Thành kính tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 05/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4199 người đang online, trong đó có 364 thành viên. 09:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 87959 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828

    -----Nói tóm 1 câu : vịệc dành 1 phút mặc niệm khi có tang người thân quen , lãnh đạo hay người nổi tiếng là nét văn hóa - văn minh của nhân loại trên toàn thế giới , nhất lại là quốc tang , lẽ đương nhiên bất cứ hội họp nào cũng mặc niệm ko cần phải bàn cãi chứ đừng nói là sẽ có mặc niệm ở kỳ họp Quốc hội hay ko mặc niệm là đáng tiếc...... Các cụ nghị gật và nhà báo toàn phát biểu loanh quanh tránh né, ko dám nói gay gắt chắc sợ mất ghế.

    Trong dân mà cố tình lờ đi thì như thế gọi là tư duy nhỏ mọn , còn theo trào lưu ngôn ngữ thường dân thì nói là cư xử kém.... tắm .


    -----Xin lỗi chủ topic lâu quá baba ko nhìn thấy topic và bận việc khác nên cũng xao lãng. Chợt vào thấy số trang tăng nhanh, tấm lòng kính yêu Đại tướng của mọi người thật đáng quí cùng với công lực tìm kiếm tư liệu và post bài + thơ của Hoa_sim + phongthuyBDS thật hùng hậu. Bái phục . ^:)^^:)^^:)^

  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Việc quốc hội làm đúng hay sai thì ai chịu trách nhiệm ? Nếu không phải là chủ tịch quốc hội ?
    Mà trong số đại biểu có mặt hôm khai mạc thiếu gì người thật tâm kính phục Đại Tướng ?
    Chỉ cần một người xin phát biểu : Tôi đề nghị toàn thể hội nghị dành 1 phút mặc niệm Đại Tướng Võ Nguyên Giáp , chẳng lẽ lại có ai đứng ra phản đối hay sao ?
    Đoàn chủ tịch đã không cầm trịch mà cũng không ai nhắc cả , chỉ chờ lúc giải lao mới ra hành lang xầm xì thì quả thật... thiếu dũng khí ! ^:)^
    Buồn ... [-(
  3. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828


    ------Cái này ko thuộc lĩnh vực đúng hay sai. Ko làm thì cũng tặc lưỡi : chẳng sao, Ko cần cộng đồng phê phàn thì tự lòng cũng thấy xấu hổ với sự thiếu văn hóa của chính mình thôi.
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Thời bây giờ có những ông quan chỉ trọng quan to hơn... chứ tình thì chả còn được mấy chút trong tim, khi quan trên đã về hưu...
    Cái khác nhau giữa những người đi làm cách mạng ngày xưa và những ông quan bây giờ là ở chữ tình đồng chí ...
    " Tình đồng chí " trong thời chiến thật thiêng liêng và trong sáng vô ngần... bây giờ kể lại chả mấy ai ( từ 7X đến nay... ) tin đã có một thời người ta sẵn sàng hi sinh tất cả vì lý tưởng, vì đất nước...
    Việc Đại Tướng vĩnh biệt chúng ta làm nhiều người khóc thương, có thể không riêng là khóc thương Đại Tướng mà còn là khóc cho dân tộc từ nay mất đi một con người trọn đời cống hiến hi sinh cho quốc gia dân tộc, đặt đại nghĩa lên trên, không bè phái, không xu nịnh, không tư lợi cá nhân... Trong những giọt nước mắt ấy, HS tin là có cả những giọt nước mắt nuối tiếc thời dĩ vãng hào hùng đã vĩnh viễn ra đi cùng Người...

    Ps : Hôm 20-10 HS có món quà nhỏ chúc mừng Bà Bà và chị em nữ thành viên F319 ở đây:
    http://f319.com/giaoluu/1612570/page-22

    Tiếc là vì ghi thiếu số 2 nên Bà Bà không biết để nhận quà, mong Bà Bà thông cảm nhé !

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  6. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828



    ----Cảm ơn Hoa_sim nhiều. [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo về Trường Sa, Biển Đông

    (ĐVO) - Những câu chuyện về chân dung vĩ đại, bình dị và nhãn quan chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp dần được tái hiện qua những lời kể của các vị tướng nhiều năm gắn bó, cộng tác và tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp ông.


