Thành kính tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 05/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4321 người đang online, trong đó có 299 thành viên. 18:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 87989 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    http://thebox.vn/showbiz-viet/mr-dam-tinh-ngay-ly-gian-buon-cho-van-hoa-dam-dong/43891.html

    http://thebox.vn/Showbiz-Viet/Dam-Vinh-Hung-co-gi-sai-ma-moi-nguoi-lai-chui-boi/43859.html

    Buồn cả cho sự nhận thức của nhà báo quá non kém đã hướng cái đám đông nhìn về hướng xấu:((

    [​IMG]
    Cảnh vệ mở đường cho Đàm Vĩnh Hưng vào viếng trước


    [​IMG]

    Nhưng rồi mọi chuyện có khác khi Mr Đàm luôn là tâm điểm của mọi sự chú ý? Cái cốt lõi cũng chỉ ở quan điểm và tinh thần của những người nhìn nhận sự việc. Cái ngày người ta nhận ra Đàm Vĩnh Hưng thực sự đã liên lạc với gia đình Đại tướng, quỳ gối kính cẩn trước di ảnh của người, độc nhất một mình trong không gian mênh mông đó, cùng với đóa hoa trắng lý ra đã phải để bên ngoài, cũng là ngày đám đông phần nào nhận ra sự vội vàng của mình để rồi vô tình giết chết thứ tình cảm thiêng liêng của một nghệ sỹ, mà không cần thêm bất kỳ sự can dự nào của danh xưng ông hoàng bà chúa.


  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Thứ ba, 8/10/2013 08:55 GMT+7 [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]


    Người dân lặng lẽ viếng Đại tướng trong đêm

    Đêm về khuya, dòng người vẫn không ngừng đổ về phía căn biệt thự số 30 Hoàng Diệu. Nhiều người ở xa đến muộn khóc nấc khi chưa kịp vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

