Thành kính tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 05/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4574 người đang online, trong đó có 454 thành viên. 18:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 87943 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Quyết định lịch sử trong trận hải chiến Gạc Ma 1988

    “HQ 505 trúng đạn đã nghiêng, để tàu chìm thì chẳng những mất đảo mà chiến sĩ cũng hy sinh hết. Tôi phát lệnh bằng mọi giá lao tàu lên đảo”, thuyền trưởng HQ 505 Vũ Huy Lễ nhớ lại quyết định trọng đại nhất đời binh nghiệp 26 năm trước.
    Ký ức về trận chiến Gạc Ma năm 1988
    Những ngày đầu tháng 3, ông Vũ Huy Lễ bận rộn hơn thường lệ. Vị đại tá, thuyền trưởng đang tất bật cho cuộc gặp đồng đội cũ trên con tàu HQ 505 ở Hải Phòng. Sau đó ít ngày, ông sẽ đi Đà Nẵng gặp lại những đồng đội khác từng có mặt trong trận hải chiến cách đây tròn 26 năm.

    Nhắc đến trận chiến năm xưa, vị thuyền trưởng đã gần 70 tuổi bồi hồi nhớ lại. Năm 1988, Trung Quốc đưa quân ra chiếm bãi đá Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Ba đảo này chỉ cách nhau vài hải lý, hợp thành một cụm đảo trong nhóm đảo Sinh Tồn (quần đảo Trường Sa).

    Các bãi đá này không có quân đồn trú nên Hải quân Việt Nam phải đưa tàu ra bảo vệ. Cuộc chiến chính thức nổ ra ngày 14/3/1988 và chỉ kéo dài trong ít giờ buổi sáng trên cả 3 đảo.

    [​IMG]
    26 năm sau trận hải chiến, những ký ức của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh: N.Hưng.

    Theo thuyền trưởng Lễ, thực tế ngay trước khi diễn ra trận hải chiến năm 1988, HQ 505 đang thực thi nhiệm vụ đưa bộ đội công binh và vật tư công trình đến đảo Đá Lớn. Vừa hoàn thành công việc thì sáng 13/3/1988, tàu nhận được lệnh đến đảo Cô Lin.

    Xây đài tưởng niệm Gạc Ma

    Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam vừa phát động chương trình "Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa" nhằm vận động các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước ủng hộ nguồn lực xây đền tưởng niệm 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh trong trận Gạc Ma (14/3/1988); Đồng thời hỗ trợ gia đình của những người đã hy sinh trong hai trận chiến bảo vệ Hoàng Sa (1974) và Gạc Ma thuộc Trường Sa (1988). Dự kiến, ngày 14/3, lễ phát động kêu gọi ủng hộ chương trình sẽ được tổ chức tại TP Đà Nẵng.

    Vị trí xây đền dự kiến tại khoảnh đất từ sân bay Cam Ranh về Nha Trang, Khánh Hòa. Đây là vị trí nhìn ra biển Đông, nhìn ra Gạc Ma.

    Trên đường HQ 505 di chuyển, tàu Trung Quốc tìm cách ngăn chặn, khiêu khích. 18h cùng ngày, dù bị đối phương gây nhiễu làm mất liên lạc với sở chỉ huy song tàu vẫn đến đúng vị trí và hoàn thành nhiệm vụ cắm mốc chủ quyền trên đảo Cô Lin sáng sớm 14/3.

    Đe dọa và khiêu khích không thành, hôm sau tàu Trung Quốc đã tấn công vào bộ đội Việt Nam đang bảo vệ cờ trên các đảo và nã đạn vào các tàu HQ 505, 604, 605.

    6h30 sáng, 3 tàu chiến Trung Quốc liên tục nã pháo vào HQ 505, đạn trúng vào buồng máy, khu thông tin, đài chỉ huy, kho tàu bốc cháy. Gặp gió mùa đông bắc thổi mạnh, máy bị hỏng nên tàu trôi xa khỏi đảo hơn một hải lý. Pháo 85, 100 ly trên tàu Trung Quốc vẫn không ngừng nã đạn khiến HQ 505 bốc cháy ngùn ngụt, thân tàu thủng, nước tràn vào các khoang, dầu trôi ra lênh láng mặt biển. Hệ thống liên lạc bị hỏng, không thể báo cáo tình hình với cấp trên.

