Thành kính tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 05/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2729 người đang online, trong đó có 47 thành viên. 02:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 87976 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Đại Tướng Võ Nguyên Giáp nói về sức mạnh quân sự Việt Nam năm 1964


  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Trong khi Viếng Cụ xin mọi người nhẹ lời,có thể là bạn ấy quá bận rộn ,hoặc quá nôn nóng muốn vào viếng!!!
    Khi ai đó đem biếu bố mẹ món đồ,mà xưng xỉa ,cãi vã bố mẹ đã ko muốn nhận rồi ,nhất là khi nhà có việc ,hiếu, hỉ ... giỗ chạp mà con cháu tranh cãi nhau thì cụ kị ông bà cha mẹ nào vui nổi,cỗ bày ra hãy để cúng ruồi thôi nên xin các báo cùng các Cụ hãy"chuyện lớn coi thành nhỏ,chuyện nhỏ coi như ko có" thì mới thật sự cúng viếng Người!!!
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Hàng chục nghìn người tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    Dòng người xếp hàng kéo dài cả cây số từ cổng nhà 30 Hoàng Diệu (Hà Nội), chờ tới lượt đến bên bàn thờ bày tỏ niềm tiếc thương trước sự ra đi của vị tướng toàn tài, đức độ.

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ yên nghỉ tại quê nhà Quảng Bình
    [​IMG]
    Tranh ghép hình Đại tướng Võ Nguyên Giáp được treo trang trọng trước bàn tưởng niệm.
    Từng đợt 100 người nối nhau theo hàng một lặng lẽ tiến vào, trong khi hàng chục nghìn người khác xếp hàng dài chờ phía sau. Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu cùng một số cựu chiến binh dẫn đầu đoàn tưởng niệm.
    Bắt đầu mở cửa từ 14h30, tới gần 16h, đoàn người tới tưởng niệm mỗi lúc một đông trong khi hàng chục nghìn người xếp hàng kéo dài cả cây số từ cổng nhà Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu, vòng qua đường Điện Biên Phủ, Lăng Bác Hồ tới tận cửa Bộ Ngoại giao.
    Trước giờ mở cửa hàng tiếng đồng hồ, nhiều người đã bảo nhau tới xếp hàng chờ đợi. Cả đoạn đường dài 200 mét từ cổng nhà Đại tướng tới ngã tư Điện Biên Phủ, người người đứng kín vỉa hè. Trên tay cầm hoa, nến và hương, họ lặng lẽ cùng nhau chờ tới giây phút được vào tận nơi bày tỏ tình cảm của mình. Trong số hàng trăm gương mặt, già có, trẻ có, ai nấy đều rưng rưng nỗi buồn như sắp chia xa người ruột thịt.
    Bên kia đường, hàng trăm người dừng xe, hướng ánh nhìn vào nơi Đại tướng từng sinh sống. Nắng thu vàng rực len qua tán lá dày xanh mướt, gió man mác thổi gợi nỗi buồn và và niềm tiếc thương.
    [​IMG]
    Trong dòng người tới nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp chiều 6/10 có Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, là đồng hương và từng có nhiều thời gian gắn bó với Đại tướng. Tướng Nguyên cũng ở bên người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam một ngày trước khi ông ra đi.
    Theo kế hoạch, gia đình đón khách từ 14h đến 18h và tiếp tục mở cửa trở lại trong các ngày tiếp theo. Tuy nhiên, hơn một tiếng trước giờ nghỉ, hàng chục nghìn người vẫn kiên nhẫn xếp hàng chờ đợi. Một số cho biết nếu hôm nay không đến lượt, sáng mai sẽ quay trở lại sớm. Cuối giờ chiều, gia đình đã phải cử người tới cáo lỗi bà con vì không thể kéo dài thời gian đón tiếp.
