Thành kính tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 05/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2768 người đang online, trong đó có 26 thành viên. 04:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 87999 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. Elliott

    Elliott Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    19
    Hôm qua post bài thơ 4 câu chúc thọ Đại tướng của nhân dân 1 xã ở Thái Nguyên, nay dựa vào bài đó mạo muôi sửa 2 câu. Trong đó câu đầu trích dẫn lại câu nói của Đại tướng "TRÍ TUỆ TỎA SÁNG". Câu này được khắc trên phiến đá đặt trang nghiêm tại sảnh trước tòa nhà chính của Học viện Kỹ thuật Quân sự.
    [​IMG]

    "TRÍ tuệ tỏa sáng khắp năm châu
    ĐỨC độ, anh, uy, trí, dũng, tài
    ĐẠI tướng anh hùng, nhất vô nhị
    THẮNG hai đế quốc, thọ bách niên".
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Thứ năm, 10/10/2013 08:30 GMT+7




    U19 Việt Nam đến Hà Nội viếng Tướng Giáp


    Ngày 10/10, các cầu thủ U19 thức dậy sớm xếp hàng vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại 30 Hoàng Diệu, Hà Nội.


    [​IMG]
    Đội U19 Việt Nam dành một phút mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước khi bước vào trận đấu gặp U19 Australia ngày 7/10 vừa qua tại Malaysia. Ảnh: Đức Đồng.
    Một ngày sau thành công trở về từ Malaysia, ông bầu Đoàn Nguyên Đức Đức tổ chức cho toàn đội U19 Việt Nam ra Thủ đô viếng đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tối 9/10, nhóm cầu thủ từ Gia Lai, Bình Dương, Khánh Hoà bay ra Hà Nội hội quân cùng các cầu thủ Hà Nội và Nghệ An.
    Vào 3h sáng ngày 10/10, toàn đội ra phố Hoàng Diệu xếp hàng chờ đến giờ vào viếng Đại tướng.
    U19 Việt Nam vừa trở về sau loạt thắng lợi tại vòng loại giải vô địch U19 châu Á. Đội thắng cả 3 trận trước U19 Australia, Hong Kong, Đài Loan, lấy trọn vẹn 9 điểm và giành suất đầu tiên lọt vào vòng chung kết tổ chức năm 2014.
    Đức Đồng
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Ngày 10/10/1954 cả nước đón chào Đại tướng dẫn đầu đoàn quân chiến thắng trở về ...
    Ngày hôm nay, là ngày cuối cùng chúng con được vào viếng Bác ...
    Bác đi thật rồi sao Bác ơi ...
    Vĩnh biệt Người ...
    Cả dân tộc này cùng khóc tiễn biệt Người ...



    [​IMG]
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    [​IMG]
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
  8. hoasua82

    hoasua82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2009
    Đã được thích:
    2.537
    http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/144038/tuong-giap-va-su-thuc-tinh-nguoi-duong-thoi.html

    Tướng Giáp và sự thức tỉnh người đương thời

    "Tình cảm, niềm tin kính đó như một lời nhắc nhở những người lãnh đạo phải có trách nhiệm lớn hơn với dân tộc, sống trong sáng hơn nữa để có được niềm tin của người dân" - Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ *******.
    LTS: Trong cuộc trò chuyện với Tuần Việt Nam, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ ******* đã chia sẻ lòng tôn kính với nhân cách trọn vẹn, suốt đời vì đất nước, dân tộc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

    Tài sản lớn là tình cảm của dân

    - Những ngày qua, sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, chứng kiến nỗi tiếc thương, tình cảm người dân cả nước dành cho Đại tướng, những dòng người xếp hàng dài không lúc nào ngớt để chờ viếng..., ông có suy ngẫm gì?

    Thiếu tướng Lê Văn Cương: Điều tôi suy ngẫm nhiều nhất là tại sao một vị tướng khi qua đời lại tạo ra một khối rung động, tình cảm lớn lao của cả dân tộc đến như vậy. Không chỉ các cựu chiến binh, giới trí thức... mà cả giới trẻ, những người thậm chí có thể còn không biết tướng Giáp quê ở đâu và có những chiến công tầm cỡ ra sao, vẫn vô cùng xúc động.

