VEF_Ước tính nghĩa vụ tiềm tàng (Nợ tiềm tàng)!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Lavie13, 08/04/2016.

6718 người đang online, trong đó có 614 thành viên. 22:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10862 lượt đọc và 88 bài trả lời
  1. Lavie13

    Lavie13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2016
    Đã được thích:
    484
    Cám ơn bác Huy Khoa đã lại tiếp tục phản hồi tôi trên cơ sở kỹ thuật.

    Tôi thực sự đang băn khoăn không biết chúng ta có nên tiếp tục cuộc thảo luận này không do nhiều người đang suy luận, đánh giá tôi theo hướng không chính xác.
  2. cuxa

    cuxa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/04/2010
    Đã được thích:
    1.451
    Tôi ủng hộ bác tiếp tục thảo luận. Cảm ơn 2 bác đã cung cấp cho chúng tôi cái nhìn đa chiều, sâu sắc về VEF. Thật sự tôi chưa thấy 1 cổ phiếu nào ngoài sự tham gia nhiệt tình của các cổ đông lại có sự đóng góp tích cực từ góc nhìn chuyên gia như 2 bác. Nhiều người ban đầu có thể do vội vàng nên chưa hiểu, rồi mọi người cũng nhận ra sụ khách quan trong phân tích của bác thôi
    Lavie13 thích bài này.
  3. Lavie13

    Lavie13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2016
    Đã được thích:
    484
    Dear @bentyeuqui

    Tôi với bác lại tranh luận tiếp về chuyên môn nhé, tôi xin phép chỉ phản hồi bác ở Topic này thôi, sang Topic kia nhiều lời khiếm nhã quá, tôi không thích :D

    I/ Lập luận 1:
    Chi phí xây dựng chỉ riêng triển lãm quốc tế tại Cổ Loa tôi ước tính dựa trên GFA đã công bố là 40.000 tỷ, không bao gồm chi phí xây dựng các hạng mục khác như khách sạn, tòa nhà văn phòng hay giai đoạn 2.

    Tôi lưu ý thêm là ước tính số 40.000 tỷ là theo ước tính của tôi dựa trên các công trình đã hoàn thành, còn số liệu VEF đưa ra nhỏ hơn tôi không biết cách ước tính thế nào nên không comment.
    http://f319.com/threads/vef_uoc-tinh-nghia-vu-tiem-tang-no-tiem-tang.759781/

    Lavie13 June9: Tôi nghĩ chúng sẽ không tranh luận về chi phí này nữa, mỗi người có 1 ước tính của riêng mình, và điểm này không liên quan đến các vấn đề kỹ thuật, chuyên môn khác.


    II. Lập luận 2
    “Lavie13:
    1000 tỷ cho 3 năm với lãi suất 6%/năm è số vay trung bình 1 năm là 1000/3/6% = 5.556 tỷ.

    So với tổng chi phí dự án khoảng 36.000 tỷ như ước tính phía trên thì số tiền vay 5.556 tỷ là không đủ để thực hiện dự án. Mặt khác, VEF khó có thể vay với lãi suất 6%, đặc biệt trong xu hướng lãi suất đang tăng như hiện tại. Với tỷ lệ gearing cao như của VEF, lãi suất hợp lý cho giai đoạn 2017 – 2018 là từ 9-10%.

    Lưu ý thêm là dự án Triển lãm Cổ loa sẽ không có tiền đặt cọc từ người mua nhà nên phải finance bằng vốn chủ và vốn vay”.

