Thành kính tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 05/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3199 người đang online, trong đó có 106 thành viên. 01:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 87972 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Người dân được vào nhà Đại tướng đặt hoa

    http://ione.vnexpress.net/tin-tuc/nhip-song/nguoi-dan-duoc-vao-nha-dai-tuong-dat-hoa-2890829.html

    Đúng 14h30, những người đầu tiên đã được mời vào bên trong ngôi nhà 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) tới bên bàn thờ bày tỏ niềm tiếc thương trước sự ra đi của vị tướng toàn tài, đức độ.

    [​IMG]
    Dòng người xếp hàng chờ tới giờ vào viếng Đại tướng. Đoàn người khá đông, nhưng không khí yên ắng.
    Từng đợt 100 người nối nhau theo hàng một lặng lẽ tiến vào bên trong, tới bên bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở giữa nhà. Nhiều người nán lại trút dòng tâm sự và cảm xúc của mình lên cuốn sổ gia đình đã chuẩn bị sẵn.
    Trước đó hàng tiếng đồng hồ, nhiều người đã bảo nhau tới xếp hàng chờ đợi. Cả đoạn đường dài 200 mét từ cổng nhà Đại tướng tới ngã tư Điện Biên Phủ, người người đứng kín vỉa hè. Trên tay cầm hoa, nến và hương, họ lặng lẽ cùng nhau chờ tới giây phút được vào tận nơi bày tỏ tình cảm của mình, chứng kiến những kỷ vật thân thương một thời gắn với vị tướng toàn tài, đức độ. Trong số hàng trăm gương mặt, già có, trẻ có, ai nấy đều rưng rưng nỗi buồn như sắp chia xa người ruột thịt.
    Bên kia đường, hàng trăm người dừng xe, hướng ánh nhìn vào nơi Đại tướng từng sinh sống. Nắng thu vàng rực len qua tán lá dày xanh mướt, gió man mác thổi gợi lên nỗi buồn và và niềm nuối tiếc.
    Từ 14h30 chiều nay, ngôi nhà nơi Đại tướng từng sinh sống với gia đình trước khi qua đời, bắt đầu mở cửa đón khách và kéo dài đến hết 11/10, một ngày trước lễ truy điệu. Quyết định chưa có tiền lệ này được đưa ra sau khi hàng trăm người dân theo nhau dâng hoa, thắp nến trước cửa nhà riêng Đại tướng từ đêm 4/10 và tiếp tục tới vào sáng hôm nay. Con trai và con gái của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tối qua đã ra trước cổng cảm ơn tấm lòng của đồng bào dành cho cha mình, thông báo bắt đầu đón khách từ 8h sáng nay. Tuy nhiên, do khâu chuẩn bị chưa kịp, giờ đón khách phải lui lại.
    Biết được thông tin này, từ sáng nay nhiều người đã tời chờ trước cổng nhà. Khoảng 11h, rạp đã được dựng lên làm nơi chuẩn bị đón bà con vào tưởng niệm, bày tỏ tình cảm với Đại tướng. Gia đình khuyến khích người dân đi theo đoàn, và không mang theo đồ phúng viếng. ******* phường Điện Biên cùng lực lượng dân phòng đã có mặt hướng dẫn người dân, thông báo về giờ đón khách. Hoa của người dân tưởng niệm Đại tướng tiếp tục được chuyển vào trong nhà.
    [​IMG]
    Nghệ sĩ đường phố chơi bản nhạc Hồn tử sĩ trước cổng nhà Đại tướng.
    Từ sáng sớm nay, dòng người tiếp tục tới tập trung trước cửa nhà số 30 Hoàng Diệu, nơi Đại tướng cùng gia đình sinh sống cho tới trước khi qua đời vào ngày 4/10 vừa qua. Bên cổng nhà, một phụ nữ đứng khóc, mắt dõi vào bên trong. Chị theo đoàn công tác ra Hà Nội, hay tin Đại tướng mất đã tách đoàn tới đây dâng hoa trước khi quay về TP HCM vào buổi chiều.
    Hai cựu binh Bùi Xuân Đức và Nguyễn Sĩ Mỵ ở Tây Hồ cũng hòa trong dòng người đứng trước nhà Đại tướng sáng nay. Hai bác từng tham gia trận chiến bảo vệ thành cổ Quảng Trị, không phải cấp dưới trực tiếp, nhưng vẫn có tình cảm đặc biệt với người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
    "Chúng tôi ra đây vì tình cảm cá nhân. Đại tướng hưởng thọ 103 tuổi rồi, nhưng vẫn tiếc thương vì từ nay đất nước mất đi một người đức độ, tài giỏi, vì dân vì nước", hai bác chia sẻ.
    Cả hai người đều đi xe máy ra Hoàng Diệu ngay từ đêm 4/10 và từ tối qua đến sáng nay vẫn túc trực trước cửa nhà Đại tướng.
    "Chiều nay chúng tôi sẽ tới để vào trong nhà tưởng niệm người", bác Mỵ nói.
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần lúc 18h9 ngày 4/10 tại Bệnh viện quân y 108, nơi ông nằm điều trị suốt 4 năm qua. Tang lễ ông sẽ được tổ chức theo nghi thức Quốc tang. Linh cữu ông quàn tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ viếng được tổ chức cùng địa điểm từ 7h30 ngày 12/10. Một ngày sau, 13/10, sẽ diễn ra lễ truy điệu trọng thể.
    "Thể theo ý nguyện của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyện vọng của gia đình, lễ an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức cùng ngày tại quê nhà (tỉnh Quảng Bình)", thông cáo đặc biệt phát đi chiều 5/10 của Văn phòng Ban chấp hành trung ương Đảng ghi rõ.
    Nhóm phóng viên
  2. TRAIDEP

