TTA - Triển vọng rất sáng từ La Nina + Đường dây 500kv + Lãi vay giảm

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi trungken18, 17/06/2024.

2777 người đang online, trong đó có 57 thành viên. 05:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 1, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 345268 lượt đọc và 1385 bài trả lời
  1. GbLuck

    GbLuck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2012
    Đã được thích:
    3.858
    Giá bán cũng khá lằng ngoằng. Bác cứ tính tạm 1K/số điện đi. Em rà lại rồi sẽ cập nhật. Giá mua cơ bản theo 2 thông số:
    1. Là theo cao điểm, thấp điểm, trung bình
    2. Đặc tính mùa... (đâu đó còn liên quan thủy lợi), tùy công suất của nhà máy: tham gia thị trường điện/không tham gia
  2. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    8.550
    Tại sao các công ty Na Uy lại lựa chọn Việt Nam để đầu tư và phát triển các dự án năng lượng tái tạo? Đại sứ có đánh giá như thế nào về triển vọng phát triển năng lượng tái tạo nói riêng và chuyển dịch năng lượng của Việt Nam nói chung?

    Việt Nam và Na Uy là những quốc gia ký kết Thỏa thuận Paris. Cả hai đều là quốc gia đại dương và do đó rất dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu. Cần phải chuyển sang năng lượng sạch hơn và năng lượng tái tạo để giúp Việt Nam đạt được cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2045.
    Tôi tin rằng triển vọng phát triển năng lượng tái tạo và chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam rất hứa hẹn. Đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phù hợp với năng lượng tái tạo, chẳng hạn như bờ biển dài, tốc độ gió mạnh và ổn định, bức xạ mặt trời trung bình cao, v.v.

    Chúng tôi cũng rất vui mừng trước cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam đối với năng lượng tái tạo thông qua nhiều chính sách và kế hoạch khác nhau, bao gồm cả PDP 8, nhằm mục đích tăng đáng kể tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng. Theo Quyết định 500, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tăng nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện lên 30,9-39,2% vào năm 2030 và 67,5-71,5% vào năm 2050.
    Nguồn: https://vneconomy.vn/viet-nam-dang-di-dung-huong-trong-tien-trinh-chuyen-doi-nang-luong.htm
    GbLuck thích bài này.
  3. nguoiphanxu

    nguoiphanxu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    9.060
    Tháng 7/2024 mới chỉ là trạng thái trung tính
    Từ tháng 8/2024 trở đi bước vào trạng thái La Nina chính thức:
    https://vnexpress.net/khoang-4-6-con-bao-se-anh-huong-den-viet-nam-4777608.html
    Lợi nhuận kỷ lục thủy điện đạt được trong năm 2022 sẽ không là gì so với 2024 này:

    Khoảng 4-6 cơn bão sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam
    Trong ba tháng 8-10, dự báo có 6-8 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó 4-6 cơn ảnh hưởng đến Việt Nam.

    Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (IMHEN) cho biết hiện tượng ENSO, chỉ sự nóng lên, lạnh đi dị thường của nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực xích đạo phía đông và trung tâm Thái Bình Dương ở trạng thái trung tính. Sau đó ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina trong ba tháng 8-10 với xác suất khoảng 70%.

    IMHEN nhận định từ nay đến tháng 10, có 7-8 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông và 4-6 cơn ảnh hưởng Việt Nam. Con số này nhiều hơn giai đoạn trước. Tháng 8-10 thời kỳ 1991-2020 mỗi năm có khoảng 6 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó 3-4 cơn ảnh hưởng đến Việt Nam.

    "Trong ba tháng tới, tổng lượng mưa ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ xấp xỉ trung bình nhiều năm, riêng Trung Bộ sẽ cao hơn. Cần đặc biệt đề phòng mưa lũ, ngập lụt ở Bắc Bộ và Trung Bộ trong những tháng tới", IMHEN cảnh báo.