    Giải thích:

    1. Trong một tranh luận với @@ryudo, tôi đã công nhận lãi suất 6% trung hạn với Vingroup là thấp, lãi suất thực tế sẽ rơi vào khoảng 8.5-9%/năm. Tôi cũng có giải thích 10.000 tỷ mà VEF phải vay sẽ là dư nợ của cả 3 dự án Cổ Loa I, Mễ Trì I và Giảng Võ, tuy nhiên trên thực tế khi bán hàng sẽ có doanh thu nhanh qua từng năm nên dư nợ bình quân chưa chắc đã lên đến con số 10k tỷ. Nếu phân bổ dư nợ vay cho riêng Cổ Loa sẽ vào khoảng 5k tỉ với ls 9%/năm thì tổng chi phí tài chính tối đa khoảng 1.350 tỷ/3 năm. Nhưng như tôi đã giải thích về financial budget planning của VEF chưa chắc đã tới 3 năm trả nợ vì dự án hot nên khả năng thu tiền trả nợ là rất sớm. Chính vì vậy, tôi mới nói 1k tỷ chi phí tài chính cho riêng Cổ Loa I là khá xông xênh rồi :)

    Không hiểu bạn lavie13 nhân chia cộng trừ nhầm thế nào mà ra con số tận 5.556 tỷ vậy. Nếu đặt công thức như bạn tính ở trên 10k tỷ l/s 6% 3 năm thì chỉ ra con số 1.800 tỷ thôi chứ :)

    Lavie13 June9:
    Bác xem lại công thức của tôi tính, tôi tính ra số dự nợ vay trung bình/năm chứ không phải là chi phí lãi vay nhé, cũng khớp với số 5000 tỷ bác định phân bổ cho Triển Lãm Cổ Loa.
    Comment của tôi ở phía trên là so với tổng dự toán của Triển Lãm Cổ Loa thì số tiền vay này không đủ để triển khai dự án với giả định cũ là 36.000 tỷ. Nếu giả định của bác về chi phí xây triển lãm Cổ Loa là 15.000 tỷ xây trong 3 năm thì dư nợ 1 năm là 5000 tỷ sẽ thừa đủ nguồn để xây.


    III/ Lập luận 3:

    “Lavie13:Nếu tổng chi phí là 36000 tỷ, thì chi phí khấu hao 1 năm là: 36.000/30 = 1.200 tỷ/năm.”

    Giải thích:

    Lavie13 nhầm dự án Cổ Loa I với 15k tỷ rồi. Cổ Loa II với tổng đầu tư 21k tỷ chưa tính đến. Dự án Cổ Loa II sẽ tính theo cách khác Cổ Loa I , nó giống với cách tính với dự án Giảng Võ và Mễ Trì vì đây là dự án xây khu đô thị, biệt thự sinh thái, nên không tính khấu hao gì hết

    Bạn đọc lại bài viết của tôi để hiểu vì sao dự án Cổ Loa I lại phải tính theo kiểu chi phí khấu hao nhé, vì nó là dự án đầu tư và khai thác, khác với đầu tư xây dựng để bán đứt đoạn. Bạn lưu ý nhé.

    Lavie13 June9: Giống comment mục I, chúng ta không bàn luận đến điểm này nữa.

    IV/ Lập luận 4


    Lavie13:
    Như đã phân tích phía trên, chi phí ước tính 40.000 tỷ của tôi hoàn toàn chưa bao gồm phần khách sạn & văn phòng, do đó cần tính thêm chi phí khấu hao, vận hành vào tổng chi phí khi ước tính NPV của Cổ Loa ở mục dưới 3.3
    Ngoài ra, các khách sạn thường có giai đoạn planning loss (lỗ kế hoạch) khá dài trước khi break even & có lợi nhuận. Vị trí khách sạn này khá xa trung tâm, nên khả năng có lợi nhuận or lợi nhuận nhiều là rất thấp.
    Tòa nhà văn phòng thì Hà Nội đang thừa nguồn cung, trong khi cầu giảm, rất nhiều tòa văn phòng ở trung tâm còn ế ẩm, nên tòa nhà văn phòng ở tận Cổ Loa cũng khó có kết quả khả quan.”