    TRAIDEP Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/01/2012
    Đã được thích:
    449
    Nội dung nầy có " lợi dụng tuyên truyền chống phá " à !!!
    Tôn vinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà dám nói ông là " tuyên truyền chống phá ".v.v. à !!!
    Hay muốn lợi dụng ông để lấy cái danh ảo, nhận nhiều vote, nhiều cảm ơn, để bao che cho những lợi ích nhóm nhỏ lẻ, vì cá nhân ... mà ông không hề đồng tình ... ?!
    Vi phạm gì nhể ?! Vì trang BBC ở VN không được cấm . Trên thông tin đại chúng, trên VTV - HTV ... cũng có rất nhiều chương trình của BBC & cuối các chương trình nầy luôn chạy hàng chữ " BBC " ... thì không thể nào xem trang nầy hay hãng nầy là vi phạm hay chống phá ...
    Đã không biết mà cứ hay gọt chân cho vừa giày, " áp đặp " theo ý mình muốn cho bằng được ... !!!

    Tôi không hồi âm & đính kèm tên bạn nên không có quyền áp đặt là tôi đeo bám.
    Đã là 1 topic như bao topic khác thì tôi đều có quyền hồi âm nếu muốn.

    Bài tôi gởi lên thì đừng trích dẫn rồi nói vu vơ, gây sự , cà khịa cãi nhau, đeo bám ... như thế chứ. Tự mình gây ra thì đổ lỗi cho ai nữa :-??
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Xếp hàng hơn 1 km để viếng Tướng Giáp

    http://ngoisao.net/tin-tuc/thoi-cuoc/24h/xep-hang-hon-1-km-de-vieng-tuong-giap-2890844.html


    Chiều 6/10, cả chục nghìn người đã xếp hàng dài tới cả km để chờ tới lượt vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có mặt khá sớm.

    >> 1.559 ngày cuối đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    >> Mở cửa nhà Đại tướng để người dân đến viếng

    [​IMG]
    Theo thông báo, 14h30, người dân có thể vào viếng Đại tướng tại nhà riêng 30 Hoàng Diệu (Hà Nội), nhưng từ trước đó khoảng 1 tiếng, đã có hàng trăm người đứng kín vỉa hè.
    [​IMG]
    Tuy đông nhưng mọi người rất trật tự. Càng về chiều, lượng người đến càng đông, dọc vỉa hè phố Điện Biên Phủ, kéo dài tới trụ sở Bộ Ngoại giao, hơn 1 km.
    [​IMG]
    Trước đó, người dân được hướng dẫn gửi xe miễn phí trong Hoàng thành ở phí đối diện nhà Đại tướng.
    [​IMG]
    Các bình nước uống miễn phí cũng được đặt ngay vỉa hè phố Hoàng Diệu.
    [​IMG]
    Những chiếc bàn đã được gia đình chuẩn bị ngập hoa của những người đến viếng.
    [​IMG]
    Trước khi người dân được phép vào bên trong, gia đình Đại tướng đã có một buổi lễ tưởng niệm nhỏ trước bàn thờ Đại tướng.
    [​IMG]
    Đến tưởng niệm Đại tướng có người già...
    [​IMG]
    ... người trẻ
    [​IMG]
    ... thậm chí cả các cháu nhỏ.
    [​IMG]
    Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mới bay từ TP HCM ra Hà Nội đã có mặt từ khá sớm viếng Tướng Giáp. Trước đó, trên Facebook của mình, anh đã chia sẻ muốn có cơ hội được vào viếng Đại tướng.
    [​IMG]
    Anh được người nhà của Đại tướng dẫn vào bên trong.
    * Tiếp tục cập nhật
    Nhóm phóng viên
  4. MaiAnTiem1