    “Lúc này HQ 505 đã nghiêng và có nguy cơ chìm. Để tàu chìm thì chẳng những mất đảo mà toàn bộ chiến sĩ cũng hy sinh, chỉ còn cách đưa tàu lên bãi cạn”, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ nhớ lại.

    Ngay lập tức, ông hội ý với Ban chỉ huy tàu và yêu cầu phải sửa chữa bằng được máy móc để đưa tàu lên đảo. Trong vòng 3-4 phút, phương án này được thống nhất. Dù bị thương nhưng máy trưởng, đại úy Nguyễn Đại Thắng vẫn xông xáo chỉ đạo anh em sửa máy bằng được.

    “Tàu mất điện, lái hỏng, chúng tôi phải dùng một máy tiến, máy lùi để tàu quay mũi hướng về phía đảo. Sau vài phút rồ hết công suất hai máy, tàu lao lên bãi cạn. Đến khi nghe tiếng san hô cọ rào rào và 2/3 thân tàu nằm trên bãi thì tôi biết quyết định ủn bãi đã thành công”, vị thuyền trưởng kể.

    Con tàu dài gần 100 mét, rộng 28 mét vừa yên vị trên bãi thì cũng là lúc tàu chiến Trung Quốc tiếp tục nã đạn. Thuyền trưởng Lễ yêu cầu anh em hủy tài liệu mật, sơ tán khỏi tàu nhằm hạn chế thương vong, đồng thời chuyển vũ khí lên đảo chuẩn bị chiến đấu.

    “Lúc đó dù lực lượng mỏng nhưng do đã án ngữ lối lên nên tôi tin là dù địch có đổ bộ chúng tôi vẫn đánh được và hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ đảo”, đại tá Lễ khẳng định.

    [​IMG]
    Các thương binh và chiến sĩ trong trận Gạc Ma được đưa về đất liền. Ảnh tư liệu.

    Nhân lúc tàu địch rút ra xa, bộ đội trên tàu HQ 505 tổ chức dập lửa, dùng xuồng cao su sang đảo Gạc Ma cứu vớt công binh, bộ đội của tàu HQ 604 bị chìm và đưa được 44 chiến sĩ trong đó có thương binh, tử sĩ về an toàn.

    Nhớ lại tình thế ngàn cân đó, thuyền trưởng Lễ cho rằng, đời binh nghiệp có nhiều giây phút phải lựa chọn song quyết định lao tàu lên đảo là quyết định trọng đại nhất của ông. HQ 505 sau đó hiên ngang trên đảo Cô Lin, cờ tổ quốc tung bay trên tàu, dù nguy nan còn kéo dài hàng tháng trời.

    Chín cán bộ chiến sĩ bám trụ ở Cô Lin do thuyền trưởng Lễ chỉ huy luôn trong trạng thái chiến đấu. Ngày nào đối phương cũng cho tàu chiến đến đe dọa. “Có ngày chúng quấy nhiễu 3-4 lần, dùng loa réo tên tôi ra hàng. Nhưng điều đó khiến tôi và anh em càng quyết tâm bảo vệ đảo”, ông kể.

    Không chỉ căng thẳng về tinh thần, do thực phẩm cạn, tiếp tế khó khăn, cứ đêm đến vài chiến sĩ phải đốt đuốc xuống bãi san hô bắt cá. Có hôm ăn bị ngộ độc, nhiều người đau buốt xương khớp, 3-4 ngày mới khỏi.

    Dù có thể rút về đảo Sinh Tồn nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe nhưng thuyền trưởng Lễ đã bám trụ lại đảo Cô Lin cùng các chiến sĩ đến tháng 6/1988, khi các hành động khiêu khích của hải quân Trung Quốc đã giảm và chủ quyền trên đảo Cô Lin được giữ vững.

    Đầu năm 1989, tàu HQ 505 và thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Nhiều chiến sĩ khác được thưởng huân chương chiến công các hạng. Đích thân Tổng bí thư Đỗ Mười khi trao tặng danh hiệu đã khẳng định, tấm gương hy sinh, ý chí kiên cường dũng cảm, tinh thần mưu trí sáng tạo, tình yêu thương đồng đội của thuyền trưởng và tập thể cán bộ chiến sĩ tàu HQ 505 là niềm cổ vũ lớn lao với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước trên quần đảo Trường Sa.