    Giải thích: Bạn lặp lại sai lầm khi cho rằng tổng chi phí đầu tư Cổ Loa I phải là 40k tỷ (không kể khách sạn , văn phòng và khu phụ trợ khác,…) dẫn đến lập luận khiên cưỡng tiếp theo. Việc tòa nhà VP hay KS bên Cổ Loa ế ẩm cũng chỉ là nhận định cảm tính của bạn thôi, chưa có gì thuyết phục cả cũng như trước khi AEON mở Mega Mall bên Long Biên đã có rất nhiều ý kiến cho rằng bên đó sẽ ế ẩm và lỗ, nhưng sự thực bây h thì sao ? :)

    Lavie13 June9: Giống comment mục I, chúng ta không bàn luận đến điểm này nữa, khả năng sinh lời của tòa văn phòng & khách sạn cũng mang tính cảm tính như bác nói, không liên quan đến chuyên môn nên chúng ta cũng không thảo luận nữa.

    V. Lập luận 5:

    “Lavie13:
    Tôi xin lưu ý, đây vẫn là cách tính tổng thu nhập của các dự án trong nhiều năm cộng lại; chưa phải là NPV của dự án.
    Muốn tính NPV, cần ước tính ra dòng tiền của dự án cho từng năm, sau đó discount (chiết khấu) về hiện tại với discount rate (tỷ lệ chiết khấu) là tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư.
    Với kỳ vọng cao như cổ đông VEF thì tỷ lệ chiết khấu phải ít nhất là 20% - 50%/năm (đòi hỏi thu lãi 20% - 50%/năm từ vốn mình bỏ ra); đây là không kể nhiều bác toàn ăn bằng lần [​IMG]
    Vì vậy, khi discount về hiện tại, NPV sẽ nhỏ hơn nhiều.
    Về tài chính, để định giá dự án, thường dùng phương pháp FCFE sẽ cho kết quả chính xác nhất.
    Bàn về FCFF & FCFE thì mất hàng ngày nên tôi xin phép không phân tích sâu [​IMG]

    Giải thích

    1. Đồng ý là số liệu NPV của 3 dự án mà tôi tính là chưa tính chiết khấu với discout rate R về năm 0. Tuy nhiên, như tôi đã phân tích dòng tiền dương lớn nhất là khoản lợi nhuận sau thuế , phí và lãi tại 02 dự án Giảng Võ, Mễ Trì sẽ thu hồi toán bộ trong vòng 03 năm nên việc chiết khấu về năm 0 cũng sẽ không phải bị giảm đi con số quá lớn. Phần phân tích dòng cash flow sau 3 năm (kể cả đã trừ hết tổng đầu tư 15k tỷ cho Cổ Loa) là gần 11k tỷ đó. Việc tính NPV này không liên quan đến tính EPS dự tính của VEF và phân tích định giá cp VEF. Tính NPV chỉ đê chứng minh nó thực dương và dự án này đáng để đầu tư.

    Lavie13 June9:
    Bác nói NPV của dự án Cổ Loa là -2.500 tỷ, do dự án này kéo dài 30 năm nên NPV sẽ khác dòng tiền nhiều bác nhé.
    Nếu thời gian 3 năm mà sử dụng discount rate cao thì discount về giá trị hiện tại thì giá trị cũng nhỏ hơn tương đối. Tôi sẽ nói thêm về discount rate ở phía dưới.


    2. Để tính NPV thì sẽ phải lựa chọn con số lãi suất chiết khấu ( R ) để tính toán là đúng nhưng tôi chưa thấy bất cứ một tài liệu giảng dạy về phân tích tài chính nào mà lại dạy phải lựa chọn R = tỷ lệ lợi nhuận kì vọng của nhà đầu tư cả (20%-50% ), lần đầu tiên tôi được nghe từ @@Lavie13 về cách lấy dữ liệu thê này =)).