    MaiAnTiem1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Đã được thích:
    319
    Chưa có nhà lãnh đạo, tướng lĩnh nào ở VN mất mà tôi lại thấy nghẹn ngào hụt hẫng như lúc nghe tin Cụ mất. Suốt mấy ngày rồi, chỉ chăm đọc báo, nghe đài để hướng về Cụ. Con xin gửi tới Cụ một nén nhang để tỏ lòng thành kính
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đại tướng qua lời kể của con gái

    http://ngoisao.net/tin-tuc/thoi-cuoc/24h/dai-tuong-qua-loi-ke-cua-con-gai-2890379.html


    'Năm 1946 - khi được gặp lại ba lần đầu, tôi đã nhất định không nói một lời nào, kể cả khi ông bế tôi ra chỗ vắng, chỉ với một câu hỏi: Có nhớ, có thương ba không…'.

    >> Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời
    GS.TS Võ Hồng Anh là con gái duy nhất của liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái (em gái liệt sĩ Nguyễn Thị Minh Khai) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bà là người phụ nữ đầu tiên của ngành vật lý Việt Nam được tặng giải thưởng Kovalevskaia vào năm 1988.
    Bà kể lại: "Từ khi biết đọc, biết viết, tôi thuộc từng đoạn dài trong những lá thư ba tôi gửi về, những lá thư bao giờ ngoài phong bì cũng có câu đề: “Hồng Anh, con gái Anh Văn…”, và tôi thích nhất bức ảnh ba tôi mặc quần áo bộ đội, đội cái mũ Vệ Quốc đoàn có gắn sao phía trước mà người gửi về cho tôi…

    .... Khi ba tôi chia tay hai mẹ con để sang Trung Quốc thì tôi còn quá bé, chưa biết gì. Người đầu tiên gợi lại hình ảnh người cha trong tôi là bà nội. Điều bà nói nhiều nhất về ba với tôi là: Từ lúc ba tôi còn bé cho đến lúc đi hoạt đông Cách mạng, bà luôn tin những điều ba tôi làm… Vì thế trong suốt thời gian xa cách, tôi đã luôn nghĩ về ba với niềm tự hào thơ trẻ và tình cảm tin yêu gần gũi. Thế nhưng, năm 1946 - khi tôi được gặp lại ba lần đầu trong dịp ba ghé thăm ông bà nội và tôi ở Đồng Hới (thị xã Quảng Bình) - trên đường đi kinh lý Nam Bộ - thì tôi lại ngậm thinh, nhất định không nói một lời nào, kể cả khi ông bế tôi ra chỗ vắng, chỉ với một câu hỏi: “Có nhớ, có thương ba không?”. Có lẽ, đó là tiền lệ cho kiểu “hiểu không lời” giữa hai cha con cho mãi về sau này…".

    Bà đã qua đời vào 16h ngày 18/7/2009. Tang lễ được cử hành ngày 21/7/2009 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng. Mộ phần được đặt tại nghĩa trang Thanh Tước (Hà Nội). Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa GS.TS Võ Hồng Anh với nhà báo Lương Bích Ngọc được thực hiện vào năm 2003.
    [​IMG]
    Đại tướng và con gái, bà Hồng Anh. Ảnh: Trọng Thanh. - Và sau này, mỗi khi kể lại chuyện “ngày xưa” giữa hai cha con, ông cụ thường nhắc lại chuyện gì nhiều nhất?

    - Có nhiều chuyện, trong đó có những chuyện liên quan đến việc “Hồng Anh không nói…”. Khi kể đến chuyện năm 1951, sau chiến thắng của ta ở Non Nước (Ninh Bình), ông đạp xe thẳng từ đấy về Thanh Chương (Nghệ An) thăm hai bà cháu, ba tôi lại nhớ lại: “Lúc đó, ba có hỏi gì Hồng Anh cũng lặng thinh”. (Có lẽ ông ghi nhớ cái tính khí “đặc biệt” của con gái từ ngày ấy).