    Người Việt phương xa tưởng nhớ Tướng Giáp
    Những phút cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    18h tối, trời thu se lạnh khắp nẻo đường, góc phố Hà Nội, dòng người vẫn xếp hàng dài dọc đường Hoàng Diệu. Nhận được thông báo hết giờ vào viếng nhưng không ai chịu rời hàng. Những bó hồng, bông cúc nằm nguyên trên tay, cả đoàn người cố ngóng về phía cánh cổng vừa đóng kín để mong các chiến sĩ canh gác cho phép mình vào. Phía ngoài, thanh niên tình nguyện đứng xếp hàng dài, nắm tay nhau tạo thành một hàng rào để đảm bảo trật tự.
    Một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội cho xe đưa học sinh qua đây khi vừa tan trường. Những khuôn mặt ngây thơ quàng khăn đỏ, tay cầm hoa đứng xếp hàng ngay ngắn dù bóng tối đã buông. Lực lượng bảo vệ nhanh chóng tổ chức cho các em vào viếng từ cổng phụ dù đã hết giờ theo thông báo. Tất cả những người đứng ngoài đồng loạt giơ tay xin vào khi nghe câu hỏi "Ai muốn vào thì giơ tay ạ". Một số người dân đứng chờ từ chiều là những vị khách cuối cùng được bước chân vào ngôi nhà Đại tướng trong ngày hôm qua.
    Nhiều người vượt cả trăm km từ tỉnh xa tới Hà Nội nhưng muộn giờ đành đứng ngoài, nước mắt chảy dài trên má. Chàng trai Đặng Ngọc Quang (26 tuổi) lặng lẽ dựa vào cánh cổng sắt, mắt hướng vào bên trong. Khi chiến sĩ canh gác ra hiệu mời đi, Quang lại đứng dựa gốc cây xà cừ để trông rõ ngôi nhà.
    Chàng trai người dân tộc Dao này hay tin Tướng Giáp qua đời đã vội vã bắt xe khách đi hơn 200 km từ Sơn Dương (Tuyên Quang) xuống thủ đô. Tới Hà Nội lúc 17h chiều, cậu đi xe ôm nhưng đến nơi thì cũng hết giờ thăm viếng.
    Quang mồ côi cha mẹ, cũng không còn ông bà. Biết đến cuộc đời tướng Giáp qua câu chuyện kể của các cụ già trong làng cùng việc đọc sách báo, chàng trai thầm ngưỡng mộ vị tướng tài ba đã lâu. "Em không biết nói gì, chỉ biết Người là anh hùng, cả cuộc đời hy sinh cho dân tộc, cho nhân dân", Quang nói với giọng đầy ngưỡng mộ và tự hào.
    Từ lúc xuống xe, Quang chưa ăn gì, lúc đi cũng chỉ kịp dắt túi vài trăm nghìn đồng và bỏ balo mấy bộ quần áo. Xuống thủ đô không người thân thích, tối nay chưa biết ngủ đâu, nhưng "chưa được vào cúi lạy bác thì em nhất quyết chưa về Tuyên Quang", chàng trai nói rồi tiếp tục chắp tay đứng lặng trước ngôi nhà, mặc cho xung quanh từng đoàn người lục tục kéo nhau ra về.
    Hai ngày hôm nay, bà Trần Thị Trương luôn có mặt ở đây từ rất sớm và thường ra về khi đã quá nửa đêm. Dù được vào viếng Đại tướng từ chiều 6/10 nhưng ăn cơm xong là bà lại đến, hòa vào dòng người thăm viếng. Hơn 22h đêm nhưng người phụ nữ 50 tuổi vẫn chưa chịu về, mặc gió lạnh và sương đêm. Hôm trước bà ở đây tới hơn 3h30 sáng, chỉ chịu về khi con gái tới đón vì lo cho sức khỏe của mẹ.
    Bà ở Đồng Hới, Quảng Bình, cùng quê với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tối 4/10, nhận được điện thoại con gái báo "Bác Giáp mất rồi, mẹ ơi", chân tay bà rụng rời, nước mắt chảy tràn như ngày người cha thân yêu ra đi cách đây gần chục năm. Sáng hôm sau, bà Trương bỏ dở chuyến công tác Nha Trang và đáp máy bay ra Hà Nội để được viếng Người lần cuối.
    Bà kể, năm 1997 từng vinh dự được nhìn thấy tướng Giáp khi Người về thăm quê hương Quảng Bình. Nhưng hồi đó nhút nhát quá nên không dám đến gần nói chuyện, chỉ thầm ngưỡng mộ qua lời kể của người cha quá cố, vốn là lính Sư đoàn 559 (Binh đoàn Trường Sơn).
    "Đó là điều đáng tiếc nhất trong cuộc đời con. Sau này bác về an nghỉ nơi quê nhà, con và nhiều người dân Quảng Bình sẽ có dịp tới thăm bác thường xuyên, bác ơi", người phụ nữ hướng về phía ngôi nhà, khóc nấc khiến nhiều người xung quanh không kìm được nước mắt. Bà bảo sẽ ở lại Hà Nội cho đến ngày tổ chức lễ tang và tiễn đưa Võ Đại tướng về nơi an nghỉ cuối cùng.
    [​IMG]
    Người dân giơ tay, tỏ ý muốn được vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Hoàng Phương.
    Trong bộ quần áo quân nhân đã bạc màu, người đàn ông quê Hưng Yên công kênh con trai mới 6 tuổi trên vai. Mồ hôi ướt đẫm lưng áo, cha con cùng hướng vào ngôi nhà và chắp tay tỏ lòng thành kính. Ông cố đợi con trai tan học buổi chiều rồi phóng vội xe máy từ quê lên Hà Nội, chỉ mong được vào viếng Đại tướng nhưng không kịp giờ.
    Hai cha con đứng bên cánh cổng hồi lâu, sau ông đành tìm chỗ khuất, dặn dò con trai cầu khấn Đại tướng để còn về sáng mai cho con đi học. "Cha tôi và tôi từng là người lính. Chúng tôi quỳ lạy trước người lính vĩ đại nhất mà chúng tôi tôn thờ", nói rồi, ông vội vàng dắt con trai qua bên đường, về quê ngay trong đêm.
    Khu trông xe miễn phí không làm việc ban đêm, hàng dãy dài xe của người dân được xếp ngay ngắn trên vỉa hè. Nhiều người dân không xếp hàng ban ngày được, đành tranh thủ ban đêm qua đây. Một số không biết giờ quy định vào viếng nên ngậm ngùi nhờ các chiến sĩ chuyển hoa vào trong. Từ cổng vào, những bó hoa của nhân dân khắp mọi miền đất nước được xếp hàng dài, ngay ngắn dọc lối đi.
    Qua 12h đêm, hàng trăm người dân vẫn đứng trước căn nhà 30 Hoàng Diệu. Những bông hoa mang đến viếng bắt đầu rũ lá, nhưng bàn tay người cầm thì vẫn bấu chặt hàng rào sắt không rời.
    Hoàng Phương
    Video: Thanh Tùng
  3. hoanglansv

    hoanglansv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Đã được thích:
    288
    - Mr Đàm. Một con người có quá nhiều chiêu trò.
    - Mr Đàm nếu có thật lòng với Bác Văn. Em cũng trả tin. Vì mất lòng tin rồi.
    - Em nghĩ rằng đây là một chiêu trò mới, nhằm đánh bóng tên tuổi của Mr Đàm. Trò này kết hợp với nhà báo để gây sự chú ý.
    - Mà thôi em nghĩ Mr đàm cũng chỉ là người bình thường đến viếng Đại Tướng của nhân dân. Tốt nhất là chúng ta không nên bình luận chuyện này trong Topíc nữa.[-X
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    OKi em :-bd
  5. thoivit

    thoivit Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2007
    Đã được thích:
    377
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua lăng kính báo Pháp (RFI)
    Minh Anh

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời để lại nhiều thương tiếc trong lòng người dân Việt Nam lẫn giới nghiên cứu tại phương Tây. Đối với ba tờ báo lớn của Pháp sáng thứ Hai 07/10/2013 - Le Monde, Libération và L’Humanité - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một vị tướng của Việt Nam, xứng đáng được xem như một chiến lược gia ngoại hạng của thế kỷ XX.

    Chính ông là người duy nhất đánh bại Pháp và dám đối đầu với Mỹ, điển hình qua chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và chiến thắng 30/04/1975. Một chiến lược gia mà đến ngay cả kẻ thù cũng phải nghiêng mình kính nể.

