Thành kính tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 05/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2506 người đang online, trong đó có 36 thành viên. 04:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 87955 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    " Thế hệ Cha anh đã rửa được nỗi nhục mất nước, bây giờ các Cháu phải rữa cho được nỗi nhục nghèo nàn lạc hậu"

    Lời Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Hiển thánh


    • 26/10/2013 13:47

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hiển thánh, như trước đây 44 năm Bác Hồ đã hiển thánh.
    » Hàng ngàn người vẫn lặng lẽ viếng mộ Đại tướng
    » 'Nên lấy nhà 30 Hoàng Diệu làm bảo tàng Đại tướng'
    » Tiểu đội đặc biệt canh giấc ngủ cho Đại tướng

    Đôi khi trò chuyện cùng bạn bè, chúng tôi biết rằng phút chia tay vĩnh biệt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sắp đến, và đám tang ông sẽ là một sự kiện của thế kỷ chỉ đứng sau đám tang Bác Hồ năm 1969.

    [​IMG]
    Nhân dân Mường Phăng đón Đại tướng về thăm lại khu Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ năm 2004. Ảnh: T.L Nhưng khi cái tin nhói lòng đến với toàn dân, thì mọi người chúng ta đứng trước bất ngờ này đến bất ngờ khác.

    Bất ngờ thứ nhất: Lần đầu tiên mọi người biết di nguyện của người anh hùng dân tộc là được tìm về nơi an nghỉ cuối cùng ở quê hương và di nguyện ấy đã được thực hiện trọn vẹn.

    Bất ngờ thứ hai: những dòng sông người cuồn cuộn đổ về số 30, Hoàng Diệu, nhà riêng của Đại tướng, số 5, Trần Thánh Tông (Hà Nội) nơi làm lễ quốc tang, trên đường tiễn đưa linh xa ra sân bay Nội Bài, trên đường đón linh xa ở sân bay Đồng Hới suốt dọc đường tiễn đưa, lại có cả một biển người tại Vũng Chùa - Đảo Yến (Quảng Bình), nơi Người an nghỉ cuối cùng.

    Bất ngờ thứ ba: Sự ra đi của một anh hùng dân tộc hàm chứa những tinh hoa của các anh hùng trong lịch sử, với vẻ bình dị của người dân quê, người lính áo vải, vừa mang sắc tộc dân dã xưa vừa hoành tráng sắc màu hiện đại, mang vóc dáng một tang lễ chưa từng có trong lịch sử Việt Nam.

    Tôi nhớ một câu thơ của Cao Bá Quát khi nhà thơ đứng trước dòng sông chảy qua đền thờ Trần Hưng Đạo: “Chuyện cũ của khách anh hùng đã gửi cả cho làn sóng biếc”.

    Tôi cũng như mọi người, chọn cách của mình tưởng niệm Đại tướng: Hòa vào dòng sông người sắp hàng rồng rắn hàng cây số uốn lượn quanh co trước những dãy phố dẫn đến bàn thờ thiêng trong nhà tang của đất nước. Để hòa mình vào với những chuyện cũ của khách anh hùng. Để nhìn vào ánh mắt của từng người mà cảm nhận, đằng sau những đôi mắt thấy hiện lên bao nhiêu kỷ niệm bắt nguồn từ ý chí và tâm hồn của Đại tướng, bắt nguồn từ sâu thẳm tâm linh của các anh hùng của dân tộc.

    [​IMG]

    Cái chết của Đại tướng đã quy tụ hào khí thiêng liêng của cả một dân tộc
    Cái chết của một con người đã quy tụ cả một hào khí thiêng liêng của cả một dân tộc.

    Võ Điện Biên, người con trai của đại tướng, có bài đáp từ làm rung động lòng người. “Gia đình chúng tôi rất cảm ơn Đảng và Nhà nước đã cho phép chúng tôi thực hiện di nguyện của Đại tướng được trở về nơi an nghỉ cuối cùng ở quê hương.

