Thành kính tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 05/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2962 người đang online, trong đó có 57 thành viên. 02:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 87997 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Trọn đời làm theo lời dạy của Bác Hồ: Dĩ công vi thượng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp xứng đáng là người học trò ưu tú tuyệt đối trung thành của Bác Hồ!
    Dựa vào dân, có dân là có tất cả !
    Đây là bài học quý giá cho mỗi cán bộ đảng viên, ngay cả trong thời bình.
    Tiếc thay trên mặt trận kinh tế, không ít cán bộ được giao trọng trách đã sa ngã vì rơi vào chủ nghĩa cá nhân, quên đi lời dạy và tấm gương ngời sáng suốt đời vì nước vì dân của Bác Hồ và Bác Giáp...
    Mong sao những ung nhọt trong đời sống xã hội hiện nay sẽ được loại trừ, đất nước ta lại có những vĩ nhân hết lòng vì dân vì nước , đưa Việt Nam sánh ngang hàng các nước tiên tiến trên hoàn cầu, nhân dân ta thật sự sống trong Tự Do - Hạnh Phúc, đất nước thật sự Độc Lập vững bền muôn thuở...

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-

  2. Hello1904

    Hello1904 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2011
    Đã được thích:
    51
    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Câu này khó đây,Nếu được thì xin 3`3`quyên góp quỹ để đại diện tấm lòng vàng f319 đi làm 1 đôi câu đối thật chuẩn,trên chất liệu thật đẹp và đem dâng nơi thật xứng đáng !!!
  4. pukapuka

    pukapuka Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2013
    Đã được thích:
    347

    Bác không phải nhà thơ nhưng rất biết làm thơ. Xin lỗi sửa lại 1 chữ cái của bác. [r32)]
  5. INKE

    INKE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    830
    Bài học Võ Nguyên Giáp: Đã đánh là phải thắng!

    SGTT.VN - Chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ hồi năm 1954 đã mở ra thế trận Việt Nam: đã đánh là phải thắng, góp phần vào sự nghiệp giành độc lập của mấy chục nước ở châu Phi và Mỹ La tinh, nhà nghiên cứu lịch sử ngoại giao Nguyễn Khắc Huỳnh chia sẻ.

    Hàng vạn thanh niên hô khẩu hiệu

    Từng có thời gian công tác lâu năm trong ngành ngoại giao, ông Nguyễn Khắc Huỳnh kể lại, sau sự kiện Điện Biên Phủ, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới trở nên rầm rộ hơn. Nước đầu tiên đi theo con đường của Điện Biên Phủ là Algeria, họ lập Mặt trận Giải phóng dân tộc, bắt đầu đấu tranh võ trang, tiến hành đánh đàm, ký hiệp ước và được Pháp công nhận nền độc lập. Như vậy Algeria là nước kế thừa Điện Biên Phủ nhanh nhất và sớm nhất.


    Đại tướng đại diện cho trường phái chiến tranh nhân dân độc đáo của Việt Nam. Ảnh: Reuters
    Khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp sang thăm Algeria, hàng vạn thanh niên vây lấy ông hô khẩu hiệu “Hồ Chí Minh – Võ Nguyên Giáp”. Họ hô đến mức người ta không dẹp được, cuối cùng ông Giáp phải nói “thôi các bạn ngừng để tôi nói chuyện” thì đám đông mới dừng lại.

    Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, thế giới rộ lên viết sách, báo về Đại tướng tài ba Võ Nguyên Giáp. Đặc biệt có hai “loại người”, một là tướng tá Pháp, “thất bại nặng nề quá, phải viết ra để có cái thanh minh. Ca ngợi Võ Nguyên Giáp đánh hay quá”. Hai là giới sử học, ca ngợi tài cầm quân của ông.

    Sau Algeria là một loạt các nước thuộc địa của Pháp ở Đông Phi và Tây Phi, rồi đến thuộc địa của Anh. Thế là từ năm 1955 đến 1959, có đến 40 nước giành độc lập. Đến năm 1960 tất cả các nước châu Phi trở thành độc lập, hình thành tổ chức Thống nhất châu Phi (OAU). Mở ra thế giới mới, các nước không liên kết từ 1960, bên cạnh phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản. Thành công này thực chất là do ảnh hưởng của Điện Biên Phủ, cả châu Phi ca ngợi Việt Nam.