    « Ngọn núi lửa dưới lớp băng »

    Nhật báo Công giáo La Croix, dành một góc nhỏ trên mục Thế giới để thông báo « Việt Nam để quốc tang tướng Giáp ». Ngoài tít lớn trên trang nhất « Thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người mang lại tự do cho dân tộc Việt Nam », nhật báo cộng sản L’Humanité dành hẳn 4 trang phụ san để nhắc lại những hồi tưởng của Alain Ruscio - sử gia kiêm cựu thông tín viên L’Humanité trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam trong bài viết « Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những học trò ưu tú của Bác Hồ ». Tờ báo còn đăng lại bài phỏng vấn của đặc phái viên Dominique Bari - thực hiện vào ngày 05/04/2004 năm mươi năm sau trận chiến Điện Biên Phủ qua hàng tựa « Tôi là một đại tướng cho hòa bình, chứ không phải cho chiến tranh ».

    Những cuộc tiếp xúc với các ký giả phương Tây đã để lại trong họ những ấn tượng sâu đậm cho thấy ông không phải là một chiến thuật gia khô khan như ta tưởng, ông cũng có chút lãng mạn như bao con người khác, cũng thích thơ phú, văn chương ; thích các tác giả Mỹ nhất là các nhà văn Pháp như La Fontaine, Anatole France, Voltaire, Romain Rolland, theo như nhận xét của tác giả Daniel Roussel, cựu phóng viên thường trực của L’Humanité tại Việt Nam, trong bài viết « Giáp, người không khuất phục, yêu thích từ Voltaire đến Romain Rolland ».

    Tác giả nhớ lại, đàng sau tính cách uy quyền tự nhiên đó, ông là một con người rất thoải mái, nhã nhặn, hay cười, quan tâm đến người khác, rất mô phạm nhưng cũng rất nhiệt tình.

    Trong con mắt của người Pháp, Đại tướng như là « một ngọn núi lửa dưới lớp băng tuyết », theo như hàng tựa nhận định của báo Le Monde. Tờ báo cho đăng lại bài viết này do tác giả Jean Lacouture thực hiện cho báo Le Monde ấn bản ngày 05/12/1952.

    Võ Nguyên Giáp, trận chiến cuối cùng

    Còn đối với tác giả Jean-Claude Pomonti, trong bài nhận định sâu sắc « Võ Nguyên Giáp : Đại tướng Việt Nam, người dẫn đến chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và Sài Gòn năm 1975 », những chiến công lẫy lừng đó đã làm nổi bật các phẩm chất ngoại hạng của một nhà cầm quân đó là: uy tín lãnh đạo và tài điều động hậu cần-chiến lược ngoài tầm cỡ. Những thành công không thể nào chối cãi được này, đưa tướng Giáp vào hàng ngũ những nhà chiến lược lớn của Việt Nam, những người đã chặn đứng thành công các cuộc xâm lược phía Nam của các triều đại Trung Quốc.

    Về phẩm chất đầu tiên, tác giả thuật lại, khi còn đi dạy tại trường Trung học Thăng Long, các học trò đã đặt cho ông biệt danh là « Đại tướng » và thường hay gọi ông là « Napoléon ». Bởi một lẽ rất đơn giản là vì, ngoài sự ngưỡng mộ mà ông dành cho các bậc tiền nhân trong lịch sử, ông còn nghiên cứu rất kỹ về các chiến dịch của Napoléon.

    Các bậc tiền nhân nuôi dạy ông nghệ thuật sử dụng địa bàn, dựa vào địa thế núi non, cách đảm bảo hậu phương, và cách dụ dỗ đối thủ vào bẫy. Nhưng với Napoléon, điều mà ông tâm đắc nhất chính là « hiệu quả bất ngờ » : Yếu tố quyết định dẫn đến thắng lợi Điện Biên Phủ 1954 và Sài Gòn năm 1975.

    Nói về tài hậu cần, tác giả nhớ lại có lần Tướng Giáp nhắc đến một câu nói nổi tiếng của Napoléon : « Chỗ nào có con dê đi qua được, ở đó con người cũng có thể đi được. Chỗ nào một người đi được, ở đó một tiểu đoàn cũng có thể đi được ». Và trận chiến Điện Biên Phủ là một minh chứng điển hình cho tài điều binh khiển tướng, huy động nhân tài-vật lực của ông.

    Thế nhưng, chiến lược ngạc nhiên nhất mà Đại tướng đã thực hiện trong suốt những năm 1960, đó chính là « đường mòn Hồ Chí Minh » nhằm vận chuyển binh sĩ, khí tài và lương thực dẫn đến chiến thắng lịch sử 1975. Con đường huyết mạch của Cộng sản mà Hoa Kỳ phải mất bao nhiêu thời gian, tiền tài và nhân lực nhưng vẫn không tài nào bẻ gãy được.

    Số phận như Nguyễn Trãi !

    Tài năng luôn đi kèm theo sự đố kỵ. Pomonti cho rằng chiến thắng năm 1975 đã khiến ông bị gạt ra khỏi guồng máy lãnh đạo cũng như bao chiến lược gia lỗi lạc khác của Việt Nam, bị cho quá xuất sắc và có quá nhiều ảnh hưởng nếu không muốn nói là quá nguy hiểm.

    Tác giả so sánh trường hợp của Đại tướng với nhà quân sự lỗi lạc Nguyễn Trãi thế kỷ XV, một nhà nho uyên bác và cũng là một vị tướng tài giỏi, bị kết án lưu đày để không thể nào gây ảnh hưởng lên hoàng đế của mình là Lê Lợi.