    Chúng tôi hiểu rõ hơn ai hết rằng mọi lời ca ngợi đối với Đại tướng là lời ca ngợi đối với Bác Hồ, với các thế hệ lãnh đạo của Đảng, với tất cả đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh và đóng góp bằng tâm trí và máu xương trong hai cuộc kháng chiến vừa qua. Đấy là lời ca ngợi đối với tất cả những người con ưu tú của nước Việt đã ngã xuống để bảo vệ và giữ gìn mảnh đất này…

    Trong giây phút này, xin phép được ngẩng đầu tạ ơn tiên tổ của đất nước Việt Nam, tạ ơn anh linh của tất cả những anh hùng liệt sĩ từ hàng nghìn năm nay đã ngã xuống vì mảnh đất này và luôn luôn đồng hành cùng với Đại tướng trong cuộc trường chinh cho đến giờ phút cuối cùng”.

    Chúng tôi hiểu đó là những lời nói từ trong trái tim và hiểu rằng có một điều ẩn sâu trong tâm linh mà Võ Điện Biên không nói ra: Xin cảm ơn trời đất đã sinh ra cha tôi trong các thế hệ anh hùng của dân tộc.

    Bỗng thấy mình có một hạnh phúc mà nhiều thế hệ trước mình và sau mình không có: Được làm người của thế hệ Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp. Lại được thấy sự hiển thánh của hai nhân vật kiệt xuất trong lịch sử. Thật vậy, Đại tướng đã hiển thánh, như trước đây 44 năm Bác Hồ đã hiển thánh.

    Tôi đi qua nhiều nơi đã trông thấy và nghiêng mình trước những đền thờ, miếu thờ Hồ Chí Minh. Còn giờ đây trước mắt ta là sự hiển thánh của vị tướng huyền thoại trong dòng sông nhân dân.

    Trong ánh mắt, trong cử chỉ vái lạy trên đường linh xa đi qua, không chỉ có tiếc thương mà có cả cầu xin, ước nguyện. Bác Hồ đã hiển thánh trong thời gian, Người ra đi trong chính ngày 2.9 là ngày Người đã từng đọc Tuyên ngôn Độc lập.

    Còn Đại tướng Võ thì hiển thánh trong không gian, trong mảnh đất quê hương, dựa vào núi, nhìn ra biển. Không biết ai đã có sáng kiến dùng các thúng, rổ được dân quê đan lát, xúc đất và chuyền qua tay những người lính, chuyền tay nhau lấp mộ. Những thúng đất ấy sẽ đi vào huyền thoại.
    » Hàng ngàn người vẫn lặng lẽ viếng mộ Đại tướng
    » 'Nên lấy nhà 30 Hoàng Diệu làm bảo tàng Đại tướng'
    » Tiểu đội đặc biệt canh giấc ngủ cho Đại tướng
    » Nhiều đoàn khách đến viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    » Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cuộc phỏng vấn lịch sử

    Theo Lao Động

    Tác giả bài báo này có cùng cảm nghĩ như HS khi dùng từ " dòng sông người " !
    Từ nơi xa xôi tận cuối trời Âu, HS đã lặng người xúc động và nước mắt tuôn rơi khi nhìn thấy qua internet hình ảnh những đoàn người chật kín đường Hoàng Diệu chờ đến phiên được vào viếng Đại Tướng lần cuối...
    Chính giây phút ấy, trong lòng HS đã bật lên ba tiếng " dòng sông người " , và bài thơ này ra đời trong hoàn cảnh đó :


    [​IMG]

    Dòng người xếp hàng vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở số nhà 30 Hoàng Diệu (Hà Nội).

    Ôi dòng sông người... dòng sông người !
    Chầm chậm dòng sông lặng lẽ trôi... trôi...
    Mang trọn tâm tình nhân dân cả nước...
    Ai biết bao nhiêu nước mắt đã rơi ?

    Hà Nội cuối thu... mùa này lạnh lắm...
    Hình ảnh dòng sông sưởi ấm tim tôi !
    Sức mạnh kết đoàn như vòng hoa thắm...
    Là mối tình dân dâng hiến lên Người !