    Sau trận hải chiến ở cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, phía Việt Nam chìm 2 tàu vận tải, 64 chiến sĩ hy sinh, 9 người bị bắt làm tù binh. Trung Quốc chiếm giữ đảo Gạc Ma, Việt Nam giữ được những đảo còn lại.

    Nguyễn Hưng

    http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thoi-binh-cua-cuu-binh-tran-hai-chien-gac-ma-2962643.html
    tulacoiphuc, namson67Hoa_Sim thích bài này.
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Chiến Thắng Điện Biên - Nhạc Hiệu


    Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn ớ phía Tây vùng rừng núi phía Bắc. Đây là một căn cứ quân sự rất thuận lợi. Thực dân pháp đã lấy căn cứ này chiến lược cơ động.
    Trong chiến dịch Thu Đông năm 1953 -- 1954, lực lượng địch tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bao gồm 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 3 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội xe vận tải có khoảng 200 chiếc và một phi đội không quân thường trực 14 chiếc. Số quân lính địch là 16.200 tên, chúng bố trí 49 cứ điểm thành 8 cụm, mỗi cụm là một hệ thống hoả lực nhiều tầng. 8 cụm cứ điểm chia làm 3 phân khu, phân khu trung tâm gồm 2/3 lực lương ở ngay giữa Mườn Thanh. Sau 5 ngày chiến đấu ta đã tiêu diệt gọn 2 cứ điểm kiên cố vào bậc nhất là Him Lam va Độc Lập, sau đó làm tan rã thêm 1 tiểu đoàn địch và tiêu diệt tiểu đoàn Bản Kéo, ta diệt và bắt sống 2.000 tên địch, 26 máy bay bị phá huỷ, mở thông cửa vào trung tâm tập đoàn cứ điểm, uy hiếp sân bay Mường Thanh.
    17h30 ngày 30/04/1954, ta mở đợt tấn công thứ 2. Cuộc chiến trên đồi A1 diễn ra hết sức gay go, ác liệt. Hai bên giằng co từng tất đất. Đến ngày 04/04 mỗi bên chiếm giữ 1 nửa đồi A1.
    Đánh vào khu Đông ta diệt 2.500 tên địch, chiếm lĩnh phần lớn các cao điểm. Quân đội viễn chinh Pháp đã tập trung hầu hết máy bay chiến đấu, máy bay vận tải ở Đông Dương cho mặt trận. Đế quốc Mỹ Chi viện cho thực dân Pháp gần 100 máy bay oanh tạc chiến đấu và gần 50 máy bay vận tải đồng thời tổ chức diễn tập "đổ bộ ào ạt vào Đông Dương ".
    Đêm 01/05/1954 ta mở đợt tấn công thứ 3, quân ta đánh chiếm các cứ điểm còn lại phía Đông và phía Tây, bẻ gãy cuộc phản kích của địch. Đêm 3/5/1954, bộ đội ta chỉ cách sở chỉ huy của địch 300m.
    17h30 ngày 7/5/1954 , những trận pháo kích của bộ đội ta nhắm thẳng vào sở chỉ huy địch. Tướng Đờ-cat-tơ-ri và toàn bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm của địch bị bắt sống. Gần 1 vạn quân địch nhảy ra khỏi hầm xin hàng. Đêm đó ta tấn công bắt sống toàn bộ quân địch ở phân khu Nam.
    Sau 56 ngày đêm chiến đấu cực kỳ anh dũng, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ta tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, kho xăng, đạn dược, quân trang quân dụng.
    Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống Pháp xâm lược. "Đã được ghi vào lịch sử như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa ở thế kỷ 20 và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc" (Lê Duẩn). Nhà thơ Tố Hữu cũng đã viết những câu thơ mô tả sinh động những ngày chiến dịch Điện Biên Phủ gian khổ nhưng hào hùng:

    Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
    chiến sĩ anh hùng
    đầu nung lửa sắt
    56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm,cơm vắt
    Máu trộn bùn non
    Gan không núng
    Chí không mòn!
    những đồng chí, thân chôn làm giá súng
    Dầu bịt lỗ châu mai
    Băng mình qua núi thép gai
    Ào ào vũ bão
    những đồng chí chèn lưng cứu pháo
    nát thân, nhắm mắt còn ôm
    những bàn tay xẻ núi lăn bom
    nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện..
    tulacoiphuc, namson67Hoa_Sim thích bài này.
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Đây mới đúng là dân quân ,du kích và quân đội của nhân dân. Một hình ảnh gần gũi từ những khuôn mặt hiền từ mà vẫn trang nghiêm, trang phục đơn sơ giản dị và vẫn lấp lánh ánh sao..!!!