    Kể từ năm 1976, tướng Giáp lần lượt mất các chức vụ Tổng tư lệnh quân đội (1976), Bộ trưởng Quốc phòng (1980), Ủy viên Bộ Chính trị (1982), Ủy viên Trung ương Đảng và phó thủ tướng phụ trách kinh tế (1996). Dù không còn được trọng dụng như trước, nhưng Đại tướng vẫn rất tỉnh táo, biết chọn thời điểm để rồi thỉnh thoảng đưa ra những quan điểm của mình, mà ví dụ minh chứng là ông đã công khai phản đối vụ khai thác bô-xít tại Tây Nguyên của tập đoàn Trung Quốc Chinalco vào năm 2009. Theo Đại tướng, đây là một « sai lầm to lớn ».

    Có thể nói, cho đến giờ phút đó, ông cũng đã chứng tỏ « chưa bao giờ Đại tướng buông vũ khí ». Đối với ông, đó cũng có thể là một « trận chiến cuối cùng » như hàng tựa nhận định trên tờ Libération.
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Mời bạn xem tư liệu tại đây:

    http://khucquanhanh.vn/diendan/showthread.php?t=695

    Do bản tham luận này quá dài, khó theo dõi để tìm ra chứng cứ nói rằng chính Đại Tướng chứ không phải các cố vấn TQ đã quyết định thắng lợi tại Điên Biên Phủ, tôi đã chia bản tham luận thành nhiều phần, những ý quan trọng đã được tô màu và phóng to, xin bạn dành thời gian xem lại:

    http://f319.com/home/1613290/page-25

    Thậm chí,
    giáo sư Văn Thanh, phiên dịch viên của Trung Quốc tại Điện Biên Phủ, có mặt trong cuộc gặp Võ-Vi sáng ngày 26.1.1954, đã tuyên bố tại hội trường :Những điều mà ông Hoàng Minh Phương vừa phát biểu hoàn toàn đúng với sự thực lịch sử mà tôi được chứng kiến ”.

    Trích:

    ...
    Ngày 5-1-1954 Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc Vi Quốc Thanh lên đường đi Tây Bắc. Cùng đi có Cục trưởng Cục tác chiến Trần Văn Quang, Cục trưởng và cố vấn một số cục khác.
    Sáng 12-1-1954 Đoàn đến Tuần Giáo. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái từ Sở chỉ huy ra đón, tranh thủ báo cáo tình hình và phương án “ đánh nhanh, thắng nhanh ” đã bàn với Chủ nhiệm chính trị Lê Liêm và Chủ nhiệm cung cấp Bằng Gìang. Thấy phương án này trái hẳn với dự kiến của Tổng Quân uỷ trình lên Bộ chính trị ngày 6-12-1953, Đại tướng vào ngay Sở chỉ huy Thẩm Púa, triệu tập hội nghi đảng uỷ. Ngoài các đảng ủy viên, còn có Chánh văn phòng đảng uỷ Nguyễn Văn Hiếu được phép dự họp để ghi biên bản. Ông Hiếu kể lại : “ Trong cuộc họp, tất cả các Đảng uỷ viên đều nhất trí chọn phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh”. Mọi người cho rằng quân ta đang sung sức quyết tâm chiến đấu rất cao. Lại có trọng pháo và cao xạ lần đầu xuất trận. Ta có thể tạo bất ngờ và đánh thắng Nếu không đánh sớm, để tập đoàn cứ điểm được tăng cường quá mạnh, ta sẽ bỏ lỡ cơ hội đánh tiêu diệt lớn trong Đông Xuân này. Đánh dài ngày sẽ rất khó giải quyết vấn đề tiếp tế. Tại khu vực Điện Biên Phủ mỗi ngày tiêu thụ gần 50 tấn gạo. Nếu tính từ Sơn La trở lên, bình quân phải có 90 tấn gạo/ngày cho cả bộ đội và dân công. Địch sẽ tăng cường đánh phá đường tiếp tế vận chuyển của ta. Nếu chiến dịch kéo dài thì không thể có đủ gạo ăn mà đánh. Về tư tưởng bộ đội vốn thích về đánh ở đồng bằng nay đã thông suốt hăng hái quyết tâm ; nhưng nếu ở chiến trường rừng núi quá lâu ăn uống kham khổ, bênh tật phát sinh thì cả thể lực cũng như ý chí đều có thể dần dần giảm sút…”.
    Đại tướng không nhất trí với những ý kiến đó, sang bàn với Trưởng đoàn cố vấn Vi Quốc Thanh, hy vọng sẽ có sự đồng tình. Đại tướng nói : “ Trước khi lên đây, tôi và đồng chí đã dự kiến chiến dịch Điện Biên Phủ sẽ được thực hành bằng cách đánh dần từng bước khoảng 45 ngày, nay các đồng chí Thái và Mai lên trước lại chủ trương đánh sớm đánh nhanh. Tôi thấy phương án này không ổn. Đồng chí suy nghĩ gì về phương án đó ? ”. Vi đoàn trưởng nói : “ Tôi đã gặp đồng chí Mai Gia Sinh và các cố vấn cùng đi chuẩn bị chiến trường với cán bộ Việt Nam, trong đó có một ngày dừng lại ở Nà Sản để nghiên cứu kỹ tập đoàn cứ điểm mà quân Pháp vừa rút bỏ. Qua bài học Nà Sản, tất cả đều nhất trí là ở Điện Biên Phủ lần này ta nên tranh thủ đánh sớm đánh nhanh và có nhiều khả năng đánh thắng ”. “… Chúng ta đều vừa mới đến chiến trường, hai đồng chí Thái và Mai thì đã lên đây từ hơn một tháng. Đảng ủy và cán bộ đều nhất trí, quyết tâm, ta chưa đủ căn cứ để phản đối phương án của các đồng chí ấy. Cũng cần cân nhắc là nếu không tranh thủ đánh sớm khi địch còn đứng chân chưa vững, để nay mai chúng tăng quân và củng cố công sự thi không đánh được, ta sẽ bỏ mất thời cơ ”.
    Tuy vẫn không tin vào phương án “đánh nhanh, thắng nhanh”, nhưng Đại tướng tự thấy mình chưa có đủ cơ sở thực tế để bác bỏ phương án đã được đa số trong đảng ủy và tất cả cố vấn đổng tình. Cũng không còn thời gian xin ý kiến của Hồ Chủ tịch và Bộ Chính trị, vì không thể trao đổi vấn đề tuyệt mật ấy qua điện đài viết thư cho cán bộ cầm về rồi cầm thư trả lời lên thì không thể kịp, Đại tướng đồng ý triệu tập hội nghị cán bộ vào ngày 14-1, để kịp triển khai công tác chuẩn bị. Đại tướng chỉ thị cho Cục quân báo theo dõi sát tình hình địch bằng cả trinh sát mặt đất và trinh sát kỹ thuật chú ý hướng tây và hướng bắc, báo cáo với Đại tướng mỗi ngày ba lần, không kể khi có tin đặc biệt. Đại tướng trao đổi riêng những suy nghĩ của mình với Chánh văn phòng Nguyễn Văn Hiếu, cho rằng đánh như vậy là mạo hiểm, dặn là biết vậy để giúp theo dõi, không được nói với bất cứ ai.

