Thành kính tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 05/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3442 người đang online, trong đó có 134 thành viên. 06:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 88002 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. stock_pro7x

    stock_pro7x Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    23/02/2010
    Đã được thích:
    971
    Bài thơ hay quá.
    Người Lính Việt Nam


    Chiều thu se lạnh, ngừng gió thổi
    Tiễn đưa người - vị Tướng nhân dân
    Người lính già giản dị, oai linh
    Người – Người lính già dũng cảm

    “Từ Nà ngần, phay khắt đầu tiên..”
    Đến những ngày khói ngút trời Hà Nội
    Trận Điện biên lẫy lừng thế giới
    Sáng ngời người Lính Việt nam

    Người lính già đi trước đoàn quân
    Truyền sinh lực cho bao người kế tiếp
    Gian khổ, hy sinh không hề chùn bước
    Làm nên Đại thắng mùa xuân

    Bỏ lại sau lưng chiến tranh
    Nỗi lo nước nghèo, dân khổ
    Với tầm nhìn thiên tài, chiến lược
    Người chỉ ra những việc phải làm….

    Nhưng cuộc đời hết bể lại dâu
    Nhiều người nghĩ mình là tất cả
    Người lính già lặng lẽ
    Vẫn miệt mài vì nước, vì dân

    Không đòi hỏi, chẳng bon chen
    Cuộc đời mặc xoay vần con tạo
    Không run sợ, chẳng phân trần
    “Dù thời thế, thế thời vẫn thế”

    Cuộc đời không cần Hoàng đế
    Chỉ là người của nhân dân
    Bằng tình cảm, bằng trái tim
    Nhân dân hiểu ra tất cả….

    Ba Đình chiều lặng gió
    Chiếc là vàng rụng xuống bên Lăng
    Nhẹ nhàng về với tổ tiên
    Và Người lại được về bên Bác Hồ

    Người đã ra đi trong tiếng nấc
    nghẹn ngào của triệu con tim
    Vì một nỗi rất giản dị, bình thường
    Người - Người lính già dũng cảm.

    CCB Nguyễn Ngọc Thụy
    (25 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội)​
  2. baobao123

    baobao123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/10/2011
    Đã được thích:
    46
    minh cam thay ban rat quan tam den nhung bai viet ve dai tuong,cung nhu van hang van trai tim con nguoi vn mong ngay bac di ve noi binh yen cuoi cung bau troi se xanh dep,con o mien nam khong tham bac duoc,nhung moi ngay con van len mang de doc tin tuc ve bac,hang van trai tim hang van con nguoi vn van mong bac binh yen noi cuoi cung cua 1 kiep nguoi,con nguoi vi dai cua dan toc vn^:)^^:)^^:)^
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Báo Việt cũng "dám " viết rồi!!!
    Cụ Dù đi xa vẫn nâng tầm dân Việt trong mắt toàn Thế giới...


    Người là bậc Thánh Nhân!



    (PetroTimes) - Người ra đi nhưng đã làm cho cả dân tộc xích lại gần nhau và nâng cao tính tự tôn. Chỉ có bậc Thánh Nhân mới có thể làm được điều đó.

