Việt Nam - Quê hương tôi (P.2)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 17/07/2012.

5905 người đang online, trong đó có 908 thành viên. 12:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 32792 lượt đọc và 1026 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Thôi nín đi em ... lệ đẫm vai rồi ... =((=((=((
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Ai ? Ai là thủ phạm dzậy ?


    :-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Của chú rồi đấy ! :D:D:D
    Hổng ai giành với chú đâu ! :-":-":-":-":-"
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Có tui và đám lâu la chứ ? :-??

    :-?:-?:-?:-?:-?:-?:-?:-?
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    :-?:-?:-?:-?:-?:-?
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    [​IMG]

    Bọn cướp biển ngày càng táo tợn ! [r23)][r23)][r23)]
    Hãy đợi đấy ! [r37)][r37)][r37)]

  7. TDSQB

    TDSQB Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/05/2012
    Đã được thích:
    0
    He he...
    Hôm nay xuống núi, hạ sơn
    Về thăm nhà cũ mà lòng nao nao!
    Tím giờ đang ở nơi nào?
    Mọi người vắng cả, ôi vào mà chi?
    Thôi đánh vote hết rồi đi,
    Lên non hổng biết đến khi nào về?
    :-*
    :-*
  8. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    Tùy viên quân sự TQ viết về quốc phòng Trung-Việt


    "Trong điều kiện mới của lịch sử, QGPND Trung Quốc nguyện cùng với QĐND Việt Nam cống hiến nhiều hơn nữa cho mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt, vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và thế giới" - đại tá Chân Trung Hưng, Tùy viên Quân sự Trung Quốc tại Việt Nam cho hay.
    Đại tá Chân Trung Hưng, Tùy viên Quân sự Trung Quốc tại Việt Nam có bài viết đăng trên báo Quân đội nhân dân số ra ngày 1/8 nhân kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Quân Giải phóng nhân dân (QGPND) Trung Quốc.

    QGPND Trung Quốc được thành lập ngày 1/8/1927. Vì độc lập của dân tộc Trung Hoa, vì hạnh phúc của nhân dân và đất nước giàu mạnh, đội quân ấy đã chiến đấu quên mình, dâng hiến vô tư, lập nên chiến công bất hủ.

    Tình hữu nghị giữa quân đội hai nước Trung Quốc và Việt Nam được xây dựng và phát triển trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc và sẽ được nhân dân hai nước khắc ghi muôn đời.

    Trong điều kiện mới của lịch sử, QGPND Trung Quốc nguyện cùng với QĐND Việt Nam cống hiến nhiều hơn nữa cho mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt, vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và thế giới.

    Tài sản quan trọng của quan hệ hữu nghị Trung - Việt

    Ngày 18/1/1950, Trung Quốc và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra thời kỳ mới của mối quan hệ “vừa là đồng chí vừa là anh em” giữa hai nước, đồng thời giao lưu giữa hai quân đội cũng bước vào giai đoạn mới. Thời kỳ chiến tranh chống Pháp của Việt Nam từ năm 1950 đến 1954, Trung Quốc đã có sự giúp đỡ quý báu không thể nào quên để Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp.


    [​IMG]
    Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc


    Năm 1965, hai nước thiết lập Phòng Tùy viên Quân sự, giao lưu và hợp tác giữa hai quân đội được cơ chế hóa. Trước sự xâm lược Việt Nam của đế quốc, Trung Quốc tiếp tục chi viện to lớn đối với Việt Nam. Quân dân Trung Quốc và quân dân Việt Nam cùng kề vai chiến đấu, viết nên chương mới cho mối tình hữu nghị Trung - Việt. Lịch sử sẽ mãi khắc ghi những quân nhân ưu tú Trung Quốc đã hiến dâng sinh mạng quý báu của mình cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.

    Trong lịch sử quan hệ giữa hai nước, hai quân đội Trung Quốc và Việt Nam có rất nhiều câu chuyện đẹp. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng ở nước ngoài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung Quốc là nơi Người đến nhiều lần nhất, thời gian ở Trung Quốc cũng dài nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị tiền bối cách mạng của Trung Quốc như Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai luôn có tình cảm sâu đậm với nhau.