    http://f319.com/home/1613290/page-26
    Phần VI
    ...
    Đại tướng cho gọi Cục phó Cục Quân báo Cao Pha sang và chỉ thị : “ Địch đã tăng cường lực lượng công sự và vật cản, mà ta thì chưa hiểu rõ cách bố trí phòng ngự bên trong của chúng ở nam sân bay và Mường Thanh. Sắp tới Đại đoàn 312 từ phía bắc sẽ phải đánh một mạch từ đồi Độc Lập, vị trí 105, Căng Na qua sân bay vào tới trung tâm. Tôi lo là anh em sẽ thương vong nhiều và khó hoàn thành nhiệm vụ. Cậu phải xuống cùng đi theo mũi của 312. Đi đến đâu, đánh đến chỗ nào, cậu nắm ngay tình địch, chú ý khai thác tù binh và báo cáo về ngay ”.
    Chiều 23-1, Cục phó Cục bảo vệ được cử làm phái viên theo dõi việc kéo pháo vào trận địa phía tây bắc sân bay, đề nghị gặp Đại tướng qua điện thoại. Cục phó Phạm Kiệt nói : “ Pháo của ta đều bố trí trên trận địa dã chiến, địa hình rất trống trải, nếu bị phản pháo hoặc không quân đánh phá thì khó tránh khỏi tổn thất. Một số pháo vẫn chưa vào vị trí. Đề nghị anh cân nhắc ”. Sau này Đại tướng cho biết : sự phát triển của tình hình địch và lời của Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn đã làm cho Đại tướng suy nghĩ rất nhiều. Qua ý kiến của Cục phó Phạm Kiệt, người duy nhất phát hiện khó khăn, Đại tướng càng thấy là không thể mạo hiểm đánh theo kế hoạch đã đề ra.
    Ngày 24-1 một chiến sĩ ta bị địch bắt. Qua tin trinh sát kỹ thuật, biết chúng đã nắm được thời gian ta nổ súng là 17 giờ ngây 25-1-1954, Đại tướng quyết định hoãn giờ nổ súng thêm 24 tiếng.