    Bác đi xa mãi mãi rồi...
    Lòng dân tình Bác trọn đời không phai !
    Ai tham ai nhũng mặc ai !
    Tấm gương Đại Tướng sáng hoài ngàn năm !

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-

    Thành kính dâng lên anh linh Đại Tướng Võ Nguyên Giáp !

  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Trận chiến giữa hổ và voi

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp | General Vo Nguyen Giap | Điện Biên Phủ

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Điện Biên Phủ qua góc nhìn một nhà báo Pháp
    Nhà báo Roussel ấn tượng về con người bình dị và hóm hỉnh của Đại tướng. "Tôi yêu thích cách ông trò chuyện rồi phá lên cười. Tôi còn nhớ một lần tôi xin phỏng vấn ông một câu cuối cùng. Đại tướng cười và bảo tôi là: 'Cậu giống tất cả những chàng phóng viên trẻ, lúc nào cũng nói là đặt câu hỏi cuối cùng nhưng rồi không phải'. Rồi Đại tướng kể chuyện ở Việt Nam có truyền thống thích con trai, gia đình có cậu con trai đặt tên là Út, nghĩa là cuối cùng, rồi sau đó mong có con trai nữa, thế là phải đặt là Út Hai, Út Ba rồi cứ thế không ngờ đến cả Út Bảy".
    Daniel Roussel, đạo diễn phim tài liệu "Điện Biên Phủ - Cuộc chiến giữa hổ và voi" thổ lộ.
    "Điện Biên Phủ - Cuộc chiến giữa hổ và voi" là bộ phim tài liệu của đạo diễn người Pháp vừa được Đài Truyền hình Việt Nam mua bản quyền và phát sóng vào tối 5/5 nhân kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.


    Đoạn phim rất hay!
    Mong các bạn dành thời gian xem kỹ và nghiền ngẫm từng lời Đại Tướng nói cách đây 22 năm, qua đó thêm yêu mến và tự hào về người anh hùng dân tộc kiệt xuất Võ Nguyên Giáp !

    Người đã đi xa về cõi vĩnh hằng, nhưng di sản Người để lại cho con cháu muôn đời là vô giá: đó là học thuyết quân sự Việt Nam mang đậm dấu ấn Võ Nguyên Giáp !

    Vận dụng trung thành và sáng tạo học thuyết quân sự Võ Nguyên Giáp trong thời kỳ mới, chúng ta sẽ đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, bất kể chúng là ai và từ đâu đến !


  4. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    Tấm lòng của anh Hoa Sim với Đại Tướng thật là sâu nặng,xin phép anh được post 1 cái nhìn trân trọng của người Mỹ gốc Việt về Cụ ạ:
    "Mong những người lãnh đạo ở VN nhìn tấm gương Tướng Giáp..."

    xem thêm phát biểu
    qua góc nhìn tâm linh của nhà ngoại cảm Quốc Dũng tại đây ạ:
    phongthuyBDS, baovelephai, ptkh1 người khác thích bài này.
  5. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828
    [​IMG]
    <td

    [​IMG]


    Dòng người xếp hàng vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở số nhà 30 Hoàng Diệu (Hà Nội).

    Chưa bao giờ thấy ở ngoài đường mà dân mình xếp hàng trật tự và có dáng vẻ trầm tư như đi vào những nơi tôn nghiêm như thế. Thật là kì lạ đối với 1 dân tộc kém văn hóa xếp hàng, nhiều nơi nếu có phải xếp hàng thì cũng gây ồn ào chen lấn .....
    baovelephai, ptkhHoa_Sim thích bài này.
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    [​IMG]
    baovelephai, tulacoiphuc, ptkh1 người khác thích bài này.
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    [​IMG]
    Ảnh: Thầy Nguyễn Tiến Chấn nhận hoa của Đại tướng tặng cho nhà trường nhân dịp kỉ niệm 25 năm thành lập(1987). (ảnh tư liệu cũ, rất mờ mong các bạn thông cảm)

    NGND Nguyễn Tiến Chấn viết về Đại Tướng sau khi đi Viếng Cụ!!!.
    Nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp “thầy giáo danh dự” của trường THPT Thuận Thành số 1

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi để lại niềm tiếc thương sâu sắc cho triệu triệu con tim đất Việt và bè bạn năm châu. Với thầy trò Trường THPT Thuận Thành số 1, đó còn là nỗi đau mất đi một người đồng nghiệp, người thầy giáo danh dự của nhà trường.