    Trong danh sách các tướng quân của QGPND Trung Quốc, duy nhất chỉ có Thiếu tướng Hồng Thủy là vị tướng mang quốc tịch nước ngoài (ở Trung Quốc gọi là Hồng Thủy, ở Việt Nam gọi là Nguyễn Sơn). Năm 1925, ông đến Quảng Tây, Trung Quốc, học tại Trường Quân sự Hoàng Phố và gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.


    Ông Hồng Thủy tham gia cuộc khởi nghĩa Quảng Châu và cuộc Trường Chinh của Hồng quân. Tháng 8/1945, sau khi cuộc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc giành thắng lợi, Tướng Hồng Thủy về nước trực tiếp tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1948 và năm 1955, ông lần lượt được Việt Nam và Trung Quốc phong quân hàm Thiếu tướng. Là “lưỡng quốc tướng quân”, Tướng Hồng Thủy trở thành người thực hiện, người chứng kiến cho tình hữu nghị của quân đội hai nước Trung Quốc và Việt Nam.

    Chặng đường 85 năm phát triển

    Trong lịch sử 85 năm phát triển, QGPND Trung Quốc phát triển từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến mạnh, từng bước trở thành quân đội nhân dân gồm nhiều quân, binh chủng hợp thành như Lục quân, Hải quân, Không quân, Pháo binh 2, có trình độ hiện đại hóa nhất định và bắt đầu chuyển dần theo hướng thông tin hóa. Lục quân Trung Quốc huấn luyện quân sự theo yêu cầu chiến lược tác chiến cơ động, tấn công phòng ngự toàn diện trong điều kiện đòi hỏi thông tin cao; đẩy nhanh cải tạo, nâng cấp số hóa trang bị chiến đấu chủ lực; khả năng cơ động xa và đột kích tổng hợp nâng lên rõ rệt.

    Theo yêu cầu chiến lược phòng ngự gần bờ, Hải quân Trung Quốc đã phát triển hợp tác biển xa, nâng cao năng lực ứng phó với mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Theo yêu cầu chiến lược tấn công kiêm phòng thủ, Không quân Trung Quốc xây dựng hệ thống tác chiến lấy tăng cường tấn công trên không, tên lửa đánh chặn phòng không, di chuyển chiến lược làm trọng điểm. Lực lượng bộ đội pháo binh 2 thúc đẩy xây dựng hiện đại hóa đã trở thành lực lượng hạt nhân chiến lược.


    [​IMG]
    Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt trong chuyến thăm chính thức Việt Nam 2010. Ảnh: Lê Anh Dũng


    Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không bao giờ thay đổi tôn chỉ chính sách quốc phòng mang tính phòng ngự, tinh thần tự kiềm chế, bảo vệ thế giới hòa bình phát triển. Đây là cam kết của Trung Quốc với cộng đồng quốc tế và cũng là lựa chọn chiến lược xuất phát từ lợi ích căn bản của đất nước và trào lưu của thời đại.

    QGPND Trung Quốc ngày nay đã cởi mở và minh bạch hơn. Năm 2008, Trung Quốc thiết lập chế độ người phát ngôn Bộ Quốc phòng. Năm 2011, thực hiện chế độ họp báo thường kỳ Bộ Quốc phòng, nhiều lần phát hành sách trắng quốc phòng và tổ chức cho Tùy viên quân sự các nước tại Trung Quốc, phóng viên báo chí nước ngoài vào tham quan doanh trại và thao trường huấn luyện của quân đội Trung Quốc, được tiếp xúc trực tiếp với cán bộ, chiến sĩ cơ sở của quân đội Trung Quốc.

    Đồng thời, Trung Quốc đã thiết lập cơ chế đối thoại quốc phòng an ninh với 22 nước, tích cực tăng cường hợp tác tin cậy, triển khai diễn tập liên hợp và huấn luyện liên hợp với quân đội các nước, trong đó có Việt Nam. Từ năm 2002 đến nay, quân đội Trung Quốc cùng với quân đội của các nước thành viên “Tổ chức hợp tác Thượng Hải”, các nước ASEAN, Pakistan, Ấn Độ, Australia, Mỹ… tiến hành hơn 50 cuộc diễn tập, huấn luyện liên hợp cả song phương và đa phương, gồm các khoa mục như tìm kiếm cứu nạn, thông tin, bảo vệ hàng hải, gìn giữ hòa bình, tác chiến rừng núi, tác chiến thủy bộ…

    Ngoài ra, QGPND Trung Quốc còn tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Từ năm 1990 đến nay đã tham gia 23 hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, với hơn 20 vạn lượt người tham gia. Đến nay, Hải quân Trung Quốc đã cử 12 biên đội tàu bảo vệ hàng hải đến vịnh Aden và vùng biển Somali, hoàn thành hộ tống hàng hải cho hơn 4.700 tàu, trong đó có hơn một nửa là tàu nước ngoài.

    Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực thay đổi phức tạp, QGPND Trung Quốc nguyện cùng với QĐND Việt Nam thắp sáng tình hữu nghị, học tập lẫn nhau, cùng xây dựng tương lai; tiếp tục tăng cường giao lưu các cấp và đối thoại chiến lược giữa hai quân đội; cùng chia sẻ, học tập kinh nghiệm xây dựng và quản lý quân đội, định hướng quan hệ hai quân đội luôn đi theo quỹ đạo đúng đắn, phát triển ổn định, lành mạnh; đóng góp cho quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Trung - Việt, vì hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới.

    Đại tá Chân Trung Hưng, Tùy viên Quân sự Trung Quốc tại Việt Nam (theo Quân đội nhân dân)



    Đã ai quên lịch sử đâu mà chúng mày láo thế ?
    Lừa ai đây ?
    Thế sao mày không nhắc đến việc thằng lùn Đặng Tiểu Bình xua chúng mày xâm lược VN năm 1979 ?
    Hữu nghị gì khi chúng mày cướp Hoàng Sa và Gạc Ma của Việt Nam ? :-??

    Lừa ai cứ không lừa được chúng tao đâu , thằng ăn cướp giả danh đồng chí à !


    :-":-":-":-":-":-"
  9. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/83...-nhat-ban.html

    Trung Quốc 'dọa' dùng vũ lực với Nhật Bản

    Theo mạng tin Sankei ngày 31/7, phản ứng trước động thái Nhật Bản ra Sách trắng Quốc phòng thường niên 2012 một ngày trước đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh bày tỏ phẫn nộ khi nói rằng phía Nhật Bản đã có những tuyên bố sai lầm, xâm phạm chủ quyền Trung Quốc.

    >> Nhật lo lắng các hoạt động hải quân TQ
    >> Báo Nhật: Căng thẳng Biển Đông đến hồi báo động



    [​IMG]
    Quần đảo Senkaku
    Cũng theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, để bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích biển, quân đội Trung Quốc sẽ thực thi chức trách của mình, bằng cách dùng biện pháp mạnh để kiềm chế Nhật Bản.

    Đây được coi là phát ngôn mới nhất thể hiện lập trường cứng rắn của Bắc Kinh đối với Tokyo trong bối cảnh xuất hiện thông tin Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể đảm nhận chức vụ cao nhất ở nước này vào mùa thu năm nay.


    Sách trắng của Nhật Bản cho rằng Nhật Bản cần quan tâm đến các hoạt động của tàu ngư chính Trung Quốc trên Biển Hoa Đông, nơi mà cả Bắc Kinh và Đài Bắc đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.


    Báo cáo trên xuất hiện sau khi các tàu ngư chính liên tục xâm nhập lãnh hải Nhật Bản và vùng biển gần quần đảo tranh chấp.


    Trong một diễn biến khác ngày 1/8, Trung Quốc đã gọi những quan ngại nêu trong Sách trắng về quốc phòng của Nhật Bản liên quan tới hoạt động quân sự của Bắc Kinh là "vô căn cứ" và "tắc trách," nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã có những hình thức phản đối chính thức tới phía Nhật Bản.


    Trước đó, báo chí Nhật Bản cho biết Sách trắngQquốc phòng năm nay của nước này tố cáo Trung Quốc uy hiếp thế giới.


    Theo tờ Yomiuri Shimbun, trong sách trắng này, các chuyên gia quốc phòng Nhật Bản nói rằng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng khoảng 30 lần trong 24 năm qua.