    Từ xưa, người ta đã nói chỉ có bậc Thánh Nhân mới có thể cảm hóa được mọi người.
    Trong chiết tự chữ Thánh thì trên chữ Vương là "vua" là chữ "nhĩ" và chữ "khẩu" - nghĩa là Thánh còn hơn cả vua là biết nghe và có lời nói để dân theo. Xưa nay, vua thì nhiều lắm nhưng có mấy ai được nhân dân tôn là "Thánh".
    Ngày nay lãnh đạo thì cũng có nhiều, nhưng lãnh tụ thì xem ra ngày càng hiếm và bậc Thánh Nhân thì lại càng ít.
    Trong lịch sử, đã có nhiều sự ra đi của một cá nhân mà tác động đến cả xã hội.
    Nhưng những người mà sự ra đi làm cho cả dân tộc xích lại gần nhau, làm cho mỗi người đều cảm thấy rằng mình cần phải sống tử tế hơn để không làm buồn lòng người đã mất, thì lịch sử cận đại Việt Nam chỉ có hai người là Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
    [​IMG]
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp (Ảnh: TTXVN)
    Trong những ngày này ở Hà Nội, dòng người tưởng như bất tận lặng lẽ chờ đợi đến lượt vào viếng Đại tướng.
    Để được bái biệt Đại tướng, nhiều người đã đi từ 2, 3 giờ sáng, nhiều người đứng hàng tiếng đồng hồ dưới cái nắng gay gắt... Đến tiễn biệt Đại tướng, có từ các cháu chưa đến tuổi cắp sách tới trường tới các cụ già sắp gần đất xa trời.
    Các đội viên thanh niên tình nguyện đưa từng cốc nước cho các cụ, các ông, các bà, rồi đi phát mũ tai bèo, quạt giấy cho mọi người; mang bánh mỳ đến đãi bà con. Và một cảnh tượng thật kỳ lạ, ấy là những người đã viếng Đại tướng xong, khi quay ra, thì để lại chiếc quạt cho người sau che nắng...
    Dòng người đến viếng Đại tướng mà không ai bảo ai, không phải có vận động, chỉ định đi viếng... Mọi người đến viếng Đại tướng bằng tất cả tấm lòng kính yêu của mình.
    Dòng người viếng Đại tướng không chen lấn, xô đẩy, không ồn ào…
    Quả thực đây là cảnh tượng rất hiếm có ở Hà Nội, đặc biệt là từ khi chúng ta bắt đầu công cuộc đổi mới nền kinh tế, xây dựng đất nước.
    Bao nhiêu năm qua, người Hà Nội có thói quen rất xấu là chen lấn, xô đẩy, coi nhờn luật pháp… Cái nếp rất xấu này có từ thời bao cấp, và "di chứng" của nó vẫn còn đến bây giờ, căn bệnh "chen lấn" này xem ra lại ngày càng trầm trọng.
    Tiếng là "người Hà Nội thanh lịch" nhưng rõ ràng trật tự giao thông của Hà Nội xếp vào loại kém nhất cả nước, trật tự đô thị cũng vào nhóm bét nhất nước, thanh thiếu niên chửi càn, chửi bậy, hỗn láo có lẽ cũng nhiều nhất cả nước...
    Người ta cứ nói Hà Nội thanh lịch, nhưng điều đó đã là xa vời lắm rồi. Buồn thế đấy!
    Ấy vậy mà từ hôm Đại tướng mất, trật tự giao thông ở Hà Nội bỗng nhiên tốt hơn hẳn: Số vụ tai nạn giao thông giảm đến 2/3, các vụ việc liên quan đến trật tự an toàn xã hội và phạm pháp hình sự cũng giảm đáng kể.
    Người ta nhận thấy rằng, bỗng dưng người Hà Nội lại tử tế hơn, điềm tĩnh hơn.
    Thế mới biết, sức cảm hóa của Đại tướng to lớn đến nhường nào.
    [​IMG]
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm khu Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng lần đầu tiên sau 40 năm. Ảnh: Catherine Karnow.
    Mấy năm nay, sức khỏe Đại tướng yếu dần theo quy luật Sinh - Lão - Bệnh - Tử. Biết Đại tướng yếu, và cứ mỗi dịp đến ngày lễ, khi nhắc đến Đại tướng, ai cũng cầu mong cho Đại tướng sống lâu muôn tuổi.
    Nhiều năm nay, Đại tướng vẫn là chỗ dựa tinh thần cho quân và dân ta.
    Đại tướng mất, nước nhà mất đi một cây cột cái, còn lực lượng vũ trang mất đi người Anh Cả.
    Từ lâu nay, chúng ta luôn nói Chủ tịch Hồ Chí Minh là "Người Cha của các lực lượng vũ trang", còn Đại tướng Võ Nguyễn Giáp là "người Anh Cả". Cha ông ta có câu rằng "Làm anh khó lắm ai ơi". Bây giờ càng ngẫm, càng thấy sao mà đúng thế và Đại tướng đúng là người Anh Cả.
    Với một cá nhân, có lẽ chỉ khi người đó về cõi vĩnh hằng mới đánh giá được một cách chính xác nhất công lao, đức độ và tầm ảnh hưởng của một cá nhân đối với dân tộc.