    Cũng trong lần về thăm ngắn ngủi đó, ba đã tranh thủ đèo tôi bằng xe đạp từ Thanh Chương lên Chợ Rạng, Đô Lương thăm cậu ruột của tôi. Trên đường, (tôi nhớ lúc đó trời đã tối) ông lại hỏi: “Con có nhớ ba không?” Tôi cũng không nói. Im lặng hồi lâu, ba lại nói: “Chị Hà cũng thương con lắm” (Khi mới về làm vợ ba tôi, cô Hà thường xưng với tôi bằng “chị” và tôi cũng gọi như vậy). Sau này, trong một lần đến thăm bác Trường Chinh, bác gái đã khuyên tôi: “Cháu nên gọi cô Hà là “cô”. Như thế hay hơn”).

    - Chị từng nói rằng, dù không nhớ mặt mẹ nhưng hình ảnh mẹ trong chị ở trong luôn rõ nét, sinh động và xác thực nhờ thông tin từ những người thân trong gia đình và các cô bác cùng hoạt động, bị tù cùng mẹ. Vậy ba chị đã kể cho chị nghe về người mẹ quá cố của chị như thế nào?

    - Vẫn kiểu kể không nhiều lời… Trước khi tôi sang Quế Lâm (Trung Quốc) học, ba đã kể cho tôi nghe về mẹ, về lòng vị tha, đức hi sinh, về tính cách vừa dịu dàng, vừa kiên nghị của mẹ. Rồi ba tặng tôi một cuốn sổ trong đó ghi những lời dặn dò tôi noi gương mẹ, lớn lên trả thù cho mẹ. Cuốn sổ ấy, tôi giữ cho đến tận bây giờ. Mỗi khi tôi về nghỉ hè, ông thường lục lại những thư từ của mẹ cho tôi xem. Nhiều nhất là những bức thư ba mẹ tôi gửi cho nhau (cả từ trước khi cưới nhau) và những bức thư mẹ tôi gửi cho ông bà nội, cho chú Nho (em ruột ba tôi), cho bà ngoại và các cậu dì của tôi và cho tôi từ nhà tù Hỏa lò.

    Thư viết cho người lớn chữ lít nhít (vì bọn chúng chỉ phát cho mảnh giấy rất bé), viết cho tôi chữ to hơn. Trong thư, mẹ tôi dặn bà và chú: “Làm sao cho Hồng Anh sau này lớn lên không biết khổ mà chỉ thương người khổ”. Ban đầu, tôi giữ lại tất cả những bức thư đó. Sau rồi, ba tôi bảo: “Để ba giữ, kẻo Hồng Anh giữ rồi đọc nhiều lại buồn”. Tôi không còn nhớ mặt mẹ nhưng qua những tấm ảnh, những bức thư, qua lời kể của ba tôi và những anh em, đồng chí của mẹ, qua những câu chuyện của họ hàng, láng giềng ở quê, và bao trùm lên tất cả là một sợi dây thiêng liêng vô hình nào đó, hình ảnh của mẹ đã hiện lên trong tôi rõ nét và xác thực. Và tôi đã cảm nhận được tình cảm thiêng liêng giữa ba và mẹ...

    [​IMG]
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp và người vợ đầu, chiến sĩ cộng sản Nguyễn Thị Quang Thái.
    - Chị có được ba kể về lần gặp gỡ đầu tiên với mẹ chị, kỷ niệm đã làm nên mối tình đầu thiêng liêng của ông?

    - Đó là vào năm 1929, ba tôi ra Vinh và Hà Nội để bàn với các đồng chí trong chi bộ ở đó tổ chức cho đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai đi thoát ly. Trong dịp này, ba tôi đã được nghe đến cái tên Nguyễn Thị Quang Thái, cô em gái còn rất trẻ nhưng hoạt động hăng hái của chị Minh Khai. Nghe mà chưa gặp mặt.