    Họ cũng ghi nhận hải quân Trung Quốc trong thời gian gần đây đã gia tăng hoạt động ở Biển Hoa Đông và Biển Đông qua việc điều động chiến hạm đến khu vực này thường xuyên hơn
    Theo Vietnam+


    Trung Quốc bây giờ đang lâm vào thế tứ phương thọ địch ! :-bd
    Cả Nga và Ấn Độ cũng bị Trung Quốc tranh giành lãnh thổ nữa ! Liệu họ có khoanh tay ngồi nhìn Trung Quốc làm sao thì làm không ? :-??

    Chết quân phát xít nhé !

    :-":-":-":-":-":-"



  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Tinh nhuệ như đặc công hải quân


    Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Đoàn đặc công 126 Hải quân nhân dân VN (Đoàn 126) lập nên kỳ tích hiếm có trong lịch sử quân sự thế giới.

    Có những trận đánh của đơn vị đi vào huyền thoại như trận đánh chìm tàu dầu trọng tải 15.000 tấn của Mỹ năm 1969. Khi đó, hơn 70 tờ báo của nhiều nước đồng loạt đưa tin về sự kiện chấn động này.

    Năm 1975, các chiến sĩ Đoàn 126 Hải quân là những người nổ súng giải phóng quần đảo Trường Sa, góp phần làm nên thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

    [​IMG] Đặc công hải quân luyện tập đổ bộ đánh chiếm mục tiêu. Ngày nay, những chiến sĩ Đoàn 126 được rèn luyện với những khoa mục khắt khe nhất, vượt xa mức chịu đựng của những người bình thường để trở nên “mình đồng da sắt”, đặc biệt tinh nhuệ, đảm đương những nhiệm vụ quan trọng bảo vệ biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của tổ quốc.

    Nỗi ám ảnh của tàu chiến địch

    Theo lời giới thiệu của các cán bộ Quân chủng Hải quân, chúng tôi tìm gặp một trong những người người “khai sinh” ra Đoàn đặc công 126 Hải quân - Thiếu tướng Mai Năng. Ông Mai Năng nhớ lại: Đoàn 126 thành lập ngày 13/4/1966, được tung vào chiến trường bắc Quảng Trị trong thời kỳ chiến trường này đặc biệt nóng bỏng.

    Để tiếp tế cho hơn 3 vạn quân Mỹ và hàng vạn quân ngụy đang bị giam chân ở mặt trận đường 9 – Khe Sanh, địch coi tuyến đường biển Cửa Việt - Đông Hà là “cái dạ dày” cung cấp vũ khí, nhu yếu phẩm của chúng. Đoàn 126 được giao nhiệm vụ là lực lượng chủ lực, tấn công làm tắc nghẽn tuyến giao thông trọng yếu này của địch.



    [​IMG] Đặc công hải quân luyện tập đổ bộ bằng trực thăng. Gần 7 năm bám trụ ở chiến trường Quảng Trị (từ 1967 đến 1972), với phương thức tác chiến độc đáo “luồn sâu, đánh hiểm, lấy ít thắng nhiều”, Đoàn 126 Hải quân đánh chìm 339 tàu chiến, tàu vận tải của địch, ngoài ra còn đánh hỏng 33 chiếc khác, loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên, phá huỷ hàng vạn tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh của địch. Những trận đánh liên tiếp của Đoàn đặc công 126 Hải quân khiến địch thất điên bát đảo, chúng phải thốt lên: “Hiện nay tàu bè đi lại trên thủy lộ sông Cửa Việt đang bị thuỷ lôi của cộng sản đe doạ trầm trọng” (trích tài liệu “Lực lượng hải quân Bắc Việt” của phòng Nhì hải quân ngụy).

    Chiến công oanh liệt nhất trong giai đoạn này của Đoàn 126 Hải quân là trận đánh tàu dầu trọng tải 15.000 tấn của Mỹ ngày 9/9/1969. Ông Trần Quang Khải - một trong những chiến sĩ tham gia đánh tàu trên - nhớ lại: “Mặc dù biết trước rằng đây là tàu cực lớn, nhưng tôi vẫn bị “choáng” bởi chiếc tàu lừng lững như toà nhà 5 tầng neo giữa biển. Gắn xong mìn vào tàu thì chúng tôi bị địch phát hiện, chúng bắn như vãi đạn xuống biển, nhưng tôi và đồng chí Hỗ đã kịp bơi thoát khỏi làn đạn địch”.