    Phong trào tiếp đó lan sang các nước châu Mỹ La tinh. Ảnh hưởng của ông Võ Nguyên Giáp lớn lắm, vì bài học của Việt Nam ảnh hưởng đến lợi ích dân tộc của người ta, góp phần vào thắng lợi của dân tộc họ. Với Che Guevara, nhà lãnh đạo Cách mạng Cuba, các bài viết của Võ Nguyên Giáp là “gối đầu giường”.

    Thời kỳ ông Nguyễn Khắc Huỳnh làm đại sứ tại Mozambic (1983-1986), việc đầu tiên Tổng thống Samora Machel hỏi tới là “Tình hình sức khỏe và công việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thế nào. Tôi có thể sang thăm được chứ”. Sau đó Tổng thống Machel đã sang Việt Nam thăm hỏi Đại tướng. Khi Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đến Việt Nam, việc đầu tiên cũng là đến thăm Tướng Giáp.

    Nhiều vị nguyên thủ các nước khi tới Hà Nội nhất định đòi gặp ông Võ Nguyên Giáp, bởi vì sau Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng là người có ảnh hưởng quốc tế nhiều nhất.

    Rộ phong trào tôn vinh

    Ông Nguyễn Khắc Huỳnh nhớ lại, khoảng giữa năm 1984 – 1985, thế giới tự nhiên rộ lên phong trào tôn vinh 10 vị tướng thế giới, trong đó có hai người của Việt Nam là Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp, bên cạnh Napoleon và Zhukov (người chiến thắng Napoleon).

    Trần Hưng Đạo là người 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông, đội quân từng làm rối loạn châu Âu. Hưng Đạo Vương làm suy yếu quân Nguyên Mông, cứu cả châu Âu. Nguyên Mông phải rút về và thu hẹp quyền lực, người ta tôn vinh điều đó.

    Còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp, việc đánh thắng Pháp và Mỹ, “Kỳ lạ lắm. Một đất nước nhỏ bé, nghèo khổ, bị chia cắt, vũ khí thô sơ lại đánh thắng”. Điều quan trọng nhất là chiến thắng đó góp phần vào sự nghiệp tiến bộ của nhân loại. Khi Võ Nguyên Giáp đánh thắng Pháp là góp phần đánh bại cả chủ nghĩa Thực dân cũ, mở ra thời đại mới, dòng lịch sử của các dân tộc độc lập, mở ra thời đại hòa bình.

    Với đế quốc Mỹ, Võ Nguyên Giáp góp phần làm suy sụp đế quốc mạnh nhất, mở đầu thất bại của chủ nghĩa Thực dân mới. Sau khi thua Việt Nam, thế lực của Mỹ khác đi. Thậm chí chính sách bây giờ của Mỹ cũng khác đi, Mỹ cân nhắc đánh Syria thế nào, cân nhắc can thiệp Triều Tiên thế nào, là do ảnh hưởng của Việt Nam. Võ Nguyên Giáp, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch, đã góp phần thay đổi chiều hướng lịch sử của nhân loại.

    Hãy để lịch sử phán xét!

    Ông Huỳnh nói, “bạn bè tôi kể lại, thời điểm Đại tướng quyết định thay đổi chiến thuật từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc thắng chắc” tại Điện Biên Phủ, ông phải chít cái khăn ngang để giảm bớt đau đầu”. Đại tướng đã triệu tập cố vấn Trung Quốc Vi Quốc Thanh đi theo lên Điện Biên Phủ và tranh thủ sự đồng tình của phía Trung Quốc. Trong một số tài liệu của Trung Quốc có nói quyết định thay đổi chiến thuật là do cố vấn Trung Quốc đưa ra. Nhưng “chúng tôi là người đương thời hiểu rõ đó là do Đại tướng”, ông Huỳnh khẳng định. Đại tướng sau này cũng từng nói “Quyết định khó khăn nhất trong đời tôi là chuyển từ đánh nhanh sang đánh chắc thắng chắc”.

    Quyết định đó, được ca ngợi là tài thao lược của Tướng Giáp, lại xuất phát từ tấm lòng “quý trọng máu của chiến sỹ”. Về cơ bản, 6 sư đoàn tại Điên Biên Phủ lúc đó vẫn còn, không bị tổn thất nhiều. Nhiều người nói với ông Huỳnh “nếu cứ đánh nhanh thắng nhanh không biết chúng tôi có còn đến bây giờ không”.