    Hai cựu binh Bùi Xuân Đức và Nguyễn Sĩ Mỵ ở Tây Hồ cũng hòa trong dòng người đứng trước nhà Đại tướng. Hai bác từng tham gia trận chiến bảo vệ thành cổ Quảng Trị, không phải cấp dưới trực tiếp, nhưng vẫn có tình cảm đặc biệt với người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
    "Chúng tôi ra đây vì tình cảm cá nhân. Đại tướng hưởng thọ 103 tuổi rồi, nhưng vẫn tiếc thương vì từ nay đất nước mất đi một người đức độ, tài giỏi, vì dân vì nước", hai bác chia sẻ.
    Cả hai người đi xe máy ra Hoàng Diệu ngay từ đêm 4/10 và từ tối qua đến sáng nay túc trực trước cửa nhà Đại tướng, chờ tới lượt vào thăm nhà và tưởng niệm vị tướng mà họ ngưỡng mộ.
    Từ 14h30 chiều nay, ngôi nhà nơi Đại tướng từng sinh sống với gia đình trước khi qua đời, bắt đầu mở cửa đón khách và kéo dài đến hết 11/10, một ngày trước lễ truy điệu. Quyết định chưa có tiền lệ này được đưa ra sau khi hàng trăm người dân theo nhau dâng hoa, thắp nến trước cửa nhà riêng Đại tướng từ đêm 4/10 và tiếp tục tới vào sáng hôm nay. Con trai và con gái của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tối qua đã ra trước cổng cảm ơn tấm lòng của đồng bào dành cho cha mình, thông báo bắt đầu đón khách từ 8h sáng nay. Tuy nhiên, do khâu chuẩn bị chưa kịp, giờ đón khách phải lui lại.
    Biết được thông tin này, từ sáng nay nhiều người đã tời chờ trước cổng nhà. Khoảng 11h, rạp đã được dựng lên làm nơi chuẩn bị đón bà con vào tưởng niệm, bày tỏ tình cảm với Đại tướng. Gia đình khuyến khích người dân đi theo đoàn, và không mang theo đồ phúng viếng. ******* phường Điện Biên cùng lực lượng dân phòng đã có mặt hướng dẫn người dân, thông báo về giờ đón khách. Hoa của người dân tưởng niệm Đại tướng tiếp tục được chuyển vào trong nhà. Khu trông xe miễn phí được bố trí ở Hoàng Thành - 19C Hoàng Diệu.
    [​IMG]
    18h, đến giờ nghỉ tiếp khách, bên trong nhà Đại tướng vẫn còn hàng trăm người dân chờ đợi.
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần lúc 18h9 ngày 4/10 tại Bệnh viện quân y 108, nơi ông nằm điều trị suốt 4 năm qua. Tang lễ ông sẽ được tổ chức theo nghi thức Quốc tang. Linh cữu ông quàn tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ viếng được tổ chức cùng địa điểm từ 7h30 ngày 12/10. Một ngày sau, 13/10, sẽ diễn ra lễ truy điệu trọng thể.
    "Thể theo ý nguyện của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyện vọng của gia đình, lễ an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức cùng ngày tại quê nhà (tỉnh Quảng Bình)", thông cáo đặc biệt phát đi chiều 5/10 của Văn phòng Ban chấp hành trung ương Đảng ghi rõ.
    Nhóm phóng viên

  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036

    Bạn ơi tàu khựa ko cho ko ai cái j`,họ muốn mượn chiến trường VN để đánh bại,Pháp, Mỹ ngăn chặn chiến tranh khỏi lan sang TQ mà thôi ,có j` tốt đẹp đâu,rất tiếc đã bấn nhầm nút cảm ơ
    n
    ~X
  5. ngocduong02

    ngocduong02 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/12/2011
    Đã được thích:
    184
    Bạn nói đúng , bọn Tàu khưa nó chẳng cho ta cái gì ngòai việc coi ta là công cụ đánh Pháp lúc bấy giờ, chính vì vãy mà nó hêt sức ủng hộ ta, nếu ko có tà Khựa chư chắc có trận ĐBP oai hùng, Điều này ko thể chội bỏ
  6. stock_pro7x

