Tuần từ 09 đến 13/04: Có nên giảm bớt lòng tham?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 08/04/2012.

7152 người đang online, trong đó có 885 thành viên. 13:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 18529 lượt đọc và 313 bài trả lời
  1. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    “Doanh nghiệp ốm đau què quặt thì cứu làm gì?”


    NGUYÊN THẢO

    09/04/2012 08:13 (GMT+7)
    picture Tình trạng đình đốn sản xuất đã khiến khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế cũng như của nhiều doanh nghiệp suy giảm mạnh.
    E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: facebook twitter google rss
    Ý kiến (0)
    Đều nhấn mạnh khó khăn đặc biệt của doanh nghiệp trong bối cảnh không mấy sáng sủa của nền kinh tế, song tại một diễn đàn kinh tế đang diễn ra tại Đà Nẵng, các chuyên gia kinh tế đều không thể chắc chắn cả về tình trạng lẫn con số doanh nghiệp đang thực sự nguy cấp.

    "Ngay như tình trạng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, mỗi bộ đánh giá một kiểu, Chính phủ cũng không nắm rõ, còn tôi cứ hỏi người ta nói thế nào thì tôi nói thế, mà đánh giá không đúng là biện pháp trật ngay", Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm phát biểu.

    Trước đó, trong tham luận của mình, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, TS. Trần Đình Thiên cũng đã dành khá nhiều động từ mạnh để nói về tình thế "thật sự gay go" của cộng đồng doanh nghiệp.

    Khác với những năm trước, tình trạng đình đốn sản xuất đã khiến khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế cũng như của nhiều doanh nghiệp suy giảm mạnh. Sau một thời gian dài nền kinh tế khó khăn, tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp xấu đi nghiêm trọng, làm cho doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng. Trong khi đó, các ngân hàng lại phải thận trọng hơn trong hoạt động cho vay. Lạm phát và lãi suất cao kéo dài làm doanh nghiệp yếu đi rất nhiều, ông Thiên nói.

    "Hiện nay, tình trạng khó khăn của thanh khoản của nền kinh tế gia tăng một phần quan trọng là do nhiều doanh nghiệp không có khả năng hấp thụ vốn vay cho dù các ngân hàng đã cải thiện khả năng cung ứng vốn và lãi suất có xu hướng hạ xuống một cách chắc chắn, tuy còn chậm. Có nghĩa là khi khó khăn thanh khoản của hệ thống ngân hàng bắt đầu được hóa giải thì dòng lưu chuyển vốn tiếp sức cấp cứu cho các doanh nghiệp vẫn bị cản trở mạnh mẽ", bản tham luận đưa ra phân tích.

    Cho rằng chính tình trạng nguy hiểm này, xét trong triển vọng ngắn hạn, chứa đựng xu hướng mang tính nguy cơ cao là số lượng doanh nghiệp bị phá sản và đóng cửa đang tăng lên, Viện trưởng Thiên dẫn số liệu từ báo cáo chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “Lũy kế từ đầu năm đến ngày 21/3/2012, trên 2,2 nghìn doanh nghiệp đã làm thủ tục giải thể và khoảng trên 9,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng các nghĩa vụ thuế. Như vậy, số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể, tạm ngừng hoạt động tăng khoảng 6% so cùng kỳ năm trước. Riêng số doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể tăng 57%”.

    Ông Thiên cũng đặc biệt lưu ý là gia tốc tăng lên của số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động phản ánh sức khỏe của doanh nghiệp vốn đã yếu thì hiện nay, đang tiếp tục giảm sút; khả năng cầm cự với lãi suất cao kém đi rõ rệt.

    "Theo xu hướng đó, với đà giảm lãi suất rất chậm hiện nay, có thể dự đoán xu hướng tăng mạnh số lượng doanh nghiệp tuyên bố phá sản, đóng cửa, tạm ngưng hoạt động trong các thời gian tới", ông Thiên lo ngại.

    Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, khi đề cập đến sự giảm sút sức khỏe doanh nghiệp, điều quan trọng nhất chưa hẳn thể hiện ở số lượng doanh nghiệp phá sản hay đóng cửa. Cái đáng lo ngại hơn là tình trạng đa số doanh nghiệp đang phải cắt giảm công suất hoạt động với mức độ cắt giảm ngày càng tăng.

    Đây mới đích thực là phần chìm của tảng băng khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải. Rất tiếc là không có số liệu nào xác thực cho phép nhận diện chính xác trạng thái thực của tảng băng này. Song logic kinh tế cho phép xác nhận tình trạng “thật sự gay go” mà khu vực doanh nghiệp Việt Nam đang lâm vào, ông Thiên nói

    Bởi vậy, nằm trong các đề xuất về chương trình hành động cho năm 2012, Viện trưởng Thiên đã tô đậm nội dung "tập trung sức mạnh kinh tế quốc gia để “cứu” doanh nghiệp, trong đó, đặc biệt chú trọng đến nhiệm vụ giải cứu doanh nghiệp khỏi tình trạng đình đốn sản xuất - kinh doanh".

    Phần trách nhiệm chính trong công cuộc này phải trao cho chính sách tài khóa với các nội dung cụ thể: giảm thuế doanh nghiệp từ mức 25% xuống 20%, miễn hoặc giảm đáng kể các loại thuế khác (ví dụ các loại thuế nhập khẩu) thay vì “hoãn nộp thuế”; tránh không áp dụng tùy tiện các loại phí, gây ra tình trạng “loạn phí”, ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin xã hội, tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp.

    Đồng thời, phải có phương thức và lộ trình tích cực để hạ nhanh lãi suất chứ không thể theo lộ trình tuần tự chậm chạp (mỗi quý giảm 1% lãi suất), vừa không cứu được doanh nghiệp, vừa gây ra những kỳ vọng không phù hợp về lãi suất, dẫn đến chỗ lựa chọn hành động gây méo mó, làm chệch mục tiêu chính sách là cứu doanh nghiệp trên nền tảng kiềm chế lạm phát, Viện trưởng Thiên đề xuất.

    Ví sức khỏe doanh nghiệp hiện nay như người huyết áp thấp, TS. Cao Sỹ Kiêm cũng "than thở" rằng nhiều doanh nghiệp quá yếu và rất thiếu động lực.

    Đề nghị đầu tiên được ông Kiêm đưa ra là tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp qua các vấn đề: tín dụng cần đúng địa chỉ, cố gắng đến tháng 5, 6 thì bỏ trần lãi suất và xem xét việc "loạn phí"...

    Đều thừa nhận và quan ngại trước thực tế đang rất khó khăn của doanh nghiệp, song ở góc nhìn khác, một số ý kiến cho rằng, số doanh nghiệp phá sản, giải thể cũng chưa hẳn là nhiều.

    "Tôi nghe một số ý kiến lâm ly thống thiết là mấy chục ngàn doanh nghiệp chết, nhưng bản thân nó yếu kém thì tại sao phải cứu, cứu anh ốm đau què quặt cứu làm gì, bất cứ nước nào cũng có doanh nghiệp chết", Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Lê Xuân Bá bình luận.

    Một đại biểu khác, giám đốc nghiên cứu kinh tế của một ngân hàng cũng cho rằng, phải chấp nhận sự "ra đi" của các doanh nghiệp yếu kém, không chỉ ở thời điểm này.
  2. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Mấy thằng châu á sao hôm nay đỏ lét ?
  3. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Phiên hôm nay nếu tăng vào đầu đầu phiên thì dễ giảm dần về cuối phiên do cung có khả năng tăng mạnh
  4. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    “Mặt phải” của nợ xấu ngân hàng
    Nhiều tổ chức tín dụng thực chất đã bị cụt hết vốn (hệ số CAR âm), tức đã mất khả năng thanh toán nhưng vẫn tạo vỏ bọc bên ngoài là chỉ bị khó khăn về thanh khoản.
    “Có thể nói giai đoạn 1 là “chẩn bệnh” hệ thống đã hoàn thành khá xuất sắc, tất nhiên với cái giá phải trả cũng khá đắt. Ngân hàng Nhà nước đã ở thế chủ động để đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc hệ thống tổ chức tín dụng dù phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức”.