    Với cả phía địch, ông Giáp cũng rất bao dung. Có một nữ tù binh Pháp bị thương nặng sau chiến dịch Điện Biên Phủ, khi nghe tin, Đại tướng đã lệnh cho cô này được theo máy bay về Hà Nội chữa trị. Cô ta sau đó đã viết sách nói rằng “tôi được sống là nhờ cụ Giáp thả về”. Các tướng cấp cao khác của Pháp bị trong trận Điện Biên Phủ cũng được tướng Giáp nhắc nhở việc chăm sóc. Cho nên, hãy tìm xem trong các tướng Pháp, Mỹ bị thua trận, có tướng nào thù hằn, nói xấu về ông không? Không có. Nhân cách của ông đã “thấm” vào họ.

    Khi có dịp gặp Đại tướng, cựu bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara không giấu được tò mò, hỏi “Tại sao ông thắng Mỹ và bằng cách nào?” Đại tướng trả lời” Không phải tôi thắng, mà nhân dân Việt Nam, hòa bình thắng”. “Huyền thoại là nhân dân Việt Nam, quân đội Việt Nam, không phải tôi”. Được hỏi học qua trường nào, ông Giáp nói “đi hỏi Hồ Chí Minh, người giao cho tôi xây dựng quân đội”. Ông không bao giờ nhận về mình, “cái gì cũng nhân dân, cái gì bác Hồ”.

    Sau này, theo ông Nguyễn Khắc Huỳnh, có một thời gian dài, người ta nói những điều không đúng về ông Giáp, nhưng ông ấy bỏ qua hết. “Thiên hạ tôn cho ông chữ nhẫn, đó là do lòng nhân văn rất bền bỉ, không bao giờ để tâm đến chuyện người ta nói mình thế này thế kia. Có những người chê trách, ông vẫn quý trọng, đối xử bình thường”. Người ta xôn xao nhưng đến giờ ông Giáp vẫn không nói gì cả. “Cụ nói chuyện đó để lịch sử phán xét”. Nhà sử học Đinh Xuân Lâm từng nói, có nhiều việc về cụ Giáp chưa ai nói “lịch sử phải có trách nhiệm nói dần”.

    Kỷ niệm với Đại tướng

    Ông Nguyễn Khắc Huỳnh nhớ lại, thời ông đi lính ở Sơn Tây, vì xe cộ đi về nhà (đường Lê Thánh Tông – Hà Nội) khó khăn. Lúc gặp Đại tướng ở trước cổng trường Pháo binh, ông “tự dưng” hỏi: Thưa Đại tướng, xin cho tôi theo về Hà Nội? Ông Giáp vui vẻ hỏi: “Nhà anh ở Hà Nội à, lên đây ngồi cùng”. Đi đường hai người trò chuyện thân mật. Tới đường Nguyễn Thái Học (gần nhà Đại tướng) thì ông Huỳnh xin xuống xe, ông Giáp lại hỏi “Nhà ở đâu, chỉ đường tôi đưa anh về”.

    Trong cuộc đời, “Đại tướng chưa bao giờ mắng ai cả, ông ý thương lính”, nếu ai có sai lầm, bất kỳ việc lớn việc nhỏ, ông ấy chỉ gọi tới nhắc nhở. Nếu có thiếu sót gì với ông, ông chỉ vỗ vai cười. Cho nên mới có câu đối “Văn lo việc nước, văn thành võ; Võ thấu lòng dân, võ thành văn”.
  6. pukapuka

    pukapuka Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2013
    Đã được thích:
    347

    Sao việc này lại quyên góp quĩ gì đấy anh/chị ?
  7. INKE

    INKE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    830
  8. hoanglansv

    hoanglansv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Đã được thích:
    288
    Hà Nội nắng, Quảng Bình mưa trong ngày Quốc tang

    Trong hai ngày Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hà Nội được dự báo là nắng ráo còn Quảng Bình và các tỉnh miền Trung sẽ có mưa nhỏ, có lúc mưa rào.



    Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương, nền nhiệt ở các tỉnh miền Bắc đang tăng dần, trời hanh khô, cuối tuần sẽ có nắng, nhiệt độ thấp nhất ở mức 20-22 độ C, cao nhất 30-32 độ C.
    Còn Quảng Bình xuất hiện mưa nhỏ, có nơi mưa rào. Tuy nhiên sẽ không có bão, lũ hay mưa lớn trong dịp cuối tuần ở miền Bắc và miền Trung.
    Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức ngày 12-13/10. Cụ thể, 7h30 ngày 12/10, lễ viếng được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông. Lễ truy điệu Đại tướng sẽ diễn ra đồng thời tại Hà Nội, trụ sở UBND tỉnh Quảng Bình và Hội trường Thống nhất TP HCM sáng 13/10.
    Sau lễ truy điệu, sáng cùng ngày, chiếc máy bay ATR72 của Vietnam Airlines sẽ đưa linh cữu Đại tướng về quê từ sân bay Nội Bài về quê nhà Quảng Bình. Còn máy bay A321 sẽ chở gia đình Đại tướng cùng Ban lễ tang.
  9. hoanglansv

    hoanglansv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Đã được thích:
    288
    Lễ viếng Đại tướng sẽ kéo dài gần 14 giờ

    Lễ viếng chính thức Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ kéo dài liên tục từ 7h30 sáng tới 21h ngày 12/10.



    Ngày 9/10, Ban tổ chức Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp có thông báo về Lễ viếng ở Hà Nội, Quảng Bình và thành phố Hồ Chí Minh. Theo lịch trình, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), lễ viếng bắt đầu từ 7h30 đến 21 giờ ngày 12/10.
    Vào buổi sáng, thứ tự các đoàn viếng gồm Ban Chấp hành Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, *************, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương, gia quyến Đại tướng Võ Nguyên Giáp; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.
    [​IMG]
    Dòng người từ khắp mọi miền Tổ quốc xếp hàng vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tư gia. Ảnh: Nguyên Anh.
    Tiếp đó là các đoàn của lãnh đạo cấp cao nước ngoài; Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ thành phố Hà Nội; Bộ Quốc phòng, Bộ *******; các đoàn quốc tế và ngoại giao. Đoàn viếng cuối cùng được xếp lịch vào buổi sáng là đoàn Cựu chiến binh Việt Nam.
    Vào buổi chiều, từ 12h đến 14h là các đoàn viếng của các tỉnh, thành phố;14h đến 15h các đoàn viếng của các ban, bộ, ngành đoàn thể Trung ương.
    Trong 6 giờ còn lại, 15h đến 21h là các đoàn viếng còn lại và các cá nhân.
    Tại tỉnh Quảng Bình, lễ viếng được tổ chức tại trụ sở UBND tỉnh để các cơ quan, đơn vị, cá nhân; các đoàn ngoại giao và quốc tế khu vực Miền Trung đến viếng và dự lễ truy điệu. Tại thành phố Hồ Chí Minh, lễ viếng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất để các cơ quan, đơn vị, cá nhân; các đoàn ngoại giao và quốc tế khu vực Miền Nam đến viếng. Thời gian tổ chức lễ viếng ở hai địa điểm này đồng thời với Hà Nội.
    Ngày 13/10, Lễ truy điệu bắt đầu lúc 7h. Sau đó, linh cữu Đại tướng sẽ được đưa bằng máy bay từ Hà Nội về Quảng Bình an táng.
    Để giúp tiếp nhận thông tin liên quan đến Lễ tang và cung cấp các thông tin chính thức, Ban tổ chức Lễ tang thành lập bộ phận thường trực giúp việc tiếp nhận thông tin tại Số 51B, Phan Đình Phùng (Ba Đình, Hà Nội).
    Nguyễn Hưng
  10. joker0x00

    joker0x00 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2011
    Đã được thích:
    159
    Khi nước mắt cùng rơi chung

    Bạn nói có thể chị đàn bà đứng nức nở trên phố Hoàng Diệu ấy vừa đóng quầy may sẵn ở chợ Đồng Xuân, bạn đã bị chị mắng một lần vì “nói giọng miền Nam mà còn mặc cả”. Có thể người đàn ông mếu máo đặt mấy bông cúc vàng ở hàng rào ngôi nhà số 30 kia vừa chạy xong cuốc xe ôm, bạn đã từng bị anh chở đi đường vòng để lấy tiền cho ngọt. Nhưng những va quệt đã từng gặp phải trên đất Hà Nội đã trôi hết, xí xoá hết trong bạn vì những người đã đến khóc trước nhà vị tướng vừa qua đời, trong bản tin tối.