    Không cho bất cứ kẻ nào xâm chiếm Trường Sa

    Trong cuộc giao lưu trực tuyến với chủ đề "Giao lưu trực tuyến nhân dịp Đại tướng Võ Nguyên Giáp 103 tuổi", trả lời câu hỏi: "Khi chỉ thị ông ra giành lại chủ quyền Trường Sa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói gì với ông và câu nói nào khiến ông ghi nhớ nhất?", Thiếu tướng, anh hùng lực lượng vũ trang Mai Năng, nguyên Tư lệnh binh chủng đặc công huyền thoại, người trực tiếp chỉ huy đơn vị giải phóng quần đảo Trường Sa năm 1975 đã chia sẻ những kỷ niệm của mình.

    Ông cho biết: "Tôi không được nghe trực tiếp mà qua Phó Tư lệnh quân chủng Hải quân có nhắc lại chỉ thị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Hải quân phải tập trung mọi khả năng, mọi biện pháp đánh chiếm và giải phóng mọi các đảo do quân ngụy Sài Gòn chiếm giữ trên quần đảo Trường Sa, không cho bất cứ kẻ nào được xâm chiếm các nơi đó”.

    Sau khi nghe chỉ thị này, anh em mới bàn nhau: “Xa mấy cũng đi, khó mấy cũng đến, đến là đánh và quyết đánh thắng ngay trận đầu”.

    [​IMG]

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 103 tuổi


    Có cái khó là anh em hầu hết là dân không đi biển, xuống say sóng. Nhưng khi có lệnh chuẩn bị chiến đấu, tất cả đều vùng dậy và muốn được tham gia và đi đánh ngay trận đánh.

    Câu nói nhớ nhất: “Đặc công là công tác đặc biệt, nhưng trước hết là đặc biệt trung thành với Đảng và nhân dân. Nhiệm vụ khó khăn đặc biệt nào cũng hoàn thành đặc biệt cao”. Đó là kỉ niệm không chỉ với tôi mà với tất cả anh em đặc công. Đây là câu nói của Bác Hồ và được đại tướng truyền Võ Nguyên Giáp “truyền lửa” cho anh em đặc công trong trận giành lại chủ quyền Trường Sa tháng 4/1975.

    Và chính câu nói đó đã trở thành tiềm thức, suy nghĩ, lý trí và quyết tâm của mỗi người luôn luôn suy nghĩ và sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ thắng lợi."

    Thiếu tướng Mai Năng cũng đã nhớ lại và chia sẻ về quân trang mà chúng ta có khi quân đội ta vào giải phóng quần đảo Trường Sa: "Khi đánh vào đó chủ yếu mình có nội dung kĩ thuật đặc biệt của bộ đội đặc biệt: Trung với Đảng hiếu với dân cũng là ở đây".

    Khi tiến quân giải phóng Trường Sa chúng ta chỉ có vũ khí thô sơ: súng chỉ có tiểu liên, súng hỏa lực dùng chủ yếu B41 vì tiện nhất, bắn chính xác nhất; cũng có trang bị cối, DKZ nhưng đó chỉ là dùng cho phòng thủ chứ không phải dùng cho tấn công.

    Trang phục chủ yếu quần áo lót để tiện cho bơi. Phao bảo hiểm luôn ở trong người nhưng khi nào cần mới bật lên.

    Hải quân đưa vào chiến trường miền Nam trên 5000 quân được huấn luyện ngoài Bắc đưa chi viện chiến trường sông biển miền Nam. Đây cũng là thành công của Bộ tư lệnh đặc công đã suy nghĩ, nghiên cứu và xây dựng lực lượng đặc công của Hải quân."

    Chiến lược giải phóng Trường Sa

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp hiểu sâu sắc tầm quan trọng chiến lược của biển đảo quê hương cả về quốc phòng và kinh tế.

    Ngay sau chiến thắng Buôn Ma Thuột tháng 3/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ nhìn ra thời cơ chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam mà ông còn nghĩ ngay đến việc giải phóng các hòn đảo trên Biển Đông.

    Đại tướng đã kiến nghị với Bộ Chính trị: “Vừa chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, vừa tiến hành giải phóng các đảo và quần đảo quân ngụy đang chiếm giữ”. Kiến nghị này đã được ghi vào Nghị quyết Bộ Chính trị ngày 25/3/1975.

    Cũng từ ngày ấy, Quân ủy Trung ương điều đồng chí Hoàng Trà, Chính ủy Quân chủng Hải quân về làm việc cạnh Bộ Tổng tham mưu. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng yêu cầu Bộ Tổng tham mưu và Bộ Ngoại giao cung cấp tài liệu về tình hình biển đảo, chỉ đạo Cục Quân báo nắm tình hình quân ngụy ở Biển Đông để có kế hoạch giải phóng kịp thời.