    stock_pro7x Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    23/02/2010
    Đã được thích:
    971
    Mọi người có biết đưa bác về Quảng Bình bằng đường nào không vây? Đường bô? Hay đường hàng không? Mình nghĩ đi đường bộ hay hơn, tuy tốn kém hơn nhưng tạo điều kiện cho các thế hệ con cháu chúng ta được đưa tiễn bác về nơi an nghỉ cuối cùng.
  7. Dowtrendvni

    Dowtrendvni Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/11/2011
    Đã được thích:
    2.319
    -đúng vậy nên đi đường bộ để đồng bào các tỉnh có điều kiện đưa tiễn người
  8. stock_pro7x

    stock_pro7x Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    23/02/2010
    Đã được thích:
    971
    Các bài thơ tặng Bác trên Vnexpress
    Người gửi: Hoa Huyền
    Đưa tiễn Anh Văn* ngoại bách xuân​
    Suốt đời theo Đảng, sống vì dân
    Cao tầm, bản lĩnh, tâm trung nghĩa
    Đại Nhẫn, kiên cường, đức-chí-nhân
    Anh cả toàn quân... mưu-trí-dũng
    Trò ưu của Bác... chính-liêm-cần
    Năm châu, bốn biển lưu tên tuổi
    Đệ nhất lừng danh Đại tướng quân.

    (*)Anh Văn là bí danh của Đại tướng​
    Người gửi: Đỗ Bình Giang
    ĐẠI nghĩa xưa nay trừ cường bạo,
    TƯỚNG tài trước vốn địch muôn quân.
    VÕ công lừng lẫy, "Trung với Nước",
    NGUYÊN vẹn tấm lòng, "Hiếu với Dân".
    GIÁP trụ đơn sơ, manh áo vải,
    THỌ tựa Nam Sơn, trải trăm mùa.
    BÁCH chiến, bách thắng, khi Võ tướng.
    NIÊN thuận, vũ hòa, lúc Văn quan.​
    Người gửi: Nguyễn Văn Tuấn
    Dẫu biết sinh - tử là lẽ thường
    Nhưng lòng vẫn nặng nỗi đau thương
    Đôi bờ mi ướt, nhòa dòng lệ
    In bóng hình Ông - vị tướng tài.​
    Người gửi: Phạm Văn Thắng
    Có một người con của nước non,
    Trăm năm nhân - nghĩa được vuông tròn
    Khuất bóng sao khuê về tiên tổ
    Ngàn năm danh giá mốc vàng son​
    Người gửi: Đỗ Thị Quý, vợ một người lính
    KÍNH VIẾNG ĐẠI LÃO TƯỚNG QUÂN!​
    VÔ vàn nhịp đập triệu con tim,
    CÙNG nhau thổn thức tiếc người hiền
    THƯƠNG người tài đức, vừa hiển thánh!
    TIẾC đấng hùng anh, mãi linh thiêng.
    ĐẠI nghĩa cứu dân, xây dựng nước,
    TƯỚNG tài diệt giặc, giữ non sông.
    VÕ giỏi, văn hay lừng thế giới.
    NGUYÊN khí quốc gia, vọng muôn đời.
    GIÁP thiêng che chở, triệu triệu người.​
    Người gửi: Hương Hoàng
    Nghe tin Đại Tướng mây ngàn
    Trái tim nhỏ lệ vô vàn tiếc thương
    Cuộc đời chinh chiến dặm trường
    Đánh hai đế quốc trên đường chông gai
    Để cho ánh nắng ban mai
    Chiếu soi sáng mãi đức tài thánh nhân
    Sống thời Đại tướng của dân
    Ra đi non nước bần thần nhớ mong...​