    [​IMG]
    Mưa lũ gây ngập ở huyện Chương Mỹ, tháng 7/2024. Ảnh: Gia Chính

    Nhận định ENSO chuyển sang La Nina với xác xuất 70%, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho rằng trong ba tháng tới Biển Đông có khả năng xuất hiện 6-8 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, trong đó 2-4 cơn vào đất liền. Rất có thể bão, áp thấp hình thành ngay trên Biển Đông, di chuyển nhanh vào bờ.

    Do bão dồn dập, cơ quan khí tượng dự báo tổng lượng mưa tháng 9 ở Bắc Bộ phổ biến cao hơn 5-15%, tháng 10 cao hơn 10-30%.


    Trung Bộ ba tháng tới lượng mưa phổ biến cao hơn 10-30%. Riêng tháng 9-10, khu vực này xuất hiện các đợt lũ, đỉnh lũ ở hạ lưu sông chính lên báo động 1-2; sông nhỏ lên báo động 2-3 (cao nhất là báo động 3). Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các đô thị, thành phố lớn; lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi.

    [​IMG]
    Người dân ngoại thành Hà Nội cõng con qua đường ngập đến trường ngày 25/7. Ảnh: Gia Chính

    Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết từ đầu năm đến nay có một áp thấp nhiệt đới vào miền Trung, một cơn bão đổ bộ miền Bắc, nhưng cả nước ghi nhận 104 người chết, mất tích, phần lớn do sạt lở đất, lũ quét. Thiệt hại vật chất ước tính 2.000 tỷ đồng. Con số này cao hơn hẳn 7 tháng đầu năm 2020 với 53 người chết, chủ yếu do giông, sét. Cả năm 2021 số người chết do thiên tai là 101, năm 2023 là 131.

    Ngày 4/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành công điện yêu cầu các tỉnh thành, bộ ngành chủ động phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoàn thiện phương án ứng phó với từng loại hình thiên tai, nhất là bão, lũ lụt, sạt lở đất.

    "Các tỉnh cần rà soát, xác định khu vực nguy hiểm, nhất là sườn dốc có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét; khu vực ven sông, suối có thể ngập sâu để chủ động tổ chức di dời người, tài sản. Với những nơi chưa đủ điều kiện di dời ngay phải có phương án chủ động sơ tán khi có tình huống thiên tai", công điện nêu.

    [​IMG]
    Dân quân tự vệ giúp người dân ngoại thành Hà Nội di tản đồ đạc trong đợt lũ cuối tháng 7 đầu tháng 8/2024. Ảnh: Gia Chính

    Bộ Tài nguyên và Môi trường được yêu cầu nâng cao chất lượng dự báo, thông tin kịp thời để cơ quan chức năng và người dân nắm được tình hình thiên tai. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, đôn đốc các địa phương trong việc phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

    Các bộ Công Thương, Giao thông Vận tải, Quốc phòng, ******* theo chức năng nhiệm vụ chủ động ứng phó, hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống thiên tai xảy ra.
  4. GbLuck

