Thành kính tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 05/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3172 người đang online, trong đó có 88 thành viên. 05:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 88028 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828


    ----Cảm ơn Hoa_sim nhiều . Có lẽ các bạn cứ chốt câu theo nghĩa ước lệ cho thoáng và giản dị dễ hiểu . Tìm chữ đối thât vẹn toàn quả là rất khó và hiếm khi gặp được. Baba ko có ý gì thêm vào 2 câu mà đa số tâm đắc. [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-


    Phần tiếp theo dưới đây chỉ là nói thêm ngoài lề : câu kia đảo chữ dũng Chí đúng đấy--còn bba vẫn thấy ko cần thêm chữ lãnh tụ--giáo sư cho gò bó quá. Dân ta vẫn thích dùng chữ nôm na kêu nhưng dễ hiểu.

    Qua năm châu lục tìm đường cứu nước, Hồ Chủ tịch vĩ đại dũng Chí anh Minh
    Trải hai cuộc chiến đánh giặc ngoại xâm, Đại tướng tài ba vẹn Nguyên áo Giáp



    nói về góp ý thì nhiều người nhiều ý, gò chữ giáo sư vào câu -- tuy đúng về ý nghĩa nhưng khi đọc đại đa số người dân ko hiểu tai sao lại là Tướng giáo sư ??? Đa số biết đến ông là một vị tướng tài ba huyền thoại là quá đủ, chưa kể câu đối là di sản truyền qua các đời, ko lẽ sau này mỗi khi đọc lại phải thắc mắc & phải có người giải thích ý nghĩa 3 chữ Tướng giáo sư. Mà nói cho đủ về nghề nghiệp để tôn vinh ý chí & tài năng thì ngay ***** cũng gốc nhà nho có thời làm thày giáo rồi đến phải làm đầu bếp, viết báo khi qua năm châu ..... Vì vậy, nếu cứ phải ghép nghề nghiệp để tôn vinh ý chí hay tài năng thì nhất thiết phải ghép chữ giáo sư bên cạnh chữ Chủ tịch mới là thật sự ý nghĩa hay sao ??? Cho nên ko cần thiết phải gò bó, chỉ nên ước lệ để câu đối nhẹ nhàng dễ hiểu hơn.
  2. vincom10F

    vincom10F Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Những Ai vì dân sẽ ở lại với nhân dân mãi mãi!!! Hôm qua xem các lãnh đạo cũ vào viếng Bác, trông thấy N.Đ.M mà thấy ghét
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Bắt đầu lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    59 năm sau ngày hân hoan đón Đại tướng cùng đoàn quân chiến thắng trở về thủ đô, Hà Nội rơi nước mắt tiễn ông ra đi - chuyến đi đến cõi vĩnh hằng. Sau lễ truy điệu, 11h trưa nay, chuyến bay chở linh cữu Đại tướng sẽ cất cánh, đưa ông về đất mẹ Quảng Bình.

    Quốc tang Đại tướng diễn ra như thế nào
    Đêm cuối cùng Đại tướng ở thủ đô
    Hôm nay là ngày cuối cùng, Đại tướng còn ở Hà Nội. Ngay từ 5h sáng, trên những con phố nơi linh cữu Đại tướng sẽ đi qua, người dân tập trung khá đông đúc, lực lượng an ninh đã rải dày, sẵn sàng làm nhiệm vụ. Khoảng 6h15, các đội tiêu binh, an ninh đã vào vị trí. Xe kéo pháo đã được đưa ra trước sân nhà tang lễ. ************* Trương Tấn Sang cùng Phó ban tang lễ Nguyễn Xuân Phúc có mặt từ rất sớm tại Nhà tang lễ Quốc gia. Ở một góc nhà tang lễ, những người lính đang kiểm tra lần cuối các xe đặc chủng và linh xa chở Đại tướng.
    7h sáng, lễ truy điệu Đại tướng được cử hành. Trong không khí trang nghiêm, sau lời tuyên bố của Phó ban Tang lễ Nguyễn Xuân Phúc, quân nhạc đã cất lên những giai điệu quốc ca. Trưởng ban Lễ tang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu đọc điếu văn.
    [​IMG]************* Trương Tấn Sang và phó ban tổ chức tang lễ - Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (phải) - đến nhà tang lễ từ rất sớm. Ảnh: Quý Đoàn.

