Thành kính tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 05/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2745 người đang online, trong đó có 36 thành viên. 03:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 88047 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Báo Hồng Kông viết gì về Đại tướng Việt Nam Võ Nguyên Giáp?


    Việt Dũng Thứ ba 08/10/2013 11:39

    (GDVN) - Võ Nguyên Giáp và đội du kích của ông đi dép xăng-đan được chế từ lốp xe cao su, dựa vào sức người để kéo từng khẩu pháo lên núi cao, đánh bại quân Pháp được vũ trang tiên tiến, đã tạo nên một thắng lợi “gần như không thể”...




    [​IMG]

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

    Ngày 6 tháng 10, tờ “Phượng Hoàng” Hồng Kông có bài viết cho rằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người chỉ huy quân sự quan trọng, lỗi lạc trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, từng trải qua các chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bí thư Quân ủy Trung ương… Truyền thông phương Tây thường nhắc đến Tướng Giáp là “Napoléon Hồng”.

    Bài báo cho rằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có vóc người thanh thoát, xuất thân không phải từ người được đào tạo về quân sự. Ở Việt Nam, là một nhà lãnh đạo tiền bối, sự nổi tiếng của ông chỉ sau Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo các phương tiện truyền thông quốc tế như hãng Reuters, ông là người chỉ huy quân sự nổi tiếng nhất thế kỷ 20.
    Trong chiến tranh Việt Nam, ông được đăng trên bìa tuần san “Thời đại” Mỹ đến 3 lần, danh hiệu “Napoléon Hồng” được lưu truyền từ đó.
    Trong 4 năm qua, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chữa trị trong Viện Quân y 108 tại Hà Nội. Ngày 4 tháng 10, người nhà và bác sĩ của Đại tướng xác nhận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từ trần, nguyên nhân là do “quy luật tự nhiên – sinh, lão, bệnh, tử”.
    Theo bài báo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước ở miền Trung Việt Nam. Năm 18 tuổi, ông bị thực dân Pháp giam cầm do tham gia phong trào sinh viên. Sau khi được thả, ông giành được học vị luật tại một trường đại học ở Hà Nội, sau đó làm giáo viên trung học và phóng viên. Năm 27 tuổi, Võ Nguyên Giáp gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, tức ********************** ngày nay.

    Năm 1940, theo bài báo, để tránh bị thực dân Pháp truy nã, Võ Nguyên Giáp đã đến Côn Minh, Trung Quốc, gặp gỡ Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh). Khi đó, vợ ông bị thực dân Pháp bắt giữ và sau đó mất ở trong tù. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ Hai, Võ Nguyên Giáp tổ chức lực lượng quân sự, chống lại quân đội thực dân Nhật xâm lược. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thực dân Pháp quay trở lại Đông Dương, Võ Nguyên Giáp là một trong những nhà lãnh đạo quân sự cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam khi đó.
    Chiến dịch Điện Biên Phủ nổi tiếng
    Theo bài báo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ nổi tiếng, tiêu diệt hơn 5.000 quân Pháp, bắt 11.000 tù binh, phá hủy 62 máy bay các loại, 4 xe tăng; thu được 30 trọng pháo (đại bác), 6 xe tăng; cuối cùng buộc quân Pháp đầu hàng và ký “Hiệp định Geneva”, giải phóng miền bắc Việt Nam.
    Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Võ Nguyên Giáp và đội du kích của ông đi dép xăng-đan được chế từ lốp xe cao su, dựa vào sức người để kéo từng khẩu pháo lên vùng cao, đánh bại quân Pháp được vũ trang tiên tiến, đã tạo nên một thắng lợi “gần như không thể”. Thắng lợi này đến nay vẫn là hình mẫu được học trong các trường quân sự.




    [​IMG]

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    Chiến dịch Điện Biên Phủ không chỉ làm “trọng thương” Pháp, thực dân đế quốc lớn thứ hai toàn cầu khi đó, mà còn làm cho chủ nghĩa thực dân đi đến hồi kết trên phạm vi thế giới.
    Hơn 10 năm sau, Võ Nguyên Giáp chỉ huy quân đội Bắc Việt chống Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam, đồng thời trực tiếp tham gia mở “đường mòn Hồ Chí Minh”, đến tháng 5 năm 1975 miền nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành được thắng lợi hoàn toàn.
    Nhân tố con người quyết định thắng lợi
    Tuy “cả đời trên lưng ngựa chinh chiến”, nhưng Võ Nguyên Giáp chưa từng được đào tạo quân sự chính quy. Ông từng nói rằng đã học “trường quân sự rừng cây”. Khi kỷ niệm tròn 50 năm Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói với các phóng viên phương Tây: “Nếu một dân tộc phải đứng lên, sức mạnh sẽ rất lớn, có thể đánh bại mọi kẻ thù mạnh nhất”.
    Trong chiến tranh Việt Nam, Việt Nam cũng bị tổn thất to lớn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng vì vậy bị truyền thông phương Tây chụp mũ, xuyên tạc cho là “không tiếc tổn thất con người” cho chiến tranh. Năm 2005, trả lời phỏng vấn hãng AP, Đại tướng Võ Nguyên Giáp giải thích về vấn đề này: Chiến tranh Việt Nam thực sự thiệt hại nặng nề, nhưng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.


    Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc

    [​IMG]

    Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

    Gần đây, khi trả lời phỏng vấn một kênh truyền thông của nước ngoài với câu hỏi "Những ngày qua báo chí nước ngoài đã viết rất nhiều về Tướng Giáp. Có ý kiến nói ông là một nhà quân sự tài ba, nhưng cũng có ý kiến nói ông thành công vì chấp nhận tổn thất quá lớn, điều mà đối thủ của ông không chấp nhận được. Ông nghĩ sao về hai luồng ý kiến này?" Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974 đến 1987 đã trả lời rằng:

    "Rõ ràng là người ta đem chiến tranh đến cho đất nước chúng tôi chứ không phải Tướng Giáp gây chiến tranh. Pháp đến muốn đô hộ chúng tôi thì phải đánh, mà họ có lực lượng quân sự rất to lớn, Mỹ cũng thế thôi.

    Một nước còn kém về các phương tiện vũ khí thì tự nhiên phải có tổn thất thôi. Chiến tranh tất nhiên phải có tổn thất, phía nào có vũ khí phương tiện tốt hơn thì có thể sát thương đối phương tốt hơn.