    Thế rồi, trong chuyến trở vào Huế, ba tôi đã gặp mẹ tôi trên tàu hỏa. Mẹ tôi lúc ấy mặc áo dài, tóc để xõa, da trắng hồng, gương mặt rất sáng, đặc biệt là đôi mắt. Ấn tượng để lại trong cha tôi khá đậm nét. Còn cha tôi lúc ấy đóng vai một nhà báo khá ăn diện. Về sau mẹ tôi mới nói lại cho ba ấn tượng đầu tiên của mình: một chàng thư sinh với vẻ “công tử bột”, chỉ khi nghe tự giới thiệu là nhà báo thì mẹ mới dịu lòng và bắt chuyện.

    Hai người kết hôn khi mẹ tôi 20 tuổi, nhưng mãi đến gần chục năm sau mẹ mới sinh tôi vì ba mẹ “giữ” để được thoát ly hoạt động cùng nhau. Và mẹ đã bị bắt khi ba tôi đang hoạt động ở Trung Quốc và tôi còn rất bé. Thời gian họ ở bên nhau không dài lắm nhưng bằng tất cả sự trải nghiệm và sự nhạy cảm của mình, tôi hiểu mối liên hệ giữa ba mẹ là thiêng liêng và bền chặt.

    - Và mãi về sau này, mẹ chị hẳn vẫn có một vị trí đặc biệt trong trái tim của tướng Giáp?

    - Đó là một vị trí thiêng liêng và độc nhất vô nhị. Còn về ý bạn muốn hỏi mà tôi đã hiểu thì thế này: trong toán học có những đại lượng gọi là không tương thích (nghĩa là không so sánh được), những người làm toán không bao giờ đem so sánh những đại lượng đó. Trong cuộc sống cũng như vậy. Điều đáng nói là, vong linh của mẹ được yên lòng về cuộc sống của ba khi vắng bóng bà. Tôi nghĩ là như vậy.

    - Và tình cảm của ba chị đối với chị cũng rất đặc biệt?

    - Vâng, có lẽ thế. Mỗi người chúng ta đều cảm nhận nét riêng trong tình cảm cha mẹ dành cho mình theo góc độ khác nhau. Riêng tôi, tôi cảm nhận sự đặc biệt đó chủ yếu vẫn qua “một cái kênh không lời” và phần nào qua cư xử hàng ngày của ba tôi, mà rõ nhất là sự đòi hỏi khắt khe.

    - Nghe nói, ông yêu thương chị một cách đặc biệt cơ mà?

    - Yêu thương không có nghĩa là cưng chiều. Tôi nhớ, hồi ở Việt Bắc, thỉnh thoảng, ba tôi lại bảo bà nội: “Buổi chiều, bà cho Hồng Anh tham gia với các chú bộ đội”. Tôi lấy đôi ủng của ba để đi ra ruộng rau (như mọi đứa trẻ, tôi thích thú vì đó là thứ của ba và tôi lại rất sợ bị vắt bám), đôi ủng cao lút cả hai chân, tôi đi vẹo vọ, nhìn rất ngộ. Tôi mới học lớp ba, lớp bốn gì đó, ba đã bắt đọc cuốn: “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” của bác Trường Chinh.

    - Khi chị lấy chồng, tướng Giáp có “ý kiến” gì về sự lựa chọn của chị?

    - Mới đầu, khi chúng tôi từ Liên Xô về nghỉ hè để “báo cáo”, ông cụ đã không đồng ý. Lý do không phải vì chê “người ấy” mà chỉ vì ông muốn tôi làm dâu một gia đình tham gia Cách mạng ngay từ đầu. Cũng có thể đó là quan niệm của thế hệ. Về sau, ông đã tôn trọng quyết định của tôi.

    - Sinh ra trong một gia đình đặc biệt như vậy, chị có thấy khó khăn giữa đời thường. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, cảm giác của chị thế nào khi nhiều người nhìn chị dưới góc độ chị là “con gái tướng Giáp”?

    - Trong tôi niềm tự hào về cha không tách rời niềm tự hào về Tổ Quốc, và càng không bao giờ tách khỏi ý thức trách nhiệm. Tôi mong muốn sống xứng đáng với bố mẹ nhưng bằng sức lực tình cảm, trí tuệ của riêng mình. Người ta có quyền tự hào và kiêu hãnh về cha mẹ. Nếu vị trí của cha mẹ đem lại niềm cảm thông quý mến của những người xung quanh (kể cả cách nhìn nhận khắt khe và sự đòi hỏi cao do lòng quý mến) thì đó là cái “lộc” mà ta được hưởng. Nhưng người ta không có quyền núp dưới cái bóng của cha mẹ để đạt được những điều ngoài năng lực của mình...