    Tháng 10/1954, sau "9 năm làm một Điện Biên", Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng đoàn quân chiến tháng trở về tiếp quản thủ đô trong ngày đẹp nhất của mùa thu Hà Nội. 59 năm sau, cũng vào một ngày mùa thu, ngày 4/10, Đại tướng từ trần, sau 103 năm tại thế. Như quy luật sinh tử, sự ra đi của ông không bất ngờ, nhưng dường như nó đã tạo ra một cơn chấn động. Người dân Việt Nam bàng hoàng nhận ra rằng, ông vĩnh viễn đã trở thành huyền thoại, họ vĩnh viễn đã mất đi một điểm tựa tinh thần vững chắc suốt một thế kỷ qua.
    [​IMG]Những người lính lau chùi linh xa - nơi để linh cữu Đại tướng.
    Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp diễn ra trong hai ngày. Trước lễ truy điệu 13/10, người dân đã có một ngày đến viếng ông tại Nhà tang lễ Quốc gia Hà Nội và nhiều ngày trước đó đến tưởng niệm ông tại số 30 Hoàng Diệu và nhiều điểm khác trên cả nước. Dù biết rõ vị thế của Tướng Giáp trong lòng dân, biển người đổ đến tỏ rõ lòng tiếc thương Đại tướng vẫn khiến người ta ngỡ ngàng. Dường như, ông đã trở thành một người thân của mỗi một gia đình. Vì thế, khi ông mất, theo truyền thống đạo lý của người Việt Nam "nghĩa tử là nghĩa tận", mỗi một người đều cảm thấy phải trở về bên ông, bởi nếu không, dường như người ta sẽ áy náy, day dứt. Hơn 40 năm sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Việt Nam lại có một "tang lễ của nhân dân" - một sự kiện, nơi đồng bào bỗng dưng xích lại gần nhau và dễ dàng chia sẻ niềm đau chung qua từng ánh mắt.
    Sau những năm tháng tuổi trẻ rong ruổi chiến đấu trên các chiến trường khắp cả nước và nửa đời gắn bó với mảnh đất Thủ đô, Đại tướng đã chọn nơi chôn nhau cắt rốn làm nơi yên nghỉ cuối cùng. Ông sẽ được an táng tại Vũng Chùa, Đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình.
    7h sáng nay lễ truy điệu trọng thể Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu với nghi thức đọc điếu văn và tuyên bố mặc niệm do Trưởng ban Lễ tang Nhà nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thực hiện. Cùng thời gian với Hà Nội, lễ truy điệu cũng được tổ chức ở Quảng Bình, quê hương Đại tướng.
    Khoảng 8h15, linh cữu Đại tướng bắt đầu được di chuyển khỏi nhà tang lễ để đến sân bay Nội Bài. Một đội gồm một sĩ quan và 12 chiến sĩ chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe. Trưởng ban, Phó trưởng ban Lễ tang Nhà nước cùng khiêng phía đầu linh cữu. Gia đình và các thành viên khác đi sau. Đi phía trước linh cữu là nhóm các sĩ quan làm các nhiệm vụ như rước di ảnh, gối huân chương và cờ.
    Theo nghi thức lễ tang cấp Nhà nước, linh cữu Đại tướng được phủ Quốc kỳ đặt trong *****g kính trên cỗ linh xa có gắn khẩu đại pháo phía sau. Từ Nhà tang lễ quốc gia Hà Nội, cỗ linh xa này cùng 25 xe tiêu binh sẽ chạy trên các tuyến phố trung tâm thủ đô. Đoàn sẽ vòng qua lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dừng lại ở số 30 Hoàng Diệu - ngôi nhà gắn bó với gia đình Đại tướng nhiều năm qua và cũng là nơi gần 10 ngày qua hàng chục nghìn người từ khắp mọi miền tổ quốc đã về tưởng niệm vị tướng lẫy lừng của dân tộc.
    Linh cữu Đại tướng sau đó rời 30 Hoàng Diệu, tiếp tục lộ trình dưới sự hộ tống của xe cảnh sát, quân đội lên Nội Bài để bay tới Đồng Hới (Quảng Bình). 2 chuyên cơ được Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam chuẩn bị phục vụ tang lễ, trong đó chiếc ATR72 chở linh cữu mang số hiệu VN103 phỏng theo tuổi của Đại tướng , còn chiếc A321 chở theo 184 khách đi cùng mang số hiệu VN1911, lấy theo năm sinh của Người.
    Chuyên cơ chở linh cữu Đại tướng cất cánh rời Nội Bài lúc 11h và đáp xuống sân bay Đồng Hới (Quảng Bình) lúc 12h25. Trong khoảng một giờ sau đó, linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được đoàn xe gồm linh xa gắn đại pháo và các xe tiêu binh tương tự như tại Hà Nội hộ tống di chuyển trên quãng đưởng khoảng 70km tới địa điểm an tán.
    Lễ an táng sẽ diễn ra lúc 16h cùng ngày, Đại tướng an nghỉ tại Vũng Chùa, Đảo Yến (Quảng Bình) theo di nguyện của ông và nguyện vọng của gia đình. Tại đây, sau nghi lễ hạ huyệt và lấp mộ, Ban lễ tang sẽ dành một phút mặc niệm trong tiếng nhạc “Hồn tử sĩ”. Toàn bộ lễ an táng kết thúc vào hồi 17h.
    Ước tính trong ngày 12/10 đã có hàng trăm nghìn lượt người đến viếng Đại tướng tại Hà Nội, Quảng Bình và TP HCM. Riêng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, có tới hàng chục nghìn lượt người tới, Ban tổ chức quyết định tiếp tục phục vụ tới 24h, dài hơn 3 tiếng so với lịch trình chính thức. Khi cánh cổng khép lại, hàng nghìn người vẫn lưu luyến bên ngoài nhà tang lễ và nán lại lâu hơn trên đường phố như muốn chờ đợi điệu gì đó.
    Vietnam Plus dẫn thông tin từ Ban Tổ chức lễ Quốc tang cho hay tính đến 14h30 ngày 12/10, tại Nhà Tang lễ quốc gia đã có trên 200 đoàn chính thức đăng ký vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tính tới 21h cùng ngày, số lượng người vào dâng hương và tưởng niệm Đại tướng được ước tính tới 20.000 lượt. Trong khi đó, tại Quảng Bình.
    Tại Quảng Bình, đến hơn 20h đã có hơn 450 đoàn với trên 10.000 lượt người vào dâng hương, viếng Đại tướng. Con số tại TP HCM lên tớ hơn 770 đoàn với hơn 80.000 lượt người đến viếng.
  4. garidibo