    Nhưng không vì thế mà chúng tôi bỏ đi Độc lập Tự do. Không phải do chúng tôi gây ra chiến tranh mà do người ta mang chiến tranh đến cho chúng tôi, buộc chúng tôi phải chống lại".


    Đại tướng nói: “Đối mặt với Mỹ, chúng tôi lấy yếu thắng mạnh, lấy lạc hậu chiến thắng tiên tiến”. “Thực ra, là nhân tố con người đã quyết định thắng lợi của chúng tôi”.



    [​IMG]

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    Khi trả lời phỏng vấn nhà sử học Stanley Karnow vào năm 1990, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: “Đứng trước 500.000 quân Mỹ, chúng tôi không đủ mạnh, nhưng, mục đích của chúng tôi không phải là đánh bại Mỹ, mà là đập tan tham vọng tiếp tục chiến tranh của Chính phủ Mỹ”.
    Năm 2004, trả lời phỏng vấn phóng viên hãng AP về vấn đề chiến tranh Iraq, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng: “Bất cứ đội quân nào muốn áp đặt ý chí của mình lên dân tộc khác nhất định sẽ thất bại”.
    Giải đố lịch sử
    Khi thăm Việt Nam vào năm 2003, nhà lãnh đạo cách mạng Cuba Fidel Castro đã đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hai người ngồi dưới bức ảnh của V.I. Lênin và nói chuyện rất vui vẻ.
    Năm 1995, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, ông Robert McNamara thăm Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đối thoại trực tiếp với “đối thủ một mất một còn” cũ này.
    Câu đầu tiên Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói với McNamara không hề khách khí là: “Tôi đã sớm nghe nói đến ngài”. McNamara cũng đáp lại một câu: “Tôi cũng đã sớm nghe đến ngài”.
    Sau đó, McNamara hỏi một câu liên quan đến lịch sử - “Sự kiện vịnh Bắc Bộ”. Ngày 4 tháng 8 năm 1964, Cục Tình báo Trung ương (CIA) báo cáo Chính phủ Mỹ, tàu chiến Mỹ bị Việt Nam tấn công trong vịnh Bắc Bộ.

    Sau đó, McNamara ra sức thúc đẩy Quốc hội Mỹ thông qua “Dự luật vịnh Bắc Bộ”, trao quyền cho Tổng thống Lyndon Johnson leo thang chiến tranh toàn diện. Sau này, Mỹ không ngừng tăng quân ở Việt Nam. Khi McNamara rời chức Bộ trưởng Quốc phòng vào năm 1968, Mỹ điều tổng cộng 500.000 quân tới Việt Nam.



    [​IMG]

    Ngày 23 tháng 6 năm 1995, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara
    Nhưng, sau đó, liên tục có nhà sử học nghi ngờ tính chân thực của “Sự kiện vịnh Bắc Bộ”. Khi gặp mặt, ông McNamara hỏi Tướng Võ Nguyên Giáp “Ông có thể nói ngày 4 tháng 8 năm 1964 rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?”.

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời: “Ngày 4 tháng 8, tuyệt đối không xảy ra bất cứ việc gì”. Tướng Giáp giải thích với ông Mc Manarama rằng không hề có quân lính Bắc Việt tấn công tàu chiến Mỹ. Và khi tướng McManarama cố gắng nói đi nói lại nhằm cung cấp cho Tướng Giáp một luồng thông tin khác và khi ông McManarama cứ ép mãi, Tướng Giáp cuối cùng nói dứt khoát: Tôi chỉ nói cho ông biết sự thật mà thôi. Và tranh cãi của họ kết
    thúc.


    Ai bảo Đại Tướng thí quân thì nên xem kỹ bài này !
    Tất nhiên khó mà thay đổi được sự hậm hực tức tối của đám tàn quân bại tướng VNCH đang la hét nhặng xị bên quận Cam... :-"

    La cái mồm thôi, chả đứa nào dám cho con em về chiến đấu đâu ! :))

    Cái gương Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh, Mai Văn Hạnh... còn sờ sờ ra đó ! :p

    Mới lò dò về đến biên giới Thái - Lào là bị tóm đầu rồi ! :-"



  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Quân Đội Nhân Dân Việt Nam trên bước đường tiến lên chính quy hiện đại
    Báo công lên Đại Tướng, người Anh Cả của đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu !

    Video: Cả 6 tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam đã có tên đầy đủ


    Quân Cơ Thứ năm 22/08/2013 15:00

    (GDVN) - Đối với các chiến hạm lớp Gepard 3.9 mà Việt Nam mua của Nga hiện đã có trong biên chế đều được đặt tên theo các vị vua nổi tiếng trong lịch sử như Lý Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng.




    [​IMG]


    Truyền hình QĐND Việt Nam trong bản tin truyền hình ngày 16/8/2013 (từ phút thứ 4.59 đến phút 5.56) đưa tin cho hay, tàu ngầm HQ 184 Hải Phòng sẽ được Nga hạ thủy và thử nghiệm neo đậu trong những ngày tới.

    Đây là chiếc tàu ngầm thứ 3 của Việt Nam được Nga đóng và thử nghiệm trước khi chuyển giao.

    Trước đó tàu ngầm lớp Kilo HQ 182 Hà Nội, HQ 183 Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn tất thử nghiệm ở nhà máy và cấp quốc gia.

    Theo bản tin, ngoài tàu ngầm Kilo HQ 186 Khánh Hòa vừa được đưa vào chế tạo, trong thời gian tới các tàu ngầm mang tên HQ 185 Đà Nẵng, HQ 187 Bà Rịa - Vũng Tàu cũng sẽ được khởi đóng và bàn giao cho Việt Nam vào năm 2016.


    [​IMG]


    Như vậy, 6 tàu ngầm tương lai của Hải quân Việt Nam đã được đặt tên theo các địa danh lớn, duyên hải của tổ quốc kéo dài từ Bắc xuống Nam gồm: HQ 182 Hà Nội, HQ 183 TP Hồ Chí Minh, HQ 184 Hải Phòng, HQ 185 Đà Nẵng, HQ 186 Khánh Hòa, HQ 187 Bà Rịa Vũng Tàu.

    Trước đó, đối với các chiến hạm lớp Gepard 3.9 mà Việt Nam mua của Nga hiện đã có trong biên chế đều được đặt tên theo các vị vua nổi tiếng trong lịch sử như Lý Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng.





