Thành kính tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 05/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2536 người đang online, trong đó có 37 thành viên. 04:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 87955 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Bà Tôn Nữ Thị Ninh:


    Dân Châu Phi đã gọi "Đại tướng của chúng tôi"

    - 23/10/2013 07:00


    (Soha.vn) - Từng là phiên dịch phục vụ chuyến đi dài ngày của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bà Tôn Nữ Thị Ninh đã chứng kiến sự nể phục và cả lòng quý mến của phía nước ngoài.

    LTS: Bà Tôn Nữ Thị Ninh từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Liên minh Châu Âu (EU) và một số quốc gia như Bỉ, Hà Lan... Bà cũng từng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam. Bà được trao Huân chương Bắc đẩu Bội tinh hạng Nhì sau Hội nghị Thượng đỉnh Pháp ngữ Hà Nội 1997. Cuối tháng 2/2013 vừa qua, bà được đại sứ Pháp trao Huân chương Bắc đẩu Bội tinh hạng Ba.
    Vừa là giáo viên, vừa là nhà ngoại giao, chính khách, bà Ninh có vai trò tích cực trong lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam.
    Đã từng có dịp đi phiên dịch phục vụ chuyến đi dài ngày gần một tháng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến 9 nước Châu Phi, Trung Đông với 3 chặng dừng chân ở Liên Xô, Đông Đức và Tiệp Khắc, bà Tôn Nữ Thị Ninh đã trực tiếp chứng kiến sự nể phục và cả lòng quý mến của phía nước ngoài đối với vị anh hùng dân tộc, Đại tướng Tổng tư lệnh, anh Cả của quân đội nhân dân Việt Nam.
    Chúng tôi xin đăng nguyên văn những cảm xúc, hồi ức của bà Tôn Nữ Thị Ninh về cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp - những tâm sự mà bà đã gửi riêng cho chúng tôi.
    “Không ngờ Đại tướng và phu nhân dí dỏm đến thế”
    Năm 1980, thời tôi đang công tác tại Ban Đối ngoại Trung ương, tôi đã có vinh dự và dịp may được đi phiên dịch phục vụ chuyến đi dài ngày gần một tháng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến 9 nước Châu Phi, Trung Đông với 3 chặng dừng chân ở Liên Xô, Đông Đức và Tiệp Khắc. Cùng đi trong chuyến công tác đó có phu nhân của Đại tướng.
    Qua chuyến thăm nhiều nước nêu trên và qua những cảm nghĩ bình luận của một số bạn bè quốc tế trong những năm sau đó, tôi chứng kiến trực tiếp sự nể phục và cả lòng quý mến Đại tướng của phía nước ngoài.


    [​IMG]

    "Trong tâm thức của tôi, Đại tướng đã bước vào lịch sử không chỉ của dân tộc mà của thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ" - bà Tôn Nữ Thị Ninh.


    Tại nhiều nước Châu Phi và đặc biệt trong những buổi thuyết trình giao lưu với các tầng lớp quân đội, tôi không ít lần nghe các sĩ quan và quan khách Châu Phi gọi trưởng đoàn Việt Nam bằng cái tên vừa kính nể vừa giản dị, trìu mến: “Đại tướng” (ý nói không cần nêu tên vì chỉ có thể là Đại tướng Võ Nguyên Giáp ) hoặc “Đại tướng của chúng tôi”. Đối với các nước thuộc địa Châu Phi, chiến thắng Điện Biên Phủ mang ý nghĩa biểu trưng tạo cảm hứng, niềm tin về sự tất thắng của phong trào giải phóng dân tộc; kiến trúc sư, tổng chỉ huy của trận đánh Điện Biên Phủ thật sự là một vị tướng huyền thoại.
    Khi đến thăm Madagascar, vị quan khách ngồi cạnh tôi trong buổi chiêu đãi đoàn có bình luận rằng: “Không ngờ Đại tướng và phu nhân dí dỏm đến thế”. Tôi hiểu ngụ ý là vị tướng huyền thoại vẫn là con người gần gũi và dễ mến.
    Bản thân tôi trong quá trình làm việc trong nhóm cán bộ đối ngoại chuẩn bị các bài phát biểu của Đại tướng đã kinh ngạc trước tư duy truyền thông vô cùng hiện đại, đi trước thời đại của Đại tướng. Đại tướng đã nhắc nhở chúng tôi rằng đã từng là nhà báo, Đại tướng muốn bài phát biểu của mình được cảm nhận và hưởng ứng; do đó cần xoáy vào mối quan tâm nổi bật của mỗi nước đến thăm. Không nên dàn trải mọi vấn đề quốc tế, khu vực trong một bài diễn văn vì đã có các tuyên bố, thông báo chính thức của Bộ Ngoại Giao đảm bảo chức năng làm rõ quan điểm chủ trưởng của nhà nước Việt Nam về toàn bộ các vấn đề quốc tế.
    Chỉ có một “Đại tướng” thời hiện đại
    Trong tâm thức của tôi, Đại tướng đã bước vào lịch sử không chỉ của dân tộc mà của thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ. Cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh và phần nào Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong số ít nhân vật lịch sử hiện đại Việt Nam có tên trong các bách khoa toàn thư thế giới. Và có lẽ thực tế đó đã khiến cho Đại tướng luôn giữ phong thái ung dung điềm tĩnh của người đã đi vào tương lai. Hai ngày qua, các trang báo trong nước đã nói lên tình cảm sâu đậm của toàn dân, nhất là của các đồng đội chiến sĩ đã từng sát cánh với Đại tướng và làm sáng tỏ những khía cạnh phong phú của con người Võ Nguyên Giáp.
    Đặc biệt điều làm tôi mừng và xúc động là tấm lòng của tuổi trẻ Việt Nam thể hiện, chẳng hạn qua hơn 7.000 bình luận trên một trang báo mạng khi biết tin Đại tướng qua đời.
    Phóng viên nước ngoài cũng đưa tin bình luận nhắc lại vai trò lịch sử của người chiến thắng Điện Biên Phủ. Tuy nhiên trong bài tường thuật, chỉ vài ba tiếng sau khi Đại tướng ra đi, cũng có phóng viên nước ngoài bóng gió rằng vị tướng lĩnh này sẵn sàng “nướng quân” để chiến thắng, hoàn toàn trái ngược sự thật về một người tổng tư lệnh luôn cân nhắc rất kỹ về khả năng thương vong cho quân mình trước khi đánh, là một nhà mưu lược đầy tính nhân bản chứ không phải là một nhà quân sự chỉ biết liều mạng xông tới.
    Đối với tôi, Đại tướng là một biểu tượng cho trí tuệ, tinh thân quật cường và tính nhân bản Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi hiểu đề nghị phong chức vị Nguyên soái của ai đó xuất phát từ tình cảm kính trọng Đại tướng. Tuy nhiên theo tôi, tên tuổi Võ Nguyên Giáp đã đi vào lịch sử thế giới, thoát khỏi “khung hàm” và đối với tôi, một công dân Việt Nam, chỉ có một “Đại tướng” thời hiện đại, đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Điều tôi hy vọng là sau này con cháu chúng ta sẽ biết tiếp tục trân trọng và tự hào về vị anh hùng dân tộc Võ Nguyên Giáp.