    Lãi suât R này chính là chi phí sử dụng vốn của VEF ( lấy luôn l/s vay NH cho gọn là 8-9%/năm thôi). Có lẽ bạn đã nhầm với IRR- tỷ lệ hoàn vốn nội bộ, đây mới là con số thể hiện tỷ suất lợi nhuận kì vọng của nhà đầu tư và IRR càng lớn hơn R chi phí vốn càng nhiều càng tốt J

    Lavie13 June9:
    Điểm này bác kiểm tra lại với 1 chuyên gia khác mà bác biết cho khách quan nhé.
    R là Cost of Capital: Là chi phí vốn của nhà đầu tư, không phải lãi suất ngân hàng đâu.
    Mọi người hay dùng l/s ngân hàng để discount nếu NPV >0 thì đầu tư nghĩa là dự án này có tỷ suất sinh lời cao hơn lãi suất ngân hàng nên đầu tư, và khi đó nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư với mong muốn thu lãi cao hơn lãi ngân hàng.
    Thực ra IRR & R này giống nhau mà bác, 1 trong các cách tìm IRR là thử các giá trị r khác nhau, cái nào làm NPV =0 thì là IRR.
    Bác nghiên cứu lại điểm này nhé :D


    3. FCFE hay FCFF nói chính xác hơn cách bạn @@Lavie13 mà đã viết trên, đây là một phương pháp định giá doanh nghiệp dưa trên việc chiết khấu dòng tiền (DCF), phương pháp này phù hợp với việc tính toán, định giá doanh nghiệp để mua lại và thâu tóm doanh nghiệp (M&A). Việc định giá kì vọng cổ phiếu và mọi người hay tính đơn giản nhất cho dễ nhẩm ra vẫn theo P/E hoặc P/E/G. Tất nhiên, tôi không nói bạn không nên dùng cách này mà phải tổng hợp nhiều phương pháp chứ không có chuyện nhất nhất phải theo phương pháp nào mới là đúng

    VI/ Lập luận 6:
    “Lavie13: EPS này tính trên chi phí Cổ Loa là 15.000 tỷ chứ ko phải 40.000 tỷ như comment phía trên.”

    Giải thích: Mấy phần giải thích trên đã giải thích vì sao sử dụng con số 15k tỷ là chuẩn để tính toán mà không phải con số 40k tỷ của bạn ;)

    Lavie13 June9: Giống comment mục I, chúng ta không bàn luận đến điểm này nữa.

    VII/ Lập luận 7:


    “Lavie13: Vẫn quay lại câu chuyện tổng chi phí cho dự án Cổ Loa là bao nhiêu? Chi phí lãi vay cho Cổ Loa là bao nhiêu như thảo luận phía trên.

    Lưu ý thêm là phần vốn gốc đã đầu tư vào xây dựng hàng tồn kho rồi,nôm na là khi bán thì hết hàng tồn kho thì dòng tiền từ vốn gốc nên không có chuyện còn vốn gốc 4.900 tỷ để cộng lại vào đây nhé.

    Lợi nhuận khác dòng tiền nhé, dòng tiền đã bỏ ra đầu tư rồi, không thu về được nên ko được cộng lại.”

    Giải thích: Tổng chi phí cho Cổ loa I bạn tính sai nên đương nhiên không đồng ý với con số đã tính toán rồi J.

    Ở đoạn dưới, tôi không hiểu về lập luận của bạn. Tôi đã tách 2 phần riêng biệt, (1) Lợi nhuận của các dự án ; (2) Dòng tiền cash flow của dự án. Đâu có chỗ nào lẫn lộn đâu ?

    Về công thức tính cash flow sau 3 năm (giả đinh thời gian bán hết hàng từ 2 dự án nguồn là 3 năm, điều này có nghĩa không có hàng tồn kho gì nữa)

    Cash sau 3 năm mở bán dự án = Vốn gốc bỏ ra + cash thu về lợi nhuận sau thuế của Giảng Võ, Mễ Trì ( sau khi trừ tất cả các chi phí tài chính 2 dự án GV, MT, thuế,….) – 15k tỷ đầu tư Cổ Loa – chi phí tài chính của dự án Cổ Loa

    Tại sao tôi không được phép nhập vốn gốc đã bỏ ra 4900 tỷ vào dòng tiền thu về ???