    - Bây giờ ông cụ còn đánh đàn piano không?

    - Ba tôi đánh đàn là để giải tỏa tinh thần, thư giãn sau những giờ làm việc liên tục, nhưng khi chuyển xuống ở tầng dưới, ông ít đánh đàn vì cây đàn vẫn để ở tầng 2. Mấy năm gần đây, ba tôi tập thiền và đi bộ nhiều hơn. Chúng tôi đang thu xếp chuyển cây đàn xuống tầng 1 để khi rỗi, ông có thể tiếp tục đánh đàn piano.

    [​IMG]
    Đại tướng chơi đàn tại nhà.
    - Ông thường xử lý thế nào trước những bức thư liên quan đến thế sự?

    - Mọi việc liên quan (như có sự liên hệ đề nghị trả lời phỏng vấn, mời đi hội nghị, hội thảo, lời đề nghị được đến thăm Đại tướng…), ông đều giao cho Văn phòng xử lý theo đúng nguyên tắc hành chính. Đối với các vấn đề rất đa dạng của người dân, của cán bộ được trình bày trong nhiều bức thư gửi đến, ông xem xét và trả lời với sự tôn trọng, và giúp giải quyết trong phạm vi nguyên tắc cho phép.

    Cả cuộc đời, ba tôi là người của công việc, của sự nghiệp chung. Đến nay, ở tuổi 93, mặc dù tất cả con cháu trong gia đình luôn nhắc ông phải đặc biệt ưu tiên số 1 cho sức khỏe, ba vẫn không ngớt dõi theo thế sự của thế giới và đất nước, và có những ý kiến đóng góp theo đúng nguyên tắc của Đảng và Nhà nước. Tôi nghĩ, đối với ông, tình cảm của nhân dân, của bạn bè, đồng chí, của người thân trong gia đình là phần thưởng quý giá nhất, là phương thuốc hữu hiệu cho sức khỏe và tuổi thọ.

    Theo Khám Phá
  6. LuckyLuckeVNT

    LuckyLuckeVNT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2010
    Đã được thích:
    839
    Không biết nói gì hơn chỉ thấy mắt cay xè...
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Sử gia Mỹ: 'Võ Nguyên Giáp sánh ngang Alexander đại đế'

    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...giap-sanh-ngang-alexander-dai-de-2890832.html


    Cecil Currey, giáo sư lịch sử quân sự đã nghỉ hưu và là tác giả cuốn sách "Chiến thắng bằng mọi giá", đánh giá Đại tướng Võ Nguyên Giáp sánh ngang với Alexander đại đế.

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong mắt các học giả quốc tế
    Đại tướng Giáp ba lần lên bìa tạp chí Time

    [​IMG]


    Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một bức ảnh chụp tại Hà Nội năm 1996. Ảnh: AFP.
    "Võ Nguyên Giáp sánh ngang với các nhà chỉ huy quân sự vĩ đại của thế kỷ 20. Ông ngang tầm với Alexander đại đế. Ông ấy vượt trội hơn Napoleon, vượt trội hơn tất cả các tướng của chúng ta. Ông ấy là một con người vĩ đại của mọi thời đại", hãng phát thanh NPR của Mỹ dẫn lời Currey nói trong một buổi thảo luận về Tướng Giáp hôm 5/10.
    Currey là tác giả cuốn "Chiến thắng bằng mọi giá" (Victory at Any Cost) viết về cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Alexander đại đế mà ông Currey nhắc đến là vị hoàng đế sống trước công nguyên và nổi danh vì đánh đâu thắng đó.
    Trước đó, khi mở đầu buổi thảo luận, Renee Montagne, nhà báo Mỹ kiêm người dẫn chương trình của NPR, nhắc lại chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy. Đối với nhiều người Mỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được biết đến như là "kiến trúc sư" của chiến dịch quân sự đã làm thay đổi cục diện chiến tranh Việt Nam.
    "Chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968 khiến các chỉ huy Mỹ hoàn toàn bất ngờ. Các cuộc tấn công nổ ra trên khắp miền nam Việt Nam và khả năng Mỹ chiến thắng là không thể", bà Renee nhận định.
    Giáo sư Carl Thayer ở Học viện Quốc phòng Australia nhận định Tướng Giáp là "nhân vật anh hùng và mang tính huyền thoại của Việt Nam".
    Ted Morgan, tác giả cuốn sách "Thung lũng Chết: Chuyện về Điện Biên Phủ" (Valley of Death: The Story of Dien Bien Phu) nhận định: "Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lên kế hoạch rất cẩn thận và tận dụng điểm yếu trong hoạt động tình báo của Pháp. Khi Navarre nhận ra thì đã quá muộn".
    Hãng tin AP hôm 4/10 cho biết chiến thắng Điện Biên Phủ đã trở thành đề tài nghiên cứu của các trường, học viện quân sự trên toàn thế giới. Chiến thắng này không chỉ mang lại nền độc lập cho Việt Nam mà còn thúc đẩy quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân, ở khu vực Đông Dương cũng như trên thế giới, diễn ra nhanh chóng.
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh năm 1911 tại Quảng Bình. Ông qua đời lúc 18h09 chiều ngày 4/10 tại Viện quân y 108 ở Hà Nội. Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 12 và 13/10. Lễ an táng được tổ chức tại Quảng Bình vào ngày 13/10 theo nguyện vọng của gia đình.
    Nguyễn Tâm
  8. Dowtrendvni