    …Tôi nhớ như in cách đây gần 4 thập kỷ, Trường cấp 3 Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh (nay là THPT Thuận Thành số 1) vừa hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học “Sử dụng hợp lý học sinh cấp 3 sau khi ra trường” theo chỉ đạo của lãnh đạo huyện. Đề tài này đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng và cải thiện đội ngũ cán bộ xã được đào tạo bài bản, trong đó mỗi xã có ít nhất từ 1 - 3 lãnh đạo có trình độ Đại học. Đề tài này được báo cáo điển hình trong hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện quyết định về giáo dục lao động và hướng nghiệp do Bộ Giáo dục tổ chức tại Hà Nội.

    Sau hội nghị, đồng chí thư ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử về Thuận Thành nghiên cứu hiệu quả của đề tài, gặp gỡ một số “nhân chứng sống” và cũng là “thành quả” của đề tài. Nghe báo cáo của đồng chí thư ký, Đại tướng rất tâm đắc và khen ngợi hiệu quả thiết thực của đề tài. Chính vì vậy mà năm 1987, trong dịp trường tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm thành lập trường, Thầy giáo - Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã về dự và nhận làm thầy giáo danh dự của nhà trường đồng thời chỉ ra một số phương hướng để thầy và trò nhà trường tiếp tục phấn đấu đảm bảo chất lượng đào tạo ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

    Từ bấy đến nay đã hơn 1/4 thế kỷ trôi qua, các thế hệ thầy và trò nhà trường đã không ngừng thực hiện phương châm dạy thật, học thật đảm bảo chất lượng thật, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cũng từ đấy mỗi lần đến tư gia chúc mừng sinh nhật Thầy giáo - Đại tướng (25/8) hoặc chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) lãnh đạo nhà trường đều báo cáo với Thầy giáo - Đại tướng những tiến bộ của nhà trường và cả những khó khăn hạn chế cần khắc phục.

    Thấm nhuần lời dạy của Thầy giáo - Đại tướng, trường THPT Thuận Thành số 1 đã liên tục cải tiến phương pháp đào tạo con người, cải tiến phương pháp dạy và học, từng bước đưa trường THPT Thuận Thành số 1 lên vị trí tốp đầu các trường THPT của tỉnh và đứng vào hàng 200 trường THPT chất lượng cao của cả nước. Riêng năm học 2012 -2013 trường được xếp hạng 86 trong hơn 2700 trường THPT của cả nước, 84,1% số học sinh tốt nghiệp THPT thi đỗ vào các trường Đại học, với 5 thủ khoa, 2 á khoa và 19 học sinh đạt tổng số 3 bài thi từ 27 điểm trở lên. Tiếc rằng kết quả này chưa kịp báo cáo thì Thầy giáo - Đại tướng đã đi xa.

    Vẫn biết sinh - lão - bệnh - tử là quy luật muôn đời song khi nghe tin Thầy giáo - Đại tướng về cõi vĩnh hằng, về với Bác Hồ muôn vàn kính yêu và các bậc tiền nhân khác, thầy và trò trường THPT Thuận Thành số 1 ai cũng bàng hoàng, xúc động, thật là một cú sốc lớn. Mọi người báo cho nhau tin buồn trên bằng giọng nói nghẹn ngào, rưng rưng dòng lệ.

    Thầy ơi! Thế là đất nước ta mất đi một người con vĩ đại, một vị tướng bách chiến bách thắng đồng thời cũng là vị tướng của muôn dân, vị tướng của hòa bình, một người học trò gần gũi, trung thành và xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Thế giới mất đi một người bạn lớn, một nhà chiến lược quân sự thiên tài của nhân loại và một vị thống soái của mọi thời đại.