  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Quân Đội Nhân Dân Việt Nam trên bước đường tiến lên chính quy hiện đại.
    Báo công lên Đại Tướng, người Anh Cả của đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu !




    Hải quân đánh bộ Việt Nam và không quân diễn tập hợp đồng chiến đấu : đổ bộ tấn công chiếm đảo


  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đường ra biển lớn
    > Vũng Chùa - Đảo Yến trước giờ đón linh xa Đại tướng
    TP - Vũng Chùa - vùng đất khí cốt địa linh, nơi bình yên giữa bao sóng dữ cuồng phong của mẹ thiên nhiên, rồi đây, Đại tướng - vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc nương náu anh linh mãi mãi nơi này. Phải chăng núi Rồng sẽ là miền tiêu dao thanh thản của người?




    [​IMG]

    Mũi Rồng hướng ra biển Đông. ảnh: Nam Cường.
    Cơn bão số 10 càn quét miền biển Quảng Bình tan tành trong đau thương. Tâm bão quật thẳng vào Quảng Trạch, Đèo Ngang. Nhưng thật lạ, xứ Vũng Chùa như chỉ đón một vùng áp thấp. Một vài nhà tốc mái, một vài nhành cây khô gãy, có cảm tưởng, bão né Vũng Chùa.
    Anh Chu Văn An - Bí thư chi bộ thôn Thọ Sơn (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch) chỉ tay phía sau núi, kể rằng, anh không nhớ biết bao lần lên xuống núi Rồng. Mới ngũ tuần, anh không uyên thâm phong thủy để giải thích được điều gì, nhưng cảm nhận được nơi bình yên, thì quả quyết: “Xứ bình yên, cả về trời đất cũng như trong lòng người. Dân nơi đây quả nghèo, nhưng lòng thì thơm thảo. Trọng nghĩa tình, sống thật bụng, coi vật chất, công danh đôi khi chỉ là thứ phù phiếm đời người”. Anh An chắc chắn thế, là bởi anh có tí chức nhỏ, Bí thư chi bộ thôn, thường xuyên nắm tâm tư nguyện vọng của bà con. Bà Lê Thị Hồng, thật thà: Cụ quyết định về đây an giấc thiên thu là cụ thương dân Quảng Đông lắm rồi. Tự hào, tự hào lắm. Rồi đây, dân bầy tui đây, vùng du lịch, bán được bao thuốc chai nước chứ. Chú nhỉ. Tôi đứng lặng phắc trên đỉnh Rồng, hướng tầm mắt xa xa về phía Đông, đảo Yến rất gần, mà thấp thoáng mờ ảo trong tiết mùa thu. Lạnh, chợt thấy lòng thanh tịnh. Đại tướng về với đất mẹ, mỉm cười thanh thản với Mũi Rồng, nơi chân khí địa linh, chỉ bậc minh triết thánh nhân, vượt xa suy nghĩ người trần mới hiểu được. Chợt nhớ đến câu chuyện với bậc cao niên Lê Thanh Khành ở làng Thọ Sơn: Vũng Chùa là đất địa linh nhân kiệt. Cụ Khành bảo: “Con đường từ QL1A xuống Vũng Chùa là con đường ra biển lớn. Không phải đơn giản mà ông ấy chọn nơi đây để an nghỉ. Có một cái gì đó vượt lên trên cả phong thủy, cả long mạch thổ thần. Tâm nguyện của Đại tướng vẫn đau đáu về một biển Đông, về một sự hòa hiếu dân tộc. Đại tướng chọn giấc thiên thu hướng ra trùng khơi bao la cũng không có gì lạ. Thác là thể phách còn là tinh anh mà”.
    Nhớ lần hầu chuyện đại tá Phạm Duy Tam ở Đà Nẵng - nguyên Phó Tham mưu trưởng quân chủng Hải quân, thuyền trưởng tàu không số huyền thoại. Đại tá kể, chỉ đúng hai tuần sau ngày Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng, đoàn tàu không số nhận được mật lệnh của chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp: thần tốc giải phóng Trường Sa. Cách tiến từ Hải Phòng vào Nam cũng thật đặc biệt: tàu cá giả dạng, tức là tàu không số. “Đây là thần cơ diệu toán của Đại tướng” - Đại tá Tam nói. Kết quả thế nào, bao năm nay lịch sử luôn vang vọng. Trường Sa được giải phóng, trở thành một phần thiêng liêng máu thịt của đất mẹ Việt Nam. Đại tá Tam kể, chỉ cần tích tắc chậm trễ, có thể thời thế đổi thay, bởi Trường Sa như nàng tiên giữa biển, biết bao thế lực mưu đồ xâm chiếm. Khi quân đội ta cắm cờ chủ quyền trên những hòn đảo chìm đảo nổi. Ai nấy ngỡ ngàng!
    Nam Cường

  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đêm đầu tiên Đại tướng về đất Mẹ

    > Người dân Vũng Chùa viếng mộ Đại tướng sáng nay

    TP - Đêm đầu tiên Đại tướng an nghỉ ở Vũng Chùa - Đảo Yến có thông reo, sóng vỗ, vầng trăng đầu tháng trên bầu trời quê hương. Đêm đầu tiên ấy có những chuyện chưa từng xảy ra ở vùng đất này…

    [​IMG]
    Đêm đầu tiên an lành Đại tướng về đất Mẹ. Ánh mặt trời cuối cùng đã tắt, bóng tối mênh mông bao phủ lên Vũng Chùa – Đảo Yến. Hoa sen tạo vòng sáng lung linh huyền ảo quanh mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Những bông hoa cúc trên mộ tỏa sắc vàng tươi. Ánh nến trên bàn thờ phía trước soi rõ bức chân dung uy nghiêm của người.
    Tôi nhìn thấy màu đất tươi mới bên mộ. Tay chạm vào đất và bỗng cảm thấy một cảm giác linh thiêng kỳ lạ xâm chiếm. Đêm đầu tiên Đại tướng về với đất Mẹ trở nên thật khác ngày thường.
    Chiều nay, tôi đứng rất gần và chứng kiến giây phút hạ huyệt. Chiếc quan tài màu đỏ phủ cờ Tổ quốc từ từ hạ xuống. Khoảnh khắc chạm đất, quan tài như rung nhẹ. Cả trăm nghìn người dự lễ tang lặng đi trong phút tiễn biệt. Những nắm đất nhỏ được ************* Trương Tấn Sang thả xuống, gương mặt ông trĩu nặng ưu tư.
    Mấy người cháu của Đại tướng cứ nhìn đăm đăm về phía chiếc quan đỏ đất đang lấp dần lên. Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên dù sức khỏe yếu, đi phải có người dìu nhưng phút cuối đã cố nhoài người ra nhìn xuống linh cữu Đại tướng...
    Hàng tiêu binh cầm súng lưỡi lê sáng quắc, đội quân nhạc cử bài “Hồn tử sĩ”. 5 giờ chiều, nắp mộ màu đỏ phủ lên, Đại tướng đã hòa vào đất Mẹ.




