Thành kính tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 05/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3182 người đang online, trong đó có 93 thành viên. 05:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 88028 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    'Được thắp hương cho Đại tướng, tôi chết toại nguyện'

    [​IMG] - Buổi sáng của ngày Quốc tang đầu tiên, nơi quê nhà Đại tướng ở làng An Xá xuất hiện nhiều con người khá đặc biệt đến viếng. Họ là hậu duệ Vua Minh Mạng đã 93 tuổi, là thương binh chống nạng gỗ đến từ Quảng Ninh...
    "Chết cũng toại nguyện rồi"
    Buổi sáng của ngày Quốc tang đầu tiên, trên con đường về nhà lưu niệm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở làng An Xá (Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) xe cộ chật cứng. Từ thị trấn Kiến Giang cách nhà Đại tướng khoảng 3km đoàn thanh niên, học sinh đã đứng kín 2 bên đường ôm di ảnh của Người.
    [​IMG]
    Cùng với người cháu từ Pháp về, cụ Huệ đã 93 tuổi vẫn lặn lội gần 200km từ Huế ra để viếng Đại tướng.
    Ngõ nhỏ vào ngôi nhà lưu niệm, dòng người xếp dài nối đuôi nhau để được vào viếng Đại tướng, một lúc mới nhích lên được một bước chân.
    Dưới sân của ngôi nhà, người chật kín, từ bàn thờ của Đại tướng, hương khói nghi ngút.
    Trong dòng người đổ về nhà lưu niệm của Đại tướng, xuất hiện một người "đặc biệt" được giới báo chí quan tâm, đó chính là cụ bà Công Tằng Tôn Nữ Trí Huệ (SN 1922, ở làng Hương Cần, xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) với mái tóc đã bạc phơ.
    Cụ Huệ cho biết cùng với con trai và cháu rể từ TP. Huế ra đây từ chiều qua, sáng 12/10 cụ đến rất sớm và đã được viếng Đại tướng.
    "Biết tin Đại tướng mất, mệ buồn lắm, chờ mãi cho đến ngày Quốc tang đòi con cháu chở đi thắp cho bác nén hương. Giờ thắp được rồi, có chết cũng toại nguyện rồi" - cụ Huệ xúc động nói.
    [​IMG]
    Cụ Công Tằng Tôn Nữ Trí Huệ: “Được thắp hương trước anh linh Đại tướng, mệ chết cũng mãn nguyện”.Cũng theo cụ Huệ, ban đầu cụ đòi đi, con cháu một hai không đồng ý vì cụ đã quá yếu, đi đường xa gần 200km sợ "có mệnh hệ gì thì nguy", nhưng thấy cụ nặc nặc đòi đi nên cũng chiều lòng cụ.
    Một người "đặc biệt" khác cũng có mặt ở ngôi nhà lưu niệm của Đại tướng để viếng Người, đó là thương binh Nguyễn Phi Thường (63 tuổi, quê tỉnh Quảng Ninh).
    Cầm cặp nạng gỗ trên tay, đôi mắt trầm ngâm, ông Thường cho biết một mình đón tàu vào đến ga Đồng Hới lúc 2h sáng 12/10.
    [​IMG]
    Một cụ già quỳ gối trước ban thờ Đại tướng.
    "Ngồi trong ga tôi cứ trông cho trời sáng để được đến viếng Đại tướng. Khi trời vừa sáng, tôi đã bắt xe ôm xuống đây ngay" - ông Phi xúc động nói.
    [​IMG]
    Thương binh Thường từ tỉnh Quảng Ninh, vượt hơn 500km vào viếng Đại tướng.
    Kỉ niệm xúc động nhất mà ông Phi nhớ về Đại tướng, vào năm 2002, nhân dịp sinh nhật Đại tướng, ông đã đến thăm và ngâm một bài thơ tặng người. Đại tướng nghe xong vỗ tay khen "chú ngâm thơ giọng rất hay, nhưng hơi ngọng", rồi bảo ông Phi chép lại lời bài thơ để Đại tướng đọc.
    Cựu binh vượt 500km vào viếng Đại tướng
    Hòa trong dòng người về viếng Đại tướng ở An xá, còn có bà Trần Thị Thảo, một nữ dân quân pháo binh Ngư Thủy năm xưa. Cố kìm nén xúc động sau khi đã dâng hương viếng Người, bà Thảo kể lại kỉ niệm không bao giờ quên.
    Đó là năm 1969, các chiến sỹ thi đua Quân khu 4 đã có vinh dự được gặp Đại tướng tại Thủ đô, trong đó Đại đội nữ pháo Ngư Thủy với những chiến công hiển hách trong việc bảo vệ vùng biển đầu tuyến Quảng Bình đã vinh dự được mời ra thăm Thủ đô, báo công với Bác Hồ và Đại tướng.
    "Đại tướng thân tình, gẫn gũi, căn dặn chúng tôi tiếp tục đoàn kết, tự lực, tự cường, vượt khó để đánh đuổi Mỹ - Ngụy, thống nhất đất nước. Tình cảm của Đại tướng dành cho chúng tôi như người thân ruột thịt" - bà Thảo xúc động.
    [​IMG]
    Cựu nữ dân quân pháo binh Ngư Thủy năm xưa kể lại kỉ niệm được gặp Đại tướng.