    Theo tôi, người dân VN xúc động, thương tiếc vô hạn không chỉ vì những chiến công của tướng Giáp, mà vượt lên trên tất cả, là bắt nguồn từ nhân cách của ông. Đó là nhân cách lớn của một con người cả cuộc đời vì nước.

    Con người ấy tỏa sáng bằng một nhân cách không màng đến danh lợi, rất mực trong sáng. Chính điều đó, hơn bất kỳ điều gì, khiến mọi người ngưỡng mộ, xúc động. Trước đây là tình cảm dành cho ***** và giờ là tình cảm cho tướng Giáp.
    [​IMG]
    "Tài sản" lớn của ông chính là nằm trong tình cảm người dân.

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiếu tướng Lê Văn Cương, dân tộc, đất nước, niềm tin của người dân
    "Con người ấy tỏa sáng bằng một nhân cách không màng đến danh lợi"
    -GS lịch sử quân sự Mỹ, Cecil Currey trong cuốn Chiến thắng bằng mọi giá, có viết đại ý rằng: Đại tướng Võ Nguyên Giáp không phải là một người tốt... Người tốt không trở thành những vị tướng huyền thoại; họ dạy lớp học giáo huấn, làm giáo sư lịch sử, hay giáo sĩ trong quân đội. Họ không làm tràn đầy những sách với những chiến công của họ hay những chiến trường với những xác chết. Ông đánh giá như thế nào về nhận định này?

    - Nói thế là chưa hiểu VN. Nếu ông ấy là một người dân VN sống vào giai đoạn những năm 1945, 1947, 1950... chắc chắn ông ấy sẽ không có ý kiến như vậy.

    Những việc làm của tướng Giáp khi đó là phản ánh nguyện vọng tối thượng của người dân VN, nguyện vọng đất nước được độc lập và tướng Giáp đã dám xả thân vì nguyện vọng ấy. Trước đó, chúng ta đã mở ra mọi con đường đối thoại, chẳng hạn hội nghị đàm phán Fontainebleau, nhưng cuối cùng đối phương không chịu thì buộc lòng chúng ta phải cầm súng.

    Bác Hồ, tướng Giáp, người dân VN ngay từ đầu đã "mở" hết cửa và không một ai muốn đổ máu. Nhưng tất cả mọi cửa chúng ta mở ra họ đều đóng lại thì buộc lòng chỉ còn con đường duy nhất.

    - Trong thời chiến, đối mặt với sinh tử, với những lựa chọn sống cao cả vì đất nước hay vị kỷ cá nhân, việc giữ nhân cách là rất khó khăn. Nhưng phải chăng, thời bình cũng tạo ra những thử thách khác cho việc giữ nhân cách, thưa ông?

    Đúng vậy, giữ nhân cách thời bình khó hơn nhiều, khó gấp trăm lần.

    Không ít người nhân cách được rèn luyện sinh tử trong chiến tranh, trở thành những con người lớn lao. Nhưng khi đất nước hòa bình, được nắm quyền lực, họ lại không giữ được nhân cách mà trở nên tha hóa.

    Những người nhân cách chỉ thể hiện trong một hoàn cảnh cụ thể như chiến tranh, nhưng sau đó không được tôi luyện hay không giữ được sự bền vững, thì trong bối cảnh này nhân cách có thể rất tuyệt vời nhưng bối cảnh khác lại thay đổi.

    Còn với tướng Giáp, nhân cách của ông định hình rất sớm, được hun đúc trong chiến tranh, và trong hòa bình cũng kiên định không thể đốn ngã. Trước hết đó là do tư chất của cá nhân của ông, thứ 2 là tác động của quê hương, đất nước. Hai yếu tố này cộng hưởng với nhau mới làm nên nhân cách của Đại tướng.

    Nhìn rộng ra, để có được nhân cách đó, phải hội tụ cả trí tuệ lẫn tầm văn hóa, và phải được bồi đắp theo thời gian.

    Sự thức tỉnh lớn

    - Cuộc đời con người luôn có những khúc quanh, đoạn trầm và đó chính là những giai đoạn mang tính thử thách sống còn với nhân cách mỗi người. Tướng Giáp hẳn cũng không tránh khỏi "quy luật" ấy. Từ những gì ông biết, Đại tướng đã đối diện ra sao trong những cung đoạn "gian truân" của mình?