    Phần VII

    Tảng sáng 26-1, liên lạc xuống gọi tôi lên gặp Đại tướng gấp. Ông đang ngồi nghiên cứu tình hình qua tấm bản đồ trải trên bàn nứa, đầu quấn đầy lá ngải cứu.
    Tôi ngạc nhiên hỏi : “ Anh nhức đầu hay sao mà đắp ngải cứu nhiều như thế ? ”. Đại tướng thân mật đáp : “Mười một ngày qua mình suy nghĩ rất nhiều và suốt đêm qua không ngủ được.Chiều nay trận đánh sẽ bắt đầu nhưng những yếu tố thắng lợi thì ta chưa hoàn toàn nắm chắc. Cậu sang báo với đồng chí Vi là tôi có việc cần bàn gấp sáng nay ”.
    Tôi dịch cho Đại tướng trong cuộc trao đổi ý kiến với Đoàn trưởng Vi Quốc Thanh. Gặp Đại tướng, Vi đoàn trưởng ngạc nhiên nhìn nắm lá ngải cứu trên đầu, ân cần hỏi thăm tình hình sức khoẻ rồi nói :
    - Trận đánh sắp bắt đầu, đề nghị Võ Tổng cho biết tình hình mới nhất ra sao ?
    - Đó cũng là vấn đề tôi muốn trao đổi với đồng chí. Qua 11 ngày đêm theo dõi sát tình hình, tôi thấy địch không còn trong trạng thái lâm thời phòng ngự, mà trở thành một tập đoàn cứ điểm kiên cố. Vì vậy không thể đánh theo kế hoạch đã định. Có ba khó khăn lớn mà bộ đội Việt Nam không thể vượt qua :
    Một là : Các đơn vị chủ lực của chúng tôi cho đến nay chỉ mới có khả năng cao nhất là tiêu diệt 1 tiểu đoàn địch tăng cường trong công sự vững chắc. Chưa có khả năng, trong một thời gian ngắn, tiêu diệt cả chục tiểu đoàn địch phòng ngự trong tập đoàn cứ điểm. Ở Nà Sản cuối năm 1952, một trung đoàn đánh một tiểu đoàn địch trong công sự dã chiến mà chưa thành công. Nay địch có 49 cứ điểm, binh lực hỏa lực mạnh hơn, có công sự vững chắc và hệ thống vật cản dầy đặc, lại càng không thắng được, mặc dù một năm qua bộ đội có nhiều tiến bộ.
    Hai là : trong trận này ta có thêm lựu pháo và pháo cao xạ đã được các đồng chí Trung Quốc giúp huấn luyện, có kết quả tốt, nhưng bộ pháo hiệp đồng quy mô lớn mới là lần đầu, lại chưa qua diễn tập. Cán bộ còn lúng túng trong việc chỉ huy. Có Trung đoàn trưởng đã đề nghị trả bớt hỏa lực trợ chiến về cho Bộ !
    Ba là : Như đồng chí đã biết, không quân Pháp mạnh hơn không quân Tưởng Giới Thạch khi các đồng chí tiến hành chiến tranh giải phóng. Nay lại có không quân Mỹ tăng cường. Bộ đội chúng tôi lâu nay mới quen tác chiến ban đêm ở những địa hình dễ ẩn náu để hạn chế chỗ mạnh của địch về không quân và pháo binh. Nay phải chiến đấu liên tục trong 3 đêm 2 ngày với kẻ địch có ưu thế về máy bay, pháo và xe tăng trên địa hình trống trải nhất là trên cánh đồng Mường Thanh khá rộng, thì rất khó tránh thương vong, khó hoàn thành nhiệm vụ.
    Tất cả những khó khăn này ta đều chưa bàn kỹ cách giải quyết, chỉ mới dựa vào khả năng cấp tập hỏa lực để tiêu diệt pháo và máy bay địch trong đêm đánh đầu tiên. Ngày 12-1, khi thấy đa số tán thành phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh”, tôi không tán thành và đã nói với đổng chí. Nhưng đồng chí cũng như tôi là những người vừa mới đến chiến trường, chỉ mới nghe báo cáo, chưa nắm chắc được tình hình, nên chưa tiện bác bỏ ý kiến của các đồng chí đã lên trước hơn một tháng. Đến nay, tình hình đã khác. Tôi đã cử cán bộ trực tiếp đi kiểm tra các trận địa pháo, phần lớn đều nằm ở nơi trống trải. Nếu trong đêm đầu ta không diệt được pháo địch, ban ngày địch dùng không quân oanh tạc, dùng pháo binh bắn phá, dùng bộ binh và xe tăng phản kích thì không có đường và xe kéo, pháo ta sẽ rút đi đâu ?
    Nói tóm lại : Theo tôi, nếu đánh theo kế hoạch cũ thì thất bại. Trung ương Đảng chúng tôi từng nhắc nhở : “ Chiến trường ta hẹp, người của ta không nhiều, cho nên chỉ được thắng không dược bại, vì bại thì hết vốn . Qua 8 năm kháng chiến chúng tôi mới xây dựng được 6 Đại đoàn bộ binh chủ lực, mà phần lớn đều có mặt trong chiến dịch này...
    Vi đoàn trưởng suy nghĩ một lúc rồi hỏi :
    - Vậy theo ý Võ Tổng thì nên xử trí như thế nào ?
    - Ý định của tôi là ra lệnh hoãn cuộc tiến công chiều hôm nay ; kéo pháo ra, thu quân về vị trí tập kết. Chuẩn bị lại theo phương châmđánh chắc tiến chắc. Thời gian chiến dịch kéo dài, khó khăn sẽ không ít, nhất là về mặt tiếp tế. Nhưng tôi tin tưởng vững chắc rằng, với sự cố gắng của cán bộ và chiến sĩ, sự chi viện của toàn Đảng, toàn dân ở hậu phương, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí cố vấn, chiến dịch này nhất định thắng !
    Sau lát giây suy nghĩ, Vi đoàn trưởng nói :
    - Tôi đồng ý với Võ Tổng. Tôi sẽ đả thông tư tưởng cho các đồng chí trong đoàn cố vấn. Võ Tổng đả thông tư tưởng cho cán bộ Việt Nam.
    - Thời gian gấp. Tôi cần họp ngay đảng uỷ để quyết định. Tôi đã có dự kiến cho Đại đoàn 308 tiến về hướng Luông Prabang cố ý bộc lộ lực lượng chừng nào để kéo không quân địch về hướng đó, không để chúng gây khó khăn khi ta lui quân và kéo pháo ra.
    Cuộc trao đổi giữa hai người diễn ra hơn nửa tiếng.