    Ngày 1/1/1955, chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng về Thủ đô sau 9 năm kháng chiến, một cuộc duyệt binh lớn của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã diễn ra trên quảng trường Ba Đình,hình ảnh đoàn quân oai hùng Quân đội Nhân dân Việt Nam non trẻ bước qua lễ đài trong sự uy nghiêm, với hàng hàng lớp lớp các chiến sỹ lực lượng của QĐND Việt Nam đã tạo thành những lớp sóng oai hùng, với những bước đi nhịp nhàng đẹp mắt , các chiến sỹ QĐNDVN đã phô diễn sức mạnh của đoàn quân chiến thắng , Chính đoàn quân này đã đánh bại đạo quân tinh nhuệ của Pháp ở Điện Biên Phủ tháng 5/1954.
    tulacoiphuc, namson67Hoa_Sim thích bài này.
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Phim tài liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    07/04/2014 03:10


    Bộ phim tài liệu Vị tướng của nhân dân (kịch bản - đạo diễn: NSƯT Nguyễn Thị Việt Nga) dài 50 phút, đang được ghi hình ở Quảng Bình, Hà Nội, và sẽ tiếp tục ghi hình tại TP.HCM, Thừa Thiên-Huế, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ, Tây nguyên… cùng một số tỉnh phía bắc.


    Với nội dung khắc họa tình cảm sâu sắc của Đại tướng với cán bộ, chiến sĩ, nhân dân và tình cảm lớn lao của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân với Đại tướng, bộ phim được coi như một việc làm tri ân của các nhà làm phim Việt Nam tưởng nhớ tới Đại tướng. Phim được chiếu vào dịp kỷ niệm 1 năm ngày mất của Đại tướng.



    Ngoài các cảnh quay đi thực tế, phỏng vấn những nhân vật có thật, đoàn làm phim còn sử dụng nhiều nguồn tư liệu từ báo chí tại lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp (tháng 10.2013), cùng những tư liệu quý giá của Đài tiếng nói Việt Nam.


    Được biết, kinh phí thực hiện bộ phim trên do các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp cá nhân đóng góp với tổng số tiền gần 500 triệu đồng.


    Ngọc Bi
    tulacoiphucnamson67 thích bài này.
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Tròn 60 năm , thật vinh dự được hòa vào dòng người nườm nượp đổ về Điện Biên,để tận mắt chứng kiến những địa danh,những tên người tên đất trên suốt chặng đường từ Hà Nội qua Nhà Tù Sơn La viếng Anh Tô Hiệu cùng các đ/c ,rồi lên Điên Biên ,đi thăm ,đi viếng các nơi mà nước mắt cứ vòng quanh bởi vừa tự hào song cũng vô cùng xót thương,~33 ngàn người Việt đã mãi ngã xuống 1 vùng chảo nhỏ nhoi này (và~ 2 800 quân Phápphải nằm lại đây )Bồ hồi nhớ Bác Giáp và các chiến sĩ trong trận ĐBP ... trong đó có 4 ngôi mộ lớn của 4 Liệt sĩ ; Trần Can,Phan Đình Giót,Bế Văn Đàn và Tô Vĩnh Diện :

    Trần Can
    [​IMG]
    Tiểu sử
    Quốc tịch [​IMG] Việt Nam
    Sinh
    1931

    Sơn Thành, Yên Thành, Nghệ An
    Mất 1954
    Binh nghiệp
    Thuộc [​IMG] Quân đội nhân dân Việt Nam
    Năm tại ngũ 1951-1954
    Đơn vị Trung đoàn 209, Đại đoàn 312
    Chỉ huy [​IMG] Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tham chiến Kháng chiến chống Pháp
    Khen thưởng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
    Trần Can (1931-7 tháng 5 năm 1954) là một quân nhân của quân đội nhân dân Việt Nam và được truy tặng là Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Trần Can tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và hi sinh tại đây.

    Mục lục

    Tiểu sử
    Trần Can sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, là Đảng viên **********************.