    Có rất nhiều người giỏi, có những đóng góp to lớn cho đất nước, cho dân tộc, nhưng họ chỉ là những nhà lãnh đạo giỏi, chứ không phải là lãnh tụ, và càng không được người dân phong Thánh trong lòng mình.
    Người dân thể hiện lòng kính yêu Đại tướng không chỉ là kính yêu một con người vĩ đại, có tài năng thiên bẩm, có công lao to lớn đối với đất nước, dân tộc, mà vượt lên tất cả là kính yêu một nhân cách lớn và một con người có đức độ hiếm có.
    Trong những ngày này, nhiều tờ báo cũng đã nói về một số năm tháng Đại tướng không được như ý, đặc biệt là giai đoạn Đại tướng được phân công phụ trách Dân số và Kế hoạch hóa gia đình. Thời ấy, cũng đã có câu vè chua chát về việc này.
    Ngày ấy, tôi là người lính, nhưng không thể hiểu nổi tại sao một vị Đại tướng cầm quân tên tuổi lẫy lừng khắp năm châu và ở đâu cũng nói đến cụm từ "Việt Nam - Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp" nay lại phải đi làm một công việc mà không thể nói rằng xứng với một Đại tướng.
    Nói công việc ấy "tầm thường" thì cũng chẳng phải, nhưng giao công việc ấy cho một Đại tướng thì thật là "xem ra ngậm đắng nuốt cay thế nào"?
    Xưa có câu "điểu tận cung tàng" nghĩa là chim hết thì cung bị xếp xó, và vận vào công việc mới của Đại tướng ngày ấy mới thấy đúng làm sao. Vậy mà, Đại tướng vẫn lao vào công việc với tất cả trách nhiệm của mình. Trong tâm niệm của Đại tướng luôn luôn có lời dạy của Bác Hồ: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua…" và phải biết "Dĩ công vi thượng". Ngày xưa, khi cầm quân đánh giặc, Đại tướng đã theo lời dạy này và bây giờ khi sang một công việc không liên quan gì đến binh nghiệp nữa, Đại tướng vẫn thực hiện theo đúng lời dạy của Bác.
    Lại nữa, vào năm 1984, khi Kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chẳng hiểu vì lý do gì mà người ta không mời Đại tướng lên Điện Biên dự lễ kỷ niệm. Đại tướng phải lên thăm lại chiến trường xưa và bà con Tây Bắc với tư cách cá nhân. Rồi trong các hội thảo tuyên truyền về Chiến thắng Điện Biên, người ta còn "ngại" không dám nói về vai trò của Đại tướng...
    Có một thời kỳ, khu vườn ở 30 Hoàng Diệu nom như vườn hoang, với lá cây rụng đầy, ít người quét dọn và những bức tường cỏ mọc rêu phong.
    Không thể nói rằng những năm tháng đó đối với Đại tướng là "thoải mái", và càng không thể nói rằng công việc mới mà Đại tướng được giao là vừa ý đối với Người... Nhưng tuyệt nhiên không có nửa lời bất đắc chí, không có một lời than thân, trách phận, không có nửa lời trách cứ... Thế mới biết, sức chịu đựng của Đại tướng thật phi thường và đúng là chỉ có bậc Thánh Nhân mới chịu được như thế.
    [​IMG]
    Trong những năm tháng ấy, Đại tướng đã tập Thiền. Nhưng nếu như ai đó tập tu Thiền để trốn tránh sự đời, thì Đại tướng tập Thiền là để giữ cho tâm tỉnh táo, tập trung, nhìn thế giới hiện hữu rõ ràng và trau dồi tấm lòng nhân đạo, biết mình là ai và ở đâu.
    Trong bối cảnh kinh tế nước nhà đang có những khó khăn, lòng dân đang ly tán, niềm tin của người dân vào Đảng giảm sút, những nguy cơ liên quan đến sự tồn vong của Đảng đã được nhìn nhận... Nhưng người dân vẫn đoàn kết một lòng xung quanh Đại tướng.
    Người ra đi nhưng đã làm cho cả dân tộc xích lại gần nhau và nâng cao tính tự tôn.
    Chỉ có bậc Thánh nhân mới có thể làm được điều đó.
    Nhiều năm nay, Đảng ta đã mở cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Cuộc vận động đã có những tác động tích cực, dù còn rất khiêm tốn vào xã hội.
    Và bây giờ chúng ta đã thấy sức cảm hóa của Đại tướng lớn đến chừng nào, tài năng và đức độ của Đại tướng vĩ đại đến như vậy.
    Nên chăng, phải thêm vào là "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp"?!
    Nguyễn Như Phong