    Sau khi 2 chiến sĩ đặc công đã về đến bờ an toàn thì ở ngoài biển, một tiếng nổ lớn kèm một quầng lửa phát ra, ánh sáng chói loà đến mức ở cách xa vài chục cây số vẫn nhìn rõ. Sự kiện tàu dầu 15.000 tấn của Mỹ bị đánh đắm được hơn 70 tờ báo của các nước đưa tin, bình luận với những dòng tít “kinh hoàng”, “ngoài sức tưởng tượng”.

    Nhiều tờ báo đặt câu hỏi: Bằng cách gì mà V iêt Cộng có thể thâm nhập, cài đặt mìn vào tàu khi mà rađa trên tàu quét 24/24h và thiết bị theo dõi có thể nhìn thấy từng con cá dưới biển. 3 ngày sau, hải quân Sài Gòn phái một đơn vị người nhái đến hiện trường để vớt xác lính.

    Trung uý Hồ Biền - chỉ huy đơn vị người nhái - sau đó kể với phóng viên Báo Sài Gòn (ngụy): “Hôm đó tôi dẫn bọn lính ra để thực thi nhiệm vụ. Nhưng đứa nào cũng sợ xanh mặt... Lúc chúng tôi trở về, Đô đốc Lâm Ngương Tánh quát rằng: Gió bão như vậy, đặc công thủy
    V iêt Cộng không thể lặn ra biển được. Nhất định bọn người nhái chúng tôi đã làm phản. Thế là tôi phải ngồi tù 1 năm”. :)):)):))

    Sau khi tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, Đoàn 126 tham gia nhiều chiến dịch. Đặc biệt, họ chính là đơn vị chủ lực giải phóng quần đảo Trường Sa - núm ruột thân yêu của tổ quốc. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, Đoàn đặc công Hải quân 2 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 4 đơn vị của đoàn được phong tặng danh hiệu anh hùng, 10 cá nhân được phong anh hùng qua các thời kỳ.

    Kình ngư của biển

    Ngày nay, Đoàn 126 đóng quân tại vùng cửa biển thuộc huyện Thuỷ Nguyên (Hải Phòng). Đặc công hải quân được tuyển chọn chặt chẽ, huấn luyện với những khoa mục khắt khe nhất để đủ sức chiến đấu trong những môi trường đặc biệt. Đại tá Đoàn Văn Mạnh - Chính uỷ Đoàn 126 - cho biết: Hằng năm, Đoàn 126 cử cán bộ tới các đơn vị trong lực lượng hải quân để tuyển chiến sĩ đặc công. Ngoài những tiêu chí như sức khoẻ tốt, ứng viên phải trải qua các bước kiểm tra đặc biệt, trong đó có việc ngồi lên chiếc ghế “xoay tít mù” trong vòng 3 phút.

    Khi ghế dừng lại, ứng viên phải đi qua một đoạn đường kẻ vạch rộng 80cm, dài 2m mà không được giẫm lên vạch, đến chiếc bảng rồi viết rõ ràng một chữ nào đó theo yêu cầu. Rất nhiều người không vượt qua được bài kiểm tra này, vừa rời ghế đã ngã lăn ra đất vì... chóng mặt. Yêu cầu khắt khe nên từ vài nghìn chiến sĩ ở các đơn vị hải quân, Đoàn 126 cũng chỉ chọn ra khoảng vài chục tân binh.

    Từ số này, đơn vị lại tiếp tục tuyển chọn ra vài người xuất sắc nhất để vào đội người nhái sau khi họ vượt qua được bài kiểm tra “ép nhái” (bằng cách chui vào chiếc máy tăng, giảm áp có hình thù như một hộp diêm khổng lồ). Khi vận hành máy sẽ tạo nên khí nén với áp lực cực cao - công đoạn kiểm tra xem ứng viên có chịu đựng được áp lực khi lặn ở độ sâu vài chục mét sau này hay không.

    Thăm một vòng doanh trại, những “kẻ ngoại đạo” không khỏi tròn mắt ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh giữa tiết trời lạnh 12 độ C, các chiến sĩ chỉ mặc trên mình chiếc quần đùi, trầm mình xuống nước bơi một mạch 10km ra phía cửa biển. Trung tá Bùi Việt Hùng - Phó đoàn trưởng - giải thích: Đó chỉ là một khoa mục huấn luyện bình thường của đơn vị.