    Lavie13 June9:
    OK bác, 22.000 tỷ là phần dòng tiền tương ứng với lợi nhuận thu được nên bác được cộng lại vốn gốc.
    Điểm về chi phí Cổ Loa thôi ko thảo luận như comment trên.


    VIII/ Lập luận 8:

    Lavie13: Xem lại phần comment của tôi liên quan đến EPS & dòng tiền phía trên”

    Giải thích: Đã giải thích ở các comment VI, VII

    IX/ Lập luận 9


    “Lavie13:
    Nếu dùng dividend growth model, công thức là:
    P = D(1+g)/(ke –g)

    - D là cổ tức hiện tại
    - g là tỷ lệ tăng trưởng
    - ke là chi phí vốn

    Chi phí vốn của các cổ đông VEF là rất cao do đòi hỏi tỷ suất sinh lời cao nên ke cao, đồng thời giả định g =20% cũng không có gì là chắc chắn.
    Do đó nếu áp dụng mô hình tăng trưởng, chưa chắc đã được định giá cao hơn P/E”

    Giải thích: Bất cứ ai trong nghề tài chính, trong tay đều có vài chục công thức phân tích, tính toán. Công thức bạn đưa ra cũng chỉ như một trong những phương pháp khác như P/E, P/E/G hay DCF (FCFE, FCFF) mà bạn nói ở trên. Việc sử dụng công thức tính nào là tùy thuộc vào người dùng cũng như hoàn cảnh áp dụng. Không có công thức nào là đúng hoàn toàn và dùng để phủ nhận công thức khác. Vì vậy, tôi thấy việc bạn chỉ show ra công thức như trên thì cũng chưa thể chứng minh rằng các công thức mà trong phân tích của tôi đưa ra là chưa đúng. Như tôi đã nói ở phần trên, các công thức nào trên lý thuyết chỉ dùng để bổ trợ cho nhau mà thôi chứ không phải để phủ nhận nhau.
    ---------------------------------------

    Lavie13 June9:
    OK bác, tôi đưa công thức này ra chỉ để nêu rõ mối liên hệ với ke & g thôi.

    Trên đây là những phản hồi của tôi với lập luận của @@Lavie13, hy vọng bạn sẽ hài lòng :).

    Với những phân tích trong bài viết của lavie13 về Nợ tiềm tàng theo đường link mà tôi được đọc cũng như những lập luận tối qua của bạn thì tôi không nghĩ bạn đang tìm cách dìm hàng VEF để làm chim lợn đâu mà bạn thực sự nghiêm túc muốn làm rõ các vấn đề về VEF . Đọc bài của bạn tôi biết bạn là người được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính, tuy nhiên để ở tầm level chuyên gia – người có nhiều kinh nghiệm, cọ sát ở các dự án thì chắc là chưa hoặc công việc hiện tại của bạn đang trái ngành nghề (vì tôi thấy hình như bạn chưa thực sự tinh ý lắm về mảng Project Planning hay Financial Planning với những kế hoạch dòng tiền vay - trả gối đầu, về phần này bạn có thể trao đổi thêm với chuyên gia thẩm định dự án của bank @@ryudo:-) )

    Lavie13 June9:
    Tôi chỉ comment trên các tính toán của bác & đơn thuần về chuyên môn thôi :D

    Tôi đoán vậy không biết có đúng không bạn @@Lavie13 ? :)

    Huy Khoa
    cuxa thích bài này.
  4. huann

    huann Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2016
    Đã được thích:
    3.122
    Tom lai hien tai co con re de mua khong cac bac
  5. cuopcophieu

    cuopcophieu Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    04/12/2014
    Đã được thích:
    3.735
    Ông chủ Tân Hoàng Minh "bỏ chạy" sau vụ đấu giá, cặp chóe Tứ Linh 6 tỷ về tay đại gia Hải Phát
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tasco giảm phí trạm BOT Mỹ Lộc - Nam Định sau chỉ đạo của Phó thủ tướng

    Từ chối mua cặp chóe Tứ Linh sau đấu giá thành công, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị phạt 50 triệu đồng.
    Ngày 8/6, Công ty Cổ phần Bán đấu giá Lạc Việt đã phát đi thông cáo về việc ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh từ chối mua tài sản ông đã đấu trúng tại phiên đấu giá Cặp chóe Tứ Linh ngày28/5/2016 với giá 6.050.000.000 đồng.