    [​IMG]

    Gia quyến trước bàn thờ Đại tướng.
    Rồi nhiều người dân được vào viếng mộ, cả rừng cúc vàng từ dưới núi cứ nhích lên. Phút chốc ngôi mộ Đại tướng phủ đầy hoa tươi.
    Bóng chiều đổ xuống nhưng rất đông người dân vẫn đi vòng quanh mộ tiễn biệt Đại tướng. Chị Nguyễn Thị Lĩnh tận Cà Mau bắt xe đò đến đây, khóc nấc lên: “ Con vượt nghìn cây số đến chỉ mong có được giây phút này. Con xin một nắm đất thiêng để đưa về đất Mũi”…
    Chị Lĩnh quỳ xuống cầm một nắm đất bỏ vào chiếc túi rất đẹp đã chuẩn bị sẵn từ trước…
    Đêm chầm chậm xuống… Những hàng người chầm chậm từng bước vào viếng mộ trên tay cầm hoa đăng tạo nên một con đường rực sáng.

    Sau lễ an táng Đại tướng, hôm qua và hôm nay rất đông người dân đổ về Vũng Chùa - Đảo Yến để viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Mọi người xếp hàng ngay ngắn để đi lên viếng mộ. Trong đó, có rất nhiều người từ các tỉnh xa đến.
    Rồi những người dân đến từ khắp nơi đành vĩnh biệt Đại tướng, nhường không gian riêng cho gia quyến làm những thủ tục tâm linh. Trong ánh sáng cuối ngày, các vị sư mặc áo vàng, đi vòng quanh mộ tụng kinh. Tôi nhìn thấy ở góc xa, một người phụ nữ mặc quân phục, đội mũ tai bèo, tay cầm hoa cúc đang khóc lạy ngôi mộ Đại tướng. Hỏi chuyện mới hay chị tên Nguyễn Lan đi thanh niên xung phong, được gặp Đại tướng năm 1967. Khi biết Lan quê ở Quảng Bình và mồ côi cha mẹ, Đại tướng đã nhận làm cháu.
    Kể từ đó, Lan trở nên lạc quan yêu đời và lập được rất nhiều chiến công trên tuyến đường Hồ Chí Minh. Hay tin Đại tướng mất, chị Lan đeo khăn vàng, lặn lội từ Hướng Hóa (Quảng Trị) về đây, chỉ mong được dâng bông cúc vườn nhà lên mộ bác Giáp. Một nghìn chiến sỹ phục vụ lễ tang giờ mới có dịp chậm rãi từng bước thắp nhang và đi vòng quanh mộ người.
    Những người khách cuối cùng cũng đã nói lời tiễn biệt. Con cháu Đại tướng giờ mới có một khoảng lặng thực sự để cúi đầu tưởng niệm người cha, người ông của mình. Sau biết bao nhiêu việc phải làm cho một đám tang lịch sử mà cả triệu người quan tâm dõi theo, dường như giây phút này đây, họ mới thực sự có thời gian để khóc.
    Tôi nhìn thấy những người con, người cháu của Đại tướng trang phục màu đen, quấn khăn tang đứng lặng trước bàn thờ phía trên ngôi mộ, nước mắt cứ thế tuôn rơi. Phút sinh ly tử biệt, rồi đây ai cũng phải trở về nhà, chỉ còn Đại tướng với đất Mẹ thôi.




    [​IMG]