    Huấn luyện đặc công hải quân còn bao gồm rèn thể lực để có thể mang vác vũ khí, khí tài nặng di chuyển bí mật. Rèn luyện võ thuật là điều không thể thiếu đối với người lính đặc công. Kỹ thuật hoá trang yêu cầu người lính có thể ém quân, nằm giấu mình trên cát, dưới bờ sông, kênh rạch cả ngày, ngay trước mặt nhiều người mà không bị phát hiện. Đó còn là các chiến thuật đột nhập, vượt qua các chốt canh phòng của đối phương mà không bị phát hiện, hay vượt các chướng ngại vật như dây thép gai, bãi mìn, dây điện...

    Chuyên mục khắc nghiệt nhất trong chương trình huấn luyện đặc công hải quân phải kể đến “thả trôi”. Huấn luyện thả trôi là bài tập bắt buộc nhằm luyện cho bộ đội đặc công khả năng chịu đựng, có thể sống sót trên biển trong những tình huống đặc biệt. Khi huấn luyện thả trôi, các chiến sĩ phải đem trên mình những vũ khí, trang bị cần thiết như đi chiến đấu, gồm dao đa dụng, súng, khối nổ, thức ăn, nước uống rồi ngâm mình dưới biển, để cho trôi dạt.

    Yêu cầu bắt buộc là mỗi chiến sĩ phải thả trôi liên tục 1 ngày (24 giờ), nhưng có nhiều người vượt chỉ tiêu, thả trôi được tới... 38 giờ. Vì phải ngâm mình trong nước liên tục, nên thức ăn của lính đặc công hải quân khi đó cũng rất đặc biệt (gồm những tuýp nhỏ bằng 1 hộp kem đánh răng, có đủ các vị như thịt bò, thịt lợn, gà, bảo đảm mỗi tuýp cung cấp được 2.500 calo).

    Chính nhờ được huấn luyện kỹ càng, khắt khe, đặc công hải quân có thể vượt qua được những hàng rào bảo vệ nghiêm ngặt để tấn công mục tiêu đã định. Trong chương trình huấn luyện quân đội có khoa mục huấn luyện đối kháng. Giữa 2 đơn vị quy ước với nhau, một bên “đánh” còn một bên “giữ” vị trí.

    Bên “đánh” là đặc công hải quân báo trước cho bên “giữ” nội dung: “Trong khoảng thời gian từ 16 - 22h, ngày X, Đoàn 126 sẽ “đánh” mục tiêu là cầu tàu A”. Lập tức bên “giữ” tổ chức lực lượng, bố phòng chặt chẽ bằng cách rải lưới khắp cầu tàu, cho canô chạy liên tục, cứ 3m lại có một người canh gác cầu tàu. Tuy nhiên, chưa hết giờ quy định, bên “đánh” điện báo: Đã gắn “mìn” (được quy định là một miếng bìa màu, dán vào cầu tàu A).

    Rèn luyện bằng cách vùi mình trong cát bỏng giữa mùa hè nắng gắt hay “thả trôi” giữa cái rét cắt da, cắt thịt của mùa đông đã tôi luyện cho các chiến sĩ đặc công hải quân trở thành những kình ngư của biển. Cùng với đó, trang bị, khí tài của lực lượng đặc công hải quân ngày càng hiện đại, giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ, xứng đáng là những mũi chiến đấu tinh nhuệ thọc sâu, đánh hiểm đặc trưng của lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam.

    >> Đoàn M1 xứng với 16 chữ vàng
    >> Bộ đội trinh sát luyện tập chống khủng bố
    >> Cảnh sát cơ động phô diễn sức mạnh
    >> Đặc công quân khu 7 luyện tập
    Theo Lao động

    Đặc công Việt Nam đã từng khiến bao kẻ thù phải hoang mang kinh sợ !
    Bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh chưa nếm đòn thì còn huênh hoang lớn tiếng , cứ động vào Việt Nam thì biết ngay mà !
    Lực lượng đặc công VN sẽ lại có những Yết Kiêu mới góp phần vùi Thi Lang xuống đáy Biển Đông ! :-bd:-bd:-bd

Chia sẻ trang này