  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Bộ ảnh Đại tướng trên đường mòn Hồ Chí Minh lần đầu xuất hiện

    Sáng 5/10, nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh Mạnh Thường đã gửi đến cho Tuổi Trẻ một bộ ảnh mà ông khẳng định rằng chưa hề đăng tải ở bất cứ đâu.

    [​IMG]

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trung tướng Đồng Sỹ Nguyên bên giò phong lan ở một lán công binh trên đường mòn Hồ Chí Minh vào năm 1973


    [​IMG]

    Đại tướng cùng tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên (bìa phải) và chính ủy Đặng Tín tại lán rừng Trường Sơn



    [​IMG]

    Đại tướng cùng tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên và chính ủy Đặng Tín thăm đường 20


    [​IMG]

    Cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 33 công binh anh hùng mừng Đại tướng đến thăm


    [​IMG]
    Thăm trạm chỉ huy xe Hành Tiến K44


    [​IMG]

    Thăm tiểu đoàn 33 anh hùng tại ngầm Tà Lê, Quảng Bình (1973)


    Trong đó có nhiều bức ảnh đẹp, có mặt cả trung tướng Đồng Sỹ Nguyên - tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn. Chiều cùng ngày, chúng tôi đã mang những bức ảnh này đến nhà trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, và ông xác nhận đó là hình ảnh của chuyến đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhằm kiểm tra, động viên chiến sĩ ngay sau chiến dịch đường 9 Nam Lào. Ông bùi ngùi nhớ lại:

    Nói về anh Văn thì có thể nói nhiều lắm, kỷ niệm cũng nhiều, vì cả hai cuộc chiến tranh tôi đều làm việc với Đại tướng cả. Sâu sắc nhất cho đến bây giờ tôi tâm đắc nhất là chuyển chiến dịch Điện Biên Phủ từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc thắng chắc. Pháo kéo vào trận địa, bộ binh áp vào rồi lại kéo ra. Đó là việc vô cùng dũng cảm, vô cùng tin tưởng vào quần chúng mới làm được.

    Kỷ niệm thứ hai là chiến dịch Hoàng Hoa Thám, sau khi đánh thắng từ Phả Lại đến Uông Bí, khi đến đó lực lượng địch phòng thủ mạnh. Khi nghe tình hình, tổng tư lệnh ra lệnh rút, vì nếu đánh vào sẽ thiệt hại. Vì quần chúng nhân dân, vì bộ đội, chứ không phải vì chiến thắng để lập công.

    Kỷ niệm riêng với anh cũng nhiều vô cùng. Bức ảnh này là sau chiến dịch đường 9 Nam Lào năm 1973, anh Văn vào kiểm tra chiến trường và động viên chiến sĩ. Tôi với anh đi trên xe UAZ vượt Trường Sơn sang Lào, đang đi thì gặp con suối đẹp quá, anh bảo tôi xuống suối rửa tay rồi hai anh em vừa đi bộ vừa nói chuyện chiến sự.

    Gặp cái lán công binh, anh em có treo mấy giò phong lan, anh Văn thích hoa lắm nên cứ nâng niu. Khi ấy vừa xong chiến dịch đường 9 Nam Lào, chúng ta chiến thắng nên câu chuyện rất vui. Tư lệnh ra trận làm anh em cũng phấn khích lắm. Ai đó nói anh chưa qua khỏi Đồng Hới trong chiến tranh là không hiểu gì về anh hết. Anh đã đi hết đường 9, sang Lào, quay về bằng đường 20. Những chuyến đi đó tôi đều tháp tùng anh.

    Gia đình tôi cũng là một gia đình quân nhân: con tôi đều vào bộ đội, đứa phi công, đứa tên lửa, đứa thông tin, đứa xe tăng nên cả nhà tôi luôn coi Đại tướng là chỉ huy, là tổng tư lệnh suốt đời. Con trai út của tôi hi sinh đêm 18/2/1979 tại Đồng Đăng (Lạng Sơn) trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Khi tôi lên biên giới đón con về thì đã thấy anh Văn đến nhà chia buồn. Tổng tư lệnh không bao giờ quên từng chiến sĩ của mình.

    Một điều lạ lùng là một vị đại tướng từ trẻ tới giờ chưa hề to tiếng với ai, kể cả khi cấp dưới làm sai. Nếu cấp dưới sai thì mời vào nói chuyện, thông thường khơi gợi những mặt tốt trước, sau đó nhắc nhở cần phải thế này thế kia, chứ không phải phê bình ngay. Đó là đặc điểm hiếm có của Đại tướng.

    Trong thời gian dưỡng bệnh, ngổn ngang nhiều nỗi lo, đương nhiên những việc lớn của đất nước Đại tướng cũng tham gia mặt này mặt khác. Cũng có cái được tiếp thu, có cái không, vì tình hình phát triển đất nước mỗi ngày cũng có cái mới của nó... Tháng nào tôi cũng vào thăm anh. Cách đây 5-6 tháng, anh còn cười, nghe được, gật đầu được. Anh ra đi, cảm xúc của tôi nói buồn thì cũng không đúng vì Đại tướng đã sống được 103 tuổi trời rồi, đó cũng là một vinh dự cho quân đội ta. Nhưng mà (nghẹn ngào)... tôi rất cảm động và nhớ. Dù sao mất đi một con người như thế cũng đau lắm. Tối qua tới giờ tôi không ngủ được...