    Dòng người tiếp nối vào viếng mộ.
    Trăng lên. Trăng đầu tháng lơ lửng giữa trời, Vũng Chùa - Đảo Yến trở nên đẹp lạ thường. Những đồi thông rì rào trong gió và dưới kia, từng con sóng nhỏ lấp lánh ánh trăng vỗ nhẹ vào bờ cát trắng mịn nguyên sơ. Dù sắp có bão lớn ngoài khơi, không khí ở nơi đây vẫn thanh khiết trong lành.
    Từ ngôi mộ Đại tướng, có thể nhìn thấy cả một khoảng không gian mênh mông trời biển trước mặt. Phía sau sừng sững dãy Hoành Sơn. Ngôi mộ Đại tướng nằm đó, cảm giác an lành. Dường như trong đêm đầu tiên về đất Mẹ người anh hùng dân tộc ấy đã thanh thản, quyện hòa với thiên nhiên, cây cỏ…
    Phía dưới núi, thầy giáo Nguyễn Đình Phi, dạy địa lý ở Nghệ An đang thắp nến cầu nguyện cho người. Thầy Phi cầm chiếc Ipad, mở cho tôi xem bản đồ Vũng Chùa - Đảo Yến nhìn từ vệ tinh.
    Thầy bảo: “Đại tướng chọn nơi này an nghỉ thể hiện tầm vóc trí tuệ của người. Một ngôi mộ phong thủy tốt phải hội đủ ba yêu tố: bối sơn, diệp thủy, hướng dương. Bối sơn là dựa lưng vào núi, diệp thủy: trước mặt là nước, hướng dương: hướng mặt trời hoặc hướng ra biển. Vũng Chùa- Đảo Yến là đất ngọa hổ tàng long đầu dựa vào dãy Hoành Sơn, một nhánh ngang của Trường Sơn Bắc hùng vĩ, phía trước Vũng Chùa bình lặng nằm trong biển Đông rộng lớn.
    Đại tướng gối đầu lên dãy Trường Sơn Bắc chân đạp lên 3 hòn đảo: Hòn Yến, hòn Gió, hòn La, vững thế chân kiềng. Xa hơn nữa là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa…”. Thầy Phi luận vậy, thì tôi biết vậy…
    Thầy giáo Nguyễn Đình Phi còn cho rằng Vũng Chùa có hướng đông nam, đón ánh sáng thái dương. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị tướng trên thông thiên văn dưới tường địa lý nên đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ ở quê hương Quảng Bình, nơi đó dẫu khi hòa tan vào trời đất thì cũng là chỗ để thấu đạt mọi chuyện của non sông.
    Thầy Phi trầm ngâm: “ Phong thủy đẹp cũng chỉ là một yếu tố thôi. Một người như Đại tướng an nghỉ ở đâu thì đó cũng là đất thiêng. Tôi ngẫm thấy Nguyễn Trãi viết rất đúng: “Giặc tan muôn thuở thái bình; Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao”. Tôi nghĩ rồi đây, Vũng Chùa - Đảo Yến sẽ trở thành điểm đến của những con dân đất Việt”.
    Trên con đường rải đá cấp phối vừa được san ủi cho kịp lễ tang, tôi nhìn thấy hai đứa bé đang nhặt những chai và vỏ lon rỗng mà người dân đã bỏ lại chiều nay. Hai đứa bé mới học lớp 6, trong bóng tối lờ mờ cũng dễ nhận thấy chúng gầy còi đói khổ. Hai đứa nhặt vỏ chai, vỏ lon đi bán để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Mảnh đất nằm dưới chân Đèo Ngang này nổi tiếng “đang nghèo”.
    Dù Vũng Chùa - Đảo Yến tuyệt đẹp nhưng người dân vẫn sống bám vào những mảnh ruộng ở nơi chưa mưa đã lũ, chưa nắng đã hạn. Tôi cứ nghĩ, hình như Đại tướng về đây cũng là muốn sẻ chia với người dân nghèo ở mảnh đất này.
    Từ đêm nay, Vũng Chùa - Đảo Yến trở nên linh thiêng- bỗng chốc trở thành nơi mà hàng triệu người dân khắp nơi trên đất nước muốn tìm về. Từ đêm nay, anh linh Đại tướng sẽ làm bạn cùng cỏ cây, biển trời, xa hẳn những chốn lao xao…
    Tôi rời khu mộ khi đêm đã rất sâu, tĩnh lặng đến mức nghe rõ cả tiếng thông reo, sóng vỗ. Những âm thanh của hàng trăm nghìn người dân dự lễ tang lịch sử chiều nay, tiếng kèn đồng cử bài Hồn tử sĩ tưởng chừng đã lùi xa nhường chỗ cho một bầu không khí thanh bình, an tịch vẳng tiếng chuông ngân.
    Khi tôi ra đến Quốc lộ 1A thì bắt gặp cảnh tắc nghẽn chưa từng thấy. Hàng nghìn chiếc ô tô đến từ mọi miền vẫn đang ứ nghẽn. Nhưng lạ thay, không có cảnh chen lấn, cướp đường như thường thấy, mà từng chiếc xe cứ nhẫn nại lặng lẽ chờ đến lượt mình. Họ đều trở về từ nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
    Có vẻ như khi lòng lắng lại, rộng mở bao dung thì con đường hẹp cũng trở nên đủ rộng để bất cứ ai cũng có cơ hội cho chính mình. Bao người trước khi rời trên con đường thiên lý, đều ngoái nhìn về Vũng Chùa - Đảo Yến. Tôi cũng nhìn về phía ấy, thấy một vầng trăng treo.
    P.N

    Dòng người vẫn nối dài về Vũng Chùa - đảo Yến
    Sau lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào chiều 13/10, hàng vạn người dân đến đưa tiễn đã kiên nhẫn nhích từng bước một trong đêm tối, đợi đến lượt vào viếng và tận mắt nhìn thấy nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng.
    Theo một chiến sỹ Biên phòng Quảng Bình phục vụ ở đây cho biết, dòng người cũ vừa kết thúc viếng Đại tướng vào rạng sáng 14/10, lại tiếp nối dòng người mới. Họ đến từ nhiều vùng quê trong cả nước.
    Đoàn xa xuất phát cách đây hai, ba ngày, đoàn gần thì đi trong đêm và mang theo nhiều sản vật của quê hương mình để dâng lên Đại tướng. Tuy nhiên, theo quy định của Ban tang lễ, những người đến viếng chỉ được để lại hoa, còn các thứ khác phải mang về.
    Cùng ngày, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, trong một cuộc họp trước khi diễn ra lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp với gia đình, lãnh đạo ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ngỏ ý tài trợ bước đầu 7 tỷ đồng để thuê chuyên gia thực hiện quy hoạch khu vực núi Rồng và Vũng Chùa thành một nơi trang nghiêm phục vụ người dân về viếng Đại tướng.


    Hoàng Nam


    Người mở đất đã đi về phía biển
    Nắng Hoàng Sa còn đau đáu cát vàng
    Người giữ đất đến từ ngàn năm trước
    Gió Trường Sa thổi từ thuở hồng hoang...

    Nguyễn Việt Chiến
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tầm nhìn về Trường Sa, biển đảo Tổ quốc
    15.10.2013 08:23
    (NguoiViet.de) Trong những ngày này, cả đất nước Việt nam và bạn bè quốc tế đang thương tiếc vĩnh biệt một “thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ 20”, “ một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất lịch sử" (hãng tin AFP). Thanh Niên Online giới thiệu bài viết của TS Hoàng Trọng Lập, nguyên Phó trưởng ban Biên giới chính phủ về những câu chuyện biển đảo Trường Sa trong suy nghĩ và tầm nhìn của Tướng Giáp.


