TTA - Triển vọng rất sáng từ La Nina + Đường dây 500kv + Lãi vay giảm

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi trungken18, 17/06/2024.

7521 người đang online, trong đó có 1005 thành viên. 09:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 40 người đang xem box này (Thành viên: 17, Khách: 23):
  2. ,
  3. Minhtuyen190920,
  4. Haiquao,
  5. tanthaiminh91,
  6. ThaoP,
  7. Godfather86836,
  8. Prosperous91,
  9. trungdung219,
  10. Co_Phieu_Nhay_Vot,
  11. alexCun,
  12. quananh1710
Chủ đề này đã có 346007 lượt đọc và 1390 bài trả lời
  1. thaisoncapital

    thaisoncapital Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/06/2017
    Đã được thích:
    1.056
    TTA là số ít cp vẫn giữ được trend tăng trong đoạn sập vừa rồi. Vẫn trên MA50 và hướng lên, còn lại 80% đã gãy trend hết r. Đoạn này cứ đi ngang vol càng cạn càng tốt, chấp TT về 1100 có khi TTA vẫn giữ quanh 10 thoải mái. Nhóm điện còn có các tay to HDG PC1 REE nhưng vận động thua TTA hết chắc là dư địa tăng k còn.
    MinhTriet0301, nguoiphanxutrungken18 thích bài này.
  2. nhadautuvn

    nhadautuvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Đã được thích:
    919
    Hồi kiểu này thì những con rơi nhiều sẽ tăng nhanh lại thôi chứ TTA chẳng giảm thì ...... cứ đợi đấy.
  3. Minhtuyen190920

    Minhtuyen190920 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2024
    Đã được thích:
    385
    Chưa rõ xu hướng đâu cụ,thị trường chung ổn thì dòng tiền vào sẽ chạy nhanh thôi:drm48->
    trungken18 thích bài này.
  4. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    8.550
    Hơn ba tuần qua, lĩnh vực bất động sản, xây dựng ghi nhận hàng loạt thương vụ mua bán sáp nhập (M&A). Các tên tuổi lớn như: DIC Corp, Vinaconex, Phát Đạt (PDR), Xây dựng Hòa Bình (HBC), Nam Long Group (NLG), VRC,… đều đã tiến hành thoái vốn tại các công ty con, công ty liên kết và bán tài sản để cân đối dòng tiền.
    https://thoibaonganhang.vn/day-song-ma-154213.html
    Trước đây, nhất là giai đoạn năm 2021 khi thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản bùng nổ, nhóm cổ bất động sản có đợt đại sóng nửa cuối năm 2021, một loạt các công ty đầu tư mở rộng sang bất động sản, rồi định giá bằng cách đếm mét vuông ra tiền.
    Từ năm 2022 trở đi mới thấy thấm, và giờ còn thấm hơn. Rất nhiều công ty phải cơ cấu lại thoái vốn để thu được đồng nào hay đồng đó, cân đối lại dòng tiền.
    Hiện tại còn nhiều công ty tuy chưa vỡ, nhưng nếu soi bctc có thấy các khoản phải thu rất lớn, chất lượng các khoản này có vấn đề, đến khi xảy ra cái là xoay sở không kịp, đến lúc không cứu được nữa là bắt đầu lỗ triền miên không thể khắc phục được.
    Với TTA, duy nhất sản xuất điện, điện sạch, biên lợi nhuận gộp rất cao, làm sớm, điện mặt trời, điện gió đều có giá fit 1 cả. Hiện tại thêm dự án lớn khủng là thủy điện tích năng Phước Hòa thì kết hợp với đối tác tầm cỡ thế giới là Daewoo E&C làm rất bài bản.
    Các công ty hàng đầu thế giới đa số chỉ làm duy nhất một ngành nghề như Apple, Microsoft, Cocacola ...
    Last edited: 09/08/2024
  5. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    8.550
    Chuyển đổi năng lượng xanh là giải pháp toàn diện cho môi trường và kinh tế

    Chuyển đổi năng lượng được xem là chiếc chìa khóa vạn năng mở ra cánh cửa của một nền kinh tế xanh bền vững, vì kinh tế xanh chỉ thực sự bền vững khi được xây dựng trên nền tảng năng lượng sạch.

    Trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng và nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt, việc chuyển đổi sang năng lượng xanh là một yêu cầu cấp thiết. Chuyển đổi sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió,... đang trở thành một ưu tiên hàng đầu, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn cầu.

    Với tiềm năng dồi dào về các nguồn năng lượng sạch này, Việt Nam đang nắm giữ một lợi thế cạnh tranh lớn trong cuộc đua chuyển đổi xanh. Đầu tư vào năng lượng tái tạo không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn là một quyết định kinh tế thông minh, mang lại nhiều lợi ích xã hội như tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.

    [​IMG]

    Đầu tư vào năng lượng tái tạo không chỉ bảo vệ môi trường mà còn là một quyết định kinh tế thông minh.

    Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có tiềm năng phát triển năng lượng xanh lớn bậc nhất khu vực. Với địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nước ta sở hữu nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo phong phú như ánh sáng mặt trời, gió biển và các dòng sông. Bên cạnh đó, sự quan tâm của người dân đối với các vấn đề môi trường và sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ thông qua các chính sách khuyến khích đầu tư vào năng lượng sạch đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho quá trình chuyển đổi.

    Chuyển đổi sang năng lượng xanh là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến bảo vệ môi trường. Bằng việc tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời, gió, nước,... nó không chỉ giảm thiểu đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà còn bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi những tác động tiêu cực của việc khai thác nhiên liệu hóa thạch. Khác với nhiên liệu hóa thạch, năng lượng xanh là nguồn năng lượng vô tận, không gây ô nhiễm môi trường và không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ngoài ra còn góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và duy trì sự cân bằng sinh thái.

    Việc chuyển đổi sang năng lượng không chỉ đơn thuần là một lựa chọn bảo vệ môi trường mà còn là một quyết định kinh tế thông minh. Bằng cách đầu tư vào các nguồn năng lượng như mặt trời, gió và nước,... không chỉ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn mở ra những cơ hội phát triển kinh tế mới đầy hứa hẹn. Năng lượng xanh đã và đang tạo ra một ngành công nghiệp năng lượng sạch hoàn toàn mới, từ sản xuất thiết bị, lắp đặt hệ thống đến các dịch vụ bảo trì, nó không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn tạo ra hàng triệu việc làm chất lượng cao. Bên cạnh đó, việc giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu giúp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm thiểu rủi ro trước những biến động giá cả thất thường trên thị trường năng lượng toàn cầu. Hơn nữa, năng lượng xanh còn mang lại lợi ích kinh tế lâu dài thông qua việc giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả năng lượng và tạo ra các sản phẩm mới, thân thiện với môi trường.

    [​IMG]

    Dự kiến vào tháng 10 tới đây, Luật Điện lực sẽ được đưa ra nghiên cứu và lấy ý kiến của Quốc hội.

    Chia sẻ về vấn đề này, GS.TS Hoàng Xuân Cơ - Trưởng ban Khoa học Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam cho biết “Bây giờ xu thế phát triển bền vững là định hướng chung của toàn cầu, nghĩa là không có nước nào muốn phát triển nhanh mà không tham gia vào. Việc phát triển năng lượng tái tạo là xu hướng chung nên các nước sẽ rất quan tâm đến những nước thực hiện tốt xu hướng này. Như vậy, nếu phát triển tốt năng lượng tái tạo, Việt Nam sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư, nhiều tổ chức kinh tế ưu tiên hợp tác phát triển. Đây chính là một cơ hội quan trọng Việt Nam cần nắm bắt để hội nhập sâu hơn nữa vào chuỗi sản xuất toàn cầu, đẩy mạnh hơn nữa để tăng trưởng đạt mức cao và bền vững”.

    Vào tháng 10 tới đây, Luật Điện lực sẽ được đưa ra nghiên cứu và lấy ý kiến của Quốc hội. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn là các điều chỉnh nào sẽ được đưa vào dự Luật để phù hợp với chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh quốc gia đang hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và giảm thiểu tác động môi trường, việc cải cách chính sách điện lực sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi sang năng lượng sạch và hiệu quả. Các điều chỉnh dự kiến có thể bao gồm việc khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo, cải thiện cơ chế giá điện để phản ánh đúng chi phí môi trường và thiết lập các quy định hỗ trợ cho việc phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng xanh.

    Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này, Việt Nam vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức đáng kể. Thiếu hụt vốn đầu tư, là một trong những rào cản lớn nhất, đặc biệt là vốn dài hạn cho các dự án năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, công nghệ lạc hậu và hệ thống lưới điện chưa hoàn thiện cũng hạn chế khả năng tích hợp các nguồn năng lượng mới vào hệ thống điện quốc gia. Đồng thời, xây dựng một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có kiến thức chuyên sâu về năng lượng tái tạo là yếu tố quyết định thành công của quá trình chuyển đổi. Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao khiến cho việc triển khai các dự án năng lượng xanh gặp nhiều khó khăn, đồng thời làm giảm hiệu quả của các chính sách hỗ trợ.

    [​IMG]

    Để hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi năng lượng xanh, Việt Nam vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức đáng kể.

    Nhắc đến những khó khăn trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh, GS.TS Hoàng Xuân Cơ cho rằng, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn như thiếu điều tra nghiên cứu cơ bản, chưa sản xuất được thiết bị phát điện gió, điện mặt trời, thiết bị chuyển đổi và nối lưới làm tăng giá thành sản xuất điện. “Khi chuyển đổi sang điện xanh, việc tăng giá điện sẽ không tránh khỏi, nhưng cũng phải xem xét lộ trình để tránh gây xáo trộn lớn trong hoạt động kinh tế và đời sống người dân”, chuyên gia nhận định.

    Chuyển đổi sang năng lượng xanh không chỉ là một xu hướng mà còn là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, yêu cầu phải hành động ngay bây giờ để giảm thiểu tác động tiêu cực của nó. Quá trình này đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng từ các cấp chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Với tiềm năng lớn về các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một quốc gia dẫn đầu trong khu vực về phát triển năng lượng xanh. Thực hiện được điều này không chỉ góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn tạo ra nhiều cơ hội kinh tế mới, thu hút đầu tư và tạo việc làm. Quyết định đầu tư vào năng lượng xanh không chỉ là một quyết định kinh tế mà còn là một cam kết đối với tương lai của thế hệ mai sau khi nhiều quốc gia trên thế giới đã thành công trong việc chuyển đổi sang năng lượng xanh và thu được những kết quả đáng kể như Đức, Đan Mạch và các nước Bắc Âu. Việt Nam hoàn toàn có thể làm được điều tương tự.
    Nguồn: https://baomoi.com/chuyen-doi-nang-...-dien-cho-moi-truong-va-kinh-te-c49867906.epi

    DrWin, MinhTriet0301thevannd thích bài này.
  6. thevannd

    thevannd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/08/2014
    Đã được thích:
    2.066
  7. MinhTriet0301