    Như vậy, ta thấy ban đầu kế hoạch tấn công theo phương châm " đánh nhanh thắng nhanh " có tham khảo ý kiến phía cố vấn TQ, nhưng sau khi xem xét tình hình thực tế chiến trường , Đại Tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng như thế sẽ bị thương vong nhiều và chưa chắc thắng lợi nên đã quyết định kéo pháo ra, tổ chức nghi binh ở Thượng Lào để phân tán lực lượng địch rồi sau đó mới tổng tiến công theo phương châm " đánh chắc thắng chắc ".
    Rõ ràng phía TQ quen chiến thuật lấy thịt đè người, thí quân, còn Đại Tướng ta thì tiếc từng giọt máu của chiến sĩ nên quyết định dời ngày tấn công để chuẩn bị thêm, rất là mưu lược và cũng rất là nhân nghĩa!
    Bạn đã nhận ra sự khác biệt giữa hai phương châm, hai chiến thuật, hai trường phái quân sự ... Việt Nam và Trung Quốc chưa?

    Nhấn mạnh thêm là ý kiến cố vấn được phía ta tham khảo, vận dụng khi thấy hợp lý, bác bỏ khi thấy không phù hợp... chứ không phải là cố vấn Trung Quốc trực tiếp chỉ huy các đơn vị ********* như bạn đã viết đâu nhé!

  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Hồ Chủ tịch

    Trước nhiều thời điểm lịch sử của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn bạc để đưa ra những quyết định trọng đại.

    Lễ phong quân hàm cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thời kỳ 1975 đến nay
    1954 - 1975
    trước 1954

    [​IMG]


    Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong ngày 2/9/1945. Bức ảnh được chụp ngay sau khi Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. "Đúng lúc ***** và ông Giáp đã ngồi vào xe và xe chưa lăn bánh, tôi nhào tới đưa máy vào khoang cửa và nói: Thưa cụ, vừa rồi trên kỳ đài đông quá, con không chụp được ảnh cụ. Xin cụ cho phép con được lấy một hình của cụ. ***** khẽ gật đầu. Nhưng lúc ấy, ***** đang đội mũ. Trời đã về chiều. Cái mũ cát vành rộng lại che mất nhiều ánh sáng. Tôi đánh liều: Thưa cụ, con muốn cụ hạ chiếc mũ xuống ạ. Ông Giáp ngồi bên tủm tỉm cười như hiểu ý tôi. Ông đưa tay lên hạ cái mũ của ***** đang đội và nhìn tôi, nói: Này thì bỏ mũ xuống", nhiếp ảnh gia Võ An Ninh kể lại trong cuốn "Ở với Người - Ở với Đời".
    [​IMG]


    Theo lời kêu gọi của Hồ Chí Minh, nhóm tình báo Con Nai (Deer Team) thuộc Cơ quan Tình báo Chiến lược Mỹ (OSS), tiền thân của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), đã nhảy dù xuống Tân Trào tháng 7/1945 để giúp đỡ huấn luyện các chiến sĩ ********* đánh Nhật. ***** và Tướng Giáp chụp chung với nhóm tình báo đặc biệt này.
    [​IMG]


    ***** và Tướng Giáp tại vườn Bắc Bộ phủ cuối tháng 8/1945.
    [​IMG]


    Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp (đầu tiên, hàng trước) trong Chính phủ Cách mạng lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 9/1945.
    [​IMG]


    Tổng Bí thư Trường Chinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Lê Đức Thọ ăn cơm tại chân đèo Re phía Định Hóa, Thái Nguyên vào tháng 10/1948.
    [​IMG]


    Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại An toàn khu Định Hóa năm 1947.
    [​IMG]


    Trên đường đi Chiến dịch Biên giới năm 1950, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
    [​IMG]


    Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tướng Giáp bàn bạc kế hoạch chiến dịch năm 1950.
    [​IMG]


    Tại căn cứ Việt Bắc, Hồ Chủ tịch, Tướng Giáp và lãnh đạo Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ vào năm 1953.
    [​IMG]


    Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trước khi Đại tướng lên đường, Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi: "Chú đi xa như vậy chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại?", Đại tướng trả lời: "Thưa Bác! Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị". Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau". Khi chia tay, Chủ tịch chỉ thị: "Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh".
    [​IMG]


    Tướng Giáp cùng các chiến sĩ Điện Biên mừng sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh hôm 19/5/1954.
    [​IMG]


    Hồ Chủ tịch và Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh chung trong dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1962.
    [​IMG]


    Ngày 11/1/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp (thứ hai từ bên phải) gặp đoàn đại biểu Anh hùng Chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang quân Giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc.
    [​IMG]


    Tháng 4/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tướng Giáp tiếp các chiến sĩ lái máy bay chiến đấu đã bắn rơi nhiều phi cơ Mỹ.
    Ảnh tư liệu của TTXVN
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Lễ phong quân hàm cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    Buổi lễ được tiến hành trong nhà bằng gỗ, phên nứa, lợp tranh, cạnh bờ một con suối lớn. Sát vách gian giữa là bàn thờ Tổ quốc.