    Tập tin:Mộ Trần Can.JPG
    Mộ Trần Can tại nghĩa trang A1 thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
    Khi tham gia trận Điện Biên Phủ, Trần Can là Đại đội phó bộ binh thuộc Trung đoàn 209, Đại đoàn 312.

    Trận đồi Him Lam
    Trong trận đánh đồi Him Lam mở đầu cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Trần Can được giao nhiệm vụ chỉ huy tiểu đội dánh thọc sâu để tiêu diệt sở chỉ huy tại đây. Dù hoả lực quân Pháp bắn ra dữ dội nhưng Trần Can vẫn hiên ngang dẫn đầu tiểu đội vượt qua lô cốt tiền duyên để xông vào vào sở chỉ huy, rồi cắm cờ lên lô cốt. Sau đó, Trần Can chỉ huy tiểu đội tiêu diệt lính Pháp còn lại trong hầm ngầm, bắt sống 25 tên, thu rất nhiều vũ khí.

    Trận đánh điểm cao 507
    Trong trận đánh điểm cao 507, Trần Can dẫn đầu tiểu đội tấn công quân Pháp, chiếm lấy mỏm cột cờ. Quân Pháp bắn pháo đáp trả và cho lính xung phong chiếm lại. Hai bên giành giật các vị trí quyết liệt. Trần Can đã cố thủ tốt trước 4 đợt phản kích của quân Pháp.

    Trong lần thứ 5, quân Pháp đổi chiến thuật ném lựu đạn trước khi xung phong. Trần Can gan dạ nhặt lựu đạn và ném lại rồi đánh giáp lá cà. Hầu hết đại đội bị thương vong, Trần Can cũng dính chấn thương, nhưng Trần Can vẫn chỉ huy bộ đội cầm cự chiến đấu.

    Sáng hôm sau, Trần Can tập trung thương binh nhẹ lại, động viên bộ đội, chấn chỉnh tổ chức, củng cố trận địa. Quân Pháp lại phản kích dữ dội, để đánh bật quân Việt Min h, giành lại cửa ngõ tiến vào Mường Thanh. Trần Can chỉ huy đơn vị anh dũng chống trả, giữ vững trận địa, tạo thế cho đơn vị tiến vào trung tâm Mường Thanh. Sau đó, Trần Can hy sinh vào sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954.

    Hình ảnh cuối của anh hùng liệt sĩ Phan Đình Giót trong mắt em trai
    Thứ ba, 06/05/2014 14:28


    Sự kiện: Chiến thắng Điện Biên Phủ


    (Xã hội) - “Nghĩ lại mà tôi vẫn còn rơi nước mắt, lúc anh ấy lên đường, chỉ mặc chiếc áo rách", cụ Phan Đình Giát kể về khoảnh khắc cuối cùng được nhìn thấy người anh trai của mình.
    [​IMG] Cụ Giát, em trai anh hùng Phan Đình Giót cầm trên tay tấm hình duy nhất của người anh trai.

    Những ngày tháng 5 lịch sử, cả nước đều hướng về lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân từ nhiều địa phương đổ về nơi từng diễn ra trận địa để thắp nén hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho tổ quốc. Tại quê nhà của liệt sĩ Phan Đình Giót (xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), chính quyền, người thân liệt sĩ cùng đang gấp rút tu sửa lại các công trình để đón các đoàn về thăm.

    Chúng tôi gặp cụ Phan Đình Giát (95 tuổi, em trai liệt sĩ Phan Đình Giót) trong căn nhà nhỏ đơn sơ, ký ức về người anh trai ùa về khiến cụ không cầm nổi nước mắt.

    Theo lời kể của cụ Giát, lúc Phan Đình Giót 3 tuổi, ông Giát 1 tuổi, họ đã phải mồ côi cha (cụ Phan Đình Bân), một mình người mẹ là cụ Nguyễn Thị Thau hàng ngày đi mót khoai, lúa, cuốc thuê, làm mướn nuôi hai anh em khôn lớn. Năm 12 tuổi, hai anh em Phan Đình Giót đã phải xa mẹ để đi ở đợ cho gia đình ông Học (là một địa chủ trong làng).

    “Thời đó, anh Giót đi ở cho nhà ông Học trước, sau đó thấy tôi ở nhà một mình nên anh ấy xin cho tôi đến ở cùng. Cũng may gia đình họ thương hai anh em nên chúng tôi vẫn được ở bên nhau”, cụ Giát nhớ lại.