    [​IMG]

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giữa) trên một con tàu hải quân tháng 3/1973. Ảnh tư liệu


    Theo Đại tá Phạm Duy Tam kể lại: Hai tuần sau ngày Đà Nẵng giải phóng (29/3/1975), theo lệnh của chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một biên đội tàu cá giả dạng (tàu không số) do Đại tá Tam làm biên đội trưởng cấp tốc từ Hải Phòng vào căn cứ Hải quân của quân đội chính quyền cũ để lại cạnh cảng Tiên Sa (Đà Nẵng, lúc đó là nơi đặt sở chỉ huy của một đơn vị thuộc Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam) để làm nhiệm vụ đánh chiếm Trường Sa.

    Đây là mũi tiến công trên hướng biển do các đoàn tàu không số (Đoàn 125) phối hợp với lực lượng đặc công nước và Sư đoàn 2 bộ binh, Quân khu 5.

    Đúng 4h ngày 11/4/1975, biên đội ba tàu do Đại tá Phạm Duy Tam- thuyền trưởng tàu 675 cùng hai tàu cá giả dạng của đoàn tàu không số do các đồng chí Nguyễn Xuân Thơm - thuyền trưởng tàu 673 và Nguyễn Văn Đức - thuyền trưởng tàu 674 tiếp nhận và chở các lực lượng, phương tiện, vũ khí khẩn tốc hành quân thẳng hướng đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa.

    Hai tàu 674 và 675 án ngữ phía Bắc cách đảo 15 hải lý đề phòng đối phương từ phía Bắc xuống và nghi binh hai tàu chiến của đối phương đang lởn vởn ở khu vực đảo Nam Yết. Tàu của Đại tá Tam bí mật tiếp cận gần mép san hô của đảo thả các xuồng cao su loại nhỏ, lần lượt chở 40 đặc công nước do đồng chí Nguyễn Ngọc Quế - Đội trưởng đội 1 - Đoàn 126 chỉ huy đổ bộ lên đánh chiếm đảo.

    “Nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, cấp trên giao cho toàn biên đội lúc này phải phát hiện và phân biệt các đảo do quân đội Sài Gòn chốt giữ vào khoảng 2 đến 3 giờ sáng, đặc biệt tuyệt đối không đánh nhầm vào các đảo do Philippines và Đài Loan đang chiếm giữ.

    Chúng tôi phát hiện Quân đội Sài Gòn chiếm giữ 6 đảo nổi của Trường Sa. Trong đó đảo Nam Yết là sở chỉ huy với lực lượng lên đến 60 lính, đảo Song Tử Tây, đảo Trường Sa lớn đều có 40 lính, các đảo Sơn Ca, Sinh Tồn, An Bang có 20 lính… Phần lớn các đảo đều rất ít cây cối, trống trải rất khó phân biệt”.

    Ngày 14/4/1975, đúng 4h30, ta bất ngờ nổ súng. Sau 15 phút chiến đấu, ta hạ 7 tên ngoan cố, bắt sống 33 tên, giải phóng hoàn toàn đảo Song Tử Tây.

    Chục ngày sau, tàu 641 của Đoàn 125 tàu không số, chở phân đội đặc công nước do đồng chí Đỗ Viết Cường - Đội phó đội 1 - Đoàn 126 đổ bộ đánh chiếm đảo Sơn Ca. Sau ít phút nổ súng, ta giải phóng, đảo bắt sống 17 lính.

    Lúc này trên đất liền quân ta liên tục tấn công và thắng lớn. Quân đội Sài Gòn càng hoang mang, không thể cố thủ các đảo còn lại ở quần đảo Trường Sa.

    Ta tiếp tục sử dụng 2 tàu chiến đang ở khu vực đảo Nam Yết bốc toàn bộ quân của bốn đảo, chớp thời cơ, thừa thắng xông lên đổ bộ giải phóng các đảo còn lại. Tàu ta nhanh chóng đưa lực lượng của Trung đoàn 2, Sư đoàn 2 bộ binh Quân khu 5 từ căn cứ hải quân thần tốc ra tiếp quản, chốt giữ các đảo.

    Đúng 2h sáng ngày 29/4/1975 trên hướng tiến công đường biển ta đã kéo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, giải phóng 6 đảo thuộc quần đảo Trường Sa do chính quyền Sài Gòn chốt giữ.

    Mở đường làm kinh tế biển

    Năm 1977, trên cương vị Phó thủ tướng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề xuất một chiến lược về khoa học biển và kinh tế miền biển rất ấn tượng. Nói chuyện với các nhà khoa học, Đại tướng nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải nhanh chóng khắc phục sự lạc hậu trong hiểu biết về biển cả, để góp phần thúc đẩy việc khai thác tốt hơn những nguồn lợi mà biển cả sẽ đem lại cho đất nước ta”.