    Người gửi: Venis Nguyễn
    Ông đi nhẹ nhàng nhé ông ơi!
    Luyến tiếc khôn nguôi cả đất trời
    Tưởng nhớ người con của tổ quốc
    Triệu lòng thành kính khắp nơi nơi
    Miền trung bão lụt nước còn dâng
    Ông mất buồn thêm đến muôn phần
    Mong sao hồn đến nơi cực lạc
    Thoải mái, an bình, chẳng phân vân​
    Người gửi:[FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif] Nguyễn Ngọc Tiên[/FONT]
    Không thể ngăn dòng nước mắt rơi
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Nghe tin đại tướng đã qua đời[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Thủ lĩnh tiên phong người dân Việt[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Anh hùng giải phóng của loài người.[/FONT]

    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Bác đã ra đi với đất trời[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Về cùng Thầy, bạn chốn xa xôi[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Thường tình sinh lão rồi bệnh tử[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Mà lòng đau thắt nỗi ngậm ngùi.[/FONT]

    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Đây đất Điện Biên rất hào hùng[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Đây dòng Lệ Thủy vẫn mênh mông[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Đây trời Hà Nội ngày thu cuối[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Nghiêng tạ công ơn tiễn biệt người.[/FONT]

    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Xin chào đại tướng của nhân dân[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Xin nhớ theo gương đức anh hùng[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Phấn đấu hết mình vì tổ quốc[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Để lòng không thẹn với cha ông.[/FONT]​

    Người gửi: [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Phước Hải[/FONT]

    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Sao thấy dạ thắt lòng đau

    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Người đi dẫu biết từ lâu vẫn buồn[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Quân dân cả nước bồn chồn[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Trông về phương Bắc ôn tồn bác khuyên.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Quân dân cá nước ba miền[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Sắc son đoàn kết như kiềng ba chân[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Kẻ nào xâm phạm nước Nam[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Đánh cho tan tác, nói làm nhất tâm.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Người đi nhẹ gót âm thầm[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Người đi để lại tình thâm muôn người[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Dân quân đầy ánh sáng ngời[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Rọi soi chí hướng, tuyệt vời chiến thư.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Pháp, Mỹ, Bành Trướng,... kình ngư[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Tháng năm xưa cũ Ta Lư tiếng đàn[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]So dây nối nhịp âm vang[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Nước non chung hướng sao vàng tung bay.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Hỡi người xưa của ta nay[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Ngàn năm chung một cánh tay anh hào[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Hôm nay Bác vẫy tay chào[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Ra đi về với Hồng Bào Tổ Tiên.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Chung bàn luận giải Hùng Thiêng[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Cho non nước Việt vĩnh miên an trường[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Chúng con mất một tình thương[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Chí cao nguyện chắc dây cương thẳng đường.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Võ cao khéo trở nhún nhường[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Nguyên phong lẫm liệt bao phương tỏ tường[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Giáp vòng thế giới soi gương[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Tài cao chí cả tình thương đắp bồi.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Hiền nhơn anh lạc về trời[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Việt Nam hậu thế ngàn đời tiếc thương![/FONT][/FONT]


    Người gửi:[FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif] Ngo Them[/FONT]

    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Vẫn biết Người đã yếu lắm rồi
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Ngày về bên Bác chẳng xa xôi[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Mà sao nghe tin lòng nghẹn lại[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,Arial,Verdana,sans-serif]Khóe mắt rưng rưng lệ đắng môi...[/FONT][/FONT]