  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
  5. KHOAMEO

    KHOAMEO Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2013
    Đã được thích:
    499
    Điều rất đáng kính trọng và ngưỡng mộ Đại tướng,đó là dù bản thân có rất nhiều đóng góp cho cách mạnh nhưng chưa bao giờ,cả lời nói và việc làm Đại tướng có thái độ CÔNG THẦN.Ngay như chọn nơi yên nghỉ cho mình ở Quảng Bình,Đại tướng coi đó là đề nghị,nguyện vọng duy nhất với Đảng,với dân.
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Ngay cả trong nguyện vọng này cũng không vì bản thân Đại Tướng mà chính vì nước vì dân đấy !

    Sau này nơi Đại Tướng yên nghĩ sẽ thành trọng điểm du lịch do sẽ có nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đến viếng người, nhiều nhà hàng khách sạn sẽ mọc lên phục vụ khách thăm kéo theo những dịch vụ khác, mang lại công ăn việc làm cho dân địa phương ...

    Ngay cả khi đã nhắm mắt xuôi tay vẫn còn làm lợi cho nước cho dân!
    Bác ơi, Bác vĩ đại vô cùng ! :((

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-
  7. joker0x00

    joker0x00 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2011
    Đã được thích:
    159
    Mở cửa viếng Đại tướng hết đêm nay

    Thông tin 10/10 là ngày cuối cùng nhà Đại tướng mở cửa đón nhân dân tới viếng càng khiến nhiều người quyết tâm có mặt trong đoàn xếp hàng từ sáng sớm. Trời càng về chiều, nỗi khắc khoải, bồn chồn càng hiển hiện rõ nét trên từng khuôn mặt, từ người già, cho tới trẻ em.


    Quang cảnh đường Hoàng Diệu trước cửa nhà Đại tướng lúc 17h30. Hàng nghìn người vẫn nối nhau chờ cơ hội cuối cùng vào viếng.

    Gần 17h, trên vỉa hè đường Hoàng Diệu, đoàn người xếp hàng một từng bước theo nhau tiến tới cửa nhà số 30. Lực lượng an ninh, dân phòng và thanh niên tình nguyện tập trung đông hơn mọi ngày. Các bạn thanh niên tình nguyện nắm chặt tay nhau tạo lối đi cho đoàn vào viếng.

    Từ đầu đường Điện Biên Phủ, đoàn người xếp hàng với mật độ dày đặc hơn, có những đoạn chen chân đứng trên vỉa hè chật cứng. Hình ảnh này lặp lại và nối dài dọc đường Điện Biên Phủ, vòng qua cửa Lăng Bác và tới tận cuối đường Hoàng Văn Thụ, gần tạo một vòng khép kín dài tới cả cây số quanh điểm bắt đầu tại số nhà 30 Hoàng Diệu.