    [​IMG]

    Nhà giàn DK1 ra đời với sự quan tâm chỉ đạo từ rất sớm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Ảnh: Như Lịch

    Người dân Việt Nam nối tiếp nhau thành dòng người tưởng như không dứt để tiễn biệt vị Đại tướng lừng danh nhưng nhân hậu, người anh hùng đã trở thành huyền thoại của dân tộc với lòng thành kính vô hạn.
    Trên các phương tiện thông tin, biết bao lời ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi cũng muốn góp một câu chuyện như một bông hoa trong rừng hoa của dân tộc đang dâng lên vong linh Đại tướng.
    Là một người làm công tác về biển đảo, tôi trân trọng xin kể về một sự kiện liên quan đến tầm nhìn xa trông rộng về biển đảo của Đại tướng mà tôi được chứng kiến:
    Chúng ta đều nhớ ngày 14.3.1988, tàu chiến Trung Quốc đã tấn công các chiến sĩ Hải quân Việt Nam ở đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa và 64 chiến sĩ đã hy sinh anh dũng. Sau đó, Hải quân của ta đã tăng cường bảo vệ các đảo ở Trường Sa và củng cố đóng giữ thêm một số vị trí. Ngoài ra, chúng ta tăng cường thêm một bước phổ biến ý thức biển đảo, chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa cho tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương.
    Tháng 6.1988, Ban Chấp hành Trung ương khóa VI tổ chức một cuộc họp về tình hình biển đảo Trường Sa. Báo cáo chính trong buổi họp đó có Đô đốc Hải quân Giáp Văn Cương báo cáo tình hình, diễn biến thực tế ở quần đảo Trường Sa và Trưởng Ban Biên giới của Chính phủ Lưu Văn Lợi trình bày về pháp lý chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa cũng như tình hình tranh chấp của các nước xung quanh. Tôi có nhiệm vụ đưa một tấm bản đồ lớn có hai quần đảo đến minh họa.
    Đến giờ nghỉ giải lao, tôi thấy Đại tướng Võ Nguyên Giáp bước lại gần tấm bản đồ xem xét kỹ lưỡng, hỏi thêm về những vị trí Trung Quốc vừa chiếm.
    Sau đó, đột nhiên Đại tướng chỉ vào tấm bản đồ ở khu vực các bãi ngầm Tư Chính, Huyền Trân, Phúc Nguyên, Phúc Tần, Quế Đường… nằm trên thềm lục địa Việt Nam giữa Trường Sa và đất liền. Đại tướng nói với Trưởng ban Lưu Văn Lợi, Phó ban Lê Minh Nghĩa và tôi đang có mặt ở đó: “Khu vực này cực kỳ quan trọng về chiến lược, ta phải có biện pháp bảo vệ các bãi ngầm này”. Tôi còn nhớ bàn tay của Đại tướng chỉ khoanh vòng lên vị trí các bãi ngầm đó trên tấm bản đồ.
    Sự ra đời của nhà giàn DK
    Nhận thức được ý nghĩa lời căn dặn của Đại tướng, Ban Biên giới đã phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất xây dựng nhà giàn cao chân để bảo vệ, khai thác các bãi ngầm.
    Thời gian đó, nhận thức về biển đảo chưa được như ngày nay, không phải không có những lo ngại về ảnh hưởng đến quan hệ với các nước đi qua vùng biển đó. Vì vậy lãnh đạo Ban Biên giới đã báo cáo lên cấp cao và báo cáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
    Ông Lê Minh Nghĩa, người từng là Chánh văn phòng Bộ Tổng tham mưu của Đại tướng, có kể lại cho chúng tôi biết Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trao đổi với Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và được các vị lãnh đạo ủng hộ xây dựng các nhà giàn cao chân trên các bãi ngầm trong thềm lục địa Việt Nam.
    Chúng ta đã vận dụng quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982: Quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với việc xây dựng, lắp đặt các công trình thiết bị và đảo nhân tạo trên thềm lục địa của mình.
    Đến ngày 17.10.1988, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh ký văn bản số 19/NQ-TƯ về việc bảo vệ khu vực bãi ngầm trong thềm lục địa phía nam.
    Chúng ta đã coi công trình nhà giàn DK có tính chất dân sự để làm dịch vụ kinh tế khoa học. Chính vì vậy, từ ngày 10-15.6.1989, nhà giàn thứ nhất được Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tư lệnh Công binh tiến hành xây dựng trên bãi đá ngầm Phúc Tần trong thềm lục địa Việt Nam.
    Ngày 5.7.1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra chỉ thị số 180UT về việc xây dựng Cụm dịch vụ Kinh tế, Khoa học - Kỹ thuật thuộc Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo bao trùm lên các bãi đá ngầm trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam (chữ DK là chữ cái đầu tiên viết tắt của cụm từ Dịch vụ Kinh tế, Khoa học-Kỹ thuật).
    Nhà giàn thứ hai được Tổng công ty Dầu khí phối hợp với Bộ Tư lệnh Công binh xây dựng trên bãi ngầm Tư Chính. Hiện nay, chúng ta có 15 nhà giàn DK đang trụ vững kiên cường trên thềm lục địa phía nam của Tổ quốc.
    Nhãn quan chiến lược
    Đến năm 1992, Trung Quốc ký kết bất hợp pháp với Công ty Creston (Mỹ) một khu vực khai thác dầu khí chồng lên phần lớn khu vực bãi ngầm trên thềm lục địa phía nam Việt Nam, nơi chúng ta đã thành lập Cụm dịch vụ Kinh tế, Khoa học-kỹ thuật và có các nhà giàn bảo vệ. Khi tham gia đấu tranh với hành sai trái vi phạm thô bạo nói trên của Trung Quốc, tôi càng thấm thía, khâm phục tầm nhìn chiến lược về biển đảo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
    Có thể nói, từ sự chỉ dẫn hết sức có ý nghĩa về địa chiến lược của Đại tướng, Việt Nam đã có mặt một cách thực sự, thường trực trên các bãi ngầm để bảo vệ khu vực khai thác dầu khí gần đó của chúng ta.
    Thế kỷ 21 là thế kỷ của đại dương và nhân loại đang hướng ra biển cả. Khi tài nguyên trên đất liền cạn kiệt thì biển cả là cứu cánh cuối cùng của loài người, là không gian sống và sinh tồn của nhân loại. Quyền lợi từ biển đem lại cho các quốc gia thật là to lớn nhưng do đó cũng đã có nhiều tranh chấp quyết liệt trên biển. Chính vì vậy, trong tấm lòng và bộ óc mẫn tiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn có một góc quan tâm đến biển đảo của Tổ quốc.
    Có lẽ, đến lúc về với cõi vĩnh hằng, người Đại tướng Tổng tư lệnh kính yêu của nhân dân vẫn hướng ra biển xanh. Từ trên ngọn núi Mũi Rồng vươn ra Biển Đông, di hài của Người vẫn đang “bảo vệ” biển trời cho đất nước Việt Nam.



