Việt Nam - Quê hương tôi (P.2)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 17/07/2012.

3026 người đang online, trong đó có 56 thành viên. 04:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 32805 lượt đọc và 1026 bài trả lời
  1. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182

    khi 2 thằng tỉnh ra thì thằng khều ra sao nhỉ???;));));))
  2. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Trung Quốc “có những quyết định sai lầm”
    http://dantri.com.vn/c673/s673-623679/trung-quoc-co-nhung-quyet-dinh-sai-lam.htm
    Một học giả nổi tiếng với luận thuyết tương lai thuộc về châu Á phê phán Trung Quốc "bắt đầu có những sai lầm nghiêm trọng", thể hiện qua hội nghị Asean ở Campuchia.



    Giáo sư người Singapore Kishore Mahbubani được độc giả ngoài vùng Đông Nam Á biết đến với các tác phẩm khẳng định phương Tây đang đi xuống và trật tự thế giới mới sẽ thuộc về châu Á, với vai trò dẫn đầu của Trung Quốc.



    Nhưng trong Bấm bài bình luận hôm 26/7, người đứng đầu Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu ở Singapore than phiền "sau 30 năm khôn khéo về địa chính trị, người Trung Quốc dường như đang trên đà để mất sự khôn khéo đó ngay khi họ cần nó nhất".



    Ông cho rằng Trung Quốc đã phạm sai lầm lớn tại hội nghị Asean ở Campuchia hồi tháng Bảy, khi Asean lần đầu tiên trong lịch sử không đưa ra được tuyên bố chung.



    Chủ nhà Campuchia không muốn bản tuyên bố nhắc đến tranh chấp Biển Đông.



    Giáo sư Kishore Mahbubani nói: "Cả thế giới, gồm đa số các nước Asean, xem lập trường của Campuchia là do sức ép to lớn của Trung Quốc."



    Ông nói Trung Quốc "thắng trận chiến tuyên bố chung, nhưng có thể đã đánh mất 20 năm gây dựng thiện chí".



    "Quan trọng nhất, các lãnh đạo trước đây của Trung Quốc tính toán rằng một Asean mạnh và đoàn kết là đệm chắn hữu ích chống lại mọi chiến lược kiềm chế của Mỹ."



    "Nay, khi chia rẽ Asean, Trung Quốc đã giúp Mỹ có cơ hội địa chính trị tốt nhất trong vùng."



    "Nếu Đặng Tiểu Bình còn sống, ông sẽ lo ngại sâu sắc," tác giả cảm thán.



    Tấm bản đồ “đeo cùm vào cổ”



    Đáng chú ý, vị giáo sư người Singapore dành nhiều đoạn trong bài để chỉ trích yêu sách đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) của Trung Quốc.



    Giáo sư Kishore Mahbubani nói đường đứt khúc 9 đoạn này "có thể sẽ chỉ là cái cùm lớn đeo vào cổ Trung Quốc".




    TQ được cho là đã mua được ghế chủ tịch Asean của Campuchia.
    TQ được cho là đã "mua được ghế chủ tịch Asean" của Campuchia.

    Nhắc lại ngày 7/5/2009, Trung Quốc đã gửi Công hàm, trong đó kèm bản đồ có hình “đường lưỡi bò”, lên Liên Hiệp Quốc (LHQ).



    Công hàm này nhằm phản đối báo cáo chung về thềm lục địa mở rộng của Việt Nam và Malaysia cũng như báo cáo về thềm lục địa mở rộng của riêng Việt Nam.



    Ông nói việc gửi kèm bản đồ năm 2009 của Trung Quốc là "không khôn ngoan" vì đó là lần đầu tiên Bắc Kinh kèm bản đồ trong văn thư chính thức cho LHQ.



    "Sau khi đệ trình đường đứt khúc 9 đoạn lên LHQ, Trung Quốc bước vào thế không lối ra, vì khó khăn của việc biện hộ cho bản đồ theo luật quốc tế."