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những mốc lịch sử
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thời kỳ trước 1954
    1954 - 1975
    1975 đến nay

    [​IMG]


    Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch quân sự tại Sở chỉ huy Chiến dịch biên giới (năm 1950). Ảnh: Tư liệu TTXVN.
    Tháng 6/1940, lần đầu tiên ông Võ Nguyên Giáp được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh trên một con thuyền ở Thúy Hồ, Côn Minh, Trung Quốc. Kể từ đó, ông Võ Nguyên Giáp luôn luôn có vinh dự được sống và chiến đấu bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và được Người dìu dắt.
    Tháng 12/1944, Bác Hồ giao cho ông Võ Nguyên Giáp thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, ông trở thành Đại tướng Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân Tự vệ Việt Nam với hàng chục nghìn chiến sĩ và đã lập nên những chiến công vang dội.
    Sau chiến thắng Thu Đông 1947, ngày 20/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 110/SL phong quân hàm Đại tướng cho ông Võ Nguyên Giáp, Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân Tự vệ.
    Ngày 27/5/1948, Hội đồng Chính phủ trong phiên họp thường kỳ dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định tổ chức trọng thể lễ phong quân hàm cho vị đại tướng đầu tiên của Quân đội vào chiều ngày 28/5/1948.
    Buổi lễ được tiến hành trong nhà bằng gỗ, phên nứa, lợp tranh, cạnh bờ một con suối lớn. Sát vách gian giữa là bàn thờ Tổ quốc. Hai bên là hai băng khẩu hiệu nền đỏ chữ vàng: "Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi", "Thống nhất độc lập nhất định thành công".
    Đúng 13h buổi lễ bắt đầu.
    [​IMG]


    Đại tướng Võ Nguyên Giáp (hàng đầu, thứ ba từ trái sang) bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau lễ phong quân hàm Đại tướng, tại Lục Rã, chân đèo Re, ngày 27/5/1948. Ảnh: TTXVN
    Trong không khí trang nghiêm, Bác bước ra trước bàn thờ Tổ quốc, tay cầm bản Sắc lệnh, gọi ông Võ Nguyên Giáp ra đứng bên cạnh. Mọi người chờ đợi Bác cất tiếng, nhưng sao chẳng thấy Bác nói gì mà chỉ thấy Bác cầm mùi xoa lau nước mắt. Ai nấy đều vô cùng xúc động.
    Bên ngoài tiếng suối vẫn réo ầm ầm như tiếng vọng từ ngàn xưa dội về.
    Những giây phút im lặng thiêng liêng.

    Mãi sau, Bác mới cất tiếng, giọng trầm trầm: "Các cụ ta qua bao thế hệ chiến đấu cho độc lập mà không thành, nhắm mắt mà chưa thấy được dân tộc tự do. Chúng ta may mắn hơn nhưng còn phải bao nhiêu hy sinh cố gắng. Hôm nay việc phong Tướng cho chú Giáp là kết quả của bao nhiêu hy sinh, chiến đấu của đồng bào, đồng chí, chúng ta phải quyết giành được độc lập, tự do để thỏa lòng những người đã mất".

    Tiếp đó, Bác giao bản Sắc lệnh cho tướng Võ Nguyên Giáp và nói: "Nhân danh ************* Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác trao cho chú hàm Đại tướng để chú điều khiển binh sĩ, làm tròn sứ mệnh mà nhân dân phó thác cho".

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiến lên một bước nhận tờ Sắc lệnh trong tay Bác.

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một vị tướng cầm quân tài giỏi mà còn là một nhà lý luận quân sự hàng đầu của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Đó là nét nổi bật đặc sắc của nhà quân sự Võ Nguyên Giáp.
    Theo TTXVN

  9. Dancewithwolves

    Dancewithwolves Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2010
    Đã được thích:
    1.897
    các bác tìm hiểu vùng đất Quảng Bình đi, nhiều điều hay lắm
    về dòng họ Võ và Ngô Đình ....
    Toàn đất vượng phát cả
  10. hoanglansv

    hoanglansv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Đã được thích:
    288
    Nơi an táng Đại tướng được canh giữ nghiêm ngặt

    Thứ ba, 08/10/2013, 15:15 (GMT+7)

    Sáng 8/10, khu vực Vũng Chùa – Đảo Yến, nơi sẽ được an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào ngày 13/10 đã được lực lượng chức năng canh giữ nghiêm ngặt.
    PV tiếp cận khu vực Vũng Chùa – Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) vào lúc 8h sáng nay, nhiều xe ô tô và lực lượng quân sự đã tập trung ở đây.
    Đại diện lãnh đạo đơn vị quân sự làm việc tại đây cho biết, các chiến sĩ đến từ Quân khu 4, đang tiến hành rà phá bom mìn, phát quang mở đường ở khu vực này.
    Theo thông tin mà PV có được, linh cữu của Đại tướng sẽ được an táng ở ngọn đồi thuộc Vũng Chùa (phần đất liền) chứ không phải ngoài Đảo Yến.
    Một số người dân xã Quảng Đông cho biết, ở khu vực Vũng Chùa hiện có 1 tháp chuông, 1 cái miếu cũ và 1 phần mộ của cụ tổ họ Lê là người dân địa phương.
    Một số hình ảnh khu vực Vũng Chùa – Đảo Yến:
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]Lực lượng quân sự có mặt để rà phá bom mìn ở khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến. Hiện khu vực này đã nghiêm cấm không cho người ra vào.

    [​IMG]Khu vục đồi ở Vũng Chùa. Ảnh: C.L.C

    [​IMG]Một tháp chuông ở khu vực Vũng Chùa. Ảnh: C.L.C

    [​IMG]Quả chuông có khắc tên bà Hà là vợ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: C.L.C

    [​IMG]

    [​IMG]Đảo Yến nhìn từ đất liền
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này