    Tivi trong quán ăn tiếng được tiếng mất, nhưng bọn tôi chừng như nghe được tiếng nước mắt chảy. Không chỉ từ những gương mặt lướt qua trên màn hình, mà còn từ những người không xuất hiện trên tivi như bạn, hay từ trong lòng những người giả bộ mình cứng cỏi, như tôi. Tự nhận là già rồi, nghi ngờ cả nước mắt, nhưng bạn nói lần này bỗng tin những người kia cảm động thật lòng. Mà ông tướng đó cũng không phải ruột thịt, hay họ hàng xa, hay láng giềng ở cạnh nhà. Ông giỏi thì khỏi nói, cái đó cả thế giới chịu rồi, “nhưng tụi mình đâu phải thương chỉ mỗi chuyện đó”, bạn quệt cùi tay chùi nước mắt, nói “nghĩ tới ông như là nghĩ tới ông nội mình, không hề có cảm giác xa xôi vĩ đại”. Bàn bên mấy anh đòi nợ mướn cũng thôi chửi thề một con nợ khó nhằn, một anh buột miệng “nhìn ổng hiền như con cọp ăn chay”. Màn hình đông chừng mười lăm giây nụ cười hồn hậu của ông tướng. Tự biết trong lòng người dân, hình ảnh ấy còn đọng lại rất lâu.

    Bạn tôi tin hồi tại thế ông sống như mình có, không cố ý sống sao cho dân phải khóc khi lìa cõi tục. Tự nhiên từ khí chất. Thấy ông tưới phong lan, cũng lui cui như ông già kế bên nhà. Thấy nụ cười, biết rằng những oan khuất nhục vinh đã bị ông phẩy tay bỏ lại. Chỉ dân là ông không quên, khi thỉnh thoảng gửi báo những bài viết tâm huyết đóng góp cho chính sách dân sinh.



    Cúi đầu trước ông, cũng đồng nghĩa bày tỏ thái độ với những ông quan còn đang sống (Ảnh Đất Việt)

    Mấy hôm trước càphê sáng với nhau bạn còn kêu xã hội nhìn đâu cũng rẽ chia xáo xác. Sẵn sàng cãi nhau vì một cuốn sách, ông xài điện thoại Mỹ tôi dùng điện thoại Hàn, vì em mê nhạc sến anh thích sang. Cảm giác loạn lạc từ chính trường cho tới từng mái ấm, từng cái tổ của mỗi người. Đi bên bờ vực ai không chịu được nấy rơi, tưởng không có gì ngăn lại được dòng người chèn lấn. Bỗng tất thảy họ dừng lại chỉ vì một hơi thở vừa dứt vô phương nối lại. Bạn rươm rướm nói, ông tặng cái chết của mình cho người dân như một cơn mưa phúc lành. Họ, cũng như bọn tôi, ẩn nỗi tiếc thương ông già rực rỡ đó, thấy tâm hồn mình bỗng dưng liền sẹo, bâng khuâng vì ý nghĩ mình cũng còn khả năng khóc cho một người dưng.

    Cách khóc mỗi người mỗi khác, có người tận nhà ông già cúi đầu đặt bó hoa, người ở xa ngồi trước tivi lén kéo chéo áo lau đuôi mắt, người nuốt trộng vào lòng, người lại thở hắt ngậm ngùi “rồi ai cũng về, người ở đến gần một trăm lẻ ba năm chớ đâu ít ỏi gì, mà sao ai cũng tiếc, lại có người ở mới sáu mươi mà dân ngán ngẩm thôi rồi”. Chỗ này chỗ kia, tiếng khóc chưa bao giờ tạnh của những người trót sinh ra trên đời này, nhưng không mấy khi cả triệu người cùng chung một niềm mất mát.


    Bạn nói có bốn trong mười phần nước mắt đã chảy ra, chúng ta khóc cho việc sau này chẳng còn ai đủ lớn để dân còn có thể thương chung, khóc cùng. Cúi đầu trước ông, cũng đồng nghĩa bày tỏ thái độ với những ông quan còn đang sống.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này