Thành kính tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 05/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3384 người đang online, trong đó có 162 thành viên. 07:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 87980 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. assets

    assets Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2012
    Đã được thích:
    12
    Chuẩn đó bác ạ.
    Napoleon không thể so sánh với Hoàng đế Quang Trung vì trong suốt cuộc đời cầm quân cho tới lúc 39 tuổi khi mất cụ chưa từng thất bại một trận nào.
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng vậy.
  2. Han0ibrocker

    Han0ibrocker Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/06/2013
    Đã được thích:
    1.744
    Thành kính tiễn đưa Người - anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam!

    Đề nghị admin lưu topic này lại để mỗi lần đến ngày giỗ bác anh em F319ers có thể vào chia sẻ cảm xúc. Trân trọng cảm ơn!
  3. stock_pro7x

    stock_pro7x Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    23/02/2010
    Đã được thích:
    971
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng ở Vũng Chùa - Đảo Yến

    06/10/2013 13:20

    (TNO) Ngày 6.10, theo thông tin từ người thân trong dòng họ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến (xã Quảng Đông, H.Quảng Trạch, Quảng Bình) được gia đình chọn làm nơi an táng cho Đại tướng.

    >> Vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    >> Vĩnh biệt người anh hùng dân tộc Võ Nguyên Giáp
    [​IMG]
    Bà Võ Thị Hoa, một người trong họ hàng với đại tướng, khóc nức nở khi đến thắp hương tại nhà lưu niệm
    [​IMG]
    Học sinh Trường dân tộc nội trú Lệ Thủy đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    Sáng 6.10, từng dòng người lại nối chân nhau đến nhà lưu niệm tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, H.Lệ Thủy để thắp hương viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đặc biệt, rất nhiều học sinh phổ thông các trường trên địa bàn đã chủ động rủ nhau đến viếng.



    Lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ diễn ra vào ngày 13.10 tại quê nhà Quảng Bình thể theo ý nguyện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyện vọng của gia đình.


    Thanh Niên Online cũng đã gặp, trò chuyện với vợ chồng ông bà Dương Công Toán và Bùi Thị Dậu ở xã Tân Thủy, H.Lệ Thủy.
    Trong ký ức của bà Dậu, năm 1987, bà đã may mắn gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp. “Khi đến thăm Công ty Thương nghiệp Lệ Thủy, đại tướng đã bảo tôi dẫn ông đến cửa hàng Tuy Lộc để mua ít đồ dùng. Ra cửa hàng, đại tướng mua 2 m vải. Ngay lúc đó, nhiều người đã chụp ảnh ghi lại khoảnh khắc đời thường của đại tướng”, bà Dậu nhớ lại.
    Nhờ vậy bà Dậu cũng có mặt trong các bức ảnh ấy. Và bà xem đó như là kỷ vật thiêng liêng, vô giá. Mấy chục năm qua, bà vẫn giữ bức ảnh ấy bên mình. Về thắp hương cho đại tướng, bà Dậu cũng mang theo bức ảnh.
    Cựu chiến binh Nguyễn Thanh Hoành (ở P.Bắc Nghĩa, TP.Đồng Hới) đã đến nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp thật sớm. Ông chạy xe máy một mình dù tuổi cao sức yếu.
    Ông Hoành cầm theo tấm ảnh chụp Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm tiểu đoàn 33 Công binh anh hùng, thuộc Binh trạm 14, Đoàn 559, Bộ đội Trường Sơn. Ngoài ra còn có tờ photocopy mặt quyển sách Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (do đại tướng chủ biên), trên đó có chữ đề tặng của đại tướng.
    Ai cũng muốn giữ thật chặt một kỷ vật, một kỷ niệm nào đó về đại tướng, trong giờ phút đau buồn...

    [​IMG]
    Bức ảnh lưu lại hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm và mua 2 m vải tại Cửa hàng thương nghiệp Tuy Lộc mà bà Dậu lưu giữ

    [​IMG]
    Ông Hoành với những kỷ vật về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    [​IMG]
    Học sinh Trường dân tộc nội trú Lệ Thủy đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    [​IMG]
    Đảo Yến nhìn từ xa - Ảnh: K.K
    Theo người dân địa phương thì đảo Yến là tên gọi xuất hiện sau này, khi có một công ty khai thác, nuôi yến đến hoạt động. Trên đảo có rất nhiều chim yến. Trước kia, người dân gọi là Hòn Nồm theo hướng gió nồm.
    Khu vực biển Vũng Chùa rất kín gió vì được bao bọc bởi 3 hòn đảo: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm. Vì vậy đó là nơi neo đậu tàu thuyền tránh trú bão. Và ngày xưa trên Hòn Nồm có dấu tích nền móng một ngôi chùa lớn nên người dân địa phương gọi đó là biển Vũng Chùa, theo tiếng địa phương là “Vụng Chùa”. Sau này, trải qua thời gian, mưa bão nên không còn dấu ngôi chùa nữa.