    Dowtrendvni Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/11/2011
    Đã được thích:
    2.319
    -pác này chuyên cà khịa chọc gậy bánh xe ( nếu pác cà khịa chọc gậy ở toppíc khác thì không vấn đề gì nhưng riêng topic này thì không nên vì đây là một topic tưởng niệm một thiên tài quân sự của dân tộc nên chúng ta cần phải hết sức nghiêm túc) ==> đề nghị Mod tạm khoá nik traidep lại hộ ae cái
  9. longduong

    longduong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/03/2010
    Đã được thích:
    662
    mong bác không trà lời kệ họ ,mod khắc biết phải xử lý với thành phần này
  10. TRAIDEP

    TRAIDEP Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/01/2012
    Đã được thích:
    449
    Tức là luôn muốn 1 chiều à !!!
    Tức muốn giống như trong mua bán cp nhể !!!
    Luôn đứng về 1 cực 1 chiều như thế thì cháy bao nhiêu TK rồi !!!

    Mà người có tiền sử nhiều nick như chủ topic thì không biết nick nầy có nằm trong chùm nick đấy không nhể !!!

    Tôi chuyên cà khịa chuyện gì , ở đâu . Cho ví dụ trong quá khứ thử xem ...
    Giá như cách đây ~ 10 năm mà có ai chọc cho BĐS không tăng nóng thì hậu quả đâu đến nỗi như ngày hôm nay ...
    Nghĩ cũng lạ, áp đặt tớ là " chọc gậy bánh xe " thế xe kiểu gì mà dễ đỗ ngã thế !!!
    Và có ai bị té dập mặt, chảy máu ... hay xây xước chân tay chưa !!!
    .v.v.

    http://f319.com/home/1613034/page-8
    Trù ẻo, chọc gậy bánh xe, hô tèo ... là đây chứ đâu.
    Lộ bộ mặt chưa ... !!!


    http://f319.com/member/Dowtrendvni
    Quá trời bài hô tèo ...
    Chắc cũng hơn trăm bài hô tèo, " chọc gậy bánh xe " ... nhể .
    Thế nầy đúng là " Chọc gậy bánh xe ... " còn gì :)) [:D]
    :-??

    Quá trời kinh dị cho những người áp đặt , chụp mũ, vu oán ... mà không " tự soi gương " .
    T*m. Khiếp hết chỗ nói ...


    -------------------------------------------------------------------------


    http://f319.com/home/1612540


    http://f319.com/home/1612010


    http://f319.com/home/1613034/page-8


    .v.v.
  11. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Trân trọng nhắc bạn một lần nữa:
    Đây là topic chuyên đề tưởng nhớ và tôn vinh Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, ai đến đây cũng đều tỏ lòng thành kính tiếc thương Người, còn bạn nãy giờ toàn cãi nhau với hết nick này đến nick khác, gây rối làm loãng chủ đề!

    Bạn lại tranh cãi ở nơi không nên tranh cãi!
    Chuyện chứng khoán xin tranh luận trong topic khác!
    Nick Hoa_Sim đang ở Stuttgart CHLB Đức thì không liên quan gì với nick @Dowtrendvni cả. ( Tra IP thì ra ngay thôi ! ). Vậy bạn đừng vì háo thắng mà quy chụp nữa nhé!
    Tôi không quen, thậm chí còn không biết nick Dowtrendvni là nam hay nữ, ở nơi nào tại VN!