    Trong số này, rất nhiều người đã tới xếp hàng từ sáng sớm. Một đại gia đình gần 10 người các thế hệ dắt díu nhau từ Bắc Ninh lên xếp hàng ở Hoàng Văn Thụ lúc 10h sáng, nhưng đến 15h30 họ mới nhích tới khu vực đối diện Lăng Bác, cách đó vài trăm mét. Khu vực quảng trường Ba Đình chiều nay nắng hanh hao, tiếng ồn và bụi từ công trường xây dựng gần đó cũng không ngăn nổi quyết tâm và hy vọng của những người trong đoàn.



    Loaded: 0%

    Progress: 0%

    00:00

    Đứng cuối đoàn viếng tại khu vực quảng trường Ba Đình là nhóm 7 bạn người dân tộc Nùng của trường Sư phạm Cao Bằng. 21h ngày 9/10 họ bắt ôtô, vượt hơn 300 km xuống Hà Nội với hy vọng được thắp nén nhang cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 5h sáng họ đã có mặt ở thủ đô nhưng vì bị say xe và lạc đường nên đến 12h30 mới tới nơi. Xếp hàng ròng rã suốt mấy tiếng ngoài trời nắng nhưng các bạn người Nùng vẫn thuộc top cuối cùng. Khi nghe người phía trên bàn tán rằng, rất có thể những người sau không kịp vào viếng Bác, họ buồn và lo lắng.

    Họ được nghe bố mẹ kể rất nhiều về Đại tướng và những công lao của ông với mảnh đất Cao Bằng. Vì thế, khi biết tin Đại tướng mất, cả nhóm được cử xuống Hà Nội, mang chút quà của người vùng cao xuống thắp nhang, cúng lễ.


    Nhóm bạn người Nùng của trường Sư phạm Cao Bằng trong đoàn chờ viếng Đại tướng.

    "Nếu không được vào, em buồn lắm vì mình đã gắng sức đi suốt 300 km đến đây. Tuy nhiên, trong trường hợp không được, thì em cũng chỉ biết chấp nhận mà thôi. Dù sao chúng em cũng sẽ xếp hàng đến tận cùng và hy vọng sẽ có một điều may mắn xảy ra", Nguyễn Hoàng Trâm 19 tuổi, một thành viên trong đoàn cho biết.

    Gia đình họ đều làm nương rẫy, nhiều người muốn xuống Hà Nội viếng Đại tướng nhưng không có điều kiện nên dồn tiền gửi gắm cho 7 anh chị em. Trưởng đoàn Lý Văn Đàn, 25 tuổi, cho biết gia đình đã bán một con lợn cho Đàn làm lộ phí.

    "Nếu tối nay không vào viếng thì chúng tôi cũng phải quay về, vì số tiền mang theo không nhiều, chỉ còn đủ để quay về thôi", Đàn buồn rầu nói.

    Cũng có mặt trong những người cuối cùng tới viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bác Trần Tử Chí (66 tuổi) cho biết, mình vừa xuống máy bay và chạy xe thẳng tới đây. Bác Chí định cư ở bên Pháp và vào thứ 7, khi nghe được tin cụ Giáp mất, bác đã ngay lập tức tìm cách trở về Việt Nam. Tuy nhiên, mãi bác mới thu xếp được vé để về nước đúng vào ngày cuối cùng này.

    Theo thông báo ban đầu thì đến 18h là hết giờ vào viếng Đại tướng, bác Chí cũng xác định chắc chắn mình không còn cơ hội. Tuy nhiên bác vẫn xếp hàng cùng dòng người nuôi hy vọng. Mồ hôi ướt đầm áo, bác mỉm cười bảo mình không hề mệt khi phải đứng dưới nắng nóng. Bác cũng không buồn nếu mình chẳng có cơ hội vào thắp nhang cho Đại tướng. Bởi lẽ, “dù thế nào tôi cũng đã gắng làm hết sức mình. Quan trọng là tấm lòng của tôi dành cho Đại tướng”, bác Chí nói.