    garidibo Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2009
    Đã được thích:
    20

    Bây giờ có ai nhớ bác Văn Tiến Dũng là ai đâu. Một khi cái tâm đã ko sáng thì mọi hành động tự giết chết cái danh của mình
  5. garidibo

    garidibo Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2009
    Đã được thích:
    20
    Bác Võ Điện Biên phát biểu hay : Mọi lời ca ngợi Đại tướng là ca ngợi Bác Hồ và các thế hệ lãnh đạo, ca ngợi nhân dân đã ko tiếc máu xương để gìn giữ đất nước
  6. garidibo

    garidibo Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2009
    Đã được thích:
    20

    Góp ý của bà bà rất xác đáng và hợp lý đấy ạ
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Chủ nhật, 13/10/2013 06:50 GMT+7 [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG][};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
    [​IMG]


    Xếp hàng từ mờ sáng chờ tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    Trước cửa ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu, cả nghìn người đang túc trực với mong muốn được nhìn thấy Đại tướng lần cuối cùng ở Thủ đô. Không ít trong số họ đã thức trắng đêm qua, thắp nến, dâng hoa tưởng niệm Người.

    Linh cữu Đại tướng rời khỏi nhà tang lễ
    Đêm cuối cùng Đại tướng ở thủ đô
    Từ 6h sáng nay, toàn bộ đường Hoàng Diệu đã đông kín người, họ xếp hàng tràn trên dải phân cách và lòng đường phía hướng đối diện nhà số 30, nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng gia đình sinh sống hàng chục năm qua. Một dàn người ngồi ở dải phân cách trên tay cầm hoa cúc vàng, hướng ánh nhìn vào ngôi nhà, bái vọng Đại tướng.
    Cụ Lê Bá Thêm, 82 tuổi ở Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) có mặt ở đây từ 4h sáng Tuổi cao, sức yếu, mấy hôm trước không thể tới nhà Đại tướng nhưng hôm nay là ngày cuối cùng còn cơ hội trông thấy người, nên cụ dứt khoát phải tới. Cụ từng trải qua hai cuộc chiến và là lính trực tiếp của Đại tướng.
    [​IMG]
    Anh Hồ Văn Thanh ôm con đứng khóc trước nhà Đại tướng.
    Tại các điểm Nhà hát lớn, Đại học Tổng hợp, từ lúc 5h45, bắt đầu có những người đầu tiên chờ đợi.
    Bác Phạm Văn Ngọc, đội bảo vệ phường Phan Chu Trinh, 73 tuổi, có mặt trước Đai học Tổng hợp lúc 6h chia sẻ: "Tôi không cảm thấy vất vả, trong những ngày này, mọi người dân ai cũng muốn đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình. Chúng tôi có nhiệm vụ góp phần giữ gìn trật tự trên đường di chuyển linh cữu Đại tướng. Không chỉ tôi mà tất cả người dân VN đều biết ơn Đại tướng vì những công lao to lớn của người".