    GbLuck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2012
    Đã được thích:
    3.858
    Việc chuyển dịch năng lượng là cam kết của Chính phủ rồi. Chúng ta cam kết khá mạnh mẽ (Bác Chính) nhưng các hành động sau đó thì chưa tương xứng, chỉ đầu năm 2024 thì mới quyết liệt hướng đến:
    1. Phát triển nguồn điện: Trong một thời gian dài EVN và các đơn vị phát điện lớn khác như PVN không có thêm phần nguồn quy mô/công suất lớn mà chủ yếu là từ các DN tư nhân, tập trung vào NLTT (Điện mặt trời, điện gió) như Trung Nam, Hà Đô, TTA, BCG,... Và:
    - Điện mặt trời sau giai đoạn bùng nổ thì dừng từ ngày 31.12.2020 đến bây giờ vẫn chưa xong cơ chế.
    - Điện gió dừng sau ngày 31.10.2021 (Sau ngày đó có trên 180 dự án dang dở, không kịp hòa lưới để phát điện theo giá cố định - FIT)
    Có thể nói sau đó nguồn điện bổ sung vào hệ thống chỉ là các dự án chuyển tiếp và 1 phần các dự án khác thuộc khối nhà nước - không lớn. Và tất cả giờ mới đang CHẠY.
    2. Khó khăn/Thay đổi của ngành điện từ sau ngày 31.10.2021:
    Từ sau ngày 31.10.2021 Quy hoạch điện lực quốc gia (QH7/QH7 điều chỉnh) hết hiệu lực => Thiếu pháp lý để các DN, cơ quan triển khai các dự án, kể cả dự án dang dở.
    Cũng từ sau đó hoạt động thanh kiểm tra kéo dài, lộ ra nhiều bất cập trong cấp phép, giải phóng mặt bằng, nghiệm thu đưa vào sử dụng ở nhiều tỉnh, liên quan đến nhiều tổ chức cá nhân.
    Sự cố thiếu điện tháng 6 năm 2023 là đỉnh điểm của khó khó khăn, bất cập trong lĩnh vực này và cũng từ đó đã thúc đẩy sự phát triển/thay đổi của ngành điện:
    a. Ban hành Quy hoạch điện lực mới. Giữa năm 2023 chính phủ đã ban hành QUy hoạch điện lực 8. Đây là cơ sở pháp lý lớn nhất để phát triển ngành điện. Quy hoạch ra đời dù chậm hơn kỳ vọng của các nhà đầu tư, nhưng cũng đem lại những tín hiệu lạc quan cho giới điện, trong đó có TTA với sự yên tâm: Dự án Thủy điện tích năng Phước hòa có trong quy hoạch = sẽ đc thực hiện
    b. Cơ chế mua bán điện/Hợp đồng mua bán điện: Bộ công thương nỗ lực trong việc ban hành Quy định/cơ chế mua điện hâu giá FIT. Trong năm 2023 và cho đến bây giờ điểm bài toán này vẫn chưa xong. Đại đa số các dự án trong 18x dự án chậm tiến đô/chuyển tiếp hiện mới chỉ được tháo gỡ (Đàm phán giá điện tạm thời), dù trễ nhưng đã ít nhiều tháo gỡ cho các DN có dự án chuyển tiếp.
    c. Một loạt các chính sách mới ra đời: Có lẽ từ đầu năm 2024 đến nay ngành điện chứng kiến sự quyết liệt trong chỉ đạo của CP nhất, từ việc đảm bảo cung cấp điện (thà nâng giá điện chứ không để thiếu điện) đến cải tổ, ban hành các cơ chế chính sách, đáp ứng nhu cầu thực tiễn hướng đến đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn và chuyển dịch năng lượng xanh như đã cam kết:
    - Ban hành Kế hoạch triển khai Quy hoạch điện 8 lần thứ nhất Quý 1 năm 2024 chính phủ ban hành Bản kế hoạch đầu tiên, đây là tiền đề để những dự án được thực hiện, trong đó có dự án thủy điện tích năng Phước hòa. Khi có bản kế hoạch này thì đơn vị đề xuất dự án/tỉnh tổ chức cấp phép dự án (như chúng ta đã biết, cuối tháng 6, Ninh thuận đã cấp cho TTA và Daewoo dự án quy mô 1200MW - KHỦNG => Như là đang khát gặp nước, các doanh nghiệp Điện được bơm năng lượng :)
    - Cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA): Tốn khá nhiều giấy mực của báo chí, rồi không biết bao nhiêu hội thảo, góp ý: Mới đây chỉnh phủ cũng đã ban hành cơ chế này, theo đó cho phép các DN phát điện có thể bán điện trực tiếp cho các DN. Một bước tiến trong ngành điện, mở đường cho sự phát triển thị trường điện, nguồn điện/lựa chọn ở VN. Điều này là một điều kiện đủ với các DN nước ngoài, khi mà nhu cầu dùng điện sạch của họ để xuất khẩu/đạt tiêu chuẩn vào các nước phát triển và nó cũng mở ra những cơ hội cho các DN sản xuất điện như TTA, POW,GEG... Để đi vào cuộc sống còn nhiều thứ phải ... nhưng đó được xem là một bước tiến.
    - Tách bạch vận hành hệ thống điện ra khỏi EVN. Có thể nói là lịch sử, chấm dứt 30 năm hoạt động theo mô hình chung của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia trong EVN. Việc tách A0 (EVNNLDC) thành 1 đơn vị độc lập trực thuộc BCT đem lại luồng gió mới: Minh bạch hơn trong khâu điều độ/huy động nguồn, tiền đề/điều kiện cần thiết để triển khai cơ chế mua bán điện trực tiếp (Bên bán + Bên mua đàm phán giá mua bán và trả phí điều độ, truyền tải điện );
    - Ban hành kế hoạch triển khai Quy hoạch điện lần 2. Dự thảo mới nhất đã được BCT trình Cp, và không lâu nữa sẽ chính thức ra đời. THeo đó lại có 1 loạt các dự án nguồn điện được phép triển khai (trong tháng 8 này thôi)
    - Điện gió ngoài khơi: Đây là tiềm năng lớn của Viết nam, cũng không lâu nữa chúng ta sẽ thấy công bố những dự án điện gió ngoài khơi đầu tiền.
    - Luật năng lượng tái tạo. Để đáp ứng kịp thời, phản ánh đúng thực tiễn, sự cần thiết phải có nó đã được đăt lên bàn và đó cũng là một tín hiệu đáng mừng, củng cố niềm tin/thu hút đầu tư nước ngoài về lĩnh vực này.
    3. Ngành điện sẽ phát triển nhất là mảng NLTT
    Không phải ngẫu nhiên mà POW đại đế bừng tỉnh trong thời gian qua, cũng sẽ không ngạc nhiên khi mà dòng vốn ngoại sẽ chảy vào các DN NLTT nhiều trong thời gian tới. Minh chứng là TTA đã song hành cùng với Daewoo cùng làm dự án thủy điện tích năng Phước Hòa công suất 1200MW như đã thông tin.
    P/s: Một trong những lý do em kỳ vọng ở TTA chính là Phước Hòa, thực ra chỉ cần bán lúa non = TTa cũng kiếm khối!
    Last edited: 06/08/2024
    MinhTriet0301, trungken18nguoiphanxu thích bài này.
  5. gadabong