    "Dù có chờ đến đêm cháu cũng không mệt", bé Nguyễn Quang Minh học lớp 2G trường tiểu học Kim Liên nói. Bé vừa đi học về, theo mẹ ra xếp hàng chờ viếng Đại tướng.

    Từ sáng nay, đường Hoàng Diệu chỉ cho phép các phương tiện giao thông đi theo hướng Điện Biên Phủ tới Quán Thánh, dành toàn bộ phần đường chiều ngược lại phục vụ cho đoàn tới viếng. Khu vực dải phân cách tới cuối chiều là nơi tập trung hàng trăm người, họ không có điều kiện xếp hàng vào viếng, đành đứng ở đây hướng ánh mắt vào bên trong khu nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng sinh sống.

    Ông Võ Hồng Nam, con trai Đại tướng, tối qua đã thay mặt gia đình gửi thông báo cáo lỗi với bà con phải dừng thời gian đón tiếp sớm hơn dự định, để đảm bảo cho việc tổ chức lễ Quốc tang được chu đáo, trọn vẹn. Thời gian viếng theo kế hoạch trước đây là đến hết ngày 11/10, nhưng rút xuống đến 18h ngày 10/10.

    Tuy nhiên vài phút trước giờ đóng cửa theo dự định, đoàn người xếp hàng vẫn kéo dài tới cửa Lăng Bác. Gia đình mở cửa đến hết đêm nay để cố gắng đón tiếp tối đa số khách đang khắc khoải chờ tới lượt vào viếng Đại tướng.

    Từ 18h, các tăng ni phật tử chùa Vân Hồ sau khi tổ chức lễ cầu siêu cho Đại tướng đã mang cơm chay tới phát cho những người đi viếng. Nhà dân xung quanh phường Điện Biên cũng cung cấp bánh mì, nước uống phục vụ người vào viếng xuyên đêm.

    Theo lực lượng cấp cứu 115, cả ngày hôm nay khoảng 50 trường hợp kiệt sức phải nhờ bác sĩ hỗ trợ. Trong đó 2 trường hợp được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Xanh Pôn.

    Nhóm phóng viên
  8. nostock

    nostock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2008
    Đã được thích:
    7.986
    [​IMG]

    Cựu chiến binh Phàng Sao Vàng, người dân tộc H'Mông không quản ngại đướng xá xa xôi đi từ xe máy từ chiều tối qua về Hà Nội để được viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

    Nhìn hình ảnh này mình ko cầm được nước mắt, đậm chất người lính ***** sao mà giản dị và chất phát quá, một lòng trung thành với Bác với Người Anh Cả.:((:((:((
  9. thailo2011

    thailo2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2011
    Đã được thích:
    1.308
    mình sẽ vái 3 cái thay bạn
  10. pukapuka

    pukapuka Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2013
    Đã được thích:
    347
    Mình đóng góp tin này thêm yêu quí tấm lòng người dân quanh ta. [r32)]=D> Kết luận : cái đẹp của con người luôn tiềm ẩn và nảy mầm nhờ mảnh đất tốt. Ngược lại đừng hỏi vì sao hiện nay nhiều cái xấu đã sỉnh ra.


    [​IMG]
    Giảm 20% giá vé tàu về Quảng Bình viếng Đại tướng

    TPO – Đường sắt Việt Nam giảm 20% giá vé cho hành khách về viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên các tàu SE19/20 từ ngày 11 đến 14/10.
    Chiều 10/10, bà Phùng Lý Hà, Phó trưởng ga Hà Nội cho biết: Để phục vụ hành khách đi lại và dự lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa quyết định giảm 20% giá vé cho hành khách đi các tàu SE19/20 các ngày 11, 12, 13, 14/10/2013.
    Việc giảm giá áp dụng cho hành khách đi từ các ga đến ga Đồng Hới và từ ga Đồng Hới đi các ga khác.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này