    "Như sử gia lớn Wang Gungwu đã chỉ ra, các bản đồ đầu tiên đòi Biển Nam Trung Hoa là của người Nhật, và được Trung Hoa Dân Quốc thừa kế," theo nhà nghiên cứu này.



    Ông nói tiếp: "Ở trong nước, đường 9 đoạn có thể gây rắc rối cho chính phủ khi đem lại cho những người chỉ trích một vũ khí hữu ích."



    "Mọi dấu hiệu thỏa hiệp sẽ gây khó chính trị cho giới chức," ông nói.



    Ông khẳng định Trung Quốc "sẽ phải tìm cách để thỏa hiệp quanh đường 9 đoạn".




    "Họ đã ngầm làm thế rồi. Mặc dù đường này bao gồm cả vùng biển đông bắc của đảo Natuna thuộc Indonesia, chính phủ Trung Quốc khẳng định với Indonesia rằng Trung Quốc không đòi đảo Natuna hay Vùng Đặc quyền Kinh tế của nước này."



    “Đa nguyên chính trị”



    Ông nói cả Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đều sẵn lòng nhượng bộ về lãnh thổ để giải quyết tranh chấp.



    "Điều này giải thích vì sao Trung Quốc rộng rãi với Nga trong việc xác định biên giới."



    "Mao và Đặng làm được vì cả hai đem lại cho Trung Quốc sự lãnh đạo mạnh mẽ."



    "Thách thức hiện nay cho thế giới là Trung Quốc đã trở nên đa nguyên chính trị: không lãnh đạo nào đủ mạnh để có nhượng bộ đơn phương khôn ngoan," học giả người Singapore nhận xét.



    Giữa rất nhiều bình luận hàng ngày về Trung Quốc và Biển Đông của giới quan sát, sự chê trách của ông Kishore Mahbubani có thể được giới học giả Trung Quốc chú ý vì lâu nay ông vẫn chê phương Tây và dự đoán Trung Quốc sẽ thay Mỹ ở vị trí số một thế giới.



    Theo BBC
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Trông giống bạn BL, cái người đã đi về nơi xa lắm ...:))
  4. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    5 ngòi nổ trên Biển Đông

    Khi căng thẳng nổi lên, nhiều người e rằng Trung Quốc sẽ chèn ép các nước láng giềng để đảm bảo quyền tiếp cận nguồn tài nguyên khổng lồ ở Biển Đông, và việc họ mới lập "thành phố Tam Sa" xác nhận những e ngại đó.

    Biển Đông, một vùng biển nhỏ ở Nam Thái Bình Dương đã trở thành đất thử nghiệm mới nhất xem một Trung Quốc đang vươn lên trong khu vực sẽ ứng xử ra sao trong quan hệ với các nước láng giềng. Việc Trung Quốc vừa quyết định nâng cấp một thành phố ít được biết đến trên một hòn đảo nhỏ ở Nam Thái Bình Dương làm thủ phủ hành chính của một khu vực biển rộng lớn đang gây sóng gió lớn ở vùng biển này.
    Điều gì làm cho Biển Đông trở nên quan trọng như vậy? Để bắt đầu, phải kể đến 213 tỷ thùng dầu - nhiều hơn dự trữ của bất cứ quốc gia nào ngoại trừ Saudi Arabia và Venezuela - theo một báo cáo năm 2008 của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ. Kết quả là, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei đang can dự vào một tranh giành khốc liệt về các quyền đối với một nhóm cấu trúc mà thoạt nhìn chỉ là vài hòn đảo đá san hô.
    Dưới đây là những điểm nóng nhất về Biển Đông.
    'Thành phố Tam Sa'