    Chiều 7/10 vừa qua, thay mặt các thế hệ cán bộ giáo viên và học sinh, đoàn đại biểu của trường đã đến tư gia Thầy giáo - Đại tướng kính cẩn bái biệt thầy với tất cả tấm lòng kính yêu thương tiếc, gửi gắm trong đôi câu đối kính viếng Thầy:

    Văn đức sáng ba miền, học giỏi dạy hay, toàn thế giới suy tôn danh tướng -
    Võ công lừng bốn cõi, đánh tài thắng lớn, cả năm châu thừa nhận anh hùng.

    Thật bất ngờ khi đoàn trường THPT Thuận Thành số 1 vừa đến cổng 30 Hoàng Diệu có rất nhiều phóng viên đến quay phim chụp ảnh đôi câu đối và phỏng vấn đoàn. Vào đến nơi đặt ban thờ và ảnh Đại tướng, ai cũng muốn dừng lại lâu hơn để tỏ lòng thành kính với Đại tướng trong tiếng thở nghẹn ngào, tiếng khóc sụt sùi và cả những giọt nước mắt lăn dài trên má.

    Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Tiến Chấn (Nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Thuận Thành số 1)
    baovelephai, tulacoiphuc, ptkh1 người khác thích bài này.
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Dự kiến đặt tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho hai đường lớn ở TP.HCM
    21/11/2013 18:45
    (TNO) Ngày 21.11, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Hứa Ngọc Thuận giao Sở VH-TT-DL làm việc với UBND các quận 1, 2, 9, Bình Tân, Tân Bình và H.Bình Chánh để lấy ý kiến đóng góp của người dân tại khu vực có các tuyến đường dự kiến đặt tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước khi trình HĐND TP thông qua.


    [​IMG]

    Xa lộ Hà Nội (đoạn qua Q.2, TP.HCM) dự kiến mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Ảnh: Đình Phú


    Theo đó, dự kiến đường Vành đai 2-phía Đông (giới hạn từ chân cầu Phú Mỹ, Q.2 đến Xa lộ Hà Nội, Q.9; dài 13.206m, lộ giới 67m) mang tên nguyên ************* Võ Chí Công.


    Một phần đường Điện Biên Phủ và Xa lộ Hà Nội, bao gồm cả 2 đường nhánh tại công viên dạ cầu Sài Gòn (giới hạn từ đường Đinh Tiên Hoàng, Q.1 đến chân cầu Rạch Chiếc, Q.2; dài 7.117m) dự kiến mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp.


    Đường dẫn cao tốc TP.HCM-Trung Lương (giới hạn từ nút giao Tân Tạo, Q.Bình Tân đến nút giao Chợ Đệm, H.Bình Chánh; dài: 9.380m, lộ giới 120m) dự kiến mang tên nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Trần Chí.


    Đường Cộng Hòa, Q.Tân Bình (giới hạn từ đường Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình đến đường Trường Chinh, Q.Tân Bình; dài 3.089m) dự kiến mang tên Đại tướng Văn Tiến Dũng.


    Sở VH-TT-DL có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến góp ý, báo cáo UBND TP trước ngày 25.11.2013.


    Bên cạnh đó, UBND thành phố cũng dự kiến điều chỉnh giới hạn các tuyến đường Điện Biên Phủ và Xa lộ Hà Nội. Cụ thể, đường Điện Biên Phủ giới hạn từ vòng xoay Ngã Bảy, Q,3 và Q.10 đến đường Đinh Tiên Hoàng, Q.1 (dài 3.556m, lộ giới 30m); Xa lộ Hà Nội giới hạn từ cầu Rạch Chiếc, Q.9 đến Quốc lộ 1, Q.9 (còn gọi là nút giao thông ngã ba trạm 2 cũ; dài 7.000m).


    Tin, ảnh: Đình Phú
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nhiều người đổ về Vũng Chùa tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    21/11/2013 16:30
    (TNO) Ngày 21.11, nhiều người dân đã đổ về Vũng Chùa-Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) để viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

    [​IMG]

    Lực lượng Biên phòng Quảng Bình canh gác khu mộ Đại tướng


    Theo lực lượng biên phòng (đơn vị tổ chức túc trực, canh gác, hướng dẫn tại mộ phần Đại tướng), đã có hơn 10.000 đoàn đến viếng Đại tướng từ sau lễ an táng.