    Lại Thiên Tuấn, Hải Dương, 34 tuổi, ôm cô con gái 8 tuổi ngủ ngon lành trong lòng, chia sẻ với VnExpress: "Hai bố con lên đây viếng bác Giáp từ 1h30 đêm qua ở nhà tang lễ nhưng không kịp, nên chúng tôi lang thang quanh nhà tang lễ từ đêm qua, ăn mì tôm lót dạ và giờ có mặt ở ĐH Tổng hợp xếp hàng đưa tiễn bác lần cuối. Cháu nhà tôi khi bố bảo đi viếng bác Giáp là hớn hở xin đi. Mặc dù cháu hơi mệt do phải thức trắng đêm đứng đường cùng bố, nhưng đây là ngày cuối cùng bác ở Hà Nội nên cố gắng thôi. Trong tâm trí tôi, bác Giáp là người vô cùng tuyệt vời, xứng đáng để thế hệ con cháu noi theo".
    Mọi người trò chuyện sôi nổi, người trẻ ngồi quạt cho nhau, người già kể lại chiến dịch Điện Biên.
    6h sáng, người dân xung quanh khu vực Nhà hát Lớn, Tràng Tiền, Trần Thánh Tông đã tập trung hai bên đường. Lệnh cấm đường sẽ được thực hiện sau 7h nên đa số các phương tiện vẫn di chuyển chậm xung quanh Nhà hát Lớn.
    Bà Nguyễn Thị Bích Hoà, nhà ở Tràng Tiền, chia sẻ, bà dậy từ 5h15 sáng, đi bộ quanh khu vực nhà tang lễ để cảm nhận không khí, những khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong cuộc đời mình. Với cô, Đại tướng là một con người vĩ đại, bởi sự giản dị, hiền hậu và tài năng xuất chúng. Cô cũng cho biết, hôm qua đã xếp hàng từ 14h đến 22h nhưng không thể vào viếng đại tướng vì quá đông.
    * Ảnh: Dòng người xếp hàng dọc đường linh cữu đi qua Trước đó, từ 1h sáng 13/10, người dân đã tập trung rất đông ở trước cổng để chờ đưa Đại tướng về Quảng Bình. Đưa con đến vái vọng vào nhà Đại tướng, anh Hồ Văn Thanh, một công nhân làm việc ở Hà Nội nước mắt lưng tròng. Anh chưa có dịp gặp nhưng rất thần tượng, kính trọng, biết ơn Người. Hôm biết tin Bác mất, anh thấy hụt hẫng và buồn thương. Mấy buổi vừa qua vì bận công việc cộng thêm chuyện con trai bị ốm nên anh không đến viếng. Biết hôm nay là cơ hội cuối cùng, nên sau khi đưa con đi bệnh viện khám, anh vội đưa con tới đây chắp tay vái Người.
    Cô Điệp, nhà ở Hải Phòng cùng bạn bè bắt xe lên thủ đô lúc 11h đêm. "Mấy bữa trước bận nhiều việc nên chưa lên viếng Đại tướng được. Hôm nay là buổi cuối Người ở thủ đô nên dù muộn chúng tôi vẫn gắng bắt xe lên thắp nén nhang, cô Điệp nói. Cô không dám rời khỏi vị trí đứng của mình từ đêm qua, vì sợ không thể quay trở lại.
    Anh Long, nhà ở Hà Đông cũng chung nỗi lo sáng mai không chen được vào trong nên quyết định ở lại qua đêm trước cửa nhà Đại tướng.
    [​IMG]
    Nhóm "Thế hệ trẻ dòng họ Vũ - Võ Việt Nam" thắp nến, niệm kinh tưởng niệm Đại tướng.
    Trong đêm 12 - rạng sáng ngày 13 ở một số địa điểm như Bắc Sơn và công viên Lê Nin một số nhóm bạn trẻ đã có hoạt động tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
    Tại khu Bắc Sơn, hơn 100 người của "Thế hệ trẻ dòng họ Vũ - Võ Việt Nam" cùng thắp nến, niệm phật cầu siêu cho Đại tướng. Trước đó họ đã xếp hàng diễu hành qua 30 Hoàng Diệu, dành một phút mặc niệm tới người đã khuất.