    Theo đó, ông Dũng sẽ bị xử lý theo quy định là không được hoàn trả số tiền đã đặt cọc 50 triệu đồng và tài sản Cặp chóe Tứ Linh sẽ được bán cho người trả giá liền kề là ông Đỗ Quý Hải, Chủ tịch Tập đoàn Hải Phát với giá trúng 6 tỷ đồng. Ông Đỗ Quý Hải đã đồng ý mua lại cặp Chóe Tứ Linh này.

    Ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã từ chối mua cặp chóe hơn 6 tỷ đồng sau khi trúng đấu giá

    Được biết, Phiên đấu giá được diễn ra vào ngày 28/5 với mức giá khởi điểm là 900 triệu đồng. Sau 29 lần đấu giá chỉ có "nâng lên" mà không "hạ xuống", ông Vũ Mạnh Hùng (đại diện trả giá thay ông Đỗ Anh Dũng) đã trúng đấu giá Cặp chóe Tứ Linh ở mức trả giá 6 tỷ 50 triệu đồng.

    Tuy nhiên, tính đến ngày 6/6, Công ty Lạc Việt đã nhận được phản hồi chính thức từ ông Vũ Mạnh Hùng (đại diện cho ông Đỗ Anh Dũng) về việc từ chối mua tài sản ông đã đấu trúng tại phiên đấu giá nêu trên.

    Từ vụ việc này, Công ty Lạc Việt cũng cho biết còn nhiều điều cần phải rút kinh nghiệm và kiến nghị đưa thêm vào Luật đấu giá sắp ban hành để ngành đấu giá Việt Nam ngày càng chuyên nghiệp và hội nhập phù hợp với thông lệ quốc tế.

    Trao đổi với chúng tôi, đại diện Công ty Lạc Việt cũng cho biết, ngày 12/6 tới đây sẽ chính thức trao cặp chóe Tứ Linh 6 tỷ cho ông Đỗ Quý Hải - Chủ tịch Tập đoàn Hải Phát.

    Ông Đỗ Quý Hải - Chủ tịch Tập đoàn Hải Phát sẽ là chủ sở hữu của cặp chóe tứ linh trị giá 6 tỷ đồng

    Liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh, vào tháng 6/2015, Tập đoàn này cũng tham gia đấu giá khu đất vàng diện tích 3.000 m2 tại số 23 Lê Duẩn, Quận 1, TPHCM và trúng đấu giá với giá đấu cao nhất 1.430 tỷ đồng. Nhưng sau đó, Tập đoàn gửi đơn đề nghị hủy kết quả đấu giá lên chính quyền TPHCM với lý do phương án đấu giá có sai phạm về bước giá.

    Được biết, với vị trí đắc địa ngay trung tâm thành phố, có 2 mặt tiền đường Lê Duẩn và Nguyễn Du, lại cực kỳ vuông vắn (55 x 55 m) và được quy hoạch xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng và dịch vụ với chiều cao tối đa 100 m, khu đất này đã thu hút được 13 doanh nghiệp có tiềm lực mạnh tham gia đấu giá. Giá khởi điểm của khu đất khá này là 558 tỉ đồng và công ty Tân Hoàng Minh đã chiến thắng với giá 1.430 tỉ đồng – cao gấp 2,6 lần giá khởi điểm.

    Trong khi thành phố chưa có quyết định “phán xét” cuối cùng, hiện tại khu đất rộng trên 3.000 m2 này đang được trưng dụng làm nơi rửa xe, bán hủ tiếu, phở và bãi giữa xe trông rất nhếch nhác ngay tại bộ mặt trung tâm Tp.HCM. Tiền thân, khu đất vàng này là trụ sở hoạt động kinh doanh của công ty Xổ số Tp.HCM.