    Bà Nguyễn Thị Nhiễu (63 tuổi, đến từ Vinh Linh, Quảng Trị) là chắt của Đại tướng xúc động nói: "Từ ngày cụ mất tôi rất buồn, trông ra sớm để thắp hương viếng cụ. Hôm nay ra đây, thấy quá nhiều người đến viếng, đúng là ngoài sức tưởng tượng của tôi.".

    Ông Võ Thanh Bình, gọi Đại tướng là Bác thúc bá cũng xúc động: "Tôi vừa ngoài UB tỉnh, nơi đang tổ chức lễ viếng Bác Giáp về, nghe được điện thoại nói người đến viếng ở nhà cũng nhiều lắm, kín cả đường đã xúc động rồi. Giờ về đúng là đông thật, nhiều người kính trọng bác quá. Cảm ơn tất cả bà con đã dành tình cảm đặc biệt cho bác ấy".

    Trời đã đứng bóng, dòng người vẫn xếp hàng dài chờ được vào viếng Đại tướng. Trong đó, có những người đã quên ăn, nhịn đói, chỉ để chờ được đến lượt mình, thắp cho Đại tướng nén hương, tiễn biệt là toại nguyện.

    Trần Văn - Phi Long
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Nước mắt người trẻ trong lễ Quốc tang Đại tướng

    [​IMG] - Họ là những người rất trẻ, thế hệ 8 và 9X, không biết gì tới chiến tranh, nhưng hôm nay, ngay giữa TPHCM, họ đã rơi lệ trước một nhân cách lớn, tư tưởng lớn: Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
    Trong hàng ngàn người đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, có cô gái trẻ vừa khóc nức nở vừa viết những dòng cảm tưởng trong sổ tang.
    Cô là Phạm Thị Huyền, sinh viên năm thứ 2 trường ĐH luật TP.HCM. “Thưa Bác, con là người con của mảnh đất Quảng Bình thân yêu. Hôm nay con không thể cầm được nước mắt khi Bác ra đi. Dù chưa bao giờ được gặp Bác nhưng con đã biết đến Bác từ lâu và được nghe ba mẹ kể về Bác rất nhiều”, mở đầu dòng cảm xúc, Huyền viết.
    [​IMG]