    Theo Vũ Đức Trí, một thành viên trong Ban tổ chức thì ngoài 100 bạn mặc áo đồng phục hình Đại tướng tham gia thắp nến cầu siêu, nhóm "Thế hệ trẻ dòng họ Võ - Vũ Việt Nam" còn 300 người nữa đứng rải rác trước cổng nhà bác Giáp. Các bạn này đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước như Lạng Sơn, Sơn La, Thái Nguyên, Yên Bái, Thái Bình, Nam Định, thậm chí cả ở Đà Nẵng, Quảng Trị... Sau khi viếng trong nhà tang lễ, nhóm mới cùng nhau ra khu nhà Đại tướng ở để làm lễ thắp nến tưởng niệm này.
    Võ Văn Chi, 27 tuổi, một thành viên của nhóm "Thế hệ trẻ dòng họ Vũ - Võ Việt Nam" mới bay từ Đà Nẵng ra Hà Nội trưa qua. Trước khi ra thủ đô anh đã xác định mình sẽ chẳng được vào trong viếng Đại tướng vì đọc báo thấy nói đông người xếp hàng quá. Anh chỉ mong được đứng trước nhà bác Giáp vái vọng vào trong để thể hiên lòng tôn kính ngưỡng mộ với người. Khi đi cùng đoàn được vào sớm viếng Bác, anh Chi cảm thấy rất may mắn, mãn nguyện. Bởi kính trọng và ngưỡng mộ đại tướng từ lâu, anh đã, đang và hứa sẽ tiếp tục công tác thật tốt để báo công với Người.
    Vũ Thị Thủy, 23 tuổi, kinh doanh tại Hà Nội nước mắt ướt đầm trên má kể rằng, 3 ngày nay, hôm nào cũng tới viếng Đại tướng một lần. Tuy chưa có dịp gặp bác Giáp khi người còn sống nhưng Thủy rất tự hào, tôn kính vĩ nhân dân tộc của dòng họ mình.
    Tại khu tượng đài Lê Nin lúc 1h30 sáng 13/10, một nhóm khoảng 50 bạn trẻ thuộc đội "Trái tim vì cộng đồng" - những người ham mê phượt đã cùng nhau thắp nến tương niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Các bạn này cho biết, sáng mai mình sẽ có mặt sớm ở 30 Hoàng Diệu để phát bang tang cho người dân.
    [​IMG]
    Sân bay Nội Bài sẵn sàng đón Đại tướng.
    Lúc 4h30 sáng, khi thành phố vẫn còn say ngủ, khu vực VIP của sân bay Nội Bài đã sáng đèn chuẩn bị đón linh cữu Đại tướng. Bên ngoài khu vực VIP A, một tấm biển đã được dựng lên từ hôm qua trên cổng chào với nội dung "Vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp". Các cửa ra vào đã được niêm phong. Trước khi niêm phong được bóc ra, các nhân viên tại đây tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc "nội bất xuất, ngoại bất nhập".
    Nhân viên của sân bay đi vào cũng phải qua khâu kiểm tra an ninh, anh Lê Đức Hưởng, nhân viện đội an ninh của Nội Bài cho biết. Anh Nguyễn Văn Nghĩa, đội trưởng đội an ninh kiểm soát khu bay cho biết hôm nay, lực lượng an ninh cử 100 chiến sĩ để bảo vệ khu vực VIP A, nơi sẽ diễn ra buổi tiễn đưa Đại tướng lên máy bay. 6h sáng, các lực lượng an ninh đã có mặt đầy đủ. Mặc đồng phục an ninh, các chiến sĩ tại đây sẽ đeo băng tang ở trước ngực để tỏ lòng thành kính trước vị tướn huyền thoại.
    Hôm nay, sau lễ truy điệu tại Nhà tang lễ Quốc gia, xe chở linh cữu Đại tướng sẽ di chuyển qua nhiều tuyến phố và lên đến sân bay Nội Bài lúc 11h.
    Nhóm phóng viên
  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Linh cữu Đại tướng rời khỏi nhà tang lễ