    Thanh Ngà

    Theo Trí thức trẻ
    --- Gộp bài viết, 09/06/2016, Bài cũ: 09/06/2016 ---
    TÂN HOÀNG MINH toàn bỏ của chạy lấy người nhé,ko biết nắm 70% Giảng Võ rồi có bỏ của ko đây
  6. bentyeuqui

    bentyeuqui Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Đã được thích:
    17.203
    cuxa thích bài này.
  7. bentyeuqui

    bentyeuqui Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Đã được thích:
    17.203
    @Lavie13,

    Có thể mọi người đang hiểu nhầm bạn với mấy nick nổi tiếng lùa gà trên diễn đàn như Bình Minh, Cukin nên có phản ứng hơi mạnh. Nhưng mục đích bài viết định giá cũng như giải thích những phản biện của Huy Khoa là để cho các nhà đầu tư chân chính hiểu càng rõ càng tốt về cp VEF nên luôn muốn public công khai bên topic của @thangnd9780 này nhé.

    Đối với các vefers lâu nay nghi ngờ lavie, tôi có thể khẳng định thế này, ít nhất 90% lavie13 không phải Binh Minh, Cukin vì cho dù 7-8 năm nay tôi ít theo doi forum nhưng tôi không lạ gì nhóm đó cả (sau này trc khi rời khỏi đây tôi sẽ nói đến việc tại sao lại đường đột xuất hiện là cũng có tí chút liên quan đến nhóm Bình Minh đó). Tôi đã từng đọc vài bài viết của nhóm này nên biết họ không phải dân đc đào tạo Tài chính thực thụ cho dù cũng phân tích, tính toán EPS, P/E,... này nọ nhưng chỉ là cách tính theo toán học thông thường chứ chưa phải cách của dân trong ngành. Tất nhiên, đầu tư, đầu cơ CK đôi khi chỉ cần có vậy :)). Bài viết của lavie thì khác, mặc dù khá nhiều sạn và kiến thức bài bản có chút bị mixed với những thứ k chính thống (xin lỗi lavie, tôi phải nói thẳng để muốn bạn tự hoàn thiện hơn) nhưng đọc qua là tôi biết đó là người được đào tạo bài bản về Tài chính. Trong topic này, tôi đọc các bài viết thì biết có một số bạn cũng được đào tạo (hoặc tự đào tạo) rất bài bản về ngành này như @pigbank, @ryudo, @muopxanh và vài bạn khác nhưng không nhiều. Chính vì vậy, đó là lý do vì sao tôi dám khẳng định lavie13 không phải là mấy nick lùa gà kia, còn mục đích của lavie13 ntn thì tôi không dám khẳng định hoàn toàn.

    Bây giờ quay lại phản hồi về mặt chuyên môn hôm qua của lavie13 (cảm ơn cậu em đã theo dõi và báo a về bài viết này) tại topic của bạn. Như vậy, hầu hết các giải thích của tôi bạn đã phải chấp nhận, hoặc miễn cưỡng chấp nhận :)), chỉ còn duy nhất 01 điểm hoàn toàn về mặt kĩ thuật là chưa đồng ý, đó là tại sao tôi lại lấy R(lãi suất chiết khấu để tính NPV) là ls vay NH chứ không phải là tỷ lệ lợi nhuận kì vọng của nhà đầu tư hay IRR (tỷ suất hoàn vốn nội bộ) đúng không?