    MinhTriet0301 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2020
    Đã được thích:
    1.216
    Tây bán mạnh thế mà vẫn xanh, TTA quá mạnh :>
    thevannd, trungken18Minhtuyen190920 thích bài này.
  8. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    8.550
    Trích từ một bài viết về xu hướng phát triển tín dụng xanh ở Việt Nam.
    "Năm là, tổng dư nợ tín dụng xanh hiện nay của các TCTD tại Việt Nam mới đạt 528.000 tỷ đồng, chỉ chiếm gần 5% trong tổng dư nợ nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng xanh hiện nay của các TCTD tại Việt Nam chưa cao, nên mục tiêu cuối năm 2025 tăng trưởng dư nợ tín dụng xanh đạt 25% so với hiện nay; đạt 30%-35%/năm cho giai đoạn 2025-2030; tương ứng tỷ lệ trên là mục tiêu tỷ trọng tín dụng xanh trong nền kinh tế từ 4,6% tăng lên 10% vào cuối 2025 và 20% vào cuối năm 2030 (VCCI, 2023). Đến năm 2050 đòi hỏi tiến tới Net Zero, vốn và nguồn đầu tư thông qua kênh tín dụng là nguồn lực chính. Do đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng xanh chưa đáp ứng được yêu cầu chính đặt ra. Các TCTD đang gặp khó vì vốn huy động chủ yếu ngắn hạn, nhưng cho vay đầu tư các dự án xanh, dự án về môi trường thường có thời gian dài. Đây là những thách thức rất lớn, là những mục tiêu tương rất khó khăn đối với ngành Ngân hàng."
    Nhìn con số mục tiêu tăng trưởng tín dụng xanh, đặc biệt là tiêu chí tỷ trọng tín dụng xanh tới năm 2030 là 20% gấp 4 lần hiện nay là rất khủng. Với tham vọng và cũng là cam kết của Chính phủ Việt Nam đạt Net Zero (phát thải các bon bằng 0) tới năm 2050 thì bắt buộc phải ưu tiên dẫn nguồn vốn tín dụng vào lĩnh vực quan trọng này.
    Khi Trung ương/Chính phủ hướng phát triển, ưu tiên về lĩnh vực nào, và cái đó tạo giá trị cực lớn cho xã hội (ai chẳng muốn sống trong môi trường xanh, không khí trong lành, an toàn) thì đây chính là trend dài hạn cho nhóm cổ ngành đó.
    https://kinhtevadubao.vn/xu-huong-p...o-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap-29151.html
    Last edited: 12/08/2024
    muranojp thích bài này.
  9. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    8.550
    Trích một bài viết hôm nay về đề xuất của Samsung.
    "Samsung Việt Nam muốn được tạo điều kiện để tăng tỷ lệ sử dụng điện tạo cho sản xuất, với giá, chi phí hợp lý.

    Thông tin được Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho nêu tại cuộc gặp với Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, chiều 12/8.

    Ông Choi đánh giá cao việc chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 80 về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng dùng điện lớn.

    Trên cơ sở này, Samsung Việt Nam muốn được tạo điều kiện để tăng tỷ lệ sử dụng điện từ năng lượng tái tạo cho sản xuất, với giá và chi phí hợp lý. Việc này góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam về giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (Net Zero) vào 2050.
    [​IMG]
    Phó thủ tướng Trần Hồng Hà và Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho tại cuộc gặp chiều 12/8. Ảnh: VGP

    Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết sau khi cơ chế DPPA được ban hành, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Công Thương rà soát, đưa ra tiêu chí để chọn các dự án điện từ năng lượng tái tạo có kết nối vào lưới điện quốc gia, đưa vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. Các dự án phát điện từ năng lượng tái tạo không kết nối vào lưới điện quốc gia thì không giới hạn công suất."


    https://vnexpress.net/samsung-viet-nam-muon-duoc-tang-dung-dien-tai-tao-4780695.html
    Như bài viết trên, một điểm cực kì quan trọng là các dự án phát điện từ năng lượng tái tạo không kết nối vào lưới điện quốc gia thì không giới hạn công suất. Đây là bước tiến cực lớn, là tiền đề 1. Bán điện trực tiếp cho khách hàng lớn. 2. Cao hơn nữa là phát triển năng lượng tái tạo thứ cấp (sản xuất Hydrogen để xuất khẩu ...).
    Mặc dù mọi thứ mới chỉ bắt đầu, còn nhiều việc phải làm phía trước, nhưng là rất quan trọng, và bắt buộc phải làm vì đó là xu hướng xanh và cũng là cam kết Net Zero của Chính phủ Việt Nam.
    DrWinMinhTriet0301 thích bài này.
  10. anderherrera

    anderherrera Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/11/2017
    Đã được thích:
    962
    Thuỷ điện Nhạn Hạc công suất 59MW, giá bán 2.23k/KWh, Sông Tranh 4 công suất 48MW, giá bán trung bình 1.05k/KWh. Cùng thủy điện nhưng mức giá cũng rất khác nhau, thủy điện Thác Bà giải trình lợi nhuận kém do bán giá 400VNĐ/KWh

    [​IMG]
    nhadautuvnMinhtuyen190920 thích bài này.

Chia sẻ trang này