    Về hướng khai thác kinh tế biển, Đại tướng chỉ ra những vấn đề vượt thời gian: “Việc khai thác dầu khí ngoài biển Việt Nam đã là chuyện trước mắt. Việc sử dụng năng lượng thủy triều ở bờ biển nước ta cũng phải đặt ra rồi. Độ chênh lệch của thủy triều nước ta chứa đựng một tiềm năng quan trọng về năng lượng là rất quý. Có thể có những kiểu máy điện thủy triều được không? Các đồng chí vật lý biển phải trả lời vấn đề này, ngành cơ khí phải đi trước một bước”…

    “Ngành sinh học biển phải đi sâu, thúc đẩy phương hướng kinh tế này. Cần phải từ đặc điểm của từng vùng biển có những điều kiện vật lý như nhiệt độ, độ mặn, ánh sáng chiếu xuống như thế nào, rồi áp suất sóng, thủy động lực, dòng chảy như thế nào, để kết luận xem những vùng nào nuôi được loại cá nào là thích hợp nhất”…

    Trong chỉ đạo phát triển kinh tế biển, ngay từ năm 1977, Đại tướng đã có những chỉ đạo chiến lược rất sâu sắc: Kinh tế vùng biển phải từ đất liền mà phát triển ra biển và các hải đảo. Đưa dân ra làm kinh tế biển đảo, vừa cải thiện được đời sống của dân, vừa có lực lượng để thực hiện quốc phòng toàn dân, để giữ vững chủ quyền biển, đảo.

    Năm 1985, trước khi có Đổi mới, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề ra Chiến lược làm chủ biển với nội dung toàn diện và cụ thể. Cho đến nay, những vấn đề đặt ra trong chiến lược này vẫn nóng hổi tính thời sự. Chiến lược này là minh chứng lịch sử làm sáng rõ tư duy khoa học và tầm nhìn chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về biển, đảo Tổ quốc.

    Xuân Tùng (Tổng hợp)

    Trên thế giới có vị tướng nào vừa giỏi quân sự , vừa biết viết báo làm thơ và chỉ đạo chiến lược phát triển kinh tế... như Đại Tướng Võ Nguyên Giáp ?

    Văn Võ song toàn
    Thế gian duy nhất !

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-


  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Bài này từng được cụ thân sinh tôi đem làm bài tập viết cho tôi luyện chữ lúc còn bé, cả nhà sống ở Đà Nẵng, trong vùng Mỹ nguỵ kiểm soát.
    Cụ thân sinh tôi bị cảnh sát nguỵ bắt ngày 26-1-1973 ( trước ngày ký hiệp định Paris 27-1-1973 ), khi lục soát nhà, bọn cảnh sát và mật vụ đã tìm thấy bài Ta đi tới này và buộc ông tội " thân Cộng ".

    Hình ảnh tôi mãi mãi không quên là thằng cảnh sát nguỵ nắm tay ba tôi kéo đi còn má tôi nắm tay kia kéo lại...
    Nhưng má tôi là phụ nữ, còn ba tôi là thầy giáo không tấc sắt trong tay, làm sao chống lại bọn đầu trâu mặt ngựa vũ khí đầy mình ?
    Ba tháng sau đó, má tôi qua đời trong lúc ba tôi còn đang bị địch giam tại nhà lao Kho Đạn của Đà Nẵng ( đối diện siêu thị Big C bây giờ )...:((:((:((
    Mối thù của tôi với chế độ VNCH vì thế càng thêm sâu nặng !
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Cảm động quá,Cụ Ông h còn ko em???Lúc bé đã mất mẹ nên Sim và GD cũng rất vất vả,cơ cực nhỉ:((:((:((:((:((:((
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Cảm ơn chị, ba em năm nay 86 tuổi, nhờ tập dưỡng sinh và " suối nguồn tươi trẻ " hàng ngày nên cụ rất khỏe và minh mẫn, hàng ngày vẫn làm thơ Đường xướng họa với bạn, dịch sách tiếng Anh , Pháp và viết bài đăng báo của Hội người Việt sử dụng tiếng Pháp ( trụ sở ở Hà Nội ). Lúc má em qua đời, ba em đang ở tù . Ra tù , ông tiếp tục hoạt động CM và ở vậy nuôi con dù mới 45 tuổi, vì vậy em càng thương ba em lắm.
    Câu mời đối ban đầu :

    Trải hai cuộc chiến đánh Pháp đuổi Mỹ Võ tướng giáo sư còn Nguyên áo Giáp

    chính là của ba em đấy ạ !
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này