    Phạm Thị Huyền, cô sinh viên năm thứ 2 khóc nức nở khi ghi cảm tưởng tại lễ viếng Đại tướng.
    Huyền cho hay, em ấn tượng nhất câu chuyện mẹ kể về nhà của Đại tướng có cây khế trăm tuổi ra rất nhiều quả.
    Mỗi lần tưởng tượng đến cây khế đó thì hình ảnh của Đại tướng luôn hiện ra yên bình trong em”, Huyền nói.
    Nhà của Huyền cách nhà Đại tướng khoảng 20 km. Nhiều lần Huyền ước ao được đến thăm nhà Đại tướng nhưng chưa có dịp. Là người con Quảng Bình, đi đâu Huyền cũng khoe với bạn bè, quê mình có Đại tướng.
    Là người con Quảng Bình, đi đâu con cũng tự hào khoe với mọi người về quê hương và Đại tướng. Những ngày qua, con đã nhiều lần không cầm được nước mắt khi nhìn thấy hình ảnh của Bác...
    Đại tướng ơi, dù Bác đã đi xa nhưng có lẽ bây giờ và cả sau này, con sẽ không bao giờ quên người con Quảng Bình như Đại tướng. Con xin hứa với Đại tướng là con sẽ cố gắng học thật giỏi để góp phần xây dựng quê hương”. - Huyền chia sẻ trong sổ tang.
    Một người trẻ khác, anh Nguyễn Đình Phương (25 tuổi, quê Ninh Hòa, Khánh Hòa), sáng nay vào viếng Đại tướng với vòng khăn tang, ôm di ảnh của Đại tướng trước ngực.
    [​IMG]
    Nguyễn Đình Phương với vòng khăn tang, ôm di ảnh Đại tướng trước ngực.
    Phương bộc bạch:Sở dĩ em mang khăn tang và ôm di ảnh của Người là thực hiện ý nguyện của ông ngoại. Ông ngoại em là lính thông tin trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Tướng Giáp là hình mẫu đạo đức và tài năng mà ông em kính phục.
    Vào năm 2012, khi ông ngoại em mất, ông đã căn dặn em rằng phải thay ông để tang cho Đại tướng, đến viếng Đại tướng và xin rước vong linh Đại tướng về thờ”.
    Theo Phương, sau khi viếng đại tướng sáng nay, di ảnh của đại tướng sẽ được rước vong linh ở Hội trường Thống Nhất và được đưa về Ninh Hòa để gia đình và bà con xóm giềng thắp hương.
    Tình cảm của một người trẻ khác với Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng khiến những người tới viếng hết sức xúc động. Anh thanh niên cụt cả hai tay, mắt rưng rưng, quỳ dưới di ảnh Đại tướng là Nguyễn Xuân Nguyên - Công dân trẻ tiêu biểu thành phố năm 2007.
    [​IMG]
    Thanh niên tật nguyền Nguyễn Xuân Nguyên lấy tấm gương Đại tướng để vươn lên trong cuộc sống
    Trong dòng bạn trẻ lễ viếng tướng Giáp tại Nhà văn hóa Thanh niên, anh Nguyên tâm sự: “Ngay từ bé, tôi đã không có hai tay, không như những đứa trẻ bình thường khác, mọi sinh hoạt đều phải nhờ vào người thân, bạn bè. hơn một lần tôi nghĩ đến cái chết.
    Để có một “tôi” trưởng thành như ngày hôm nay có lẽ không ai nghĩ rằng đó là nhờ công lao của Bác Hồ và Đại tướng. Khi gặp thất bại, khó khăn trong cuộc sống và mặc cảm với cơ thể tật nguyền, tôi lại nghĩ tới tấm gương vượt khó, vượt khổ của Bác và Người để học hỏi vươn lên...
    Tôi tâm niệm rằng dù không phải là một người hoàn thiện, nhưng sự khuyết tật sẽ làm bạn toàn vẹn nếu bạn biết cố gắng".
    [​IMG]
    [​IMG]

    Nhiều thanh niên TPHCM rơi lệ sau khi viếng Đại tướng.
    • T.Lâm - T.Thảo - K.Đoan - D.Linh
  4. chuotnhat1884

    chuotnhat1884 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2013
    Đã được thích:
    1
    Nói dân Hà Nội quá sùng bái đại tướng mà như vậy thì xin lỗi bạn gì đó không nên là người Việt Nam, dân Việt Nam tôn thời người anh hùng dân tộc vì nước vì dân, nếu không có chiến thắng Điện Biên Phủ liệu có giải phóng được thực dân, còn cuộc chiến nào cũng có thương vong nhưng xin lỗi là chiến dịch thành cổ 1972 và Mậu Thân 1968 người không có quyền quyết định để nó không xảy ra, nếu đọc tư liệu bạn sẽ thấy người không tham gia và bị cô lập. Nhưng trẻ trâu như bạn chắc cũng không hiểu nhỉ?
  5. rongdo007

    rongdo007 Thành viên gắn bó với f319.com Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Đã được thích:
    34.056
    Võ còn Nguyên Giáp, Á Âu không có người thứ hai
    --------------------------------------------------
    THẾ GIỚI NGHIÊNG MÌNH DANH TƯỚNG VÕ
    NON SÔNG NGẢ BÓNG TIẾNG NHÂN VĂN