    Theo tôi được biết, cả cuộc đời Đại tướng, ông không bao giờ có bất kỳ thắc mắc, chưa bao giờ tỏ ý phản đối một quyết định của tổ chức, luôn chấp hành nghiêm túc Nghị quyết, quyết định của Đảng, của cấp trên. Ông không có bất kỳ biểu hiện gì, chứ đừng nói đến có phát ngôn nào thể hiện sự phản ứng.

    Khi đang giữ cương vị lãnh đạo rất cao, được giao làm nhiệm vụ khác, ông vẫn thực hiện rất vui vẻ, không một chút phản ứng. Đó là người Việt Nam duy nhất mà tôi biết đã có cách ứng xử như vậy, và đó tất cả là vì đất nước này. Nếu mảy may vì lợi ích cá nhân, chắc hẳn ông đã phản ứng.

    Nhớ có thời ông được giao làm công tác phụ trách khoa học, khi được giao một đề án về phát triển khoa học kỹ thuật VN, tướng Giáp gọi điện cho Trung tướng Lê Quang Đạo, cấp trên của ông khi đó, nói rằng: Báo cáo anh tôi chuẩn bị xong, anh cho phép tôi khi nào trình bày với anh báo cáo. Ông Đạo hoảng hốt: Chết, sao làm thế. Lúc nào anh rỗi tôi phải đến chỗ anh chứ. Tướng Giáp đáp lại: Không, đây là việc công. Anh bố trí thời gian và địa điểm tôi xin báo cáo.

    Rồi khi ông thôi vị trí trong Bộ Chính trị, thôi giữ chức Phó thủ tướng, ông gọi điện cho lãnh đạo cấp trên, báo cáo rằng hiện ông không đảm nhận vị trí Phó thủ tướng, không tham gia Bộ Chính trị nữa, nên đề nghị bố trí lại, rút bớt lực lượng bảo vệ, lực lượng thư ký.

    Đó là cách hành xử, mà như nhiều người đã nói, là hành xử theo chữ "Nhẫn". Và "Nhẫn" của tướng Giáp là trên một "phông" của cái tâm sáng, của ý nguyện tất cả vì dân tộc này. Và nhẫn như thế thì bao nhiêu cũng là không vừa, không đủ.

    - Tướng Giáp, cho đến cả những ngày tháng cuối cùng trên giường bệnh, vẫn luôn là nơi gửi gắm niềm tin kính của người dân cả nước. Còn khi ông nằm xuống, chúng ta thấy cả dân tộc như đang xích lại gần nhau, yêu thương, gắn bó, tốt lành hơn trong nỗi đau mất mát. Liệu đây có phải là một sự thức với người đang sống?

    Tướng Giáp mất trong bối cảnh lúc này, khi xã hội đang có nhiều khó khăn, bức xúc, rồi tình trạng tha hóa, thoái hóa trong bộ máy, nạn quan liêu, tham nhũng càng khiến người dân kính yêu, tiếc thương một người nhân cách sáng ngời như ông.

    Hơn lúc nào hết, chúng ta đang học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thì cũng cần học tập và làm theo tấm gương của tướng Giáp, người học trò xuất sắc của Bác, người cả cuộc đời vì đất nước, không màng danh lợi, cả thế kỷ sống trong sáng trọn vẹn.

    Sự ra đi của ông tác động đến tất cả mọi người dân, và hẳn tất cả đều sẽ cùng phải suy nghĩ. Đó là tác động tích cực, dù chúng ta không thể đánh giá được cụ thể.

    Sau nỗi mất mát lớn này, muốn hay không, bất kỳ ai có lương tri cũng phải có sự "thức tỉnh" ở mức độ nhất định. Chắc chắn sự rung động của cả dân tộc sẽ tác động vào họ, sớm muộn, ít nhiều sẽ khiến họ sẽ phải điều chỉnh hành vi.