    [​IMG]
    Đảo Yến - Ảnh: K.K

    Đảo Yến cách đất liền tại thôn Thọ Sơn chừng hơn 1 km, có diện tích khoảng 10 ha, khung cảnh trên đảo còn khá hoang sơ.
    Quang cảnh Vũng Chùa - Đảo Yến mênh mông, thoáng, đẹp. Đứng trên đảo, nhìn vào đất liền là những bãi cát chạy dài, cây cối xanh tươi. Đảo có nhiều bãi đá đẹp. Từ đảo Yến trông ra xa có thể thấy được Hòn La và Hòn Gió; ba hòn tạo thành một hình tam giác. Những lúc bình minh hay chiều tà, khung cảnh ở đây đẹp mê hồn, chìm ảo như trong cổ tích.
  4. Tamgiacquy

    Tamgiacquy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/07/2012
    Đã được thích:
    9
    Tại sao cụ lại muốn được an táng tại Đảo ?????? Vị cha già vẫn đau đáu trong lòng nỗi lo biển đảo cho đến lúc nhắm mắt suôi tay ./. Người vẫn muốn ra tiền tuyến..linh hồn người sẽ canh giữ cửa ngõ của cả dân tộc ta chăng.
  5. hoanglansv

    hoanglansv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Đã được thích:
    288
    Những “nước cờ” cao của Tướng Giáp trên chiến trường

    Thứ hai, 07/10/2013, 07:21 (GMT+7)

    Đánh Buôn Ma Thuật quyết định rất sáng suốt của Đại tướng góp phần tạo nên thành công của toàn Chiến dịch Tây Nguyên (1975) và đẩy nhanh tốc độ tan rã của quân địch.

    Buôn Ma Thuột hay Đông Nam Bộ
    Từ cuối năm 1973, khi những dấu hiệu vi phạm Hiệp định Paris của quân đội Sài Gòn đã rõ ràng, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương cũng bắt đầu nghiên cứu đề án quân sự. Trong đó, vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất là chọn hướng tiến công chính ở đâu khi bắt đầu một kế hoạch quân sự mới.
    Bộ Tổng tham mưu đưa ra mấy hướng để lựa chọn là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Quảng Đà, Trị Thiên. Các cuộc thảo luận còn tiếp tục trong nhiều ngày tháng nhưng cá nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp ủng hộ hướng đánh vào Tây Nguyên vì khu vực này tiện cho ta tiếp tế hậu cần mà địch lại phòng thủ sơ hở. Thêm nữa, Tây Nguyên là nóc nhà Đông Dương – là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng trong quân sự. Chiếm được Tây Nguyên sẽ cắt đôi thế phòng thủ hiện tại của quân đội Sài Gòn ở miền Nam.
    [​IMG]Xe tăng T-54 của bộ đội ta tiến vào giải phóng Đà Nẵng.

    Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nếu đánh Tây Nguyên sẽ động, địch sẽ ra sức đối phó ở Sài Gòn và đồng bằng Nam Bộ, sau này ta đánh sẽ khó khăn. Vì vậy nên chọn Nam Bộ là hướng chính, phía Tây Nguyên chỉ đánh Đức Lập để mở đường và đồng bằng Nam Bộ. Cuộc trao đổi vẫn chưa ngã ngũ.
    Khoảng cuối năm 1974, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghỉ ở Đồ Sơn và trực tiếp làm kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam. Bản kế hoạch này đã sửa chữa đến lần thứ 6. Trong bản này, về hướng tiến công chủ yếu chỉ còn để lại 2 hướng là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
    Tháng 12/1974, đoàn cán bộ B2 và khu 5 ra Hà Nội họp với Bộ Tổng tham mưu. Trong vấn đề chọn hướng chiến lược, các đồng chí B2 muốn chọn Đông Nam Bộ làm hướng tiến công chiến lược. Tuy nhiên, ngay trong hướng Đông Nam Bộ, giữa Bộ Tổng tham mưu và đoàn cán bộ B2 cũng có sự khác biệt về địa điểm đột phá. Bộ Tổng muốn đánh Bù Đăng, Bù Na để có thêm đạn pháo chiến lợi phẩm đánh Đồng Xoài trong khi các đồng chí B2 muốn trước hết đánh Đồng Xoài vì nó là quận lỵ quan trọng của Phước Long. Cuối cùng kế hoạch tiến công chọn cả Bù Đăng, Bù Na, Đồng Xoài và cả Phước Long.
    Trong hội nghị Bộ Chính trị mở rộng họp ngày 18/12/1974, trước những thông tin mới nhất của tình hình bố phòng Tây Nguyên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại nêu ý kiến: “Kế hoạch phải nêu rõ diệt địch ở Tây Nguyên, mở đầu bằng đánh Buôn Ma Thuột. Có thể sau khi ta tiêu diệt Buôn Ma Thuột, địch sẽ dao động, rối loạn, lúc đó ta phải chớp lấy thời cơ giải phóng Huế. Nếu lúc đó ta chậm chân, mỏi mệt, để mùa mưa đến thì lỡ mất thời cơ. Cho nên phải có kế hoạch bao vây chia cắt ngay từ bây giờ, không để cho địch co cụm chiến lược, rút về miền Đông Nam Bộ hay rút về phía đông dọc theo bờ biển Trung Bộ…. Chúng ta phải chủ động tạo ra thời cơ, chứ không thể bị động ngồi chờ. Khi thời cơ đến thì phải kiên quyết, kịp thời chớp lấy thời cơ”.
    Càng ngày hướng Tây Nguyên và Buôn Ma Thuột càng được nhiều người ủng hộ qua các cuộc họp, thảo luận và cuối cùng đã được lựa chọn làm hướng mở màn chiến dịch Tây Nguyên và cũng là mở màn cho kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam. Như sau này nhiều người nói, đòn đánh vào Buôn Ma Thuột thực sự là một đòn điểm huyệt vào toàn bộ hệ thống phòng ngự của địch đưa chúng đến chỗ tan rã nhanh chóng.
    Quyết định đánh tan 10 vạn quân trong 3 ngày
    Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi, toàn bộ hệ thống phòng ngự của địch “rúng động” và tan rã cũng là lúc quân ta mở chiến dịch giải phóng Huế – Đà Nẵng. Mất Quảng Trị rồi Huế, lực lượng địch dồn về Đà Nẵng tới 100.000 tên với đủ các sắc lính và hô hào tử thủ.
    [​IMG]Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

    Ngày 26/3 tại Tổng hành dinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp họp với tướng Lê Trọng Tấn, Tư lệnh mặt trận Quảng Đà vừa được chỉ định và một số tướng lĩnh khác để bàn kế hoạch tiến công Đà Nẵng. Tướng Tấn đã chuẩn bị sẵn một phương án tác chiến trong 5 ngày gồm các việc họp đảng ủy, tập kết bộ đội và tổ chức hiệp đồng chiến đấu.
    Tuy nhiên, Đại tướng Tổng tư lệnh lại nghĩ khác. Địch kêu gào tử thủ trong khi nhuệ khí đã không còn, hệ thống phòng thủ sau khi mất Tây Nguyên đã không còn căn cứ nào để tử thủ. Tình hình có thể diễn biến đột ngột, khả năng địch tháo chạy vẫn tồn tại. Nếu đánh chuẩn bị đánh trong 5 ngày địch rút được thì sẽ hỏng việc lớn. Do vậy Đại tướng ra lệnh cho Cục Quân báo về nghiên cứu thời gian nhanh nhất địch có thể rút khỏi Đà Nẵng và hẹn sáng hôm sau trả lời.
    Sáng hôm sau, Cục Quân báo trả lời địch có thể rút nhanh nhất trong 3 ngày. Đại tướng liền nêu ý kiến cần chuẩn bị phương án đánh trong 3 ngày nhưng tướng Tấn vẫn giữ ý kiến và trình bày là “Đánh như vậy không thể chuẩn bị kịp”.
    Tướng Giáp viết trong hồi ký Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng: “Không thể đồng ý với đề nghị của anh Tấn chuẩn bị chiến đấu 5 ngày cũng như cách tính toán của anh Thanh, tôi phân tích ngắn, gọn, nêu rõ trong tình huống địch “tử thủ”, ta có thể chuẩn bị 5 ngày, 7 ngày hoặc hơn nữa. Nhưng phải dự kiến tình hình đột biến, cần có kế hoạch đánh thật nhanh. Tôi chỉ thị làm kế hoạch đánh địch theo tình huống chúng rút trong 3 ngày”.
    Anh Tấn vẫn giữ ý kiến, và trình bày: Đánh như vậy không thể chuẩn bị kịp. Tôi nói, giọng có phần gay gắt: “Tư lệnh mặt trận là anh nên tôi để anh ra lệnh. Nếu là người khác, thì tôi ra lệnh: Đánh Đà Nẵng theo phương án chuẩn bị 3 ngày. Nếu chuẩn bị 5 ngày, địch rút mất cả thì sao? Huế đã giải phóng rồi. Mặc dầu pháo binh và hải quân địch có thể bắn phá, cứ cho bộ đội hành quân theo đường số 1 tiến công thẳng vào Đà Nẵng. Từ phía nam cũng theo đường số 1 tiến công lên. Không họp đảng uỷ, chỉ trao đổi bằng điện”.
    [​IMG]Bộ đội ta hành quân vào chiến trường Tây Nguyên.