    Người gửi: Hải Vân
    Việt Nam, Lệ Thủy - Quảng Bình
    Sinh ra vị tướng ân tình quê hương
    Tay gậy, tay súng, tay gươm
    Tay nghiên, tay bút chiến trường tấn công
    ...
    Điện Biên bi tráng hùng ca
    Vang danh thế giới phương xa tự hào
    ...
    Hòa bình cuộc sống êm đềm
    Bác vẫn bày tỏ nỗi niềm cháu con
    Tuổi bác tuy không còn son
    Ý chí nước chảy đá mòn không phai
    Sáng nay qua báo qua đài
    Nghe tin bác mất bi ai trong lòng
    Đau buồn thương xót nhớ mong
    Chỉ biết bày tỏ tấm lòng bác ơi
    Bác Giáp ơi hỡi bác ơi
    Mong bác yên nghỉ đất trời thiên thu​
    Người gửi:Nhật Minh
    "VĨNH phúc trời Nam tinh tú soi
    BIỆT ly phút ấy đến nơi rồi
    ĐẠI nhân đại nghĩa lưu thiên cổ
    TƯỚNG sỹ ngàn quân được mấy người?
    VÕ nghiệp vinh danh sách sử lưu
    NGUYÊN vẹn trung kiên buổi xế chiều
    GIÁP trận hay bình, dân đều yêu!"​
    Người gửi: Yuri Trang
    Bác đi lặng lẽ một ngày thu
    Về với Hùng Vương, với *****​
    Con nghe hồn Nước nghiêng tiễn Bác
    Xin kính dâng Người đôi lời ru...​
    Bác ngủ ngon nhé Bác của con
    Bác của muôn người, của nước non
    Mùa thu đưa Bác vào hồn đất.​
    Người gửi: Lê Linh
    Bác đã đi rồi bác Giáp ơi​
    Nghìn thu vang vọng mãi tên Người
    Dâng nén hương lòng đưa tiễn bác
    Kính cẩn nghiêng mình lệ tuôn rơi.​
    Người gửi: Huệ Lai
    Non sông, Đất nước mãi ơn Người.
    Ra đi để lại cho con cháu.
    Độc lập tự do mãi muôn đời
    Cầu mong cho linh hồn Đại tướng
    Nhẹ cánh bay về cõi vĩnh hằng.​
    Người gửi: Trần Kỳ Phong
    Dòng thơ này cháu viết về Đại tướng
    Là dòng thơ ào chảy từ trái tim
    Là cảm xúc không nói nổi nên lời
    Là nước mắt chan hoà trên trang giấy.
    Bác Giáp ơi sao bác đi nhanh quá
    Cả non sông đau xót đến bàng hoàng
    Trời đất buồn lòng người sao tê tái
    Tiếng khóc nghẹn nức nở mãi không nguôi

    Hồi tưởng về ngày đại thắng mùa xuân
    Ngày toàn quân tiến vào dinh Độc Lập
    Có công lao âm thầm mà to lớn
    Của Đại tướng-vị tư lệnh tối cao
    Kì danh nhất mực anh hào
    Tư duy sắc sảo mưu cao kế tài
    Một Việt Nam đến nay bền vững mãi
    Một Điện Biên hoa đỏ những mùa xuân
    Một đội quân vừa gần gũi dễ gần
    Vừa anh hùng,chí nhân,lại bất khuất
    Ấy là nhờ trái tim hồng dìu dắt
    Của ***** và bác Giáp kính yêu

    Nay bác Giáp đã mỉm cười nhắm mắt
    Trong vòng hoa đến từ khắp năm châu
    Trong sự thương tiếc và ngả mũ cúi đầu
    Của toàn thể nhân dân và chiến sĩ
    Kể cả kẻ thù lẫn người đồng chí
    Không có ai là không kính phục người​
    Từ Cuba phía châu Mĩ xa xôi
    Đến Hà Nội thủ đô của nước Việt
    Cánh bồ câu báo tin đau li biệt
    Rằng :Người *** chân chính bậc nhất, ôi!
    Hãy an tâm với giấc ngủ nghìn đời
    Và yên lòng nghỉ ngơi trên đất mẹ
    Tổ quốc này vẫn đẹp và vẫn se:
    Tự hào về tướng Giáp của chúng ta!​
    Người gửi: HHT
    Lệ Thuỷ quê mình đang chống chọi với mưa giông
    Sao Người vội vàng tìm về chốn hư không
    Ôi con cháu biết còn đâu trông ngóng​
    Đồng bào ta luôn chảy dòng máu nóng
    Máu Lạc Hồng như con sóng giữa đại dương
    Theo bước Người con cháu mãi theo gương
    Mãi vững bước trên con đường chủ nghĩa