    Các cán bộ chiến sĩ canh gác đã chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Trong đó có rất nhiều người vượt đường xa bằng cách xin đủ loại phương tiện đi vì tiền không có nhiều; có người đau ốm cũng muốn đến thăm viếng Đại tướng một lần; có người thì khóc nức nở khi đến khu mộ Đại tướng.


    Trò chuyện với PV Thanh Niên Online, cụ Nguyễn Huy Trường, 75 tuổi, ở Hà Nội bảo: “Lâu nay chúng tôi muốn đến Quảng Bình để thắp hương cho Đại tướng mà mãi hôm nay mới đi được. Thắp xong nén hương cho Đại tướng mới thấy trong lòng ấm áp, phấn khởi hơn”.




    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    Nhiều người đổ về viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    [​IMG]

    Tháp chuông hướng nhìn ra Đảo Yến phía trước

    [​IMG]

    Mộ Đại tướng được canh giữ nghiêm ngặt

    [​IMG]

    Ban bảo vệ đã làm lối đi bằng gỗ phía dưới mộ phần để cho người viếng mộ đi lên và thắp hương viếng chứ không đi qua sát mộ phần

    [​IMG]

    Hoa tươi chất đầy bên dưới mộ phần

    [​IMG]

    Nhiều người thành kính viếng Đại tướng

    [​IMG]

    Những cụ già ở xa hàng trăm cây số cũng đến viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    Trương Quang Nam
    phongthuyBDS, baovelephai, ptkh1 người khác thích bài này.
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nhiều người bật khóc khi viếng mộ Đại tướng

    Chiều 21/11, dòng người đổ về Vũng Chùa - Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) thành kính thắp hương và đặt hoa trước phần mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân lễ 49 ngày.

    Người dân quê nhớ Đại tướng
    Dâng hương tưởng nhớ 49 ngày Đại tướng qua đời

    [​IMG]



    Sau buổi sáng tạm dừng viếng mộ Đại tướng, chiều 21/11, dòng người đổ về Vũng Chùa khá đông. Sau khi gửi xe vào nơi quy định, xếp hàng đăng ký viếng, người dân xếp hàng ngay ngắn chờ đến lượt.

    [​IMG]



    Nhiều đoàn quân đội, *******, công chức... cũng đến viếng mộ dịp lễ 49 ngày.

    [​IMG]



    Mới đây, khu mộ Đại tướng được xây dựng một cầu thang để người dân vào viếng đi lại phía trước, chỉ những đoàn đặc biệt mới được lên gần mộ.

    [​IMG]



    Không chỉ mang theo hương, hoa, nhiều người con mang theo di ảnh Đại tướng.

    [​IMG]



    Khu vực để người dân đặt hoa và thắp hương.

    [​IMG]



    Phía trên là nơi Đại tướng an nghỉ.

    [​IMG]



    Chị Đinh Thị Loan (41 tuổi, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) bật khóc khi đứng trước mộ Đại tướng. Hết lượt viếng, chị vẫn đưa mắt nhìn về khu mộ ông rồi chắp tay vái trước khi ra về.

    [​IMG]



    Do lượng người thắp hương quá đông, bộ đội bảo vệ phần mộ phải xếp lại phần hương cắm dồn, phòng phát lửa.

    [​IMG]



    Gần đây, chỉ những đoàn đặc biệt mới được lên gần khu mộ của Đại tướng.

    [​IMG]
    Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình Lương Ngọc Bính thắp hương viếng Đại tướng.

    [​IMG]



    Chập tối, người dân vẫn đổ về Vũng Chùa, lên thắp hương viếng phần mộ của Đại tướng.

    [​IMG]



    Hoa được đặt kín quanh khu mộ - như tấm lòng người dân cả nước dành tặng Đại tướng.

    Nguyễn Đông
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này