    Tình cảm người dân đối với tướng Giáp, nhất là khi ông qua đời, tạo một sức đẩy đối với Đảng và Nhà nước phải quyết liệt hơn nữa khắc phục hiện tượng tha hóa trong bộ máy công quyền. Như Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (Nxb CTQG, H, tr.173-174) đã chỉ ra, đó là "Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp...".

    Tình cảm, niềm tin kính đó như một lời nhắc nhở những người ở lại phải có trách nhiệm lớn hơn với dân tộc, sống trong sáng hơn nữa để có được niềm tin của người dân.

    - Xin cảm ơn ông đã dành thời gian!

    Mỹ Hòa (thực hiện)
  9. hoanglansv

    hoanglansv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Đã được thích:
    288
    Thật là xúc động.[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  10. hoanglansv

    hoanglansv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Đã được thích:
    288
    Nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp hướng ra biển Đông

    Thứ năm, 10/10/2013, 09:31 (GMT+7)

    Khu an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm dưới chân núi Thọ, gần tháp chuông vũng Chùa, hướng ra biển Đông với độ cao hơn 100m so với mực nước biển.
    Trưa 9-10, PV đã có mặt trên đỉnh núi Thọ, nằm bên cạnh vũng Chùa (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) để thăm nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng.
    [​IMG]Từ trên núi Thọ nhìn xuống vũng Chùa và đảo Yến

    Con đường dẫn vào khuôn viên an táng, hàng trăm nhân công đang khẩn trương mở đường, san ủi bãi đỗ xe và xây dựng nơi an táng của Đại tướng.
    Giữa trưa, hàng chục chiếc xe ủi, xe tải vẫn chạy băng băng san ủi giải phóng mặt bằng, tập kết vật liệu. Tuyến đường độc đạo đi vào khu vực vũng Chùa đang được quân đội bảo vệ. Phía ngoài biển, nhiều tàu tuần tra biên phòng cũng đã chốt chặn để hạn chế tàu thuyền đi vào vùng biển vũng Chùa và đảo Yến.
    Nơi có núi Thọ, mũi Rồng
    Từ trên đỉnh núi Thọ nhìn về hướng đông nam là khung cảnh non nước hữu tình. Khu an táng Đại tướng nằm dưới chân núi Thọ, gần tháp chuông vũng Chùa, hướng ra biển Đông với độ cao hơn 100m so với mực nước biển. Trước mặt là đảo Yến, cách bờ khoảng 500m, như một bức bình phong che chắn.
    Núi Thọ nối liền núi Sú tiếp nối mũi Rồng tạo thành một cánh cung vững chãi đâm ra biển Đông, che chắn gió đông bắc; dưới chân là bãi biển cát trắng trải dài, ôm trọn khu an nghỉ của Đại tướng. Dưới chân núi, ở bãi đất bằng gần tiếp giáp với bãi biển, một khoảng đất trống rộng vài ngàn mét vuông đơn vị thi công đã san ủi xong.
    Ông Võ Minh Hoài, giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn Trường Thịnh – đơn vị thi công tuyến đường dẫn vào khu an táng của Đại tướng, cho biết đang gấp rút hoàn thành tuyến đường dài khoảng 2km.
    Theo ông Hoài, khoảng 500m cuối đường gần như phải làm mới nên khối lượng công việc khá lớn, đơn vị phải huy động nhiều phương tiện và nhân công thi công liên tục. Hiện đã hoàn thành khoảng 50% khối lượng, dự kiến sẽ bàn giao tuyến đường trước ngày 12-10.
    Ông Đậu Minh Ngọc, chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch, cho hay các địa phương của huyện nằm trên tuyến quốc lộ 1 vẫn còn ngổn ngang sau bão, nhưng khi nghe tin linh cữu Đại tướng sẽ đi qua đây, người dân không ai bảo ai đã bắt tay dọn vệ sinh đường sá sạch đẹp để đón Đại tướng.
    Từ chiều 8-10, toàn bộ nhân viên sân bay Đồng Hới đã dọn dẹp vệ sinh để chuẩn bị đón linh cữu Đại tướng từ sân bay Nội Bài về. Trong chiều 9-10, tuyến quốc lộ 1 đoạn từ sân bay Đồng Hới đi qua huyện Bố Trạch kéo dài đến xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch), cả ngàn người dân sống ven đường đổ ra làm vệ sinh, dọn đường chào đón Đại tướng về quê an nghỉ.
    [​IMG]Đơn vị thi công vừa san ủi xong một khoảng đất trống dưới tháp chuông ở núi Thọ - Ảnh: Linh Nam