    Đây là đánh giá của TS. Trịnh Quang Anh, Giám đốc nghiên cứu kinh tế - Ngân hàng Hàng hải (Maritime Bank), trong tham luận tại diễn đàn “Kinh tế Việt Nam năm 2012: Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức tại Đà Nẵng trong hai ngày 8 và 9/4.

    Theo phân tích tại tham luận này, có thể xem nợ xấu chính là một nhân tố “giúp” đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống.

    Nợ xấu các ngân hàng là bao nhiêu?

    Theo Thông tư số 35, chậm nhất ngày 15/6/2012 tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế sẽ được Ngân hàng Nhà nước công bố. Trước thời điểm này, một số phân tích độc lập cũng đã ước tính những con số đáng tham khảo.

    Tuần rồi, hãng định mức tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings cho rằng tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có thể cao gấp 4 lần con số 3,3% được công bố. Ở đây có sự khác biệt quá lớn, có thể xuất phát từ cơ sở phân loại theo các tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn của Việt Nam.

    Còn nếu theo tỷ lệ 3,3%, con số nợ xấu của hệ thống ước tính là hơn 90 nghìn tỷ đồng.

    Đó cũng là con số được TS. Trịnh Quang Anh đưa ra trong tham luận nói trên. Tuy nhiên, ông cũng dự phòng rằng: “Chúng tôi ước tính, nếu hạch toán đúng và áp dụng chuẩn quốc tế về phân loại nợ, nợ xấu ngân hàng thực chất sẽ đạt tới mức ít nhất là 10% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tức khoảng trên 10 tỷ USD, chiếm gần 10% GDP hiện hành của Việt Nam”.

    Và quan ngại được đưa ra, nếu so sánh mức nợ xấu này với mức vốn tự có đã điều chỉnh theo quy định hiện hành cộng với quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã được trích lập, tỷ lệ này sẽ vượt quá 50% - mức báo động đỏ. Nhìn nhận này được diễn giải thêm, nhiều tổ chức tín dụng thực chất đã bị cụt hết vốn (hệ số CAR âm), tức đã mất khả năng thanh toán nhưng vẫn tạo vỏ bọc bên ngoài là chỉ bị khó khăn về thanh khoản.

    Cũng theo chuyên gia của Maritime Bank, trong tổng số dư nợ cho vay bất động sản của các tổ chức tín dụng được báo cáo - hiện khoảng trên 200 nghìn tỷ đồng (chưa tính các khoản cho vay dưới hình thức đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, đảo nợ qua ủy thác đầu tư…), số đầu tư vào phân khúc phát triển dự án xây dựng và đầu cơ bất động sản ước chiếm tới 90%. Trong bối cảnh thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng, sụt giá và chưa có dấu hiệu hồi phục tới cuối 2012, riêng nợ xấu từ khu vực này có thể chiếm tới 60% tổng nợ xấu ngân hàng.

    Điểm đến chưa phải cuối cùng...

    Nợ xấu gia tăng tạo thêm áp lực cho khó khăn thanh khoản; sức ngân hàng yếu đi và dễ bị “dồn” đến yêu cầu tái cơ cấu, nhất là khi các cửa tìm vốn bị siết lại. Mối liên hệ này được TS. Trịnh Quang Anh đưa ra trong tham luận của mình, một phần giải thích vì sao quá trình tái cơ cấu hệ thống đang diễn ra khá nhanh như vậy.