    Võ còn Nguyên Giáp võ đa chiêu!
    Tướng mất ít quân tướng thật siêu !
    Với địch tấm lòng sâu bác ái
    Cùng ta tâm trí đậm thương yêu
    Toàn dân ngưỡng mộ và tôn quí
    Bè bạn đề cao bái phục nhiều
    Hai phía đối nhau đều kính trọng
    Con người như thế có bao nhiêu? ..
    Con người như thế có bao nhiêu?
    Lịch sử lưu danh viết rất nhiều
    Cường bạo cúi đầu đều thán phục
    Chí nhân gặp mặt đượm thương yêu
    Cầm quân tướng lĩnh so tài trí
    Thắng trận binh nguyên, thế mới siêu
    Soái giỏi cổ kim tay đếm đốt
    Võ công Nguyên Giáp đã ra chiêu (ST)
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Chủ nhật, 13/10/2013 05:00 GMT+7 [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
    Đại tướng về nhà lần cuối

    Khoảng 8h30, linh xa chở Đại tướng dừng trước số 30 Hoàng Diệu - ngôi nhà thân thuộc của Đại tướng - để thực hiện các nghi lễ tâm linh trước khi tiếp tục hành trình ra sân bay về với Quảng Bình.

    Quốc tang Đại tướng diễn ra như thế nào
    Đêm cuối cùng Đại tướng ở thủ đô
    Sau khi qua các tuyến phố lớn của Hà Nội, đoàn xe dừng lại trước nhà Đại tướng ở số 30 Hoàng Diệu. Xe tiêu binh rước ảnh ông vào nhà, theo sau là gia quyến. Các thành viên của gia đình thực hiện một số nghi lễ tâm linh trước khi đưa Đại tướng tiếp tục hành trình cuối cùng của mình. Trong khi đó, hàng trăm người dân quỳ trên đường Hoàng Diệu khóc nức nở. Một nhóm Phật tử tụng kinh niệm Phật. Trước đó, khi nghe tin đoàn xe sắp về, toàn bộ người dân trên đường Hoàng Diệu đồng loạt đứng dậy, sẵn sàng tâm thế chờ đón ông (xem video).
    [​IMG]
    Linh xa khi qua Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  7. Hello1904

    Hello1904 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2011
    Đã được thích:
    51
    Sau Lễ tang đại tướng,
    Các lãnh đạo Việt Nam se thay đổi
    Con người Việt Nam cũng sẽ dần thay đổi
    Đất nước sẽ có chuyển biến mới.
    Nguyễn Tân Dũng thực chất là 1 người tài , nhưng thiếu tâm .
    Ông ấy đang thay đổi , và ông ấy sẽ thay đổi giống như lời hứa với người đã khuất
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Bác đã đi rồi sao bác ơi!
    Chúng con khóc thương bác nghẹn lời,
    Một mình bác về nơi đảo nhỏ,
    Quanh năm nắng gió với mây trời.
    Bác đã đi rồi sao bác ơi!
    Từ nay non sông vắng bóng người,
    Tiễn bác với hai hàng nước mắt,
    Bác để tình thương khắp muôn nơi.
    Bác đã đi rồi sao bác ơi!
    Chúng con nguyện xin hứa với người,
    Chung tay xây đắp cho đất nước,
    Đẹp tươi rạng rỡ đến muôn đời!
    Trả lời| Thích99
    Duy Tuấn - 2 giờ trước
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Cuối thu nắng nhạt heo may
    Ban mai chớm lạnh mắt cay nhớ người
    Bóng hình Đại tướng tươi cười
    Trái tim vĩ đại cuộc đời thanh cao
    Ôi sao! lại ngỡ chiêm bao
    Thấy người hiển thánh vẫy chào con dân
    Nhìn lên thấy dáng tiên thần
    Lại trông Người đã xa dần chân mây
    Bóng Người in dấu cỏ cây
    Non sông gấm vóc đong đầy nhớ mong
    Cháu con xin nguyện một lòng
    Chung vai giúp nước thỏa lòng Người ơi...
    Trả lời| Thích87
    huong hoang - 2 giờ trước
  10. hoamuatim

    hoamuatim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2011
    Đã được thích:
    0
    Khoảnh khắc lắng đọng - mọi người xích lại gần hơn và cùng nhìn về một hướng - Cuộc đời vẫn tươi đẹp có những con người thật đáng yêu - Tôi yêu các bạn vô cùng . . .
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này