      Ông Nguyễn Hữu Chấp, chiến sỹ Đại đoàn 312 đánh đồi Him Lam chia sẻ: “Anh em bộ binh lên chỗ này thương vong nhiều quá vì cái cụm đại liên này. Cho nên đồng chí Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, hy sinh để bịt khẩu đại liên này, anh em mới lên được, mới chiếm được. Him Lam này chỉ giải quyết đêm 13, rạng ngày 14 là xong chứ không để đến hôm sau nữa. Thế là ta phá được cái kiêu căng của Pháp là nói rằng: Điện Biên Phủ là cối xay thịt, mà cứ điểm Him Lam là cánh cửa thép bất khả xâm phạm”.

      Cụm cứ điểm Him Lam, người Pháp gọi là Beátrice nằm án ngữ trên con đường huyết mạch từ Hà Nội qua Tuần Giáo đi Lai Châu. Đây được coi lá chắn thép mạnh nhất bảo vệ cho Tập đoàn cứ điểm từ hướng Bắc nên quân Pháp đã bố trí tại đây một lực lượng pháo binh thiện chiến nhất.

      Beátrice cũng như 7 trung tâm đề kháng khác ở lòng chảo này đều mang tên phụ nữ Pháp. Về phía Việt Nam, đã có thêm gần 2 tháng để chuẩn bị cho trận đánh này sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển phương án từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc", ngày 13/3, vào lúc 17giờ, 40 khẩu pháo đã đồng loạt nã đạn vào Him Lam.

      Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, quý độc giả có thể theo dõi video dưới đây:
      http://www.baomoi.com/60-nam-tran-mo-man-chien-dich-Dien-Bien-Phu/121/13304140.epi
      Ngọc Hà
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này