    Sau đó tướng Tấn đã chấp hành nghiêm lệnh và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chỉ trong 3 ngày đã đưa một quân đoàn đánh tan 100.000 quân địch, giải phóng Đà Nẵng.
    Một vài mẩu chuyện không thể nói hết được những phẩm chất quân sự thiên tài của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng nó cũng cho thấy, ở những thời điểm quan trọng của trận đánh, Đại tướng luôn có những quyết định sáng suốt tiên liệu sự việc chính xác đến không ngờ. Đó cũng là một trong những yếu tố để tên tuổi ông đi vào huyền thoại.
    (Kiến Thức)
  6. khiconxuongnui

    khiconxuongnui Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Đã được thích:
    2
    Đề nghị bác sửa lại hình cho chuẩn, úp hình lên thì phải xếp cho đúng chứ.
  7. ngocduong02

    ngocduong02 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/12/2011
    Đã được thích:
    184
    ĐBP là cuộc chiến oai hung. Ngày nay trong tất cả chúng ta đây ko ai ko căm ghét bọ tàu khựa, nhưng vì lòng căm ghét này mà bóp méo lịch sử, phủ nhận vai trò của Tàu khựa thì ko nên. Vì muốn đánh Pháp khỏi Đông dương, bọn Tàu ko tiếc sức người sức của để giup VN ta đánh Pháp, Để chứng minh điều này, tôi xin đưa ra các luận điểm như sau:
    Thứ nhất, để minh chứng cho việc Vi Quốc Thanh - một tướng Trung Cộng tham gia chiến tranh với Pháp và đặc biệt tại Điện Biên Phủ đã chỉ huy quân đội VN, tôi xin gửi tới bạn đọc bằng chứng được chính quyền VN công bố. Ví dụ như trong bài viết về Vi Quốc Thanh trên website của sở Khoa học và công nghệ tỉnh Nghệ An: “Mối quan hệ tốt đẹp giữa Bác Hồ với Vi Quốc Thanh được thiết lập từ hồi kháng chiến chống Pháp đầu những năm 50 của thế kỷ XX - khi mà Vi Quốc Thanh sang làm Trưởng đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam theo sự phân công của Đảng và Nhà nước Trung Quốc.” (4)


    Thứ hai, báo quân đội nhân dân VN dịch một bài viết của báo Trung cộng ca ngợi công lao của Vi Quốc Thanh và đàn em La Quý Ba, Trần Canh tại chiến dịch Điện Biên Phủ như sau: “Về vấn đề làm cố vấn như thế nào, Mao Chủ tịch nói: “Cố vấn thì là cố vấn, nhưng trên thực tế chính là tham mưu, làm tham mưu tốt cho các đồng chí lãnh đạo của người ta. Tham mưu chính là đề xuất chủ trương, nghĩ biện pháp, hiệp tác giúp đỡ lãnh đạo... Trung tuần tháng 6 năm 1950, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cử đồng chí Trần Canh làm đại biểu sang Việt Nam, giúp đỡ tổ chức thực thi chiến dịch Biên Giới. Sau khi đến Việt Nam, đồng chí Trần Canh lập tức hội kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh, báo cáo với Hồ Chủ tịch ý tưởng tác chiến tại biên giới đã suy nghĩ suốt dọc đường, đồng thời lập tức bôn tập ra tiền tuyến cùng với đồng chí Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt nam trù hoạch tỷ mỉ kế hoạc tác chiến... Về chiến dịch Điện Biên Phủ khi đó Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Tổng chỉ huy chiến dịch. Đồng chí Vi Quốc Thanh là Tổng cố vấn quân sự. Cố vấn quân sự các cấp của phía Trung Quốc ra tiền tuyến dốc toàn lực hiệp tác giúp đỡ...” (5)