    [​IMG]
    Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc đặt trụ sở chính quyền của cái gọi là thành phố Tam Sa. Ảnh: Xinhua Là thành phố cấp vùng mới nhất của Trung Quốc, Tam Sa chiếm một diện tích đất đang bị tranh chấp từ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa rộng 5 dặm vuông, là một phần nhỏ so với 770.000 dặm vuông đại dương mà Trung Quốc tuyên bố là thuộc thẩm quyền của Tam Sa.
    Nằm trên đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, Tam Sa là thành phố có khoảng 3.500 cư dân, chủ yếu là ngư dân, không có dịch vụ điện thoại di động cho đến năm 2004 và không có trường học, nhưng được quản lý một khu vực bằng một phần mười diện tích đất Trung Quốc. Trên đảo không có sân bay, nhưng có một đường băng mới được kéo dài để đáp máy bay phản lực chiến đấu của Trung Quốc.
    Bãi Cỏ Rong (Reed Bank)

    [​IMG]
    Bãi Cỏ Rong nhìn từ trên cao. Ảnh: Google/FP Là khu vực mà một công ty năng lượng Philippines, Philex Petroleum, ước tính là một có một túi khí "khổng lồ", Bãi Cỏ Rong có thể chứa gấp đôi lượng khí tự nhiên so với lượng khí dự trữ đã được phát hiện của Philippines, một vận may bất ngờ có thể trị giá hàng tỷ đô la. Việc khoan thử tại khu vực, thường bị ngập nước hoàn toàn khi thủy triều lên này, dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào năm tới. Philex đã bày tỏ quan tâm hợp tác phát triển khu đảo, nhưng căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines làm chậm dự án.
    Trong một nố lực để khẳng định chủ quyền lãnh thổ đối với dãy đá ngầm này, từ tháng 6/2011, chính phủ Philippines đã bắt đầu gọi nó là Dãy Recto, để tưởng nhớ đến chính trị gia có tư tưởng dân tộc của thế kỷ 20 là Claro M. Recto.
    Đảo Vành Khăn (Mischief)

    [​IMG]
    Công trình kiên cố mà Trung Quốc xây dựng trên đảo Vành Khăn, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Một dãy đá san hô hình tròn có đường kính 4 dặm hoàn toàn chìm dưới Biển Đông, Đảo Vành khăn được đặt tên quốc tế theo Mischief Heribert, một thuyền viên người Đức đi theo Henry Spratly, là người đã có công phát hiện ra quần đảo này vào năm 1791.
    Năm 1994 Trung Quốc bắt đầu cho dựng một loạt các cấu trúc sàn trên đỉnh các mỏm đá đó và chiếm luôn đảo. Trung Quốc nói rằng các cấu trúc này là nơi trú ẩn cho ngư dân Trung Quốc. Philippines cho rằng các cấu trúc này minh chứng cho một "cuộc xâm lược gặm dần" của Trung Quốc.
    Năm 1996, Trung Quốc đã cho nạo vét khu đảo san hô để cho phép các tàu lớn hơn cập cảng. Kể từ khi xây dựng các cấu trúc ban đầu, Trung Quốc đã củng cố và nạo vét khu đảo và đã dẫn đến đồn đoán rằng đảo này có thể được sử dụng để đón tàu chiến.
    Bãi cạn Scarborough

    Bãi cạn Scarborough là một loạt bãi đá bao bọc một đầm phá rộng 60 dặm vuông và hầu như không hề gợn sóng trên bề mặt của Nam Thái Bình Dương. Được đặt tên theo một con tàu của Công ty Đông Ấn đã bị chìm sau khi va vào đá năm 1784, Bãi cạn Scarborough nằm khoảng 200 dặm về phía tây Manila, được cả Philippines và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
    Các bãi cát ngầm được xem là một trong vài ngư trường phong phú ở biển Đông, nhưng tính năng đặc biệt nhất là một tòa tháp thép cổ được dựng lên ở cửa đầm phá ngập nước của hải quân Philippines năm 1965. Từ tháng tư năm nay, Trung Quốc và Philippines lâm vào một cuộc đối đầu hải quân căng thẳng và khu vực đã trở thành tâm điểm của lời kêu gọi tăng cường sức mạnh quốc phòng của Tổng thống Benigno Aquino.
    Đảo Ba Bình