    Trưởng ban, Phó trưởng ban Lễ tang Nhà nước cùng 12 chiến sĩ đã chuyển linh cữu Đại tướng từ nhà tang lễ lên linh xa, bắt đầu cho chuyến trở về cuối cùng của "Vị tướng của nhân dân".

    Quốc tang Đại tướng diễn ra như thế nào
    Đêm cuối cùng Đại tướng ở thủ đô
    7h sáng, lễ truy điệu Đại tướng được cử hành. Trong không khí trang nghiêm, sau lời tuyên bố của Phó ban Tang lễ Nguyễn Xuân Phúc, quân nhạc cất lên giai điệu quốc ca. Trưởng ban Lễ tang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn (xem video).
    Trong điếu văn, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã điểm lại quá trình hoạt động cách mạng và những đóng góp quan trọng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên các cương vị khác nhau. Điếu văn nhận định, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là "Vị tướng của nhân dân, mãi mãi nhân dân trong lịch sử".
    [​IMG]
    Con trai cả của Đại tướng phát biểu tại lễ truy điệu. Thay mặt gia đình phát biểu ngay sau bài điếu văn, con trai cả Đại tướng - ông Võ Điện Biên - với đôi mắt đỏ hoe, nặng trĩu đã chia sẻ những lời cảm ơn với giọng nói nghèn nghẹn (xem video). Trước hết, gia đình Đại tướng cảm ơn lãnh đạo Đảng và Nhà nước, quân đội cùng đồng bào và chiến sĩ cả nước "đã tạo mọi điều kiện để thực hiện tâm nguyện cuối cùng của ba chúng tôi là trở về quê hương".
    "Những ngày qua, gia đình rất xúc động trước tấm lòng của hàng triệu người dân Việt Nam, những người đã qua hai cuộc chiến tranh đến cả thế hệ thiếu nhi những người chưa biết đến tiếng bom. Xin phép được tỏ lời cảm ơn riêng tới quân đội, Viện quân y 108, tâp thể A11 đã chăm sóc Đại tướng tới những giây cuối cùng. Trong những phút này, xin phép được ngẩng đầu được cảm ơn tiên tổ, tạ ơn các anh linh liệt sĩ đã ngã xuống và luôn luôn đồng hành cùng Đại tướng cho tới phút cuối cùng. Đại tướng cả đời vì nước vì dân và lúc mất đi, chắc chắn tinh thần của Đại tướng sẽ hòa vào tinh thần của non sông đất nước", ông Võ Điện Biên nói.
    ----------------------

    Rất hay,rất đầy đủ,tâm linh ,các anh linh của các anh hùng cũng được ngẩng cao đầu và thảnh thơi yên nghỉ [};-[};-[};-[r32)][r32)][r32)]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này