    Theo Thu Hà - Hà Hương - Tuổi trẻ

  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    [​IMG]

    Nói tiếng Pháp giống Tây, Tây thua Đại Tướng
    Viết chữ Hán như Tàu, Tàu phục Giáo Sư

    Ps : Tây thua Đại Tướng thì rõ rồi, nhất là sau trận Điện Biên Phủ.
    Suốt cuộc đời , Người luôn được nhân dân và cả kẻ thù kính trọng, khâm phục.
    Chính nhờ uy tín của Đại Tướng mà Mao Trạch Đông đã đồng ý trao trả đảo Bạch Long Vỹ cho ta ( Chuyện đã dẫn trong topic này ).

    kokuma83 thích bài này.
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Sách về đại tướng Võ Nguyên Giáp



    Võ Nguyên Giáp
    Đây là cuốn sách được giới sử học Pháp đánh giá là một trong những tác phẩm giá trị nhất viết về Võ Nguyên Giáp, nhà quân sự lỗi lạc, vị tướng lĩnh tài ba, nhân vật nổi bật của lịch sử hiện đại Việt Nam và thế giới thế kỷ 20.
    Tác giả là người Pháp, một thành viên của nhóm trí thức mác-xít hoạt động công khai tại Sài Gòn năm 1947, sau này ông ra Bắc xin vào hàng ngũ Việt Minh và tham gia kháng chiến chống Pháp. Những năm 1950, ông ra Việt Bắc làm công tác địch vận, tham gia cải tạo tù binh Pháp. Năm 1954, ông về Hà Nội làm cho báo tiếng Pháp Le Viêt Nam en marche (Việt Nam tiến bước), sau đổi là Le Courrier du Viêt Nam (Tin Việt Nam). Cộng tác viên của Nhà xuất bản Ngoại văn (Hà Nội) và tạp chí Etudes vietnamiennes (Nghiên cứu Việt Nam). Năm 1964, ông trở về Pháp, bảo vệ luận án tiến sĩ sử học về đề tài Việt Nam, sau đó làm giáo sư trường Đại học Paris VII, giảng dạy về lịch sử hiện đại Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu và bài báo viết về Việt Nam có giá trị như: Phan Bội Châu, Giap… Ông cũng là dịch giả đã giới thiệu nhiều tác phẩm Việt Nam ra tiếng Pháp, như Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài, Đại thắng mùa xuân của Văn Tiến Dũng…
    Cuốn VÕ NGUYÊN GIÁP (nguyên bản tiếng Pháp là Giap) là một phần trong luận án tiến sĩ của ông. Ông sử dụng tiếng Việt thành thạo, tham khảo nhiều tư liệu chính thống của Việt Nam, kết hợp với nhiều nguồn sách báo nước ngoài nên trong cuốn sách của ông có nhiều tài liệu và nhiều quan điểm, đánh giá mới mẻ.
    Trong tác phẩm này:
    Tác giả đã khắc họa rõ nét, sinh động chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ khi còn là một cậu bé cho tới khi trở thành vị chỉ huy của quân đội Việt Nam trong sự tham chiếu, so sánh giữa nhiều nguồn tư liệu khác nhau.
    Ngoài những chi tiết nói về những chiến tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không có gì khác biệt so với các cuốn sách khác của các tác giả phương Tây, còn có những chi tiết rất thú vị cho chúng ta biết về năm sinh của Đại tướng, những đoạn viết nói rõ âm mưu hiểm độc của thực dân Pháp có ý định mua chuộc cậu học sinh trung học Võ Nguyên Giáp, nhưng kết quả ngược lại, Võ Nguyên Giáp đã trở thành học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã chỉ huy toàn quân dân đánh bại ba đế quốc lớn và các thế lực ********* khác.
    Có những hiểu lầm về vị Đại tướng huyền thoại đã được tác giả làm rõ và tìm ra sự thật bằng những tài liệu phong phú và xác thực.