    "Lavie13: Điểm này bác kiểm tra lại với 1 chuyên gia khác mà bác biết cho khách quan nhé.
    R là Cost of Capital: Là chi phí vốn của nhà đầu tư, không phải lãi suất ngân hàng đâu.
    Mọi người hay dùng l/s ngân hàng để discount nếu NPV >0 thì đầu tư nghĩa là dự án này có tỷ suất sinh lời cao hơn lãi suất ngân hàng nên đầu tư, và khi đó nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư với mong muốn thu lãi cao hơn lãi ngân hàng.
    Thực ra IRR & R này giống nhau mà bác, 1 trong các cách tìm IRR là thử các giá trị r khác nhau, cái nào làm NPV =0 thì là IRR.
    Bác nghiên cứu lại điểm này nhé :D"


    Tôi giải thích điểm này nhé:

    R (lãi suất chiết khấu để tính NPV) chính là tỷ suất của chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp COF (Cost of Fund) hay nói như bạn là Cost of Capital. COF này không liên quan đến chi phí vốn của nhà đầu tư như bạn nghĩ cả vì mỗi nhà đầu tư có chi phí vốn và kì vọng tỷ suất ln là khác nhau, biết lấy được chi phí vốn của ai làm chuẩn :)). Còn IRR thì khác, đó chính là con số ước tính tỷ suất lợi nhuận mà DOANH NGHIỆP sẽ nhận được là bao nhiêu nếu qđịnh đầu tư dự án, IRR càng lớn hơn R thì doanh nghiệp càng nên thực hiện dự án và càng sát mức kì vọng lợi nhuận của bạn thì bạn sẽ càng cảm thấy hấp dẫn để đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp đó ( Bạn nhắc tôi thử trao đổi điều này với chuyên gia nào tôi biết? Tôi biết rất nhiều chuyên gia, kể cả 2 bác Thành Viện trưởng, Viện phó mấy Viện kinh tế cũng đố bác nào dám lật ngc vấn đề này với tôi nhé :) ).

    Hơn nữa COF của doanh nghiệp mà tôi giả định lấy theo ls vay trung hạn của doanh nghiệp đã là khá xông xênh đấy, vì nó chính ra là tổng hoà tất cả các nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm cả các nguồn vốn rẻ hơn (vd nguồn vốn tự có, nguồn chiếm dụng từ nhà đầu tư Vinhomes với ls 0%) và nguồn đắt nhất là nguồn vay NH (8-9%) :)

    Vậy thôi nhé @Lavie13, những gì tôi giải thích đã quá cặn kẽ rồi. Tôi sẽ không phản hồi bất cứ ai và bất cứ comment nào nữa liên quan đến chuyên môn. Thời gian của tôi đã hết rồi :). Qua những gì tôi phân tích, chắc lavie13 đã nhìn thấy cơ hơn nguy rất nhiều rồi chứ. Hy vọng bạn sẽ nghiên cứu để trở thành Vefer càng sớm càng tốt và có thể mang khả năng, kiến thức của bạn hỗ trợ các Vefers chân chính nhé :)

    P/S: không liên quan nhưng @pigbank nên bỏ một ngày tập trung bảng để giải quyết vụ này nhé http://m.nld.com.vn/kinh-te/trai-vai-xuat-khau-de-tac-o-noi-bai-20160608223051904.htm :))

    Huy Khoa
    Last edited: 09/06/2016
    cuxa, thangnd9780muopxanh thích bài này.
  8. wallstreet18

    wallstreet18 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Đã được thích:
    98
    bài viết nhiều chữ quá, nhưng mà...viết nhiều chữ vậy để làm gì.... =))

    ---------------------------------
    KS Kim Liên:
    diện tích: 3.5ha
    người mua: Thaigroup
    giá mua: 274.200 VND/CP
    (tỷ lệ sở hữu: 52.4%)
    vị trí: Đào Duy Anh - Đ.Đa -HN
    ----------------------------------------
    phép tính đơn giản thế thôi :D, dễ hiểu, hiệu quả....nhiều chữ, đọc mỏi mắt lắm
    Last edited: 09/06/2016
    thangnd9780muopxanh thích bài này.
  9. ladaphv

    ladaphv Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/05/2015
    Đã được thích:
    1.119
    có bằng cfa vẫn lỗ chứng khoán như thường.
    thangnd9780 thích bài này.

Chia sẻ trang này