    gadabong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2021
    Đã được thích:
    23.248
    Bác gõ biểu giá chi phí tránh.
    Mấy nhà Máy < 30 Mw giá đấy tuỳ theo mùa, ko đến nỗi bán 0đ đâu nên mưa đều mấy con này lợi hơn thuỷ điện to.
    Tta hình như toàn nhà máy bé.
    Ngoài ra mùa mưa nếu giao Qc thấp thì phần dư thừa nhiều giá cũng thấp tẹt.
  6. GbLuck

    GbLuck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2012
    Đã được thích:
    3.858
    Đúng như bác nói
  7. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    8.550
    Đúng là chuyên gia ngành.
    Gặp bác chuyên gia ngành điện không khác gì năm 2021 mình vào pics HAH và đọc được các cmt của bác nhiha70 chuyên gia ngành vận tải biển mà vững niềm tin giữ dù sau đó hah lên 3-4x nội bộ đăng ký bán ra rất nhiều nhưng quyết vẫn giữ, mua hah giá 2x và cầm lì tới 68-70 mới bán (dù bán giá vẫn non vì sau đó hah còn lên 3 con số theo giá trước điều chỉnh, nhưng cũng dc x3 về giá).
  8. thevannd

    thevannd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/08/2014
    Đã được thích:
    2.066
    TTA kỳ vọng x2 ko bác :>
  9. GbLuck

    GbLuck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2012
    Đã được thích:
    3.858
    Chuyên gia thì không dám nhận nhưng làm và quan tâm thì là thật, nhất là TTA. Chạy đâu được ke ke
    DrWintrungken18 thích bài này.
  10. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    8.550
    Hỏi khó, với lại mấy hôm tới bán bạn lại chê giống lần trước thôi mà.
    Hỏi về FA thì mình trả lời dc, ko trả lời dc thì có các bác khác trả lời thay, còn hỏi về giá ngắn hạn thì chịu ko có khả năng trả lời dc.
    DrWin, MinhTriet0301nguoiphanxu thích bài này.

Chia sẻ trang này