    Trích lời giới thiệu về tác phẩm:
    “…cuốn sách này có lợi thế lớn hơn nhiều so các cuốn sách khác đã viết về GIÁP sau đó: Không còn bám vào câu hỏi”Giáp và nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi như thế nào?”, nhưng Boudarel đã giải thích “Tại sao” họ lại chiến thắng. Và muốn giải đáp được câu hỏi trên, phải tìm hiểu lịch sử đất nước này từ rất lâu trước thế kỷ XX, điều đó Boudarel đã nắm được và chuyển tải sang cuốn sách của ông…” Alain Ruscio, nhà sử học Pháp – Paris, tháng 11 năm 2012
    “…G. Boudarel viết cuốn GIÁP như tiểu sử của một nhà quân sự lớn, bên cạnh những phân tích khoa học, tác giả còn gửi gắm vào đó nhiều tâm đắc đối với lịch sử Việt Nam hiện đại mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những hiện thân tiêu biểu, cái lịch sử mà chính tác giả cuốn sách từng là “người trong cuộc”…” Nhà sử học Dương Trung Quốc – Hà Nội, tháng 11 năm 2012
    Mục lục:
    - Lời giới thiệu (nhà sử học Dương Trung Quốc)
    - GIÁP của Georges Boudarel: Một cuốn sách nên đọc (nhà sử học Pháp Alain Ruscio)
    - Một người tên là Văn
    - Chàng sinh viên, thầy giáo dạy sử và người chiến sĩ cách mạng
    - Hoạt động du kích tại chiến khu Việt Bắc (1940 – 1945)
    - Nhà chính khách (1945 – 1946)
    - Chỉ huy quân đội tiến hành kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954)
    - Nhà chiến lược đối mặt với Hoa Kỳ
    - Điện Biên Phủ
    - Những công sự kiểu Việt Nam
    - Gia đình, đồng chí và những người ảnh hưởng đến Võ Nguyên Giáp
    - Những bức chân dung sống động
    Trích đoạn sách hay:
    Trong một vụ ẩu đả với người Pháp, Võ Nguyên Giáp bị bắt, kết án ba năm tù giam tại nhà tù Lao Bảo. Khi đó quan cai trị Marty cho rằng không nên để Giáp bị giam lâu trong tù, vì ở trong tù chàng thanh niên sôi sục ý chí cách mạng này chắc chắn sẽ trưởng thành hơn do được tiếp xúc với các chính trị phạm khác, sau này có thể trở thành một kẻ thù không đội trời chung của chính quyền thực dân, cho nên tốt hơn là tạo điều kiện cho anh ta học thành tài và anh ta sẽ khôn ngoan, dễ bảo hơn. Sau đó, từ thân phận tù khổ sai, Giáp trở thành học sinh Trường Trung học Albert Sarraut, một trường học tốt nhất ở thuộc địa, thực tế là dành riêng cho con em người Pháp, và số ít quan lại hay công chức cao cấp người Việt được ưu đãi đặc biệt. Marty đã mắc sai lầm lớn nhất trong cuộc đời hành nghề mật thám của mình….
    Thông tin tác giả:
    Georges Boudarel sinh ngày 21 tháng 12 năm 1926 tại Saint-Estienne, Loire, trong một gia đình Công giáo. Sau khi tốt nghiệp đại học ngành văn chương, ông tham gia Đảng Cộng sản Pháp. Vào cuối những năm 1940, Georges Boudarel làm giáo viên triết học tại trường trung học Marie-Curie ở Sài Gòn.
    Thời gian này, ông tham gia với một nhóm mác-xit của những người Pháp và qua đó bắt liên lạc với phe kháng chiến Việt Nam. Năm 1949, Georges Boudarel rời bỏ cương vị giáo viên tại trung học Yersin, Đà Lạt để tham gia vào ********* với bí danh Đại Đồng. Ông được Phạm Ngọc Thạch phân công làm việc tại Địch vận *********, phát thanh cho ban Pháp Ngữ đài Nam Bộ Kháng chiến.
    Thời gian sau, Georges Boudarel được thuyên chuyển lên Việt Bắc, giữ nhiệm vụ phó trưởng trại cho trại tù số 113 giam tù binh Pháp tại Láng Kiều, gần biên giới Trung Quốc, phía nam Hà Giang. Sau khi cuộc chiến tranh Đông Dương kết thúc, Georges Boudarel nhờ sự can thiệp của Đảng Cộng sản Pháp để rời Việt Nam sang Praha vào năm 1964. Ông được Đảng Cộng sản Tiệp Khắc sắp xếp một công việc tại Tổng Công đoàn Thế giới (World Federation of Trade Unions). Năm 1967, sau khi chính phủ Pháp thông qua đạo luật ân xá cho những người phạm tội trong các cuộc chiến tại Đông Dương và Algerie, Georges Boudarel trở về Pháp và tiếp tục đi học. Ông bảo vệ luận án tiến sỹ với đề tài về Phan Bội Châu. Georges Boudarel trở thành một nhà nghiên cứu về Việt Nam quan trọng và được giới học giả công nhận, với nhiều tác phẩm giá trị… Ông cũng là dịch giả đã giới thiệu nhiều tác phẩm Việt Nam ra tiếng Pháp, như Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài, Đại thắng mùa xuân của Văn Tiến Dũng… Từ năm 1967 đến khi nghỉ hưu, Georges Boudarel giảng dạy tại trường Đại học Paris VII.
    Không giống với những người khác, Georges Boudarel không giấu đi quá khứ đã rời bỏ phía Pháp để theo *********. Ông nhìn nhận thẳng thắn vào lịch sử của Việt Nam mà bản thân ông có liên quan. Những năm cuối đời, Georges Boudarel sống trong trại dưỡng lão và mất vào ngày 26 tháng 12 năm 2003, thọ 77 tuổi.
    Mời bạn đón đọc.
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Ước gì…


    [​IMG]











    Đại Tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến thăm Slovakia, tác giả đứng bên phải, phía sau Đại Tướng.

    Sau khi tốt nghiệp trường Đại học kỹ thuật Praha, tôi được gọi lên giúp việc tại Đại sứ quán ta tại Tiệp Khắc và 6 tháng sau, được vào biên chế chính thức. Trong thời gian 6 năm ở Đại sứ quán, tôi may mắn được làm phiên dịch cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp hai lần khi Ông sang thăm Tiệp Khắc.