    Ôi nhớ sao quên một thời son trẻ
    Trang sử hồng một nét vẽ sơ khai
    Người tô đậm thêm cho dân tộc một hình hài
    Hình đất nước trên tượng đài chiến thắng

    Tây Bắc quê mình chín mùa hoa ban trắng
    Người đã đem về một chiến thắng tới năm châu
    Cho Đà Giang luôn xanh mãi một màu
    Cho tim Bác vững mưu cầu độc lập

    Chính thắng tà xưa nay là quy luật
    Nhưng Mỹ hung tàn vội cướp giật mất tự do
    Chưa hoà bình dân ta đã phải lo
    Đánh giặc Mỹ cho nước nhà thống nhất

    Người chẳng quan tâm những điều được mất
    Cho riêng mình vì thống nhất giang san
    Dù Mỹ cho ta về với chốn điêu tàn
    Người vẫn nói Việt Nam ơi thần tốc

    Ba mươi tháng tư khi chúng ta độc lập
    Đại tướng già lau nước mắt mừng vui
    Dẫu bờ môi và ánh mắt vẫn cười
    Nhưng sâu thẳm trái tim Người sâu lắng

    Nay dân tộc ta đã giành chiến thắng
    Làm cách nào có cuộc sống âm no
    Vì hoà bình vì độc lập tự do
    Người đã cống hiến một đời cho Tổ Quốc.

    Nay Người ra đi con cháu Người đang khóc
    Người lính già mái tóc bạc sương sa.​
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Các cố vấn quân sự Trung Quốc muốn dùng chiến thuật biển người để đánh nhanh thắng nhanh, bất chấp thương vong.
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp sau 1 đêm thức trắng đã ra quyết định kéo pháo ra và nghi binh bằng đại đoàn 308 ở Thượng Lào để lừa địch, tránh tổn thất cho quân dân ta.
    Sau này phía TQ kể công, nhưng những tài liệu sau đây đã vạch trần bộ mặt xảo trá nham hiểm của các chuyên gia TQ. Nếu ngày ấy Đại tướng nghe theo phía TQ thì thương vong rất lớn mà chưa chắc đã chiến thắng.
    Bộ mặt đểu giả của TQ ngày càng lộ rõ qua thời gian...

    Vì tài liệu rất dài nên tôi chia làm nhiều phần để các bạn tiện theo dõi.
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Hồi ức về chiến dịch ĐIỆN BIÊN PHỦ

    Phần I


    Chứng từ của đại tá Hoàng Minh Phương, người phiên dịch các cuộc gặp giữa đại tướng Võ Nguyên Giáp và Vi Quốc Thanh, cố vấn trường Trung Quốc, trong suốt chiến dịch Điện Biên Phủ. Bài này vô hình trung đã bác bỏ những xuyên tạc của một số cố vấn quân sự Trung Quốc trong hồi kí của họ.