    Đi ở được một thời gian, Phan Đình Giót cưới vợ trong làng là bà Nguyễn Thị Ran. “Nói là cưới vậy thôi chứ không tổ chức gì cả, chỉ là sang nói chuyện rồi đưa chị ấy về ở cùng chứ đâu có tiền mà tổ chức”, cụ Giát kể.

    Sau đó, bà Ran sinh được một người con trai nhưng đứa bé mất đi khi mới 7 tháng tuổi. Năm 1952, theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, Phan Đình Giót chia tay mọi người trong gia đình để lên đường nhập ngũ.

    “Nghĩ lại mà tôi vẫn còn rơi nước mắt, lúc anh ấy lên đường, chỉ mặc chiếc áo rách. Cũng may tôi có một bộ quần áo gụ mà gia đình đi ở may cho nên mới đưa cho anh ấy mặc.

    Ngày anh lên đường, mẹ tôi cũng tất tả chạy đi vay mượn khắp nơi được 1 kg gạo về thổi cơm cho anh ấy ăn. Mọi người chỉ dám ăn một bát, còn lại dùng mo cau đùm lại để anh có cái ăn khi đi dọc đường”, cụ Giát vẫn nhớ như in ngày anh mình vào quân ngũ.

    Những ngày tháng sau đó, cứ đều đặn 2 tháng một lần, Phan Đình Giót lại viết thư gửi về cho người thân để hỏi thăm sức khỏe, thông báo địa điểm đóng quân. Trong thư ông cũng dặn dò cụ Giát cố gắng lao động phụ giúp mẹ già. Phan Đình Giót đâu biết rằng khi anh lên đường nhập ngũ thì cụ Thau cũng phải đi ở, giữ con cho người khác.

    Rồi bẵng đi mấy tháng không thấy anh biên thư về, mọi người trong gia đình ai cũng lo lắng. Bỗng một hôm, cụ Giát nhận được tin của anh trai. Trời đất như sụp đổ khi lần này là tin dữ. Người đồng đội cùng xã tên là Vũ Đình Sờ viết thư về báo tin anh hùng Phan Đình Giót đã hy sinh trong lúc chiến đấu.

    Cố lấy hết sức bình tĩnh, cụ Giát chạy đi báo tin cho mẹ (lúc đó đang đi ở mướn nhà làng dưới), nhưng cụ chỉ dám nói: "Mẹ về gấp, vợ con sắp sinh rồi". Về tới nhà, nghe tin con trai hy sinh, cụ Thau khóc nức nở, ngất đi vì thương con.

    Hơn một năm sau đó, cụ Thau vì đau buồn sinh ra bệnh tật rồi mất đi. Kỷ vật của người anh trai là những lá thư cũng được cụ Giát đốt đi vì cứ nhìn vào là nhớ đến anh khiến cụ không cầm nổi nước mắt. Vợ liệt sĩ Phan Đình Giót một thời gian sau cũng đi thêm bước nữa với người đàn ông khác.

    [​IMG]

    Những kỷ vật của anh hùng liệt sĩ Phan Đình Giót đang lưu giữ tại nhà lưu niệm của Nghĩa trang liệt sĩ xã Cẩm Quan.

    Theo cụ Giát thì lúc đầu gia đình không biết anh trai hy sinh như thế nào. Sau khi hòa bình lập lại, ông Lê Quang Nghiêm (người xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên - đã mất) là Trung đội trưởng, trực tiếp chiến đấu cùng với Phan Đình Giót kể lại là "đồng chí Giót dù bị thương nhưng vẫn cố trườn về phía trước, lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội tiến lên chiến đấu với quân thù".

    Về phần cụ Giát, sau khi anh trai lên đường nhập ngũ, cụ cũng xây dựng gia đình với một người bạn đi ở và sinh được người con gái tên là Phan Thị Nhự. Hiện tại bà Nhự đang chăm lo cho cụ Giát và phụ giúp việc hương khói trên bàn thờ của liệt sĩ Phan Đình Giót.

    Chính quyền địa phương cho hay, sau khi anh hùng Phan Đình Giót hy sinh, chiến tranh kết thúc, họ nhận được một số kỷ vật như ống đựng cơm, bi đông đựng nước, khẩu súng... của liệt sĩ. Hiện số kỷ vật này đang được cất giữ cẩn thận tại phòng trưng bày của nghĩa trang liệt sĩ xã.