    Thứ ba, tác phẩm “Mao chủ tịch của tôi” của tác giả người Trung cộng - Hà Cẩn có viết về sự kiện Điện Biên Phủ tại trang 134 như sau: “Bằng sự sáng tạo của Mao chủ tịch trong việc đưa tới Việt Nam các đồng chí cố vấn mà chiến dịch đã kết thúc thắng lợi với vai trò chính yếu thuộc về thượng tướng Vi Quốc Thanh”.


    Thứ tư, trong cuốn “Đường tới Điện Biên Phủ” của Võ Nguyên Giáp, trong chương I, chính Tướng Giáp đã khẳng định vài trò của tướng Trung cộng trong chiến dịch biên giới 1950 và Điện Biên Phủ sau này: “Khi trở về Bắc Kinh, Bác đề nghị Trung Quốc cử cố vấn sang giúp Việt Nam nay mai sẽ đi vào đánh lớn. Bác gợi ý bạn cử đồng chí Trần Canh. Phía Trung Quốc trả lời đồng chí Trần đã được bố trí công tác rồi, và đưa ra danh sách gồm 4 người: La Quý Ba, Trung ương ủy viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trưởng đoàn cố vấn, Vi Quốc Thanh, Trưởng đoàn cố vấn về quân sự, Mai Gia Sinh, cố vấn về công tác tham mưa, Mã Tây Phu, cố vấn về công tác hậu cần.” (6)


    Như vậy Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã phải mời chuyên gia Trung cộng sang để vạch kế hoạc cho Tướng Giáp.

    Thứ năm, Tại tài liệu của quân ủy quân đội cộng sản số 03 (BC - 03/QU) ngày 12/12/1953 ghi rõ: “Phía Trung Quốc nhấn mạnh ********* cần giữ nguyên kế hoạch tập trung vào Tây Bắc và Lào. Lãnh đạo Trung Quốc cho rằng nếu thực thi chiến thuật này, ********* có thể chuẩn bị lực lượng cho công cuộc đánh chiếm đồng bằng sông Hồng và cuối cùng sẽ đánh bại Pháp ở Đông Dương. Tháng 9, Bộ Chính trị không thông qua kế hoạch của đồng chí Võ Nguyên Giáp mà phải thực hiện theo kế hoạch của các đồng chí cố vấn Trung Quốc. Ngày 27 tháng 10 năm 1953, Đồng chí Vy Quốc Thanh trao cho chúng ta một bản sao kế hoạch của Navarre mà tình báo Trung Cộng đã thu đoạt được. Sau khi xem xét, quân ủy nhận thấy đề nghị của Trung Quốc là đúng. Toàn quân, nếu theo đúng kế hoạch của Trung Quốc, có thể phá vỡ kế hoạch của Navarre.”

    Qua đây chúng ta thấy gì? Đó là các cố vấn Tầu đóng vai trò kiến trúc sư trong trận này
  8. HN139

    HN139 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2005
    Đã được thích:
    720
    Báo chí thế giới đưa tin liên tục, nhân dân khắp mọi nẻo đường tổ quốc đổ về Thủ đô chờ được viếng Đại tướng....Được nhân dân tuyệt đối ngưỡng mộ, tôn thờ thì chỉ có Tướng Giáp là người thứ 2 (sau Bác), còn không có người thứ 3. Sống mãi trong lòng dân thì cần gì mấy cái bản tin kia đâu bác.
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Sim giỏi lắm ,bạn đánh giá và phân tích rất sâu,thấy VTV đăng ý kiến này thoạt nhìn thì thấy tự hào ,nhưng nhìn sâu thì thật sự ko phải thế[};-
  10. C_O_L_D

    C_O_L_D Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    48
    Chống giặc ngoại xâm và mang quân đi đánh nước khác là hai vấn đề khác nhau đấy mấy thým.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này