    Nhãn quan chiến lược sâu sắc về biển đảo của Đại tướng đã hình thành từ rất sớm và có nhiều sự kiện chứng tỏ điều đó:
    - Ngày 7.5.1955, Đại tướng cho thành lập Cục Phòng thủ bờ biển, đánh dấu sự ra đời của Hải quân nhân dân Việt Nam. Đại tướng đã thường xuyên chăm lo, quan tâm đến phát triển lực lượng này.
    - Sự kiện giải phóng Trường Sa: Sau chiến thắng Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên tháng 3.1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ nhận ra thời cơ chiến lược thống nhất đất nước mà còn nghĩ ngay đến việc giải phóng các đảo trên biển Đông. Đại tướng đã kiến nghị với Bộ Chính trị: “Vừa chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, vừa tiến hành giải phóng các đảo và quần đảo…”. Kiến nghị này được Bộ Chính trị đồng ý ghi vào Nghị quyết ngày 25.3.1975.
    Ngày 2.4.1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ thị cho đồng chí Lê Trọng Tấn: phải nắm lực lượng Khu 5 và Hải quân để tổ chức tiến công giải phóng các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa. Lệnh của Đại tướng rất rõ: khi thấy quân đội Sài Gòn nguy khốn thì lập tức tổ chức đánh chiếm các đảo. Trường hợp nước ngoài thừa cơ chiếm đảo thì ta kiên quyết chiếm lại, gặp khó khăn gì phải báo cáo Tổng Hành dinh. Bộ đội đặc công Hải quân của ta đã mưu trí, dũng cảm giải phóng các đảo trên quần đảo Trường Sa. Ngày 29.4.1975, ta đã hoàn thành nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược này.
    - Chiến lược khoa học, kinh tế biển: năm 1977 với trọng trách là Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo nghiên cứu soạn thảo để có Nghị quyết 37/NQ-TƯ ngày 20.4.1981 về chính sách khoa học kỹ thuật thành văn đầu tiên ở nước ta. Trong đó có một dòng giản dị chứa đựng tâm huyết của Đại tướng: “phát triển mạnh mẽ khoa học kỹ thuật về biển”. Đại tướng thường nhắc: nước ta có vùng biển rộng gấp nhiều lần diện tích đất liền, trong tương lai dân ta sẽ sống trên biển, phải phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo. Ba mươi năm trước, Đại tướng đã đề xuất một chiến lược về kinh tế biển, khoa học - kỹ thuật về biển. Đại tướng đã đưa ra khái niệm phát triển toàn diện về biển, xây dựng phát triển biển phải gắn bó chặt chẽ với quốc phòng an ninh, khoa học, kinh tế và con người, muốn giữ biển phải gắn bó với dân.
    TS. Hoàng Trọng Lập
    Nguyên Phó trưởng ban Biên giới Chính phủ


    Đại Tướng Võ Nguyên Giáp - Người có tầm nhìn thiên niên kỷ !




  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Lễ Truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại TTTM Đồng Xuân, Berlin.
    Ảnh: Thế Sáng (1)






    [​IMG]
    Lễ viếng Đại tướng tại TTTM Đồng Xuân


    [​IMG]
    Lễ được bắt đầu rất đúng giờ


    [​IMG]
    Anh Mai Xuân Nam không kìm được nước mắt


    [​IMG]
    Hàng nghìn người, lại vẫn những dòng người kéo dài như vô tận...


    [​IMG]
    ... với niềm tiếc thương, dù nơi đây cách xa nơi Bác ra đi gần nửa vòng trái đất


    [​IMG]
    Sinh viên Lê Sương Quỳnh (đại học năm thứ 2) tai Berlin viếng Đại tướng


    [​IMG]
    Nhiều bà con cộng đồng ở xa 700 km cũng về viếng


    [​IMG]
    Hàng người đã đến viếng


    [​IMG]
    Thiếu nhi Quảng Bình quê hương Đại tướng đến viếng


    [​IMG]
    Có cháu chưa đầy 1 năm tuổi cũng đến đây


    [​IMG]
    Mang theo di ảnh


    [​IMG]
    Có cả thiếu các thiếu nữ Đức


    [​IMG]
    Không khí trang nghiêm


    [​IMG]
    Các đoàn đến viếng mặc dù được thông báo rất gấp, nhưng tham dự rất đông


    [​IMG]
    Nhưng dấu ấn làm tôi nhòa đi là em bé phải kiễng chân lên thắp hương tưởng nhớ Đại tướng, tưởng nhớ cụ Võ Nguyên Giáp


    [​IMG]
    Ông Đặng Thế Sáng đã phát biểu cảm xúc khi gặp Đại tướng và đọc bài thơ „ Ngẩn ngơ ngày Đại tướng ra đi“ do anh tốc ký


    [​IMG]
    Trào nước mắt


    [​IMG]
    Có đoàn mang theo cờ có dải băng đen


    [​IMG]
    Có các bạn không phải người Đức đến viếng


    [​IMG]
    Lễ tang có không khí Quốc tang


    [​IMG]
    Có bé còn nhỏ tuổi lắm….


    [​IMG]
    Lòng dân nơi xa xứ


    [​IMG]

    Không khí trang nghiêm, kính cẩn

    @giolong1789 , @HBO.COM , @muataochin ... và những ai nghi ngờ lòng dân Việt Nam kính yêu thương tiếc Đại Tướng như thế nào thì hãy xem những tấm ảnh này...

    Ở đây là Cộng Hoà Liên Bang Đức, không có ******* Việt Nam, không ai nhận lương của nhà nước Việt Nam ( trừ nhân viên sứ quán , đương nhiên ! ), chúng tôi đến viếng Đại Tướng bằng tấm lòng của người dân xa quê và hoàn toàn tự nguyện.

    Hãy nhìn kỹ những tấm hình đi, để hiểu rõ vì sao mà phe các người đã thua một cách thảm hại !
    Vì các người không được lòng dân, đơn giản thế thôi !