    [​IMG]Sơ đồ nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Đồ họa: Vĩ Cường

    Từ năm 2006, Đại tướng đã chọn nơi an nghỉ
    Sáng 9-10, ông Lương Ngọc Bính – bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, thành viên ban lễ tang – cho biết ông đã xin ý kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về địa điểm an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và được Tổng bí thư chỉ đạo cùng với Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc trực tiếp với gia đình Đại tướng.
    Ông Võ Hồng Nam – con trai Đại tướng – cho biết Đại tướng đã chọn vùng vũng Chùa – đảo Yến để an nghỉ từ năm 2006. Trước khi chọn, gia đình đã đưa Đại tướng xem kỹ sơ đồ vùng đất này và Đại tướng đã đồng ý. Đại tướng cũng đã đến nơi này để xem tận mắt.
    Đến năm 2007, một lần nữa gia đình lại đưa sơ đồ vũng Chùa – đảo Yến để Đại tướng xem lại và có quyết định cuối cùng. Đại tướng đã chính thức ký tên đồng ý chọn nơi an nghỉ tại vũng Chùa – đảo Yến. Bút tích hiện gia đình vẫn đang lưu giữ.
    Theo ông Bính, sau khi gia đình trình bày như vậy, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới quyết định chọn nơi an táng tại vũng Chùa – đảo Yến theo ý nguyện của Đại tướng.
    Quảng Bình từng có đường Võ Nguyên Giáp
    Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, ở thị xã Đồng Hới (nay là TP Đồng Hới, Quảng Bình) từng có đường Võ Nguyên Giáp. Ông Phạm Văn Thử – người gốc Đồng Hới, nguyên chủ tịch UBND thị xã Đồng Hới (1992-1999) – cho hay đường Võ Nguyên Giáp chính là quốc lộ 1 trước đây chạy qua trung tâm Đồng Hới, nay là các đoạn đường Quang Trung, Hùng Vương và Lý Thường Kiệt, bắt đầu từ cầu Dài cho đến cầu Hải Thành dài hơn 2km.
    Sau đó, Đồng Hới bị đánh phá tan hoang nên suốt từ đó đến năm 1990 ở Đồng Hới không còn tên đường phố nào cả. Khi Quảng Bình tách ra từ tỉnh Bình Trị Thiên (1989), Đồng Hới mới lại có tên đường phố, khi nơi đây được xây dựng thành tỉnh lỵ.
    Ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) cũng có đường bêtông dài 7km từ trung tâm huyện lỵ là thị trấn Kiến Giang về xã Lộc Thủy (quê hương Đại tướng) lâu nay người dân vẫn gọi là “đường về nhà Đại tướng“. Ông Phạm Hữu Thảo – phó chủ tịch UBND huyện – cho biết huyện đã có dự định đặt tên đường này là đường Võ Nguyên Giáp, sau khi Đại tướng mất.
    Ông Nguyễn Văn Quyết – giám đốc Sở Xây dựng Quảng Bình – cho biết hiện ở TP này có hai đường phố lớn đang chờ đặt tên, đó là đường rộng 36m, dài hơn 1km ở phường Đức Ninh Đông và đường rộng 60m, dài hơn 3km ở xã Bảo Ninh. “Tuy nhiên, tỉnh sẽ phải bàn bạc kỹ càng trước khi quyết định lựa chọn đường nào để đặt tên Đại tướng trong hai đường đó. Cũng có thể là một con đường lớn khác nữa sẽ được mở” – ông Quyết nói.
    Còn ông Hoàng Thanh Cảnh, hiệu trưởng Trường THPT chuyên Quảng Bình, cho biết trường đang làm tờ trình gửi UBND tỉnh, Sở GD-ĐT và gia đình Đại tướng để xin đặt tên Võ Nguyên Giáp cho trường. Năm 2002, trong lần về thăm quê, Đại tướng đã đến thăm trường này.
    (Tuổi Trẻ)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này