    Tuy là Phó Thủ tướng, nhưng chính phủ Tiệp Khắc bấy giờ đón Ông với tư cách là một vị tướng huyền thoại, vừa thân tình vừa trọng thị, vượt ngoài mọi nghi thức lễ tân. Ngày trước đoàn ta ra nước ngoài gọn nhẹ lắm. Đoàn Đại tướng được bố trí nghỉ tại Nhà khách Chính phủ. Phòng của tôi nhỏ gọn được bố trí gần cạnh Trưởng đoàn. Đêm khuya khoảng 1 giờ sáng, tôi đang cọc cạch gõ máy chữ làm tin và báo cáo thì thấy Đại tướng sang. Đại tướng đọc qua bản tin tôi viết và cười rất hồn hậu, bảo: "đúng là các nhà ngoại giao làm báo, bản tin nào cũng có mấy câu như nhau… rồi Đại tướng còn sửa cho tôi nhiều lỗi nữa. Ngoài chương trình ở Praha, Đoàn còn đi Bratislava, nay là thủ đô CH Slovakia. Đi trên tàu trên sông Danube, Đại tướng lẳng lặng ghi chép, vẽ sơ đồ. Ông bạn tháp tùng của Tiệp Khắc bảo tôi: chắc Đại tướng đang suy ngẫm về vị trí chiến lược của Tiệp Khắc.
    Khi Đại tướng được phía bạn mời nghỉ dưỡng bệnh 1 tuần tại thành phố điện ảnh Karlovy Vary. Đây là thành phố du lịch suối khoáng nổi tiếng thế giới, có khu nghỉ dưỡng cao cấp dành cho lãnh đạo của Tiệp Khắc và các nước bạn khác. Ông chấp hành mọi qui định điều trị rất khắt khe của các bác sĩ Tiệp Khắc. Nào là tắm bùn khoáng nóng, nào là uống nước suối khoáng 3 lần một ngày... Hàng ngày Đại tướng đi bộ leo dốc 2 lần. Tối về ông chơi piano. Cán bộ nhân viên của Trung tâm coi Ông như thần tượng. Có hôm ra phố mua được một cặp kính lão, tuy gọng thô nhưng nhìn rất rõ, Ông khen: đúng là thủy tinh Bohemia có khác!
    Sau 2 lần vinh dự được gặp Đại tướng từ ngày chập chững vào Ngành, nay đã nghỉ hưu tôi không có dịp nào được gặp lại Ông. Phần vì sợ ông bận nhiều việc quá, dù anh Huyên, thư ký riêng của Đại tướng, anh Ngà bác sĩ, anh Trỗ cận vệ đi cùng Đại tướng hồi đó thỉnh thoảng có gọi tôi sang Văn phòng của ông. Tuy nhiên, trong tôi luôn nhớ mãi hình ảnh và những ấn tượng về vị Đại tướng thần tượng của mình. Năm 2011, CLB Hưu trí Bộ Ngoại giao tổ chức thăm lại Điên Biên. Nhìn các cháu người dân tộc tự nguyện hướng dẫn đoàn thuộc vanh vách từng sự kiện liên quan đến Tướng Giáp mà lòng chúng tôi thêm ấm áp. Các cháu còn nhớ kỹ địa điểm trực thăng hạ cánh khi đưa Tướng Giáp về dự lễ kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng Điện Biên, nhớ kỹ từng người trong gia đình Đại tướng đã mang chăn ấm và quà cho nhân dân địa phương... Tuy nhiên, các cháu không hiểu vì sao tượng đài chiến sĩ Điện Biên mới hoàn thành mà đã nứt nẻ, gỉ sét. Đi theo các cháu qua khu rừng nguyên sinh, thăm nơi Bác Giáp ở và làm việc, đi theo đường hầm sang căn hầm của Tướng Hoàng Văn Thái, bất chợt trong tôi bật lên câu lục bát:
    Ước gì rừng lại nguyên sinh
    Ước gì người lại nghĩa tình như xưa.
    Trong những ngày này, nhìn dòng người lặng lẽ xếp hàng từ Lăng Bác Hồ nối dài đến ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu để viếng Đại tướng, tôi càng hiểu ra rằng: “Có cái chết hóa thành bất tử”. Đi dưới hàng cây cổ thụ trên Đường Điên Biên Phủ và Hoàng Diệu, tôi lại liên tưởng đến một rừng cây, một đời người. Và tôi thầm ước:
    Ước gì rừng mãi nguyên sinh
    Ước gì người lại nghĩa tình như xưa
    Bác về Đảo Yến- Vũng Chùa
    Mông mênh sóng biển, "nắng trưa Quảng Bình"
    Ước gì Người sẽ hiển linh
    Võ, Văn giúp nước thái bình, vẹn nguyên.
    Ước gì tiếng chuông chùa Rồng (cạnh nơi Đại tướng an nghỉ) sẽ vang vọng ngàn năm câu thơ: Cái tôi hoàn trả đất trời/ Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sinh - mà Bà Đặng Bích Hà, Phu nhân Đại tướng, đã cung tiến vào Chùa cách đây mấy năm…
    TSKT Nguyễn Xuân Nho
    Nguyên Tham tán tại ĐSQ Việt Nam tại Tiệp Khắc, Czech và Slovakia. Nguyên cán bộ Báo TG&VN.
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    " Chết như sống- anh hùng vĩ đại
    Hỡi người con của thế kỷ 20..."[};-[};-[};-

    Thứ bảy, 26/10/2013 22:00 GMT+7

    Mỗi ngày hàng nghìn người đến viếng mộ Đại tướng[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-

    Ngày đông nhất có hơn 4.000 người tới Vũng Chùa - Đảo Yến (Quảng Bình) đặt hoa, thắp hương bên mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

    Lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời
    [​IMG]
    Không kể mưa nắng, ngày ngày dòng người vẫn đổ về khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Vũng Chùa - Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình).
    [​IMG]
    Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình được giao nhiệm vụ canh giữ nơi an nghỉ của Đại tướng cho biết, bình quân mỗi ngày có hơn 1.000 người đến thắp hương, riêng thứ bảy (19/10) đến gần 4.300 người.
    [​IMG]
    Ngoài việc đặt bảng nhắc nhở người dân, lực lượng bảo vệ đề nghị khách đến không mặc quần, váy ngắn, mang balo hay vật dụng cồng kềnh, kim loại... vào khu mộ.
    [​IMG]
    Mọi người trật tự chấp hành, xếp thành hàng dài đi bộ quãng đường chừng 500 m lên khu mộ Đại tướng.
    [​IMG]
    Người mang theo hoa thành kính đặt dọc hai bên đường.
    [​IMG]
    Đến trước phần mộ, người đến viếng xếp thành hai hàng.
    [​IMG]
    Đại diện của mỗi đoàn vào lán trại dựng tạm của quân đội nhận 3 nén hương.
    [​IMG]
    Thời gian từ khi xếp hàng, nhận hương đến khi viếng mộ Đại tướng chừng 3 phút.
    [​IMG]
    Nhiều gia đình mang theo con nhỏ đến viếng mộ Đại tướng, kể cho con nghe về vị tướng của lòng dân.
    [​IMG]
    Người lính giơ tay chào Đại tướng.
    [​IMG]
    Nhiều đoàn dành một phút mặc niệm trước mộ Đại tướng.
    [​IMG]
    Những người lính được giao nhiệm vụ bảo vệ khu mộ Đại tướng bồi hồi xúc động.
    [​IMG]
    Lối lên mộ Đại tướng được phân chia rõ ràng, đường lên và lối xuống tách biệt.
    [​IMG]
    Dù trời tối vẫn còn nhiều dòng người đến thắp hương. Thời gian viếng kéo dài từ sáng đến 21h30.
    Nguyễn Đông
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>

    Đường đầu tiên mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    Trong khi nhiều tỉnh, thành phố đang chọn các tuyến đường đẹp để mang tên Đại tướng thì Bà Rịa - Vũng Tàu đã có một con đường mang tên ông.