  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nếu cấp bằng khen cho những người tiếc thương và tôn vinh Đại Tướng thì có lẽ nhà nước phải dùng hàng chục tấn giấy để in hàng trăm triệu bằng khen gửi đến toàn dân Việt Nam trong nước cũng như ở nước ngoài cùng bạn bè quốc tế !
    Hãy mở mắt ra mà nhìn dòng người tự nguyện đến viếng Đại Tướng :

    http://nguoiviet.de/anh02/modules.php?name=Albums&op=viewcatpage&catid=1286
    http://nguoiviet.de/anh02/modules.php?name=Albums&op=viewcatpage&catid=1285
    http://nguoiviet.de/anh02/modules.php?name=Albums&op=viewcatpage&catid=1280

    http://www.hnvn.cz/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2671&NVS=15b64298c5f6148d6a818be09155734a
    http://www.hnvn.cz/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2670&NVS=15b64298c5f6148d6a818be09155734a
    http://www.hnvn.cz/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2669&NVS=15b64298c5f6148d6a818be09155734a

    Và còn nhiều, nhiều lắm... những hình ảnh kiều bào khắp nơi tưởng nhớ Đại Tướng !

    Bao nhiêu bằng khen cho đủ ?


    Đừng nhắm mắt bịt tai trước thực tế rõ ràng ! [-X


  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Vì sao ***** tặng ông biệt danh Văn?

    Tác giả: TS. Phạm Gia Minh
    Bài đã được xuất bản.: 08/10/2013 06:00 GMT+7





    Ông là người được giới văn nghệ sĩ, khoa học gần gũi để gửi gắm tâm tư những khi khó khăn, khúc mắc. Và không phải ngẫu nhiên những đối thủ một thời trong chiến tranh đã lấy làm hãnh diện được làm "kẻ thù danh dự” (Honorable Enemy) của ông.




    Đứng trước tượng đài các vị danh tướng trên thế giới công chúng thường hướng sự ngưỡng mộ về những chiến dịch và trận đánh nổi tiếng , những mưu kế và vũ khí lợi hại khiến đối phương bị khuất phục. Với tên tuổi Võ Nguyên Giáp thì tài năng quân sự lỗi lạc chỉ mới là bề nổi dễ nhận biết từ bên ngoài. Điều quan trọng hơn đóng vai trò như nền tảng và cội nguồn nuôi dưỡng tài năng đó lại là chất CON NGƯỜI hay tính NHÂN VĂN trong ông.
    Tính nhân văn vốn là một truyền thống ứng xử của dân tộc Việt Nam. Vị Đại tướng nhân dân chưa từng được đào tạo qua một trường quân sự chính quy nào nhưng ngay từ thuở niên thiếu đã thấm nhuần đạo lý yêu nước “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”.
    Trong chiến tranh làm sao tránh khỏi đau thương và mất mát. Nhưng liệu có mấy danh tướng trăn trở ngày đêm để làm sao giành được thắng lợi mà vẫn tiết kiệm tới từng giọt máu đào của chiến sĩ ? Ở Võ Nguyên Giáp lòng yêu nước, kiên trung với lý tưởng phụng sự Dân tộc và phẩm chất quý trọng xương máu của chiến sĩ đã hòa quyện với trí tuệ quân sự lỗi lạc một cách nhuần nhuyễn, góp phần hình thành nên phong cách cầm quân độc đáo, đó là biết NHẪN.

    [​IMG] Phải có bản lĩnh như thế nào mới có thể ra lệnh vượt ngàn trùng hiểm nguy để lại rút pháo ra khi tưởng như đã có thể sẵn sàng tấn công căn cứ điểm Điện Biên Phủ. Phải là người hiểu bản chất sự vật tới mức sâu sắc tột cùng và có đủ phẩm chất cá nhân về lòng thương yêu chiến sĩ của mình mới có thể điềm tĩnh và tỉnh táo để tránh hy sinh xương máu to lớn mà không đem lại chiến thắng tưởng như đã trong tầm tay.
    Thánh Gandhi có lần nói: "nhẫn nhục ví như không khí , chẳng biết chống trả, nhưng có khả năng vô hiệu hóa những quả đấm của kẻ bạo tàn”.
    Trong cuộc đời cầm quân, Đại tướng đã nhiều lần làm vô hiệu hóa những quả đấm từ phía đối phương bằng chữ NHẪN hay nói đúng với bản chất sự việc hơn là bằng thái độ khoan dung, độ lượng, điềm tĩnh và tỉnh táo vốn có của mình. Việc hoãn binh để kéo pháo ra ở Điện Biên chỉ là một minh chứng trong rất nhiều minh chứng sinh động.
    Nhẫn để chờ thời cơ nhưng khi hành động thì khẩn trương, quyết liệt theo tinh thần của tờ quân lệnh ngày nào “thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa … quyết chiến và quyết thắng!”. Đó mới là phong cách Võ Nguyên Giáp.
    Chất CON NGƯỜI (viết bằng chữ hoa) của Đại tướng được hòa quyện với những nét VĂN HÓA tinh hoa kết hợp giữa phương Đông và phương Tây.
    Đại tướng là người am hiểu nghệ thuật dùng binh của Lý thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền ... từ truyền thống dân tộc, nắm vững binh pháp Tôn Tử của Trung Hoa nhưng cũng dùng tiếng Pháp, Hoa, Anh … để giao tiếp đối ngoại và học hỏi nghệ thuật quân sự của các nước trên thế giới.
    Ít người được chứng kiến Đại tướng khi rảnh rỗi vẫn tự chơi Piano những bản nhạc của Chopin hay Tchaikovsky… và trong đời thường là một người chồng, người ông, người cha và người bạn rất mực tận tụy, chân thành, chu đáo và hiền từ.
    Ông là người được giới văn nghệ sĩ, khoa học gần gũi để gửi gắm tâm tư những khi khó khăn, khúc mắc. Và không phải ngẫu nhiên những đối thủ một thời trong chiến tranh đã lấy làm hãnh diện được làm "kẻ thù danh dự” (Honorable Enemy) của ông.
    Và chúng ta, các thế hệ hậu sinh hãy rút ra những bài học quý báu từ tính NHÂN VĂN của ông để lấy đó làm nền tảng, làm nguồn mạch cho mọi suy nghĩ và hành động.
    Một câu hỏi cho tới giờ phút này vẫn canh cánh trong tôi: "Vì sao ***** đã tặng ông biệt danh VĂN “? Phải chăng cần có VĂN, cần có chất CON NGƯỜI thì VÕ mới cao cường để bách chiến bách thắng?
  10. Mr.TT

    Mr.TT Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/07/2013
    Đã được thích:
    0
    bác này sao cứ mr G hoài nhể , bác ấy đi rồi thôi đi kêu chi hoài vậy
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này