    Là đảo lớn nhất trong chuỗi đảo của Trường Sa, đảo Ba Bình hiện bị Đài Loan kiểm soát, đang được xem xét mở rộng một đường băng trên đảo để đón máy bay quân sự. Trung Quốc, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines đều tuyên bố đòi chủ quyền đối với hòn đảo. Khu đất có diện tích lớn nhất của quần đảo này mang tầm quan trọng chiến lược. Lực lượng của Đài Loan đã chiếm đảo Ba Bình từ năm 1955.
    Việt Nam khẳng định có chủ quyền với đảo Ba Bình và liên tục phản đối các hoạt động của Đài Loan ở đảo này.
    Phạm Ngọc Uyển (Theo Foreign Policy)​
  5. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    'Đường lưỡi bò là cái cùm lớn đeo vào cổ Trung Quốc'

    Nhiều học giả nổi tiếng trên thế giới vừa đưa ra những bình luận, trong đó chỉ trích Trung Quốc có những hành động sai lầm làm gia tăng căng thẳng ở khu vực.
    > Nghị sĩ Mỹ đề xuất nghị quyết Biển Đông
    > Trung Quốc bổ nhiệm 'tư lệnh Tam Sa'
    > Học giả Trung Quốc bác đường lưỡi bò


    [​IMG]
    Giáo sư Kishore Mahbubani, Hiệu trưởng Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Singapore. Ảnh: WorldEconomicForums Giáo sư Kishore Mahbubani, Hiệu trưởng Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Singapore, phê phán Trung Quốc “bắt đầu có những sai lầm nghiêm trọng”, thể hiện qua hội nghị ASEAN ở Campuchia. Theo ông, việc làm của Bắc Kinh đã làm nước này mất 20 năm gây dựng thiện chí với ASEAN.

    Mabubani cho rằng việc Trung Quốc năm 2009 gửi Công hàm lên Liên hợp quốc để đưa ra yêu sách đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) là hành động không khôn ngoan vì Bắc Kinh sẽ gặp khó khăn trong việc biện hộ cho yêu sách của mình theo luật quốc tế.

    Giáo sư Mahbubani còn nhận định rằng đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) có thể sẽ chỉ là cái cùm lớn đeo vào cổ Trung Quốc.

    Căng thẳng ở Biển Đông cũng khiến cho giới phân tích quan ngại về nguy cơ gây ra những tác động có tính chất toàn cầu. Tiến sĩ Michael Wesley, Giám đốc Viện Chính sách Quốc tế Lowy ở Sydney, Australia cho rằng những bất đồng về chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông leo thang đang khiến nhiều người e ngại nguy cơ một cuộc xung đột có thể bùng nổ trong khu vực.
    Là một khu vực trọng yếu cho hoạt động hàng hải quốc tế, Biển Đông chiếm đến 1/3 khối lượng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển trên toàn thế giới, chính vì vậy cần phải nỗ lực hơn nữa để tìm ra một giải pháp thỏa hiệp cho cuộc khủng hoảng này, ông Wesley nhận định.

    Ông cho rằng ASEAN đang tiếp tục tìm kiếm những ý tưởng mới đề giải quyết vụ tranh chấp này, đồng thời kêu gọi Australia cùng tham gia các nỗ lực để tìm ra một thỏa hiệp về vấn đề Biển Đông. Theo ông Wesley, Australia có những quyền lợi lớn ở Biển Đông vì khoảng 54% lượng giao dịch thương mại Australia đi qua khu vực này.
    TTXVN
  6. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Bản đồ cổ phương Tây khẳng định Hoàng Sa của Việt Nam