    Hà Nội sẽ có đường Võ Nguyên Giáp
    Chiều 28/10, Ban tổ chức Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã họp rút kinh nghiệm. Lễ Quốc tang được đánh giá là tổ chức trang trọng, đúng nghi thức, chu đáo, an toàn; để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng nhân dân Việt Nam, gia đình Đại tướng và sự cảm phục của bạn bè quốc tế.
    Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban tổ chức Lễ Quốc tang đã giao Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với tỉnh Quảng Bình, và gia đình Đại tướng xây dựng Khu lưu niệm, Nhà chờ tại nơi an táng Vũng Chùa. Còn Bộ Quốc phòng sớm có báo cáo gửi Bộ Chính trị để yêu cầu các cơ quan chức năng và địa phương đặt tên đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chăm sóc phần mộ của ông.
    [​IMG]
    Tuyến đường Võ Nguyên Giáp ở Bà Rịa - Vũng Tàu.
    Trước đó, ngày 24/10, UBND TP Vũng Tàu đã thống nhất đặt tên một số tuyến đường. Cụ thể, đoạn quốc lộ 51 từ vòng xoay đường Ba tháng hai đến cầu Cỏ May được mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp; đường Lê Văn Mưu (từ cầu Ba Nanh đi vào xã Long Sơn đến chân núi Nứa) được thay bằng tên đường Hoàng Sa; đường Long Sơn (từ Quốc Lộ 51, Phường 12 đi vào xã Long Sơn đến chân núi Nứa) được thay bằng tên đường Trường Sa.
    Xuân Hoa
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Tấm vải vàng đặc biệt trong lễ tang Đại tướng

    Xuất bản: 08:54, Thứ Năm, 17/10/2013


    .


    .

    Các Tướng nói về kiến nghị truy phong Đại nguyên soái với Tướng Giáp
    .

    Bật khóc với clip 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp muôn năm!'
    .

    Tìm ra người giống PV có hành vi phản cảm trong lễ tang Đại tướng
    .

    Chuyện ít biết về đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    .

    Chân dung cơ trưởng trẻ lái chuyên cơ ở Quốc tang Đại tướng
    .



    .

    Kiến nghị phong Đại nguyên soái đối với Tướng Giáp
    .

    Dòng người đội mưa viếng Đại tướng trong ngày mở cửa mộ
    .

    Những bức kí họa đẹp về Tướng Giáp
    .

    Phút cuối người dân còn nhìn thấy Đại tướng
    .

    Mộ phần của Tướng Giáp được bảo vệ như thế nào?
    .

    Bức ảnh được chia sẻ nhiều nhất trong Quốc tang Đại tướng
    .

    Người dân Vũng Chùa viếng mộ Đại tướng sáng nay
    .

    Người mẹ tuyệt vời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    .

    Hình ảnh cảm động trong Quốc tang Đại tướng
    .

    Đêm yên nghỉ đầu tiên của Đại tướng
    .

    Ảnh lễ tang Tướng Giáp trên báo nước ngoài
    .

    Hình ảnh gia đình Đại tướng trên chuyên cơ VN 1911
    .

    Em bé 4 tuổi lau nước mắt cho mẹ tại lễ tang Đại tướng
    .


    Cảm động hình ảnh bố quạt cho con ngủ sau 12 tiếng chờ viếng Đại tướng
    .

    Cảm động nhà tu chân trần vượt 15 km... viếng Đại tướng

    Clip giây phút cuối cùng của Đại tướng tại bệnh viện
    .

    Vì sao VTV không THTT toàn bộ lễ tang Đại tướng?
    .

    'Xe lạ chạy trong đoàn linh xa có thể chỉ là xe đảm bảo thông tin'
    .

    50 người bị ngất đột ngột khi đến viếng Đại tướng
    .


    Là người có nhân duyên lớn với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình cụ từ khi Đại tướng còn khỏe cho đến lúc Người vĩnh viễn nằm lại trên đất mẹ Quảng Bình, Đại đức Thích Thanh Phương - trụ trì chùa Sủi (Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội) không giấu nổi sự xúc động khi nhắc đến Người.
    >> Xem lại toàn cảnh tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    >> Toàn cảnh lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    Đã dứt lòng trần, vẫn không ngăn nổi lệ tuôn
    [​IMG]
    Thượng tọa Thích Thanh Phong, chùa Sủi, Gia Lâm, Hà Nội cùng nhiều hòa thượng khác có mặt sớm ở Quảng Bình.
    Chuyện về nơi án táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp​


    Khoảng 18g30 tối 4/10, tôi nhận được thông báo từ người nhà Đại tướng. Khi nghe tin cụ đã rời bỏ trần gian, tôi có cảm giác như một người ruột thịt của mình vừa "đi", vừa bàng hoàng vừa xúc động. Trước nay, Đại tướng và gia đình với nhà chùa cũng là chỗ gần gũi, cá nhân tôi cũng được gặp ông vài lần”, Đại đức rưng rưng nói.
    Khi Đại tướng khuất, thể theo tâm nguyện của gia đình, Đại đức Thích Thanh Phương cùng 3 vị chư tăng khác đã thực hiện các nghi lễ tâm linh cho anh linh Đại tướng như cầu an, lễ Triệu Tổ, trì chú khi an táng… trong suốt 10 ngày diễn ra lễ tang. Đại đức gọi đó là “đại nhân duyên kết hợp bởi phước đức cao dày của Đại tướng và nhân duyên của các Thầy - một nhân duyên khó có lần thứ hai”.
    Đại đức chậm rãi kể: “Nhân duyên giữa nhà chùa và Đại tướng, hay nói rộng ra là nhân duyên giữa Đạo Phật và Đại tướng không chỉ lúc cụ còn tại thế, mà còn nối dài đến tận khi cụ ra đi. Trùng hợp thay, hai ngày trước khi Đại tướng từ trần, tôi được một người quý mến tặng cho một mảnh vải vàng mà người đó khi hành hương sang Ấn Độ - đất phát khởi của Đạo Phật đã cung kính khoác lên kim thân Đức Phật.
    Khi nghe tin Đại tướng, tôi đã biếu lại mảnh vải ấy cho gia đình, coi như là kỉ niệm cũng như lời cầu chúc cho Ngài luôn được cát lành và được gia hộ bởi ánh hào quang của Đức Phật. Đến lễ 3 ngày của cụ, tôi và các cao tăng khác cũng có nhân duyên được đến cúng cầu an tại bệnh viện 108 - nơi cụ trút hơi thở cuối cùng. Chúng tôi làm lễ vân hồi tụng kinh cầu an cho anh linh cụ và cả những vị tướng, chiến sĩ đã hi sinh cho hòa bình của đất nước nữa”.
    [​IMG]
    Các hòa thượng đang làm lễ. Những điều bạn chưa biết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp


    Đại đức tiếp lời: “Có lẽ, hai khoảnh khắc xúc động nhất trong lễ tang Đại tướng đối với chúng tôi là khi nhập niệm tại Hà Nội và khi làm lễ trì chú để an táng Người trong lòng Đảo Yến, Quảng Bình”.
    Thông thường, tại lễ nhập niệm cho người đã khuất, các sư thầy được thỉnh đến chỉ hộ niệm làm lễ, nhưng trong nghi thức nhập quan Đại tướng, cả bốn vị cao tăng trực tiếp khâm liệm cho Người.
    Sự “phá lệ” này xuất phát từ chính cái tâm, tình cảm và lòng kính trọng của các thầy với vị Đại tướng vĩ đại của nhân dân. Với những người tu, lòng trần đã dứt, thất tình (hỷ, nộ, ái, ố, ai, lạc, cụ) ở đời chẳng khác gì áng mây trôi qua núi, chuyện sinh tử cũng rất đỗi bình thường trong cõi vô thường, vậy mà, như Đại đức Thích Thanh Phương kể lại, trong lúc ấy, nước mắt của các thầy cứ tuôn tràn.
    “Khi đứng trên tháp chuông Vũng Chùa làm lễ trì chú để an táng Đại tướng, thỉnh lên tiếng chuông vang lên từ đại hồng chung, chứng kiến cảnh hàng nghìn đồng bào, đa phần trong số đó không có huyết thống, cũng chưa có dịp được gặp Đại tướng, tất thảy đều chắp tay hộ niệm, một lòng cung rước Đại tướng về nơi an nghỉ, chúng tôi không khỏi có những cảm xúc lẫn lộn, vừa thấy xót xa cho một kiếp người đã tận, vừa tự hào vì đất nước mình, dân tộc mình đã sản sinh ra một con người vĩ đại, vừa xúc động trước tấm lòng cung kính của nhân dân, vừa thanh thản khi tin rằng, Người sẽ bình an nằm nghỉ nơi mảnh đất thiêng này”, Đại đức bồi hồi chia sẻ.
    “Những năm cuối đời, Đại tướng chịu ảnh hưởng của giáo lý nhà Phật”
    Đại đức Thích Thanh Phương cho biết, cá nhân ông và chùa Sủi có nhân duyên hội ngộ với gia đình Đại tướng từ đầu những năm 2000. Vào các dịp lễ, Tết, gia đình Đại tướng thường đến chùa làm lễ, cầu an. Cũng trong những năm này, Đại đức Thích Thanh Phương được gặp mặt Đại tướng lần đầu trong dịp sinh nhật cụ.
    Cho đến đầu xuân 2005, Đại đức lại có duyên lành gặp Đại tướng tại bản tự, khi Đại tướng đến vãn cảnh chùa. Đại đức Thích Thanh Phương kể: “Cụ đến rất lặng lẽ, giản dị, hòa cùng những vị khách khác. Lúc này, nhà chùa đang tôn tạo lại một số hạng mục đã xuống cấp, đích thân Đại tướng đã cung tiến 2 triệu đồng và dặn “Đây là tiền được trích từ lương của tôi, mong nhà chùa nhận lấy”.
    Lúc đó, tôi và các Thầy khác đều rất xúc động. Những năm sau này, có lẽ vì sức khỏe không cho phép, Đại tướng ít khi đích thân tới, nhưng gia đình cụ vẫn qua lại chùa luôn. Những dịp lễ, Đại tướng còn gửi hoa, gửi thiếp chúc mừng đến chùa nữa. Đó quả thực là một duyên lành hiếm gặp".
    Để tưởng niệm Đại tướng, một người con xuất sắc của dân tộc, sắp tới, chùa Sủi sẽ làm lễ tưởng niệm Đại tướng cũng như lập bàn thờ Người trong bản tự.
    [​IMG] Chuyện về mối tình đầu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp


    Đại đức Thích Thanh Phương cho rằng, nhân duyên đặc biệt giữa chùa Sủi và gia đình Đại tướng có lẽ khởi nguyên từ một nhân duyên lớn hơn, đó là sự quan tâm của Đại tướng với giáo lý nhà Phật. Đại đức cho hay, ông được biết Đại tướng lúc sinh thời có đam mê nghiên cứu về Phật giáo, từ các giáo lý nhà Phật (triết học) cho đến các phương pháp hành thiền, yoga (ứng dụng).
    Bước qua tuổi tám mươi, Đại tướng đã chọn cho mình cuộc sống gần như ẩn cư. Ông gần gũi với các nhà thiền học, gần gũi với thiên nhiên thanh đạm. Ông dành nhiều thời gian để nghiên cứu Phật giáo cũng như hành thiền. Những năm cuối đời, có thể thấy tinh thần Phật giáo trong Đại tướng thăng hoa. Qua tiếp xúc, tôi nhận thấy ở Cụ một sự thanh thản, an nhiên của những bậc cư sĩ đã chứng ngộ Phật giáo”.
    Đại đức tiếp lời: “Tôi cũng được biết, năm 2007, trong một lần thiền sư sống nhiều năm nước ngoài, Thiền sư Thích Nhất Hạnh về nước đã đến thăm cụ tại tư gia. Đại tướng đã cho người nhà ra vườn, hái một chùm hoa cau tặng khách. Chùm hoa cau không lời, chỉ có hương thơm đượm dấu quê hương và cái tâm của hai con người là chạm đến nhau.
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng tặng lại Đại tướng một bức thư pháp “Bản môn xuân ấy vẫn còn nguyên sơ”, ý muốn nói, gốc rễ nguyên sơ của vạn vật là giống nhau, đích đến của sự giác ngộ là trở về với cái nguyên sơ ấy, và Thiền sư nhìn thấy điều đó trong cửa nhà (bản môn) của Đại tướng. Cái hay nữa là chữ “nguyên” với nghĩa đứng đầu, khởi nguồn, hàng đầu lại là tên đệm của Đại tướng, nó như báo hiệu một sự thành công, đỗ đạt, lẫy lừng tiếng tăm trong thiên hạ. Tôi cho rằng, tinh hoa, linh khí trời đất bao nhiêu năm tụ hội mới tạc thành bậc vĩ nhân, và Đại tướng là một con người như thế”.
    “Có thể nói, không chỉ những năm cuối đời, Đại tướng mới là một cư sĩ. Ông đã là cư sĩ, đã giác ngộ từ sau chiến tranh rồi. Nhà Phật dạy chúng ta phải buông xả những hằn thù, những uất ức quá khứ, phải buông bỏ để lòng thanh thản, có vậy mới trở nên cao thượng, trở thành bậc trí tuệ siêu việt. Hãy nhìn vào cuộc đời Đại tướng xem, buông súng, cụ đâu còn hằn học, đâu còn vương vấn những chuyện cũ của chiến tranh!”.
    [​IMG]Và hãy nhìn vào những lời kệ khắc trên chiếc đại hồng chung Vũng Chùa, nơi những năm trước cụ đã lựa chọn làm chỗ dừng chân cho mình. Trên chiếc đại hồng chung ghi tên bà Đặng Bích Hà (phu nhân Đại tướng) cung tiến, ba mặt được khắc bài kệ “Cư trần lạc đạo” của Phật hoàng Trần Nhân Tông:
    Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
    ​Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên
    Gia trung hữu bảo, hưu tầm mịch
    Đối cảnh vô tâm, mạc vấn thiền