    Chuyên gia này nhìn nhận rằng, thanh khoản hệ thống vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn do vấn đề nợ xấu ngân hàng chưa thể được giải quyết sớm. Thêm vào đó, sự kiện trần lãi suất huy động được tái áp đặt đầu tháng 9/2011 đã đẩy hệ thống vào nguy cơ rủi ro cao hơn khi mà vấn đề thanh khoản hệ thống chưa được giải quyết, và chắc chắn chưa thể được giải quyết sớm khi gốc của vấn đề là chất lượng tài sản ngân hàng thấp và có nguy cơ ngày càng xấu đi (chủ yếu do các yếu tố ngoại sinh: điều kiện vĩ mô chưa được cải thiện vững chắc, các thị trường tài sản tiếp tục suy giảm hoặc đóng băng, sản xuất có dấu hiệu rơi vào đình trệ...).

    Với các ngân hàng yếu kém, từ gánh nặng nợ xấu gia tăng, thanh khoản trở nên ngột ngạt hơn khi cộng thêm khó khăn huy động vốn với trần lãi suất. Tình thế buộc phải vượt trần có từ đây. Nhưng đó không phải là con đường chính yếu và lâu dài, họ buộc phải dựa vào huy động ở thị trường 2 - liên ngân hàng.

    Thế nhưng, nợ xấu liên ngân hàng nổi lên. Các điều kiện cầm cố, thế chấp xuất hiện phổ biến và thị trường liên ngân hàng rơi vào tình trạng “đóng băng”. Theo TS. Trịnh Quanh Anh, lãi suất liên ngân hàng vừa qua có xu thế giảm khá rõ rệt, tuy nhiên không phán ánh đúng cung - cầu vốn khi mà phạm vi lẫn quy mô của thị trường bị thu hẹp do các ngân hàng hạn chế cho vay và tập trung thu hồi nợ liên ngân hàng đã khiến khối lượng giao dịch sụt giảm.

    Và điểm đến cuối cùng là: “Một số ngân hàng thiếu hụt thanh khoản, khi không thể huy động được vốn trên cả thị trường 1 lẫn thị trường 2, đường cùng đã buộc phải tìm đến cửa sổ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước và chấp nhận các điều kiện kiểm soát khắt khe hay yêu cầu tái cơ cấu của cơ quan quản lý”.

    Nhưng chưa hẳn đã là vấn đề cuối cùng. Trong tham luận của mình, TS. Trịnh Quang Anh đặt ra một số câu hỏi còn để ngỏ, và một điểm được nhấn mạnh: khi đã “dồn” được một số ngân hàng yếu kém vào tái cơ cấu, chi phí sẽ hết bao nhiêu và lấy tiền ở đâu, rộng hơn là để tái cơ cấu cả hệ thống?

    “Giả thiết tổng chi phí tái cấu trúc hệ thống tổ chức tín dụng chiếm khoảng 15-20% GDP và ít nhất 60% số tiền này phải có ngay trong năm 2012 để trước hết là làm sạch bảng cân đối kế toán của các tổ chức tín dụng, nếu vậy, nguy cơ phải cầu viện đến sự giúp đỡ của các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, là hoàn toàn hiện hữu. Khi đó, sự suy giảm chủ quyền trong quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng cũng như nguy cơ thị phần hoạt động của các tổ chức tín dụng trong nước bị chiếm lĩnh bởi các ngân hàng và nhà đầu tư nước ngoài là dễ nhận thấy”, bản tham luận đưa ra một giả thiết.


    Vneconomy
  5. vikoda

    vikoda Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2010
    Đã được thích:
    1
    thế nếu giảm đầu phiên thì dễ tăng dần về cuối phiên do cầu có khả năng tăng mạnh à[:D]
  6. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Nhiều công ty BĐS sẽ tiếp tục có khả năng có kết quả kinh doanh kém trong quý 1
  7. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Mệnh đề tôi nói thì không chắc sẽ có chiều ngược lại. Thị trường không đơn giản thế.
  8. cop3mong

    cop3mong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    371
    Cố gắng moi thêm tin xấu mà post lên đê ;));));))
    Trình của chú chỉ có bấy nhiêu thôi hửm :-??
    Bớ @meochinmong.......về mà thưởng thức "trình" của chủ thớt nè :)):)):))
  9. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
  10. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    14h15 chiều nay sẽ biết bịp đúng hay nhợn đúng

Chia sẻ trang này