    Những tấm bản đồ cổ của phương Tây góp phần minh chứng từ hơn 5 thế kỷ trước, Việt Nam đã xác lập chủ quyền quốc gia trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    > Bản đồ Trung Quốc ghi đảo Hải Nam là cực nam


    Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng vừa hoàn thành đề tài Font tư liệu về chủ quyền Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng). Tiến sĩ Sơn cho hay, không chỉ các bản đồ cổ Việt Nam, Trung Quốc mà rất nhiều bản đồ cổ của phương Tây đều khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
    Một trong những thành công lớn của nhóm nghiên cứu là sưu tầm được 56 tấm bản đồ phương Tây của font tư liệu này. Các bản đồ này được vẽ rất sớm, như: Bản đồ do Livro da Marinharia FM Pinnto vẽ năm 1560, bản đồ do Gerard Mercator (1512 - 1594) vẽ có niên đại vào nửa sau thế kỷ 16... cho đến những bản đồ được vẽ vào cuối thế kỷ 19 như bản đồ do Stielers Handatla vẽ năm 1891...
    Tất cả đều thể hiện bằng hình vẽ hoặc bằng chữ viết vị trí của quần đảo Hoàng Sa (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam dưới các tên gọi như Cauchi, Cochi, Cochinchina, Cochinchine... (tùy theo ngôn ngữ của từng nước phương Tây).
    Trên một số bản đồ, địa danh Hoàng Sa còn được thể hiện hoặc ghi chú rất đặc biệt. Chẳng hạn, bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613 thể hiện quần đảo Frael (Hoàng Sa), bao gồm tất cả các đảo của Việt Nam từ nam vịnh Bắc Bộ cho đến hết vùng biển phía nam của Việt Nam, trừ Pulo Condor (Côn Đảo) và Pulo Cici (đảo Phú Quốc) được vẽ riêng.
    Trong bản đồ do W. Blaeu vẽ năm 1645, quần đảo Frael (Hoàng Sa) được vẽ nối liền với các đảo Pulo Secca de Mare (Cù Lao Thu, tức đảo Phú Quý), Pulo Cambir (Cù Lao Xanh), Pullo Canton (Cù Lao Ré, tức đảo Lý Sơn), thành một chuỗi đảo liên hoàn thuộc lãnh thổ Cochinchina (Đàng Trong)....
    Đặc biệt, tấm bản đồ mang tên An Nam đại quốc họa đồ, viết bằng 3 thứ ngôn ngữ Hán, Quốc ngữ và Latin, do Giám mục Jean Louis Taberd vẽ năm 1838, có ghi hàng chữ Paracel seu Cát Vàng (nghĩa là Paracel hoặc là Cát Vàng) khẳng định chủ quyền Việt Nam.
    Cũng chính Giám mục Taberd trong bài viết in trên tạp chí The Journal of the Asiatic Society of Bengal vào năm 1837 cũng khẳng định Paracels, hay Pracel, tức là Hoàng Sa - Cồn Vàng, thuộc về Cochinchina (Giao Chỉ gần China, chỉ tên nước ta), tiến sĩ Sơn phân tích.
    Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, chuyên gia hàng đầu về bản đồ cổ Việt Nam, hiện sưu tập được 30 bản đồ cổ của phương Tây, có niên đại từ năm 1489 đến năm 1697, có thể hiện hình vẽ và địa danh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
    Đặc biệt từ tấm bản đồ thứ 4 từ năm 1507 đều có ghi vẽ đất nước ta với biển Đông và quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Tùy theo cách phát âm của mỗi tác giả vẽ bản đồ mà ghi tên nước ta. Có bản đồ ghi Cauchi tức Giao Chỉ, hoặc các dạng tự khác như Cochi, Cachi, Cachu, Cochin đều biểu hiện nguyên âm Giao Chỉ.
    [​IMG]