    Hồi ức về chiến dịch Điện Biên Phủ

    Đại tá HOÀNG MINH PHƯƠNG

    Nguyên trợ lý Bộ chỉ huy chiến dịch Điên Biên Phủ


    7.5.2009 là kỷ niệm lần thứ 55 chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Diễn Đàn giới thiệu với bạn đọc chứng từ của đại tá cựu chiến binh Hoàng Minh Phương. Đây là toàn văn bản tham luận tác giả đọc tại cuộc hội thảo khoa học tổ chức trong hai ngày 19 và 20.4.2004 tại Trường Đại học Bắc Kinh, “vòng ba” của hội thảo quốc tế Kỷ niệm 50 năm chiến dịch Điện Biên Phủ và hội nghị Genève (mà hai vòng đầu đã được tổ chức tại Paris và Hà Nội trong thời gian nửa năm đầu 2004), với sự tham gia của những nhà nghiên cứu Pháp, Trung Quốc và Việt Nam.
    Chứng từ của ông Hoàng Minh Phương là một tài liệu quý báu, vì nhiều lẽ. Trước hết, trong suốt thời gian chiến dịch, ông là người phiên dịch giữa tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc Vi Quốc Thanh, trực tiếp chứng kiến quá trình diễn biến dẫn tới quyết định buổi sáng ngày 26.1.1954, “kéo pháo ra”, bài binh bố trận lại để “đánh chắc tiến chắc”, từ bỏ hẳn “oa tâm tạng chiến thuật” (chiến thuật moi tim kẻ địch), dùng biển người “đánh nhanh, thắng nhanh” của phó trưởng đoàn cố vấn Mai Gia Sinh. Chứng từ này xác nhận một lần nữa rằng đó là quyết định của chính cá nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Vị tướng “ngoài mặt trận” đã đảm đương trách nhiệm của mình, trong hoàn cảnh mọi liên lạc với chủ tịch Hổ Chí Minh và Bộ chính trị ********************** ở Việt Bắc phải tiến hành qua giao liên đi ngựa, đi về phải mất nhiều ngày. Từ sau năm 1975, phía Trung Quốc đề cao vai trò viện trợ quân sự của mình (hàm ý trách móc Việt Nam bội bạc). Thậm chí họ còn thổi phồng công lao của các cố vấn Trung Quốc tại Điện Biên Phủ (xem Hồi ký của các cố vấn Trung Quốc đã công bố trên Diễn Đàn). Tại cuộc hội thảo 50 năm Điện Biên Phủ ở Paris và Hà Nội, họ đã rêu rao là tới Bắc Kinh, phía Trung Quốc sẽ công bố tư liệu lịch sử cho thấy chính Mao Trạch Đông là người quyết định thay đổi chiến thuật ở Điện Biên Phủ. Và, đến hẹn lại lên, đúng là bức điện của Mao Trạch Đông gửi Vi Quốc Thanh, tán thành việc thay đổi kế hoạch tiến công, đã được công bố. Nhưng, cuối cùng, các nhà sử học và chứng nhân Trung Quốc đã thừa nhận rằng, bức điện ấy mãi tới ngày 27.1.1954, Vi Quốc Thanh mới nhận được. Nghĩa là một ngày sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra lệnh kéo pháo, rút quân và các điểm tập kết, và đưa đại đoàn 308 sang Thượng Lào làm “nghi binh”. Cụ thể hơn nữa, sau khi đại tá Hoàng Minh Phương đọc bản tham luận của mình bằng Hán ngữ, giáo sư Văn Thanh, phiên dịch viên của Trung Quốc tại Điện Biên Phủ, có mặt trong cuộc gặp Võ-Vi sáng ngày 26.1.1954, đã tuyên bố tại hội trường :Những điều mà ông Hoàng Minh Phương vừa phát biểu hoàn toàn đúng với sự thực lịch sử mà tôi được chứng kiến ”.
    Diễn Đàn cảm ông Dương Danh Dy (dịch giả tập hồi ký cố vấn Trung Quốc) đã cung cấp bài tham luận của đại tá Hoàng Minh Phương và những thông tin soi sáng một sử kiện quan trọng. Để bảo đảm tính trung thực của văn bản này, ngày 7.5 vừa qua, chúng tôi đã công bố 13 trang ảnh chụp. Nhưng để bạn đọc dễ bề theo dõi, chúng tôi xin đăng dưới đây toàn văn bài viết, mà một bạn đọc, ông Nguyễn Học, đã bỏ công thực hiện.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này