    Cụ Giát cho biết mình cũng đã 3 lần được ra thăm chiến trường Điện Biên Phủ, nơi năm xưa anh trai đi chiến đấu. Lần gần nhất là cách đây 10 năm. “Mỗi lần đứng trước mộ anh trai để thắp nén nhang, tôi đều không cầm nén được cảm xúc, những giọt nước mắt không ngừng rơi. Anh Giót luôn là niềm tự hào không chỉ cho cả gia đình tôi mà cả làng xóm, chính quyền xã, huyện nơi anh ấy sinh sống".

    Sự kiện: Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Last edited: 06/05/2014
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Các anh đã bất tử trong lòng Điện Biên
    (Dân trí) - Hàng nghìn chiến sĩ quên mình trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, nay đã an nghỉ tại những nghĩa trang trang trọng của TP Điện Biên Phủ. Các anh hy sinh để đất nước còn mãi...
    Nằm lại bên trận địa ác liệt, các anh đã chiến đấu hy sinh, những người con ưu tú của đất nước vẫn luôn nhận được hơi ấm từ nhân dân và đồng đội. Hàng nghìn chiến sĩ quên mình trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, nay đã an nghỉ tại những nghĩa trang trang trọng của TP Điện Biên Phủ. Nghĩa trang liệt sĩ Độc Lập, Nghĩa trang liệt sĩ Him Lam, Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ phần lớn là những ngôi mộ “chưa biết tên”. Nhưng lòng yêu nước của người Điện Biên năm xưa vẫn còn đó, để thế hệ tiếp sau không bao giờ quên những chiến công phải đổi bằng xương máu tuổi và thanh xuân. Các anh hy sinh để đất nước còn mãi, còn gì cao quý hơn sự hy sinh ấy!


    [​IMG]
    Nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên Phủ nằm dưới chân đồi A1, nơi an nghỉ của 648 liệt sỹ hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

    [​IMG]
    Đoàn Báo cáo viên QĐND Việt Nam về dâng hương tưởng nhớ các liệt sĩ trong dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

    [​IMG]
    Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ cũng là nơi yên nghỉ của các anh hùng Bế Văn Đàn, Tô Vinh Diện, Phan Đình Giót, Trần Can.[​IMG]
    Một người lính đang kính cẩn nghiêng mình bên mộ anh hùng liệt sĩ Bế Văn Đàn.

    [​IMG]
    Các anh hùng Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Trần Can an nghỉ trong bốn ngôi mộ lớn ở vị trí trang trọng nhất trong nghĩa trang.

    [​IMG]
    Tháng 10/2013, nghĩa trang đã được nâng cấp để phục vụ nhu cầu thăm viếng các liệt sĩ của nhân dân cả nước.

    [​IMG]
    Dưới chân đồi Độc Lập cách trung tâm TP Điện Biên Phủ không xa là Nghĩa trang liệt sỹ Độc Lập. Cách đây 60 năm, đồi Độc Lập là một trung tâm đề kháng phía bắc Điện Biên thuộc Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của quân viễn chinh Pháp.

    [​IMG]
    Có 2.432 ngôi mộ với phần lớn "chưa biết tên".

    [​IMG]
    Nghĩa trạng rộng nằm dưới tán cây hoa ban đặc trưng của Điện Biên Phủ. Trong ảnh là nhân viên nghĩa trang đang nhặt lá vệ sinh cho từng mộ phần của các liệt sĩ.

    [​IMG]
    Trận đánh đồi Độc Lập là trận thứ 2 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau khi chiếm đồi, QĐNDVN tiếp tục hạ gục cứ điểm trên đồi Bản Kéo cách đó không xa, kết thúc giai đoạn 1 của chiến dịch.

    [​IMG]
    Nghĩa trang là nơi an nghỉ của các liệt sĩ tham gia tất cả các trận đánh trong chiến dịch, trong đó có nhiều liệt sĩ tham gia trận chiếm đồi Độc Lập.

    [​IMG]
    Nghĩa trang liệt sĩ Độc Lập là nghĩa trang quốc gia lớn nhất của TP Điện Biên Phủ.
    Hữu Nghị
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Những ngày này ở bển đông chắc sẽ có thêm nhiều con cháu noi gương các anh hùng liệt si Điện Biên đó bác
    tulacoiphuc, Hoa_SimphongthuyBDS thích bài này.
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này