    An Nam đại quốc họa đồ do Giám mục Taberd vẽ năm 1838. Theo tiến sĩ Sơn, 56 bản đồ cổ phương Tây này được sưu tầm có niên đại trải dài hơn 3 thế kỷ. Điều này chứng tỏ từ thế kỷ 16, nhiều người phương Tây đã biết đến vùng biển đảo Hoàng Sa và ghi nhận quần đảo này là một phần lãnh thổ của Việt Nam (mà bấy giờ họ gọi là Cochinchine, Cochinchina, Annam…).
    "Chủ quyền này đã được các nhà bản đồ học, các nhà hàng hải, nhà phát kiến địa lý... phương Tây thừa nhận và ghi dấu lên những tấm bản đồ địa lý và bản đồ hàng hải của họ. Vì thế, những tấm bản đồ này là những tư liệu quý, góp phần khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa (và Trường Sa), mà hiện nay đang có một số quốc gia trong khu vực tranh chấp chủ quyền", ông Sơn nói.
    Theo tiến sĩ Sơn, nhiều tấm bản đồ cổ phương Tây đang được lưu giữ tại các thư viện công và bộ sưu tập tư nhân ở châu Âu và châu Mỹ. Trong đó phần lớn bản đồ mà nhóm nghiên cứu đề tài sưu tầm đều là bản đồ scan trực tiếp từ bản đồ gốc được đồng nghiệp là ông Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hóa giáo dục Việt Nam (IVCE) tại Mỹ, đến các thư viện tại Mỹ để tìm kiếm, xin phép scan.
    Qua ông Thắng, tiến sĩ Sơn vừa có thêm nhiều tấm bản đồ cổ của phương Tây xuất bản trước và sau khi chính quyền Trung Quốc có những tuyên bố bất hợp pháp về chủ quyền của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào năm 1909.
    Trong số này có bản đồ China do Adam và Charles Black vẽ cho bộ sách The Encyclopaedia Britannica, do Nhà xuất bản Edinburgh ấn hành năm 1876, bản đồ China, ấn hành năm 1883, bản đồ China and Japan, ấn hành năm 1896; bản đồ Siam and the Malay Archipelago do The Times Atlas (London, Anh) xuất bản năm 1896, bản đồ Route map showing from St. Petersburg to Guft of Tongking, ấn hành năm 1900...
    "Điểm giống nhau giữa các bản đồ này là phần lãnh thổ Trung Quốc được tô khác màu hoặc được giới hạn bằng những đường kẻ đậm nét để phân biệt với lãnh thổ các nước láng giềng của Trung Quốc, luôn chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam. Khẳng định Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa", tiến sĩ Sơn nhấn mạnh.
    Tiền phong
  7. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    BL chơi với bạn đểu thế à ? :-o

    :p:p:p:p:p:p
  8. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Bác biết người này mà :)) BL mãi giờ mới biết :((:((:((
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Biển gọi

    Đã bao lần biển gọi
    Khi tổ quốc lâm nguy
    Nay giặc thù - bè bạn
    Hạo hạo - lời từ bi
    ***
    Cậy sức mình nước lớn
    Lũ Đường Tống Minh Thanh
    Xua quân sang cướp nước
    Mộng bá quyền không thành
    ***
    Bốn ngàn năm giữ nước
    Máu cha ông thành sông
    Xương cha ông thành núi
    Quyết giữ đất vua Hùng
    ***
    Hỡi giặc Tàu , giặc Tàu
    Biển Vân Đồn còn đó
    Sóng Bạch Đằng còn đây
    Ải Chi Lăng mặt quỷ
    Gò Đống Đa xác đầy
    ***
    Bây giờ và mãi mãi
    Hãy cảnh giác giặc Tàu
    Miệng nói lời hạo hạo
    Bụng chất đầy mưu sâu
    ***
    Bây giờ và mãi mãi
    Nói với lũ giặc kia
    Biển Đông của nước Việt
    Là lòng người cao sâu

Chia sẻ trang này