    ​Tức:
    Sống đời vui đạo cứ tùy duyên,
    Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền.
    Của báu trong nhà, đừng tìm nữa
    Thấy cảnh vô tâm, chẳng hỏi thiền.

    Và mặt còn lại, chỉ với hai dòng thơ của Đại tướng:
    Cái tôi hoàn lại đất trời
    Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh

    Chỉ hai câu ấy thôi, ta đủ thấy tầm nhìn của vĩ nhân này sâu sắc lắm. Một quyết định của Đại tướng, mấy vần thơ của Cụ tưởng như đã được suy nghĩ cả trăm năm. Đại tướng dường như nói về cái chết, nhưng trong một tư thế trở về với nguyên sơ. Thân thể con người, theo giáo lý nhà Phật là do bốn yếu tố nước, gió, lửa, khí của thế giới, mượn hai khí âm - dương (mặt trăng và mặt trời) mà thành. Cái chết chỉ là sự “hoàn” (trả lại, trở về) với thế giới, là sự trở về với bản nguyên. Con người đến thế nào thì trở về thế đó. Hai câu thơ nhỏ nhắn vậy thôi mà chứa đựng cả một triết lý thâm sâu – thứ triết lý mà nếu không thấu hiểu tất thảy thất tình (hỷ, nộ, ái, ố, ai, lạc, cụ) của đời, khó có thể thấm thía”, Đại đức Thích Thanh Phương phân tích.
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Người đã về trời, đã “trở thành Tướng Trời” như lời sư Thầy làm lễ cho Người nhận định, đã trở về với bao đồng đội đã đi vào hư vô để đất đai sông núi này có ngày nay. Nhưng, bây giờ và ngàn sau, anh linh Người sẽ sống mãi để cùng ưu tư, trăn trở với muôn dân, với vận nước.


    Theo Quang Anh
    Zing/Tri thức

  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Thú vui đời thường của tướng Giáp qua ảnh



    .

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp được nhiều người gọi là "Vị tướng thần thoại" với một sự nghiệp lẫy lừng. Vị tướng luôn khiến kẻ thù khiếp sợ và nể phục ấy cũng có những thú vui hết sức đời thường và bình dị như trồng hoa, chụp ảnh...
    "Vị tướng thần thoại", Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cùng quân và dân ta làm nên những chiến thắng vĩ đại trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
    Vị tướng luôn khiến kẻ thù khiếp sợ và nể phục ấy cũng có những thú vui hết sức đời thường và bình dị như trồng hoa, chụp ảnh, đọc sách...
    Chúng tôi đăng tải những hình ảnh đời thường bình dị của Đại tướng từ cuốn sách ảnh "Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp".
    [​IMG]
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất thích đọc sách và viết sách
    [​IMG]
    Ông là tác giả của nhiều cuốn sách có giá trị như: Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử, Hồi ức Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng, Hồi ức Chiến đấu trong vòng vây, Những chặng đường lịch sử, Những bài viết và nói chọn lọc thời lỳ Đổi Mới...
    [​IMG]
    Cả gia đình Đại tướng đi mua sách
    [​IMG]
    Sở thích chụp ảnh của tướng Giáp
    [​IMG]
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp thử quay phim
    [​IMG]
    Đi bộ - môn thể dục ưa thích của Đại tướng
    [​IMG]
    Sáng sáng ngồi thiền và tập thái cực quyền
    [​IMG]
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết thư pháp
    [​IMG]
    Hoa Bạch trà là loài hoa Đại tướng ưa thích (Ảnh chụp tại sân nhà riêng Đại tướng).
    [​IMG]
    Đại tướng thư giãn bên cây đàn piano cùng phu nhân
    Theo Tri thức trẻ




    .
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và thông điệp gửi thế hệ trẻ

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi lời nhắn nhủ tới thế hệ trẻ và toàn dân Việt Nam, trong đó thể hiện ước mong đất nước có thể sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới.

    Tướng Giáp - 'Ngọn núi lửa phủ tuyết'
    Tướng Giáp - Bậc thầy nghệ thuật quân sự

    "Đồng bào, đồng chí các thế hệ trước, đặc biệt là thế hệ thanh niên đã phát huy được truyền thống vĩ đại của dân tộc ta, làm nên những kỳ công phi thường, giành thắng lợi to lớn. Ngày nay, nhiệm vụ của thế hệ trẻ và của toàn dân ta phải kế tục truyền thống đó, phát huy hơn nữa, luôn luôn tin tưởng, luôn luôn học tập, đi vào thực tiễn, luôn luôn đổi mới, có những thành tích to lớn và sáng tạo để làm cho nước Việt Nam ta không chỉ là quốc gia anh hùng mà còn là một nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ văn minh, sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới", Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói trong cuộc phỏng vấn nhân dịp kỷ niệm 60 năm Cách mạng Tháng Tám hồi năm 2005.






Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này