    Mong ban quản trị có biện pháp chấn chỉnh nick TRAIDEP !

  12. lenxuongindex

    lenxuongindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    2.130
  13. TRAIDEP

    TRAIDEP Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/01/2012
    Đã được thích:
    449
    Bắt nguồn từ bạn . Tiếp đến là : Dowtrendvni , rồi đến Long duong.
    Tuy nhiên tôi không hồi âm bài của Long duong.

    Bạn nên chấn chỉnh lại : Dowtrendvni , Long duong, lenxuongindex trước khi " cố tình tranh luận với tôi " nhá.
    Do mình & những người khác thì đừng trách tớ chứ :-??

    Hãy tự trách mình, tự xem lại những gì mình đã làm ... hơn là luôn luôn đổ tội người khác.
    Mong ban quản trị có biện pháp chấn chỉnh những níck trên kể cả chủ topic .

    Kết thúc tranh luận tại đây. Ok chưa ?!
  14. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Tướng Giáp nói về sức mạnh quân sự Việt Nam năm 1964


    Năm 1964, các nhà báo Pháp đến miền bắc Việt Nam và có cơ hội phỏng vấn độc quyền Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông nói về nguồn gốc sức mạnh của cuộc kháng chiến chống Mỹ: đó là nhuệ khí của quân đội và sự ủng hộ vô biên của nhân dân.

    Đoạn phim này được thực hiện tháng 6 năm đó, hiện có tại Viện Lưu trữ Hình ảnh và Âm thanh Quốc gia Pháp.
    Các nhà báo đến Việt Nam để chứng kiến đất nước này 10 năm sau khi Hiệp định Geneva 1954 được ký kết. Họ ghi lại cuộc sống của người dân ở các vùng, và được phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trang web của Viện cho hay.
    Khi trả lời phỏng vấn bằng tiếng Pháp, bậc thầy của chiến tranh du kích Việt Nam khẳng định rằng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoàn toàn có thể tự bảo vệ và sẽ đánh tan bất kỳ kẻ thù đế quốc nào.
    Ông cho biết sức mạnh của quân đội nhân dân Việt Nam nằm ở tinh thần và nhuệ khí, ở sự hỗ trợ không giới hạn của nhân dân, và ở cả các phương tiện kỹ thuật. Trong các yếu tố, thì quan trọng nhất là yếu tố tinh thần.
    "Chúng tôi tự hào vì nhuệ khí của quân đội", ông nói.
    Khi phóng viên dùng từ "V iệt Cộng ", ông đã vô cùng khéo léo đưa họ trở lại với tên gọi chính thức của lực lượng Giải phóng quân Miền Nam. Đại tướng thể hiện sự trí tuệ thông thái và phong cách lôi cuốn trong cuộc phỏng vấn.


  15. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Sáng nay trên đường về quê qua cổng nhà Cụ mới chỉ thấy trăng được 1 cái bạt giữa sân,thật may là gia đình và ban tang lễ cho dân đến viếng Cụ để thỏa lòng kính ngưỡng khát khao,G Đ mình cũng có nhiều người dự định đến xếp hàng viếng Cụ.
    Cảm động quá,ko ai có thể cầm nổi nước mắt,dù biết rằng Sinh Lão bệnh tử ,dù Cụ đã 103 tuổi

    :((:((:((:((:((:((:((:((

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời là mất mát lớn đối với tất cả người dân Việt Nam, từ những người trẻ sinh sau kháng chiến cho đến những người lớn tuổi.
    [​IMG]


    [​IMG]

    Nhiều người bày tỏ lòng thành kính, vái lạy trước nhà Đại tướng.
    [​IMG]

    Ông Nguyễn Thế Luân (Mỹ Đình, Hà Nội) ngay khi biết tin Đại tướng từ trần qua chương trình thời sự đã bỏ dở bữa cơm, đi xe đến phố Hoàng Diệu. Đứng trước cổng nhà Đại tướng, ông không thể kìm ném xúc động, khóc nức nở. "Tôi cảm thấy như mất bố tôi vậy", ông nói.
  16. ngocduong02

    ngocduong02 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/12/2011
    Đã được thích:
    184
    Bác viết rất nhiều về tư liệu của Tướng Giáp. Nhưng tôi chưa thấy nội dung nói về : 1 Tướng Giáp học Quân sư vào thời điểm nào và trường nào; 2 Vai trò của TQ trong trận ĐBP là ko thể chối bỏ
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này